DANH MỤC CÁC HÌNH, SƠ ĐỒ
Hình 1.1: Sơ đồ quy trình đánh giá cảnh quan 25
Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý khu vực rừng Quốc gia Yên Tử 35
Hình 2.2. Bản đồ địa hình khu vực rừng Quốc gia Yên Tử 37
Hình 2.3. Bản đồ nhiệt độ khu vực rừng Quốc gia Yên Tử 40
Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng thực vật khu vực rừng Quốc gia Yên Tử 48
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 1
- Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Thành Phố Uông Bí Tỉnh Quảng Ninh
- So Sánh Các Điều Kiện Địa Lý, Cấu Trúc Cq Và Hoạt Động Du Lịch
- Các Hệ Thống Phân Loại Phổ Biến Trong Nghiên Cứu Cq
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Trong thập kỉ gần đây, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế quan trọng và là một ngành kinh tế mũi nhọn, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội góp phần bảo vệ môi trường và sử dụng hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên ở nhiều quốc gia trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Chiến lược phát triển phát triển du lịch Việt Nam tầm nhìn đến năm 2020 đã xác định trong Nghị quyết đại hội Đảng toàn quốc lần thứ IX: Liên kết chặt chẽ các ngành liên quan đến hoạt động du lịch để đầu tư phát triển một số khu du lịch tổng hợp và trọng điểm, đưa ngành du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn. Đặc biệt hơn nữa là khai thác những thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phục vụ cho phát triển du lịch.
Đối với tỉnh Quảng Ninh, hiện nay ngành du lịch của tỉnh chỉ không chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu GDP toàn tỉnh mà còn là ngành kinh tế chủ đạo, với mục tiêu phát huy lợi thế, tiềm năng phát triển kinh tế của tỉnh, phát triển công nghiệp vẫn chiếm ưu thế nên tỉnh Quảng Ninh mặc dù vẫn hướng tới mục đích phát triển kinh tế theo con đường công nghiệp song bên cạnh đó đã rất chú trọng tới việc phát triển và nâng cao chất lượng du lịch trong toàn tỉnh, tăng thu nhập cho người lao động, góp phần tích cực vào sự nghiệp công nghiệp hóa - hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn ở vùng trung du và miền núi. Để phát triển du lịch ngoài kinh nghiệm, trình độ của con người thì các nhân tố tự nhiên đóng một vai trò hết sức quan trọng.
Thành phố Uông Bí nằm ở phía Tây tỉnh Quảng Ninh, có diện tích đồi núi, rừng tương đối lớn, nét đặc trưng này cũng là thuận lợi nhưng cũng là thách thức trong quá trình phát triển kinh tế của thành phố. Với tiềm năng đất đai, khí hậu, khoáng sản, tài nguyên phong phú, thành phố Uông Bí hội tụ tất cả các điều kiện để phát triển toàn diện các ngành kinh tế cả công nghiệp, nông nghiệp, lâm nghiệp và du lịch. Đặc biệt là tài du lịch và tài nguyên khoáng sản phong phú đã tạo nên những điều kiện để thành phố phát triển cơ cấu kinh tế đa dạng. Tuy nhiên, việc quan tâm đầu tư để khai thác các nguồn lực của thành phố phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế hiện nay còn chưa tương xứng. Tuy tiềm năng để phát triển kinh tế của thành phố rất mạnh nhưng công tác khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực đó còn thiếu tính lâu dài và đồng bộ trên toàn khu vực, thiếu
cơ sở khoa học. Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững, phát huy được thế mạnh của thành phố, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc định hướng phát triển, nâng cao hiệu quả của việc sử dụng tài nguyên thiên nhiên, nhân văn đảm bảo phát triển bền vững kinh tế - xã hội của thành phố Uông Bí. Chính vì vậy, tác giả lựa chọn đề tài: “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch” nhằm góp phần đề xuất giải pháp khai thác tốt các tiềm năng tự nhiên phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ môi trường của thành phố Uông Bí nói riêng và tỉnh Quảng Ninh nói chung.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ của đề tài
2.1. Mục tiêu
- Nghiên cứu đặc điểm phân hóa cảnh quan Khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, làm sáng tỏ tiềm năng và thực trạng khai thác tài nguyên du lịch của khu vực.
- Xác lập luận cứ khoa học cho phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh trên cơ sở phân tích, đánh giá cảnh quan cho một số loại hình phát triển du lịch, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển ngành du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
2.2. Nhiệm vụ
Để hoàn thành những mục tiêu trên, luận văn phải giải quyết những nhiệm vụ sau:
1. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài. Xác định cơ sở khoa học và phương pháp nghiên cứu đề tài.
2. Thu thập các dữ liệu, số liệu, tài liệu, bản đồ có liên quan ở vùng nghiên cứu.
3. Phân tích đặc điểm, sự phân hóa các hợp phần tự nhiên, xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan và thành lập bản đồ cảnh quan khu vực rừng Quốc gia Yên tử, tỷ lệ 1:50.000 làm cơ sở để đánh giá các loại hình du lịch trong lãnh thổ nghiên cứu.
4. Đánh giá cảnh quan khu vực rừng Quốc gia Yên Tử cho mục đích phát triển du lịch.
5. Đề xuất một số định hướng khai thác sử dụng hợp lý tài nguyên, tổ chức không gian phát triển du lịch theo hướng bền vững khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
3. Phạm vi nghiên cứu
3.1. Về không gian, thời gian
- Bao gồm toàn bộ phần diện tích của khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
- Về mặt thời gian: Luận văn sử dụng các số liệu từ năm 2005 cho đến nay
3.2. Về nội dung
- Đối tượng là các nhân tố địa hình, khí hậu, sinh vật ảnh hưởng tới sự phát triển và hoạt động du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
- Luận văn nghiên cứu sự phân hóa điều kiện tự nhiên trong địa bàn khu vực rừng quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh
- Luận văn đi sâu nghiên cứu, đánh giá các thành địa hình, khí hậu, sinh vật khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh. Từ đó, xác định mức độ thuận lợi hay không thuận lợi của từng thành phần đối với phát triển các loại hình du lịchkhác nhau và đề xuất định hướng không gian phát triển du lịch bền vững khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.
4. Quan điểm và phương pháp nghiên cứu
4.1. Quan điểm nghiên cứu
4.1.1. Quan điểm tổng hợp
Quan điểm tổng hợp là quan điểm chủ đạo, giữ vai trò kim chỉ nam cho mọi nghiên cứu địa lý mà các đối tượng được nằm trong tổng hòa các mối liên hệ giữa chúng với nhau. Quan điểm tổng hợp yêu cầu và đặt ra cho các nhà nghiên cứu phải nhìn nhận sự vật hiện tượng địa lý trong mối quan hệ tương tác nhau bởi mỗi một sự vật hiện tượng trong giới vô cơ và hữu cơ đều có những quy luật vận động phức tạp. Các ngành kinh tế phát triển trên cơ sở hệ thống tương đối toàn diện từ nguồn lực tự nhiên cho đến các nguồn lực kinh tế xã hội. Mỗi ngành kinh tế có tính đặc thù riêng, tuy nhiên, một nền kinh tế muốn phát triển bền vững phải đảm bảo mối quan hệ liên ngành, tổng hợp có hệ thống của các thành phần kinh tế.
Như vậy, khi nghiên cứu tới cấu trúc, chức năng để đánh giá thuận lợi và khó khăn của thành phố Uông Bí, không chỉ xem xét từng bộ phận của tự nhiên mà phải nghiên cứu một cách toàn diện các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên và các
mối quan hệ tương tác giữa chúng. Ngoài ra còn chú ý đến các điều kiện kinh tế - xã hội và môi trường trong mối quan hệ tổng hợp với các điều kiện tự nhiên để từ đó đề xuất các định hướng bố trí không gian phát triển du lịch thích hợp với từng điều kiện của các phường, xã trong thành phố Uông Bí.
4.2.2. Quan điểm hệ thống
Quan điểm hệ thống chính là cơ sở cho phép xác định lãnh thổ nghiên cứu là một hệ thống lớn chứa đựng các hệ thống con trong nó, đồng thời cũng là hệ thống con trong mối liên hệ với các lãnh thổ cấp cao hơn, tạo nên sự phân hóa đa dạng của lãnh thổ. Hệ địa sinh thái là một hệ thống động lực hở và tự điều chỉnh có ranh giới xác định và có sự thống nhất biện chứng giữa các thành phần cấu tạo.
Quan điểm hệ thống là quan điểm khoa học chung, phổ biến và là đặc trưng của địa lý học. Quan điểm hệ thống cho phép phân tích, xác định mối quan hệ hữu cơ trong hoạt động khai thác - sử dụng tài nguyên và phát triển kinh tế - xã hội thành phố Uông Bí. Bên cạnh đó, hệ địa sinh thái thành phố cũng là một hệ thống động lực có khả năng thay đổi theo thời gian, vì vậy, cần có sự quan tâm đúng mức khi tiến hành phân tích, đánh giá, vạch ranh giới các đơn vị CQ trong một thời gian phù hợp, cụ thể nhằm phân tích đánh giá và đưa ra các định hướng phát triển du lịch đúng đắn trên địa bàn thành phố Uông Bí.
4.2.3. Quan điểm lãnh thổ
Quan điểm lãnh thổ là quan điểm mang tính đặc thù của các đối tượng, hiện tượng địa lí hay nói một cách khác mọi sự vật hiện tượng đều có sự phát sinh, phát triển trên một lãnh thổ nhất định, chúng có sự phân hoá không gian nội tại nhưng cũng có mối quan hệ mật thiết với các lãnh thổ xung quanh về cả tự nhiên và kinh tế xã hội.
Mỗi cảnh quan đều phát sinh và hình thành phát triển gắn với một không gian cụ thể, sự thay đổi bất cứ một thành phần tự nhiên trong một bộ phận lãnh thổ từ miền núi hay vùng gò đồi cũng đều có liên quan đến các bộ phận lãnh thổ khu vực đồng bằng và ngược lại. Vì vậy quan điểm lãnh thổ được vận dụng để tiến hành nghiên cứu cảnh quan rừng Quốc gia Yên Tử và đặt trong mối liên hệ cho việc xây dựng chiến lược kinh tế đồng bộ của toàn tỉnh Quảng Ninh.
4.2.4. Quan điểm lịch sử
Mỗi thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên đều có quá trình phát sinh, phát triển và biến đổi không ngừng theo thời gian. Mỗi đơn vị cảnh quan phải mất một thời gian dài để hình thành. Trong quá trình phát triển các đặc trưng riêng hầu như đã bị biến đổi.
4.2. Phương pháp nghiên cứu
4.2.1. Phương pháp thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp tài liệu
Khi đã xác định được phương hướng của đề tài thì để có cái nhìn khái quát, cụ thể về khu vực nghiên cứu thì phương pháp thu thập, phân tích, xử lí và tổng hợp tài liệu là rất cần thiết trong việc tiếp cận vấn đề nghiên cứu. Các tài liệu, số liệu thống kê được phân tích chọn lọc và tổng hợp lại để phù hợp với yêu cầu của đề tài. Trên cơ sở đó tiến hành lập đề cương chuẩn bị cho công tác thực địa để kiểm chứng, bổ sung cập nhật tài liệu, bảo đảm tính đúng đắn và tính chính xác của việc điều tra nghiên cứu tổng hợp điều kiện địa lý lãnh thổ phù hợp với mục đích nghiên cứu.
4.2.2. Phương pháp khảo sát thực địa
Đây là phương pháp truyền thống, bắt buộc khi nghiên cứu các vấn đề tài nguyên thiên nhiên và môi trường, nhất là đối với địa lý tự nhiên tổng hợp. Phương pháp này được sử dụng nhằm thu thập, bổ sung tài liệu, tìm hiểu thực tế ở lãnh thổ nghiên cứu và kiểm chứng kết quả nghiên cứu, điều tra tổng hợp về điều kiện tự nhiên và tiềm năng tài nguyên thiên nhiên, kinh tế - xã hội của khu vực, bổ sung, chỉnh sửa, cập nhật số liệu, thông tin đã thu thập.
4.2.3. Phương pháp bản đồ và hệ thống thông tin địa lý (GIS)
Đây là một phương tiện hỗ trợ đắc lực cho việc biểu diễn các thành quả nghiên cứu - đánh giá cảnh quan. Với nhiều tính năng ứng dụng cao trong nghiên cứu địa lý mà phương pháp bản đồ, hệ thông tin địa lý (GIS) là các phương pháp không thể thiếu trong các công trình nghiên cứu cảnh quan. Trong đề tài, phương pháp GIS được vận dụng để chuẩn hóa, phân loại, tích hợp các lớp dữ liệu hợp phần cảnh quan, chồng xếp các lớp dữ liệu, xây dựng các bản đồ chuyên đề.
4.2.4. Phương pháp phân tích và đánh giá cảnh quan
Đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các giá trị kinh tế của ĐKTN và TNTN của tổng thể lãnh thổ cho mục tiêu phát triển KT - XH, mô hình hoá các hoạt động giữa tự nhiên với KT -XH phục vụ cho việc dự báo những biến đổi của môi trường, điều chỉnh các tác động của con người, xây dựng cơ sở cho việc quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.
Sau khi có kết quả nghiên cứu CQ, tác giả tiến hành các bước đánh giá CQ tuần tự từ việc lựa chọn chỉ tiêu, phân cấp chỉ tiêu, xác định trọng số, thang điểm, xác định các nhân tố giới hạn; phương pháp tính điểm, phân chia mức độ thích hợp (thuận lợi) của các đơn vị CQ với các loại hình sản xuất; nhóm gộp các cấp thuận lợi để thể hiện lên bản đồ… Nội dung nghiên cứu và các bước tiến hành ĐGCQ đã được các nhà CQH xây dựng.
4.2.5. Phương pháp chuyên gia
Phương pháp chuyên gia là cách mang lại những phản hồi có giá trị, bám sát nhất vào đề tài nghiên cứu dựa trên những nhận định, phân tích, phản hồi từ việc tác giả đã tiếp xúc và trao đổi với cán bộ quản lí địa phương, người dân địa phương ở các điểm khảo sát nhằm thu thập nhanh thông tin về tình hình sử dụng tài nguyên, tình hình sản xuất, hoạt động KT-XH địa phương. Các thông tin được thu thập, chọn lọc phù hợp với mục đích nghiên cứu, bổ sung cho luận văn. Nhờ có sự nhìn nhận khách quan từ các nhân chứng mà đề tài mang tính ứng dụng cũng như chân thực hơn.
5. Tổng quan các công trình nghiên cứu có liên quan đến đề tài
5.1. Các công trình nghiên cứu cảnh quan trên Thế giới
Nghiên cứu cảnh quan phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội phát triển mạnh mẽ, có rất nhiều công trình của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau.. Giai đoạn từ cuối thế kỉ 19, đầu thế kỉ 20 được coi là giai đoạn đặt nền móng cho sự hình thành khái niệm cảnh quan, với nhiều công trình nghiên cứu về cảnh quan của các tác giả thuộc nhiều trường phái khác nhau từ trường phái Nga (Liên Xô cũ) và các nước Đông Âu đến trường phái nghiên cứu cảnh quan của Tây Âu và Bắc Mĩ.
Học thuyết về cảnh quan được sáng lập ra bởi nhà bác học Nga L.S. Berg với tiền đề là học thuyết của V.V. Dokutsaev về địa tổng thể và các đới thiên nhiên. Đến năm 1913, L.S. Berg đã đưa khái niệm cảnh quan vào trong khoa học địa lí và ông cho rằng chính cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của khoa học địa lí. Đến năm 1931, L.S. Berg công bố tác phẩm “Các đới cảnh quan địa lí Liên Xô” (tập 1) - công trình nổi tiếng là cơ sở để hoàn thiện lí luận cảnh quan. Cảnh quan học thực sự phát triển mạnh mẽ sau chiến tranh thế giới thứ nhất 1945. Đóng góp to lớn vào việc hoàn thiện và phát triển lý thuyết nghiên cứu cảnh quan phải kể đến công lao của các nhà địa lý Xô Viết.
Năm 1947, N.A.Xôntxev đã trình bày những tổng hợp lý luận đầu tiên, ông phát triển các quan niệm về cảnh quan trong các công trình trước đó của L.G.Ramenxki, X.V.Kalexnik, đưa ra một định nghĩa mới, rõ ràng hơn về hình thái cảnh quan. Từ đó bắt đầu có nhiều công trình nghiên cứu về lý luận cảnh quan và các vấn đề liên quan. Đầu tiên là các nghiên cứu của B.B. Pôlưnôv, tiếp đó A.I. Pérelman đã nghiên cứu về sự di động của các nguyên tố hoá học trong cảnh quan và yếu tố hoá học trong phân chia cảnh quan. Tác giả M.A.Glazôpxkaia đã tiến hành xây dựng những nguyên tắc phân loại địa hoá các cảnh quan một cách cụ thể hơn và đưa ra hệ thống phân loại các cảnh quan địa phương. Hướng nghiên cứu địa vật lý cảnh quan do A.L.Armand đề xuất, ông đã sử dụng các phương pháp vật lý hiện đại để nghiên cứu mối tác động qua lại giữa các thành phần cấu tạo nên CQ.
Năm 1955, hội nghị chuyên đề cảnh quan học được triệu tập ở Lêningrat và liên tiếp sau đó là các Hội nghị Khoa học về các vấn đề cảnh quan học được tổ chức gần như hàng năm. Từ đó các nhà nghiên cứu cảnh quan học Xô Viết đã dần hoàn thiện lý luận, phương pháp nghiên cứu, ứng dụng cảnh quan học, mở rộng các công trình nghiên cứu và thành lập bản đồ cảnh quan ở nhiều tỷ lệ khác nhau, nghiên cứu về nguyên tắc, phương pháp xây dựng bản đồ, phân loại cảnh quan, vấn đề sử dụng học thuyết cảnh quan trong thực tiễn qua các công trình của N.I.Mikhailôv, V.B.Xôtsava (1956), N.A.Gvozdetxki (1963), X.V.Kalexnik (1964), A.G.Ixatsenko (1965), P.N.Minkov,
V.X.Preobrazenxki (1966), N.A.Xôntxev, V.I.Prôkaev (1971)...
Sự ra đời của “Cảnh quan học ứng dụng” phải kể đến công lao to lớn của A.G. Ixatsenko. Ông là một nhà cảnh quan tiêu biểu khác của Nga có nhiều công trình có giá trị. Năm 1961, ông đã hoàn thành công trình “Bản đồ cảnh quan Liên Xô, tỉ lệ 1:
4.000.000 và vấn đề phương pháp nghiên cứu cảnh quan”. Năm 1969, ông cho ra đời tác phẩm “Cơ sở cảnh quan học và phân vùng địa lý tự nhiên”, trong đó ông đã trình bày những cơ sở lí thuyết và các nguyên tắc cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên. Đến năm 1974, ông cùng với A.A. Shliapnikov công bố công trình “Về những nội dung của bản đồ cảnh quan địa lý”. Năm 1976, ông tiếp tục xuất bản cuốn “Cảnh quan học ứng dụng” - công trình thể hiện tầm nhìn và khả năng nắm bắt thực tiễn rất nhạy bén của ông khi đưa quan điểm ứng dụng vào cảnh quan học. Những năm sau, một loạt các