Các Hệ Thống Phân Loại Phổ Biến Trong Nghiên Cứu Cq

- Chỉ tiêu lựa chọn phải phản ánh mối quan hệ của chúng đối với yêu cầu của chủ thể (dạng sử dụng).

- Số lượng yếu tố chỉ tiêu lựa chọn phải ít hơn hoặc bằng số lượng tính chất của các CQ đã biết và liệt kê trong bản đánh giá.

- Ưu tiên lựa chọn các chỉ tiêu có sự phân hoá trong không gian.

Tuỳ vào mục đích đánh giá, số lượng và mức độ quan trọng của chỉ tiêu đánh giá sẽ thay đổi. Với mỗi mục đích, lựa chọn những loại chỉ tiêu thích hợp, xác định trọng số theo thứ tự ưu tiên cho từng chỉ tiêu.

1.1.3.4. Phương pháp đánh giá CQ

Để ĐGCQ của một lãnh thổ, phải thông qua một hệ thống các phương pháp đa dạng, phức tạp, có nhiều cách và hình thức đánh giá, cần lựa chọn được phương pháp, hình thức đánh giá phù hợp, bởi nó phản ánh kết quả, mức độ chính xác, chi tiết của đánh giá. Trên quan điểm tiếp cận địa lí tổng hợp trong đánh giá cảnh quan có thể sử dụng các phương pháp mô hình hóa, phương pháp bản đồ, phân tích tổng hợp, so sánh định tính, thang điểm có trọng số.

Bất kỳ nghiên cứu địa lý ứng dụng nào đối với một lãnh thổ cụ thể cũng phải có 3 giai đoạn: Nghiên cứu cơ bản, đánh giá và kiến nghị. Trong đó, đánh giá là khâu kết nối giữa giai đoạn đầu và giai đoạn cuối. Tùy vào mục đích đánh giá cảnh quan mà sử dụng các phương pháp đánh giá sao cho đạt hiệu quả, bao gồm:

- Phương pháp đánh giá thành phần: là phương pháp đánh giá cho các mục đích, giải quyết các vấn đề sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, đánh giá địa hình cho việc phát triển loại hình du lịch... bảo vệ và phát triển môi trường bền vững về thực chấtbao gồm việc nghiên cứu một cách toàn diện, có hệ thống đặc điểm của các tổng hợp thể tự nhiên ở các cấp bậc khác nhau. Với phương pháp này, các thành phần tự nhiên được tách biệt ra khỏi mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau.

- Phương pháp đánh giá tổng hợp: là cách đánh giá xét đến tất cả các mối quan hệ và tác động tương hỗ của các yếu tố và các thành phần tự nhiên, cũng như giữa các tổng hợp thể tự nhiên với nhau, đồng thời làm sáng tỏ mối quan hệ trong tổ chức không gian, cấu trúc, động lực của cảnh quan, với đặc trưng phân hóa của các dạng sử dụng tài nguyên một cách có quy luật và hiệu quả trên lãnh thổ cũng như sự phụ thuộc chặt chẽ vào yếu tố con người, thông qua các hoạt động kinh tế. Đánh giá tổng hợp dựa trên

các phép phân tích về thích nghi sinh thái, sự bền vững xã hội, bền vững môi trường và hiệu quả kinh tế.Tuy nhiên, trong quá trình áp dụng phương pháp này cần có thêm những lý giải, cũng như xem xét kỹ những vấn đề lý thuyết đánh giá, phương pháp luận, các thủ pháp tiến hành đối với mỗi đối tượng cũng như ở mỗi một đơn vị lãnh thổ riêng biệt khác nhau.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Qua nhiều công trình nghiên cứu của các nhà địa lý Xô Viết, các mô hình đánh giá tổng hợp khái quát cho các lãnh thổ: mô hình đánh giá chung của L.I Mukhina (1970); mô hình đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN cộng hoà Ucraina của A.M Marinhich (1970); mô hình đánh giá thiết kế lãnh thổ Cộng hòa Ucraina của P.G Sisenko (1983) và nhiều công trình khác. Có thể khái quát nội dung quá trình đánh giá tổng hợp theo mô hình sau:


Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 5


Đặc trưng của các đơn vị

tổng hợp TN

Đặc điểm sinh thái công trình đặc trưng kĩ thuật - công nghiệp của các ngành sản xuất

Đánh giá tổng hợp

Xác định mức độ thích nghi của các thể tổng hợp TN đối với các mục tiêu thực tiễn cụ thể

Đề xuất các kiến nghị sử dụng hợp lý tài nguyên và bảo vệ môi trường


Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan

Dựa trên việc nghiên cứu ĐGCQ, tác giả sẽ đưa ra mức độ thích nghi của từng đối tượng trong phát triển du lịch một cách phù hợp ở rừng quốc gia Yên Tử. Tính thích nghi được đánh giá theo điểm dựa vào nhu cầu sinh thái của của loại hình sử dụng và đặc điểm tự nhiên của các dạng cảnh quan. Điểm đánh giá được tính theo một trong các phương pháp sau [3]:

- Phương pháp tính tổng hoặc trung bình cộng các điểm thành phần.

- Phương pháp tính tích hoặc trung bình nhân các điểm thành phần.

- Phương pháp phân tích nhân tố.

- Phương pháp tích hợp đánh giá đất đai tự động và hệ thông tin địa lý (gọi tắt là phương pháp tích hợp ALES - GIS).

Các nhiệm vụ được đặt ra để giải quyết trong quá trình đánh giá có thể khác nhau. Công thức đánh giá thích nghi sinh thái chung có dạng:


Cảnh quan (A) thuận lợi đối với dạng sử dụng (X) trong điều kiện (Y)


Trong đó:

(A) là địa tổng thể/cảnh quan

(X) là dạng sử dụng, khai thác tài nguyên

(Y) là điều kiện

Các nhóm nhiệm vụ đánh giá cảnh quan có các dạng sau:

+ “X” đã xác định, tìm “A”

+ “A” đã xác định, tìm “X”

+ Tìm “A” và “X”

+ “A” và “X” đã biết, tìm điều kiện “Y” tối ưu.

Những vấn đề lý luận, phương pháp luận đánh giá thích nghi sinh thái cảnh quan cho một số đối tượng cây trồng, vật nuôi, các loại hình sản xuất, kinh tế đã được nhiều tác giả trong và ngoài nước đề cập khá kỹ, cũng như đã có những kinh nghiệm nghiên cứu và thực tiễn.

Ở đề tài này, tác giả lựa chọn các thành phần tự nhiên địa hình, khí hậu, sinh vật, thủy văn để đánh giá mức độ thích nghi với từng loại hình du lịch.Nhằm khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch tự nhiên và nhân văn của rừng quốc gia Yên Tử.

1.1.4. Các hệ thống phân loại phổ biến trong nghiên cứu CQ

1.1.4.1. Một số hệ thống phân loại CQ trên thế giới

Hệ thống phân vị của phân vùng là hệ thống phân loại các thể tổng hợp ĐLTN cá thể. Trong nghiên cứu các thể tổng hợp ĐLTN cần phân chia theo các đơn vị kiểu loại. Hiện nay, xây dựng bản đồ CQ các tỉ lệ cũng sử dụng rộng rãi các đơn vị phân vùng theo kiểu loại để thể hiện các thể tổng hợp kiểu loại (các CQ). Đặc biệt quan tâm đến 3 hệ thống phân loại cảnh quan theo kiểu loại sau:

- Hệ thống phân loại của A.G.Iasachenko:

Gồm 8 bậc: Nhóm kiểu → Kiểu → Phụ kiểu → Lớp → Phụ lớp → Loại → Phụ loại → Biến chủng (Thể loại). (Phụ lục 1.1)

- Hệ thống phân loại cảnh quan của N.A.Govdesky (1961) [11], [12] Gồm 5 bậc: Lớp → Kiểu → Phụ kiểu → Nhóm → Loại. (Phụ lục 1.2)

- Hệ thống phân loại của N.N.Nikolaev (1966):

Gồm 12 bậc, áp dụng cho nghiên cứu cảnh quan đồng bằng: Thống → Hệ → Phụ hệ → Lớp → Phụ lớp → Nhóm → Kiểu → Phụ kiểu → Hạng → Phụ hạng → Loại → Phụ loại. (Phụ lục 1.3)

Qua phân tích các hệ thống phân loại cảnh quan của các tác nước ngoài như trên chúng ta nhận thấy, các hệ thống phân loại đưa ra đều dựa trên một nguyên tắc chung: lần lượt sử dụng các dấu hiệu địa đới và phi địa đới để phân chia các đơn vị tiếp theo. Theo ý kiến của của nhiều nhà địa lý, sự xen kẽ của các dấu hiệu địa đới và phi địa đới chỉ là một phương pháp quy ước, không phản ánh được tương quan tự nhiên giữa các thể tổng hợp địa lý.

Ngoài ra một số nhà nghiên cứu địa lý đã tách yếu tố địa đới và phi địa đới thành những dãy độc lập: một dãy sắp xếp các cấp phân vị theo tính địa đới, một dãy theo tính phi địa đới và một dãy kết hợp.

Đại diện cho các nhà nghiên cứu này có thể kể đến D.L.Armand (1965), V.I.Prokaev (1967) và A.G.Isachenko (1965),...

- Hệ phân vị 2 hàng (hàng địa đới và phi địa đới) được A.A.Grygoryev, V.B. Sochava, I.P.Gerasimov, A.M.Riapchicov và những người.

Mặc dù nguồn gốc và nguyên nhân hình thành có khác nhau nhưng bên trong mỗi đơn vị tổng thể tự nhiên bao giờ cũng có sự biểu hiện của cả hai nhân tố này mặc dù mức độ khác nhau, khó có thể tách biệt từng nhân tố. Phát triển quan điểm này V.I.Prokaev đã xây dựng hệ thống nhiều hàng như sau:

Trong đó: + Nghĩa rộng được hiểu trên quy mô hành tinh

+ Nghĩa hẹp được chỉ trên quy mô địa phương

Từ hệ thống phân loại cảnh quan của các tác nước ngoài như trên chúng ta nhận thấy, các hệ thống phân loại đưa ra đều dựa trên một nguyên tắc chung: lần lượt sử dụng các dấu hiệu địa đới và phi địa đới để phân chia các đơn vị tiếp theo. Theo ý kiến của của nhiều nhà địa lý, sự xen kẽ của các dấu hiệu địa đới và phi địa đới chỉ là một phương pháp quy ước, không phản ánh được tương quan tự nhiên giữa các thể tổng hợp địa lý.

1.1.4.2. Một số hệ thống phân loại CQ ở Việt Nam

Người đưa ra hệ thống phân vùng đầu tiên cho nước ta là T.N. Seglova (Liên Xô cũ) trong công trình “Việt Nam” (1957) - tác phẩm địa lý Việt Nam ra đời đầu tiên. Ông sử dụng hệ thống phân vị đơn giản, có 2 cấp: vùng và á vùng.

- Chỉ tiêu để phân chia Vùng là yếu tố địa chất - kiến tạo, khí hậu, thực vật, trong đó yếu tố chủ đạo là khí hậu.

- Chỉ tiêu để phân chia Á vùng là các nhân tố địa mạo.

Trong “Thiên nhiên miền Bắc Việt Nam” (1961) của Fridland, sử dụng hệ thống phân vị gồm 5 cấp. Mối quan hệ giữa các cấp không rõ ràng miền Bắc Việt Nam được chia thành 3 lãnh thổ: Đồng bằng, đồi núi. Lãnh thổ đồng bằng và đồi được chi ra Tỉnh

→ Vùng. Lãnh thổ núi chia theo hệ thống khác: Lãnh thổ → Tỉnh → Quận → Á quận

→ Đới (đối với khu vực đá silicat) hoặc Vùng (đối với các khu vực đá vôi). Hệ thống phân vị này không chỉ rõ quan hệ của các cấp với cấp trên nó và không có chỉ tiêu cho từng cấp cụ thể.

Cũng trong giai đoạn này công trình phân vùng có giá trị thực tiễn lớn là Phân vùng địa lý tự nhiên Tây Nguyên của tập thể tác giả Nguyễn Văn Chiển, Trần Quang Ngãi, Hoàng Đức Triêm nghiên cứu từ 1976 - 1980 và công bố năm 1984 với hệ thống phân vị chỉ gồm 3 cấp: xứ, khu, vùng nhưng đã nói lên được giá trị thực tiễn của việc vận dụng nghiên cứu địa lý tự nhiên trong thực tiễn sản xuất.

- Năm 1983, Vũ Tự Lập đưa ra hệ thống phân loại 4 cấp cho bản đồ các kiểu cảnh quan Việt Nam tỉ lệ 1: 2.000.000, bao gồm: Lớp CQ → Phụ lớp CQ→ Hệ CQ

→ Kiểu CQ.

- Năm 1983, Phạm Quang Anh và tập thể tác giả phòng Địa lý tự nhiên tổng hợp(Viện Khoa học Việt Nam) xây dựng bản đồ cảnh quan Việt Nam tỷ lệ 1: 2.000.000 đã xây dựng hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Khối cảnh quan → Hệ cảnh quan → Phụ

hệ cảnh quan → Lớp cảnh quan → Phụ lớp cảnh quan → Nhóm cảnh quan → Kiểu cảnh quan. Trong đó kiểu cảnh quan là cấp cơ sở, hiểu là kiểu các khu vực (cảnh quan) tương tự nhau về mặt phát sinh, có ý nghĩa ứng dụng thực tiễn. Hướng khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên trên lãnh thổ của cùng kiểu gần giống nhau, mặc dù sự phân bố của chúng ở xa nhau.

- Năm 1983, tập thể tác giả Phòng địa lý tự nhiên tổng hợp (Viện Khoa học Việt Nam) thành lập bản đồ cảnh quan cho đánh giá tổng hợp điều kiện địa lý tự nhiên Tây Nguyên đã xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan Việt Nam với 8 bậc: Hệ CQ → Phụ hệ CQ → Lớp CQ → Phụ lớp CQ → Kiểu CQ → Phụ kiểu CQ → Hạng CQ → Loại CQ (riêng hạng CQ phân chia căn cứ vào dấu hiệu địa mạo, kiểu địa hình phát sinh với đặc điểm của nền địa chất).

- Năm 1997, khi nghiên cứu cảnh quan nhiệt đới gió mùa Việt Nam cho mục đích sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường, các tác giả Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh đã xây dựng hệ thống phân loại 7 cấp: Hệ thống CQ→ Phụ hệ thống CQ→ Lớp cảnh quan → Phụ lớp CQ → Kiểu CQ → Phụ kiểu CQ → Loại CQ. (Phụ lục 1.4).

- Năm 2004, khi nghiên cứu về cảnh quan dải ven biển đồng bằng sông Hồng, tác giả Phạm Thế Vĩnh đưa ra hệ thống phân loại gồm 7 cấp: Hệ → phụ hệ → dải → lớp → kiểu → hạng → loại.

Qua hệ thống phân loại CQ của các tác giả, chúng tôi nhận thấy:

- Có sự khác nhau rõ rệt giữa các hệ thống phân loại. Nghiên cứu ở tỉ lệ bản đồ khác nhau xuất hiện các đơn vị phân loại khác nhau.

- Lãnh thổ càng nhỏ, đơn vị phân vị càng chi tiết.

- Một số đơn vị cơ sở được nhiều tác giả thừa nhận, đó là: lớp CQ, phụ lớp CQ, kiểu CQ, phụ kiểu CQ và loại CQ.

Như vậy, tên gọi một CQ ở các hệ thống phân loại khác nhau là không đồng nghĩa với nhau. Do đó, khi nghiên cứu cảnh quan một lãnh thổ cần hiểu đúng bản chất, không thể hiểu theo tên gọi của chúng.

1.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan phục vụ phát triển du lịch

1.2.1. Định hướng sử dụng CQ cho phát triển du lịch

Để định hướng sử dụng CQ cho phát triển du lịch một cách hợp lý, trước hết phải lựa chọn các đặc điểm đặc trưng tự nhiên, các điều kiện môi trường sinh thái phù hợp của lãnh thổ phục vụ cho mục đích du lịch. Bên cạnh đó, cần chú trọng đến yếu tố con người và đặc điểm chung của các điều kiện KTXH và nhân văn. Vì vậy, định hướng sử dụng hợp lý lãnh thổ cho phát triển du lịch là kết quả của việc áp dụng phương pháp tiếp cận tổng hợp, xem xét để bố trí các hoạt động du lịch ở lãnh thổ nghiên cứu theo các đơn vị CQ.

Như vậy, việc định hướng sử dụng CQ cho phát triển du lịch ở lãnh thổ nghiên cứu được tiếp cận theo hướng quy hoạch từ trên xuống (phân nhóm CQ cho các loại hình du lịch) và từ dưới lên (gộp nhóm các đơn vị CQ có cùng chức năng để đề xuất biện pháp sử dụng) theo mối quan hệ liên vùng. Mỗi đơn vị CQ có thể thích hợp với nhiều loại hình du lịch thì việc lựa chọn bố trí loại hình nào phải dựa trên sự xem xét đầy đủ các yếu tố như:

- Phù hợp về mức độ thích nghi sinh thái.

- Đảm bảo nhu cầu xã hội.

- Có hiệu quả kinh tế cao nhưng không làm tổn hại đến môi trường

- Phù hợp với trình đô của người lao động, khả năng tiếp thu khoa học công nghệ, tập quán sản xuất của địa phương...

1.2.2. Cơ sở thực tiễn của việc nghiên cứu cảnh quan của vườn quốc gia Yên Tử

rừng Quốc gia Yên Tử nằm trên địa bàn thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh với tổng diện tích 2.783 ha, cách thành phố Hạ Long 40 km và cách Hà Nội 150 km về phía Nam. Nơi đây được công nhận là một trong những trung tâm phật giáo ở Việt Nam gắn liền với cuộc đời tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông, tư tưởng triết lý của Thiền phái Trúc Lâm. Với hàng chục ngôi chùa, hàng trăm am tháp, hàng ngàn di vật cổ quý giá, năm 1974 Yên Tử được Nhà nước công nhận là Di tích Quốc gia trở thành điểm du lịch tâm linh nổi tiếng trong và ngoài nước. Năm 2012 Yên tử được công nhận

là Di tích quốc gia đặc biệt. Hiện tại, Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch đang phối hợp với UBND tỉnh Quảng Ninh, Bắc Giang, xây dựng hồ sơ đệ trình UNESCO công nhận quần thể di tích Yên Tử là Di sản thế giới.

Rừng Quốc gia Yên Tử còn chứa đựng giá trị to lớn về đa dạng sinh học, dược liệu, cảnh quan, môi trường; là hệ sinh thái điển hình rừng mưa nhiệt đới vùng Đông Bắc Việt Nam. Theo nhiều nghiên cứu ghi nhận trên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử có hơn 800 loài thực vật, hơn 150 loài động vật, trong đó có nhiều loài quí hiếm, đặc hữu như: Lim xanh, Táu mật, Sao Hòn gai, Hồng tùng, Mai Yên Tử, Thằn lằn cá sấu... Rừng vừa là mái nhà bảo vệ các di tích vừa điều hòa tiểu khí hậu, thanh lọc không khí, giảm thiểu ô nhiễm từ các hoạt động công nghiệp đặc biệt là công nghiệp khai khoáng. Với những giá trị nổi bật trên, rừng Quốc gia Yên Tử được nằm trong danh sách khu rừng cấm tại Quyết định 194/CT ngày 09 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.[3]

Trong những năm qua, được sự quan tâm của Nhà nước, UBND tỉnh Quảng Ninh, công tác đầu tư tu bổ, tôn tạo di tích, xây dựng các cơ sở hạ tầng…, được chú trọng. Ngoài ra, việc bảo vệ và phát triển rừng trong khu Di tích cũng được quan tâm, hàng ngàn ha rừng được bảo vệ, phục hồi và phát triển tốt. Mỗi điểm di tích đều được bao bọc bởi thảm rừng tự nhiên tạo nên những điểm nhấn riêng có cho bức tranh “Sơn thủy hữu tình” của núi non Yên Tử. Tạo cảm giác tĩnh lặng, trang nghiêm, đưa du khách lạc vào cõi bồng lai tiên cảnh.

Tuy nhiên, từ khi thành lập cho đến nay rừng Quốc gia Yên Tử chưa có quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng, mới chỉ lập dự án đầu tư, do đó thiếu một số nội dung nhiệm vụ trong bảo tồn và phát triển rừng bền vững. Các hoạt động chính tập trung vào quản lý, tôn tạo, bảo vệ di tích; cở sở hạ tầng cho bảo vệ phát triển rừng còn sơ sài.

Để bảo tồn, phát triển bền vững rừng và phát huy tiềm năng, thế mạnh về cảnh quan thiên nhiên, đa dạng sinh học, dịch vụ du lịch của rừng Quốc gia Yên Tử, góp phần phát triển kinh tế xã hội của địa phương, việc xây dựng quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững rừng Quốc gia Yên Tử tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2013-2020 là hết sức cần thiết nhằm xác định rõ mục tiêu nội dung nhiệm vụ để tổ chức thực hiện.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí