Phân Bổ Nguồn Vốn Fdi Của Hàn Quốc Vào Việt Nam, Từ 1988- Tháng 4/ 2008 51


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, HÌNH VẼ


Biểu đồ 1: Phân bổ nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, từ 1988-tháng 4/ 200851

Biểu đồ 2: FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam qua các năm từ

năm 1991-200744

Hình 1 : Bất động sản trong đóng góp vào GDP sử dụng 20

Biểu đồ 1: FDI của Hàn Quốc vào lĩnh vực BĐS Việt Nam qua các năm từ

năm 1991-2007 ........................................................................................4741

Biểu đồ 2: Phân bổ nguồn vốn FDI của Hàn Quốc vào Việt Nam, từ 1988-tháng 4/ 2008 ...........................................................................................5448

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 136 trang tài liệu này.


LỜI MỞ ĐẦU

Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam - 3


Bất động sản là một lĩnh vực quan trọng và có tương tác với các lĩnhvực khác trong nền kinh tế. Ở tất cả các nước trên thế giới, đầu tư vào lĩnhvực bất động sản có một ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế. Thịtrường bất động sản luôn nhận được sự quan tâm của chính phủ và nhà đầu tư.

Đặc biệt, ở Việt Nam, ở một nước đang phát triển, thị trường bất độngsản còn rất non trẻ và tiềm năng nên càng được chính phủ và các nhà đầu tưquan tâm. Tuy nhiên đầu tư vào lĩnh vực này cần một lượng vốn lớn mà nộilực trong nước không thể đáp ứng hết được do đó việc thu hút đầu tư trực tiếpnước ngoài là tối cần thiết và cần được tiếp tục đẩy mạnh. Từ năm 1987 khiViệt Nam chính thức mở cửa thu hút đầu tư nước ngoài đến nay thì Hàn Quốcnổi lên là nhà đầu tư số một trong 81 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn đầu tưtrực tiếp vào Việt Nam. Tuy Nhận thấy tiềm năng rất lớn ở lĩnh vực bất độngsản Việt Nam, Hàn Quốc đang thể hiện sự quan tâm của mình đến lĩnh vựcnày. Hhiện nay Hàn Quốc chưa phải là nhà đầu tư lớn nhất vào lĩnh vực bất

động sản Việt Nam nhưng Hàn Quốc đang cho thấy là nhà đầu tư rất triểnvọng cho vị trí đó. Thu hút được các nhà đầu tư Hàn Quốc sẽ tạo nên hiệu

ứng “đô-mi-nô” khiến các nhà đầu tư nước ngoài khác cũng đầu tư tích cựctheo vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư trực tiếp của đối tácquan trọng Hàn Quốc trong việc phát triển lĩnh vực bất động sản Việt Namnên tác giả quyết định chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnhvực bất động sản Việt Nam” để bảo vệ khoá luận tốt nghiệp của mình.

1. Tính cấp thiết của đề tài:

Bất động sản là tài sản lớn của mỗi quốc gia, cũng là tài sản lớn củamỗi cá nhân. Nên bất động sản là lĩnh vực được nhiều người quan tâm. Ở hầu


hết các nước, đầu tư vào lĩnh vực này có một ý nghĩa to lớn trong việc pháttriển kinh tế.

Ở Việt Nam, trong hai mươi năm trở lại đây, sự xuất hiện của những toàcao ốc trọc trời, những khách sạn, khu nghỉ dưỡng cao cấp, những khu côngnghiệp hiện đại, những trung tâm thương mại đồ sộ… do người nước ngoài đầu

tư xây dựng đã làm cho đất nước trở nên hiện đại hơn, ngày càng đáp ứng đượcnhu cầu phát triển kinh tế, xã hội. Song hiện nay Việt Nam vẫn là nước đangphát triển, cơ sở hạ tầng còn yếu kém, thị trường bất động sản còn non trẻ.Chính vì vậy đầu tư vào lĩnh vực bất động sản còn rất tiềm năng. Nhiệm vụ tiếptục thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực đặc biệt này ở Việt Namvẫn cần được tiếp tục đẩy mạnh. Trong số các quốc gia và vùng lãnh thổ cóvốn đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thì Hàn Quốc luôn nằm trong nhóm các

nước dẫn đầu. Hiện nay Hàn Quốc là nhà đầu tư số một vào Việt Nam và cũnglà nhà đầu tư rất tích cực vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam.

Nhận thấy tầm quan trọng của việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài

để phát triển lĩnh vực bất động sản Việt Nam, nhận thấy vai trò của đối tácquan trọng Hàn Quốc nên tác giả quyết định chọn đề tài: “Đầu tư trực tiếpcủa Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam” để bảo vệ khoá luận tốtnghiệp của mình.


2.Mục đích nghiên cứu

Đề tài có những mục đích sau:

- Nghiên cứu các vấn đề lý luận cơ bản về bất động sản, thị trường bất

động sản.

- Làm rõ vai trò của đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất độngsản Việt Nam.


- Phân tích, đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào bất

động sản Việt Nam

- Đề xuất giải pháp tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốcvào bất động sản Việt Nam, để thị trường bất động sản Việt Nam càng ngàycàng phát triển, tiếp túc đẩy nền kinh tế Việt Nam đi lên, nâng cao chất lượngcuộc sống của người Việt Nam.

3.Nhiệm vụ nghiên cứu:

Để thực hiện mục đích nói trên đề tài có nhiệm vụ cụ thể sau đây:

- Hệ thống hoá các vấn đề về lý luận bất động sản, thị trường bất động

sản.

- Phân tích thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất

động sản Việt Nam.

- Đánh giá tình hình đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất

động sản Việt Nam và đề xuất một số giải pháp nhằm tăng cường thu hút,nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnhvực bất động sản.

4. Phạm vi nghiên cứu:

Do khuôn khổ của bài khoá luận và thời gian có hạn, đề tài chỉ nghiêncứu một số lý luận chung về bất động sản, thị trường bất động sản; phân tíchvà đánh giá tình hình đầu tư của Hàn Quốc vào bất động sản Việt Nam. Trêncơ sở đó đề xuất những giải pháp nhằm tăng cường thu hút và nâng cao hiệuquả sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào Việt Nam. Nghiêncứu về lĩnh vực bất động sản nói chung tốn nhiều thời gian và công sức, lĩnhvực này còn rất mới mẻ ở Việt Nam. Trong phạm vi bài khoá luận này tác giảchỉ tập trung nghiên cứu thực trạng đầu tư của Hàn Quốc-một đối tác quantrọng- vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam. Nếu làm tốt việc thu hút đượcHàn Quốc đầu tư vào lĩnh vực BĐS Việt Nam thì cũng sẽ thu hút các nhà đầutư nước ngoài khác đầu tư vào lĩnh vực này. Từ đó kích thích thị trường bất


động sản Việt Nam phát triển, kéo nền kinh tế Việt Nam đi lên, chất lượngcuộc sống của người dân Việt Nam được tăng cao.

5. Phương pháp nghiên cứu:

Đề tài dựa trên phương pháp luận nghiên cứu của chủ nghĩa Mác-Lêninduy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Ngoài ra, đề tài còn áp dụng cácphương pháp nghiên cứu khác như phương pháp tổng hợp, phân tích; phươngpháp thống kê; phương pháp so sánh; phương pháp diễn giải, quy nạp vàphỏng vấn một số người có trách nhiệm trong các cơ quan quản lý nhà nướcvà các công ty kinh doanh và quản lý bất động sản.

6. Kết cấu của bài khoá luận

Khoá luận gồm 3 chương:

Chương I: Tổng quan về bất động sản và sự cần thiết trong việc thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào lĩnh vực bất động sản

Chương II:Thực trạng đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam

Chương III: Các giải pháp nhằm tăng cường thu hút đầu tư trực tiếp của Hàn Quốc vào lĩnh vực bất động sản Việt Nam.

Do hạn chế về thời gian và nguồn tài liệu nghiên cứu và kinh nghiệm của bản thân, nội dung của khoá luận sẽ không tránh khỏi những thiếu sót. Tác giả mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô giáo,các độc giả và những người quan tâm đến khoá luận này. Xin trân trọng cảm ơn!


Chương I:


TỔNG QUAN VỂ BẤT ĐỘNG SẢN VÀ SỰ CẦN THIẾT TRONG VIỆC THU HÚT ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO LĨNH VỰC BẤT ĐỘNG SẢN‌


I. BẤT ĐỘNG SẢN VÀ THỊ TRƯỜNG BẤT ĐỘNG SẢN

1. Khái niệm, đặc diểm và phân loại bất động sản

1.1 Khái niệm về bất động sản

Bất động sản (BĐS) trong tiếng anh là “real estate” hoặc “real property”, đây là một từ ngữ được dùng rất phổ biến ở các nước trên thế giới. Trong cuốn “Cha giàu, cha nghèo” (“Rich dad & poor dad”) tập một của tác giả Robert Kiyosaki người cha giàu trong lúc nói về sức mạnh của từ ngữ đã nói rằng từ gốc, từ cổ của từ “real” trong “real estate/ real property” là từ “royal”- có nghĩa là thuộc về hoàng gia, của hoàng gia. Có nghĩa rằng bất động sản là một loại tài sản thuộc về hoàng gia, của giai cấp thống trị.

Còn trong quyển sách “ Sự hình thành và phát triển bất động sản trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam” do tiến sĩ Lê Xuân Bá chủ biên có cho thấy: Việc phân loại tài sản thành “bất động sản” và “động sản” có nguồn gốc từ Luật cổ La Mã, theo đó bất động sản không chỉ là đất đai, của cải trong lòng đất mà còn là tất cả những gì được tạo ra do sức lao động của con người trên mảnh đất. Bất động sản bao gồm các công trình xây dựng, mùa màng, cây trồng…và tất cả những gì liên quan đến đất đai hay gắn liền với đất đai, những vật trên mặt đất cùng với bộ phận cấu thành lãnh thổ.(trang 7)

Pháp luật của nhiều nước trên thế giới có cùng cách phân loại tài sản như trên, đều thống nhất ở chỗ coi bất động sản gồm đất đai và những vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên thì hệ thống pháp luật mỗi nước có những nét đặc thù


riêng tạo ra danh giới phân loại giữa hai khái niệm BĐS và động sản. “Điều 520 Luật dân sự Pháp quy định “mùa màng chưa gặt, trái cây chưa bứt khỏi cây là bất động sản, nếu đã bứt khỏi cây được coi là động sản”; Luật dân sự của Nga năm 1994 quy định cụ thể bất động sản là “mảnh đất” chứ không phải là đất đai chung chung, luật này còn liệt kê những vật không liên quan gì đến đất đai như “tàu biển, máy bay, phương tiện vũ trụ…” cũng là bất động sản.”1

Luật dân sự Việt Nam 2005 điều 174 cũng quy định rõ khái niệm về bất động sản và động sản. Khoản 1 điều 174 Luật Dân Sự Việt Nam 2005 quy định: “Bất động sản là các tài sản bao gồm:

a) Đất đai;

b) Nhà, công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó;

c) Các tài sản khác gắn liền với đất đai;

d) Các tài sản khác theo pháp luật quy định.”

- Đất đai:

+ Phải là đất không di dời được hoặc di dời được nhưng không đáng kể (những đất đai di dời được như đất trồng cây cảnh, đất làm vật liệu xây dựng không phải là BĐS);

+ Phải là đất đai đã xác định chủ quyền;

+ Đất đai đó phải đo lường bằng giá trị (căn cứ vào số lượng và chất lượng của đất đai đó)

-Nhà ở công trình xây dựng gắn liền với đất đai, kể cả các tài sản gắn liền với nhà, công trình xây dựng đó:

+ Nhà cửa xây dựng cố định không phải di dời, hoặc di dời không đáng kể: nhà ở, trung tâm thương mại, khách sạn, văn phòng…(những nhà bạt di động



1 “Sự hình thành và phát triển BĐS trong công cuộc đổi mới ở Việt Nam”-Lê Xuân Bá-NXB Khoa học kỹ thuật Hà Nội 2003


của các gánh xiếc, các lâu đài làm bằng băng đá, các nhà nghỉ di động trên xe lăn không phải là bất động sản mà là các động sản hoặc là công cụ lao động);

+ Các công trình xây dựng công nghiệp, giao thông: như đường xá, cầu cống, bến cảng, sân bay bãi đỗ…được xây dựng gắn liền với đất đai;

+ Các tài sản khác gắn liền không thể tách rời với công trình xây dựng đó: máy điều hoà trung tâm, các máy móc thiết bị điều khiển hoạt động của công trình, các cây cảnh trồng cố định tạo cảnh quan cho công trình ( những tài sản có thể tháo dời mà giá trị công dụng của nó không thay đổi thì không phải là bất động sản như máy điều hoà di động, các chậu cây cảnh trong vườn treo, các tranh ảnh thiết bị và các đồ dùng khác);

+ Các công trình đó phải có khả năng đo lường và lượng hoá thành giá trị đo lường theo các tiêu chuẩn nhất định.

- Các tài sản khác gắn liền với đất đai:

+ Vườn cây lâu năm: bao gồm cả cây trồng và đất trồng cây;

+ Các công trình nuôi trồng thuỷ sản, cánh đồng làm muối;

+ Các công trình du lịch, vui chơi, thể thao…

+ Một số công trình khai thác hầm mỏ

+ Các tài sản khác theo pháp luật quy định

Như vậy khái niệm BĐS rất rộng, rất đa dạng và cần được quy định rõ cụ thể bằng pháp luật của mỗi nước và những tài sản có nước cho là BĐS, trong khi có nước lại liệt vào danh mục động sản; có nước quy định cụ thể chi tiết có nước lại quy định chung chung. Những quy đinh về BĐS trong pháp luật của Việt Nam là khái niệm mở mà cho đến nay chưa có các quy định cụ thể danh mục các tài sản này. Đây là khái niệm chung phổ quát mà tác giả sẽ dùng xuyên suốt trong đề tài nghiên cứu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 01/05/2022