Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 32

- Tài liệu “Phương pháp dạy họcTiểu học”, Dự án Phát triển giáo viên Tiểu học, 2004

- Lưu Thu Thuỷ: Trò chơi học tập môn Đạo đức, NXBGD- 2004

III. Quá trình

Hoạt động 1: Tìm hiểu về trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 5 Thông tin cơ bản

Cùng với học, chơi là một nhu cầu không thể thiếu đối với HS tiểu học nói chung và HS lớp 5 nói riêng. Do đó, phương pháp trò chơi được đưa vào dạy học môn Đạo đức như là một phương pháp dạy học quan trọng, góp phần làm cho không khí học tập trở nên sôi nổi, sinh động, làm cho các giờ dạy Đạo đức trở nên nhẹ nhàng, hấp dẫn đối với HS. Qua việc tham gia trò chơi, HS thực hiện được những thao tác, hành động đạo đức một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, thoải mái. Từ đó, các em có thể tự tin vận dụng chúng vào thực tiễn cuộc sống của mình. Bên cạnh đó, việc tổ chức trò chơi còn tăng cường giáo dục mối quan hệ đạo đức mang tính nhân ái giữa các HS, rèn luyện cho các em sự tự tin, bạo dạn trước đám đông, giáo dục ý thức ham học hỏi, mang lại niềm vui nhận thức, phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập của các em...

Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Bạn hãy nghiên cứu SGV Đạo đức 5 sách Trò chơi học 2Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Bạn hãy nghiên cứu SGV Đạo đức 5, sách Trò chơi học tập môn Đạo đức

và trả lời các câu hỏi sau:

1. Có các loại trò chơi học tập nào cho môn Đạo đức lớp 5?

2. Có thể sử dụng các trò chơi học tập trong dạy học các bài Đạo đức lớp 5 nào ?

3. Cần lưu ý những gì khi sử dụng các trò chơi trong dạy học môn Đạo đức lớp 5?

Nhiệm vụ 2: Trao đổi với các đồng nghiệp của bạn về các vấn đề trên.

Thông tin phản hồi

1. Có rất nhiều loại trò chơi học tập có thể sử dụng trong dạy học môn Đạo đức lớp 5. Sau đây là một số loại trò chơi chủ yếu:

+ Trò chơi tiếp sức giữa các nhóm

+ Trò chơi đố vui, chơi “ Nếu....thì...”

+ Trò chơi Tìm đôi

+ Trò chơi ghép tranh, ghép hoa, ghép ô chữ

+ Trò chơi phóng viên

+ Trò chơi Thi tìm hiểu

+...

Ví dụ, khi dạy bài 12- Em yêu hoà bình, có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi Vẽ cây hoà bình theo nhóm, trong đó: hoa, quả trên cây là những điều tốt đẹp mà hoà bình mang lại cho trẻ em và mọi người, còn rễ cây là các hoạt động bảo vệ hoà bình, chống chiến tranh.

Hoặc khi dạy bài 11- Em yêu Tổ quốc Việt nam, có thể tổ chức cho HS chơi trò chơi ghép các bức tranh/ảnh về đất nước, con người Việt nam xung quanh bản đồ đất nước.

2. Có thể sử dụng một hoặc một vài dạng trò chơi trên để dạy học hầu hết các bài Đạo đức lớp 5.

3. Khi lựa chọn và tổ chức trò chơi cần lưu ý:

- Trò chơi được lựa chọn phải:

+ Đảm bảo tính giáo dục, phù hợp với chủ đề đạo đức.

+ Đảm bảo tính hấp dẫn đối với HS, thu hút được nhiều HS tham gia chơi, tạo được không khí thi đua sôi nổi, vui vẻ, hào hứng trong lớp học.

+ Đảm bảo phù hợp với năng lực và trình độ học sinh tiểu học, với sức khoẻ của các em. Bởi vì, nếu trò chơi quá khó thì HS sẽ không thể chơi được; còn nếu quá đơn giản thì HS sẽ nhàm chán, không muốn chơi.

+ Đảm bảo phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh thực tiễn của lớp học, trường học (về quỹ thời gian, về không gian, về các phương tiện cần thiết cho trò chơi ...).

+ Đảm bảo an toàn, không gây nguy hiểm cho HS.

- Tổ chức trò chơi phải đảm bảo các nguyên tắc:

Nguyên tắc 1: Bảo đảm cho HS hiểu rõ yêu cầu, nội dung và cách thức tổ chức trò chơi.

Yêu cầu đối với trò chơi có tác dụng định hướng đối với toàn bộ quá trình tổ chức trò chơi, nhằm đáp ứng yêu cầu giáo dục của bài Đạo đức.

Nội dung trò chơi giúp cho học sinh biết cần làm những gì và cách thức tổ chức trò chơi, giúp cho học sinh biết phải làm như thế nào trong khi chơi.

Từ đó, các em sẽ thực hiện trò chơi được đúng hướng, với nội dung đầy đủ, với cách thức hoạt động phù hợp.

Vì vậy, trước khi chơi, GV cần giải thích rõ ràng và đầy đủ những yêu cầu cần đạt, nội dung và cách thức hoạt động cần thực hiện. Nếu không thì HS sẽ tiến hành trò chơi một cách vô ý thức, tuỳ tiện và không thu được kết quả giáo dục mong muốn.

Nguyên tắc 2: Bảo đảm phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo của HS trong quá trình tổ chức trò chơi.

HS không những là đối tượng của hoạt động dạy cũng như của hoạt động giáo dục mà điều quan trọng hơn, các em là chủ thể nhận thức, chủ thể tự giáo dục. Vì vậy, trong quá trình tổ chức trò chơi, GV cần quan tâm đến các mức độ tham gia của HS từ thấp đến cao như sau:

a/ GV chọn, hướng dẫn và tổ chức trò chơi.

b/ GV chọn và hướng dẫn trò chơi, còn HS tự tổ chức trò chơi.

c/ GV chọn trò chơi, còn HS tự nghiên cứu để tự hướng dẫn và tự tổ chức trò chơi. d/ HS tự chọn, tự hướng dẫn và tổ chức trò chơi.

ở đây, GV cần vận dụng linh hoạt các mức độ này, song thông thường thì cho HS tham gia từ mức thấp đến mức cao. Tuyện đối không cường điệu hoá một mức độ nào. Nguyên tắc 3: Đảm bảo tổ chức trò chơi được tự nhiên, không gò ép.

Khi tổ chức các trò chơi, cần giúp cho HS tham gia một cách tự nhiên, không gò ép; như vậy, có nghĩa là các em đã “nhập vai” thành công.

Nhờ sự “nhập vai” thành công, các em vui chơi thoải mái, dễ dàng thể nghiệm được những chuẩn mực hành vi đạo đức đã được học. Ngược lại, nếu sự “nhập vai” này không thành công thì việc tham gia chơi sẽ mang tính hình thức, bị gò ép và do đó các em khó hoặc không thể nghiệm được những chuẩn mực hành vi đạo đức cần thiết.

Nguyên tắc 4: Bảo đảm luân phiên các trò chơi một cách hợp lý

ở HS tiểu học, khả năng chú ý có chủ định và hứng thú chưa được thật bền vững. Do đó, không nên chỉ tổ chức một trò chơi quá dài, quá lâu. Trái lại, cần căn cứ vào yêu cầu giáo dục của từng chủ điểm vào đặc điểm tâm lí, sinh lí của HS, GV nên lựa chọn vài ba trò chơi thích hợp để có thể luân phiên nhau, giúp cho HS chuyển hướng chú ý và hứng thú một cách hợp lý nhằm phục vụ cho những yêu cầu giáo dục đã đề ra.

Nguyên tắc 5: Bảo đảm tổ chức trò chơi với tinh thần “thi đua” đồng đội.

Trong khi tổ chức cho HS chơi các trò chơi có tính chất đồng đội, GV cần quan tâm đến yếu tố “thi đua”: có chuẩn và thang đánh giá thành tích của cá nhân cũng như thành tích chung của đồng đội. Nhờ vậy:

Kích thích được tính tích cực phấn đấu của mỗi HS vì thành tích bản thân và vì thành tích đồng đội mà mình là một thành viên.

Qua đó, vun đắp cho các em ý thức đồng đội, tình bạn thân ái.

Những nguyên tắc trên đây có liên quan mật thiết với nhau, có tác dụng chỉ đạo việc lựa chọn và thực hiện những trò chơi trong tiết thực hành đạo đức theo một quy trình nhất định.

Hoạt động 2: Thực hành soạn một trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 5 Nhiệm vụ Nhiệm vụ 1 Bạn hãy chọn một bài Đạo đức lớp 5 và soạn một 4Nhiệm vụ

Nhiệm vụ 1: Bạn hãy chọn một bài Đạo đức lớp 5 và soạn một trò chơi để sử dụng dạy học bài đó.

Nhiệm vụ 2: Hãy trao đổi với đồng nghiệp trong nhóm chuyên môn của bạn về trò chơi mà bạn đã thiết kế.

Nhiệm vụ 3: Điều chỉnh lại trò chơi mà bạn đã thiết kế sau khi đã lắng nghe và xử lí nghiêm túc các góp ý của đồng nghiệp.


IV. Sản phẩm


Bản thiết kế một trò chơi học tập môn Đạo đức lớp 5


C. Tổng kết, đánh giá I . Tổng kết

Dạy học môn Đạo đức lớp 5 theo tinh thần đổi mới phương pháp dạy học cần đảm bảo một số yêu cầu cụ thể sau:

1. Yêu cầu chung

- Dạy học được tiến hành thông qua việc tổ chức các hoạt động học tập của học sinh.

- Dạy học có kết hợp giữa học tập cá thể với học tập hợp tác; giữa hình thức học cá nhân với học theo nhóm, theo lớp.

- Dạy học có chú trọng đến việc rèn luyện kĩ năng, tăng cường thực hành và gắn nội dung bài học với thực tiễn cuộc sống.

- Dạy học có chú trọng đến việc bước đầu rèn luyện kĩ năng tự học, tự nghiên cứu cho HS.

2. Yêu cầu đối với học sinh

- Tích cực, chủ động tham gia vào các hoạt động học tập để tự khám phá và chiếm lĩnh kiến thức, kĩ năng mới và hình thành thái độ tích cực.

- Mạnh dạn trình bày và bảo vệ ý kiến , quan điểm của mình với thày, với bạn; tích cực thảo luận, tranh luận, đặt câu hỏi cho thày, cho bạn; biết tự đánh giá và đánh giá các ý kiến, quan điểm, các sản phẩm hoạt động học tập của bản thân và bạn bè.

- Tích cực liên hệ, tự liên hệ; rèn luyện các kĩ năng; sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, giải quyết các vấn đề, các tình huống thực tiễn; xây dựng và thực hiện các dự án phù hợp với khả năng;..

3. Yêu cầu đối với giáo viên

- Thiết kế, tổ chức, hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập, với các hình thức hoạt động đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, lôi cuốn đối với học sinh; phù hợp với đặc trưng bài học, với đặc điểm và trình độ học sinh, với điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của lớp, của trường, của địa phương.

- Động viên, khuyến khích, tạo cơ hội, điều kiện cho học sinh được tham gia một cách tích cực, chủ động, sáng tạo vào quá trình khám phá và chiếm lĩnh nội dung bài học; chú ý khai thác vốn kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng đã có của học sinh; giúp các em phát triển tối đa tiềm năng của bản thân.

- Thiết kế và hướng dẫn học sinh thực hiện các dạng bài tập rèn luyện kĩ năng; hướng dẫn sử dụng các thiết bị, đồ dùng học tập; thực hành vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết các vấn đề thực tiễn;..

- Sử dụng kết hợp các phương pháp và hình thức dạy học một cách hợp lí, hiệu quả, phù hợp với:

+ Đặc trưng của môn học, cấp học;

+ Nội dung, tính chất của bài học;

+ Đặc điểm và trình độ HS;

+ Sở trường của GV;

+ Thời lượng dạy học;

+ Cơ sở vật chất, phương tiện dạy học, điều kiện, hoàn cảnh cụ thể của nhà trường,

địa phương.

II. Đánh giá

1. Câu hỏi đánh giá:

a/ Hãy điền các thông tin về các tiết dạy đặc trưng của môn Đạo đức lớp 5 vào bảng sau cho phù hợp:

Bản chất

Lưu ý khi dạy

1. Tiết dành cho

địa phương



2. Tiết thực hành

rèn luyện kĩ năng



Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 386 trang tài liệu này.

Dạy học lớp 5 theo chương trình Tiểu học mới - 32

Loại tiết/bài


b/ Hãy đánh dấu vào trước các hình thức hoạt động dạy học đặc thù môn

Đạo đức lớp 5

Phân tích các thông tin, sự kiện, các tình huống, các truyện kể,...

Quan sát và phân tích các tranh ảnh, băng, đĩa hình

Thực hành làm các thí nghiệm

Quan sát các hiện tượng tự nhiên

Xử lí tình huống

Thảo luận phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, thái độ, các hành vi

Đóng vai, diễn tiểu phẩm

Đi thực địa

Chơi trò chơi học tập

Tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học

Lập kế hoạch hành động

Diễn đàn trẻ em, hát, múa, đọc thơ, vẽ tranh, triển lãm... về chủ đề bài học

Báo cáo kết quả thực hiện các dự án của HS ...

c/ Hãy điền các thông tin về phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình, phương pháp dự án trong dạy học môn Đạo đức lớp 5 vào bảng dưới đây cho phù hợp:



Phương pháp nghiên cứu trường

hợp điển hình

Phương pháp dự án

1. Bản chất



2. Ưu điểm



3. Các bước tiến hành



4. Một số lưu ý khi sử

dụng




2. Phản hồi cho câu hỏi đánh giá

a/

Bản chất

Lưu ý khi dạy

1. Tiết dành cho địa phương

Là những tiết để địa phương sử dụng dạy những vấn đề đạo đức cần quan tâm ở địa phương mình. Chính vì vậy mà nội dung dạy học các tiết này mang đậm tính đặc thù của mỗi địa phương, có thể rất khác nhau giữa các trường, cácvùng, miền trong cả nước.

- Nội dung dạy học không nên trùng lặp giữa các lớp 1, 2, 3, 4, 5. Vì vậy, các địa phương cần bám theo chương trình Đạo đức của mỗi khối lớp để lựa chọn nội dung dạy học.

- Nên tăng cường sự tham gia của HS trong dạy học

- Có thể tổ chức dạy các tiết này dưới các hình thức như: liên hệ, tự liên hệ; tổ chức cho HS tự điều tra, sưu tầm, tìm hiểu, phân tích vấn đề đó ở địa phương và báo cáo những kết quả các em đã sưu tầm, tìm hiểu được cũng như những đánh giá và giải pháp, kiến nghị của các em đối với những vấn đề đó; Mời các chuyên gia, các nhà hoạt động xã hội ở địa phương, các nhân chứng,... đến nói chuyện, giao lưu với HS; tổ chức cho HS thi hùng biện, biểu diễn văn nghệ, diễn tiểu phẩm;...

- Thời lượng dạy học mỗi bài đạo đức của địa phương rất linh hoạt, có thể từ 1-3 tiết

2. Tiết thực hành rèn luyện kĩ năng

là những tiết để GV tổ chức cho HS thực hiện các hoạt động để

củng cố, phát triển các kĩ năng

- Các hoạt động cần tập trung vào mục tiêu củng cố và phát triển các

kĩ năng đặc thù của môn Đạo đức

Loại tiết

và thực hành các chuẩn mực

- Cần tăng cường tổ chức cho HS

hành vi đạo đức đã học.

phân tích, đánh giá các hiện tượng


thực tiễn; hoặc đưa ra các tình


huống để HS trao đổi, tranh luận,


tìm cách giải quyết, ứng xử phù


hợp hay tổ chức cho HS thực hiện


các dự án thực tiễn phù hợp với


khả năng.



b/

Phân tích các thông tin, sự kiện, các tình huống, các truyện kể,...

Quan sát và phân tích các tranh ảnh, băng, đĩa hình

Thực hành làm các thí nghiệm

Quan sát các hiện tượng tự nhiên

Xử lí tình huống

Thảo luận phân tích, đánh giá các ý kiến, quan điểm, thái độ, các hành vi

Đóng vai, diễn tiểu phẩm

Đi thực địa

Chơi trò chơi học tập

Tìm hiểu các vấn đề trong thực tiễn có liên quan đến bài học

Lập kế hoạch hành động

Diễn đàn trẻ em, hát, múa, đọc thơ, vẽ tranh, triển lãm... về chủ đề bài học

Báo cáo kết quả thực hiện các dự án của HS ...


c/ Xem phần thông tin phản hồi cho hoạt động 1 của các chủ đề 2 và chủ đề 3 của tiểu mô đun.

Hướng dẫn học theo băng hình


I. Giới thiệu trích đoạn băng hình

Tên băng hình: Bài 5: Tình bạn - Đạo đức lớp 5

Thể loại băng hình: Băng hình hỗ trợ cho tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy Đạo đức lớp 5.

Mục đích của băng hình: Qua băng hình, giáo viên hiểu và vận dụng được phương pháp nghiên cứu trường hợp điển hình trong dạy học Đạo đức lớp 5.

Trích đoạn được quay ở một lớp học bình thường ở một trường tiểu học của Hà Nội.

Ngày đăng: 04/11/2023