Bản Đồ Nhiệt Độ Khu Vực Rừng Quốc Gia Yên Tử

Hình 2 3 Bản đồ nhiệt độ khu vực rừng Quốc gia Yên Tử 2 1 4 Thủy văn Tài 1

Hình 2.3. Bản đồ nhiệt độ khu vực rừng Quốc gia Yên Tử

2.1.4. Thủy văn - Tài nguyên nước

Trong khu rừng Quốc gia Yên Tử có 4 hệ thuỷ chính, trong đó có 3 hệ suối đều bắt nguồn từ núi Yên Tử là: hệ suối Cây Trâm, suối Giải Oan, suối Bãi Dâu và suối Tắm bắt nguồn từ khu B.

Các suối đều duy trì dòng chảy quanh năm, chất lượng nước khá tốt. Tuy nhiên, nhiều đoạn dòng chảy bị bồi lấp, sạt nở 2 bên bờ, do hậu quả của việc khai thác than thiếu kiểm soát từ những năm 80 - 90. Thượng nguồn của các suối có một số thác: thác Ngự Dội, thác Vàng, thác Bạc có nước quanh năm tạo cảnh quan đẹp rất hấp dẫn khách du lịch.

Nhìn chung hệ thống thủy văn khu vực rừng Quốc gia Yên tử phân bố khá đều, mặc dù địa hình không chia cắt mạnh nhưng hàng năm vào những tháng mùa mưa vẫn có hiện tượng lũ quét xảy ra tuy không phải là phổ biến. Một số đoạn suối cần được nạo vét để cải thiện hệ sinh thủy hai bên bờ.

2.1.5. Rừng - Tài nguyên động, thực vật

2.1.5.1. Thảm thực vật rừng

Theo quan điểm và hệ thống phân loại thảm thực vật Việt Nam của tiến sỹ Thái Văn Trừng, thảm thực vật rừng của Yên Tử được chia làm 2 kiểu chính:

Rừng kín lá rộng thường xanh á nhiệt đới núi thấp

Phân bố ở độ cao 700 m trở lên, đây là đai phân bố chiếm ưu thế của khu hệ thực vật á nhiệt đới, với các loài cây trong họ Long não (Lauraceae); Dẻ (Fagaceae) kiểu này còn rất ít, kết cấu tầng tán tương đối ổn định (từ đèo Gió qua đỉnh Yên Tử, dọc ranh giới phía Đông Bắc của khu rừng).

+ Tầng cây gỗ: Chia làm 2 tầng phụ: tầng vượt tán (A1) và tầng (A2). Thành phần thực vật trong kiểu rừng này là: Vối thuốc, Dẻ cau lá bạc, Dẻ cau lá nhọn, Giổi đỏ, Trứng gà ba gân, Kháo đá, Chẹo núi, Chân chim lá dầy…

+ Tầng cây bụi, thảm tươi: thành phần gồm Lấu, Trọng đũa, Trọng đũa lá khôi, Đỗ quyên, Găng…

+ Tầng thảm tươi gồm: các loài Quyết thực vật, Mua đất, Thạch tùng, Rêu, Bảy lá một hoa, Lan hài, Lan 1 lá, Địa lan…

+ Tầng tre nứa và thực vật ngoại tầng:

. Thành phần chủ yếu: Trúc ngọt, Tre sặt, mật độ > 10.000 cây/ha

. Thực vật ngoại tầng: Phong lan, dây leo nhỏ thuộc họ Na, họ Trúc đào… đáng chú ý là dây bình vôi, Ngũ gia bì… là loài quý hiếm.

+ Tầng tái sinh: Mật độ cây tái sinh từ 1.000 - 1.200 cây/ha, trong đó có các loài quý hiếm như: Kim giao, Thông tre, Thông nàng, Hồng tùng…

- Các ưu hợp rừng chủ yếu:

+ Vối thuốc + Dẻ gai lá bạc + Chẹo núi: phân bố ở sườn giữa và độ cao 800 m;

+ Giẻ cau + Giổi đỏ + Vối thuốc + Chẹo núi + Chè hồi: phân bố ở sườn cao, độ cao 900 - 1000m.

+ Sú rừng + trúc ngọt: phân bố ở sườn, độ cao 900 - 1000m.

+ Trúc + Kháo + Chè đuôi lươn: phân bố ở sườn trên, độ cao 800-900m.

+ Trúc ngọt: phân bố sườn trên, độ cao 800-900m.

Rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới

Kiểu rừng này phân bố ở độ cao dưới 700 m, rừng ở đây đã bị khai thác, kết cấu tầng tán không ổn định.

Căn cứ vào mức độ tác động và sự phục hồi của rừng chia làm 4 loại rừng chính: Rừng ít bị tác động, rừng bị tác động nhẹ, rừng bị tác động mạnh và rừng phục hồi. Đáng chú ý nhất là rừng ít bị tác động, rừng vẫn giữ được cấu trúc gần như nguyên trạng và đặc trưng cho vùng Đông Bắc, rừng gồm 6 tầng:

+ Tầng cây gỗ: thành phần các loài thực vật cơ bản trong kiểu rừng kín lá rộng thường xanh mưa mùa nhiệt đới núi thấp, gồm 3 tầng: A1, A2, A3.

+ Tầng cây bụi: không cao quá 5m bao gồm các loài thực vật: Lấu, Trọng đũa, Bồ cu vẽ, Mua cây cao, Đỏ ngọn, Sầm sì, Hoắc quang tía…

+ Tầng thảm tươi: bao gồm các loài cỏ, ráy, Sa nhân, các loài Quyết thực vật, Thạch tùng, Hoàng tinh, Địa lan…

+ Tầng tre nứa thường tạo thành tầng riêng ở những nơi sáng và tạo tầng không liên tục dưới tán rừng. Thành phần thực vật là Giang, Tre sặt, Vầu, Trúc ngọt…

+ Thực vật ngoại tầng chủ yếu các loài: Phong lan, dây leo thuộc họ Na, Trinh nữ, họ Vang, họ Đậu, họ Trúc đào… trong dây leo đáng chú ý là loài Ba kích, dây đau xương, dây bình vôi, dây hoằng đằng, dây ngũ gia bì… là các loài quý hiếm.

+ Tầng tái sinh: mật độ cây tái sinh từ 5.000 - 8.000 cây/ha, trong đó có các loài quý hiếm như: Kim giao, Thông tre, Thông nàng, Hồng tùng…

- Các ưu hợp chủ yếu của kiểu rừng:

+ Lim xanh + Gụ lau + Dẻ gai Ấn Độ + Chẹo: phân bố sườn dông có độ cao < 400m.

+ Re + Gội, Dẻ gai + Súm: phân bố sườn giữa độ cao 400 - 600m.

+ Dẻ gai + Gội + Trám + Kháo: phân bố sườn giữa, độ cao 400 - 600m.

+ Sồi phảng + Hồng tùng + Chè rừng + Trâm: phân bố sườn giữa, độ cao 400 - 600m.

+ Trâm + Kháo + Dẻ gai đỏ + Chè đuôi lươn: phân bố sườn trên, độ cao 600 - 800m.

+ Trâm + Kháo+ Sồi lông + Tre sặt: phân bố sườn dông độ cao 400 - 800m.

Rừng thứ sinh nhân tác (rừng trồng)

Rừng trồng trong khu rừng Yên Tử chủ yếu là: Thông, Bạch đàn, Keo… các loài cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt, riêng rừng Bạch đàn cần thiết phải được để trồng thay thế bằng các loài cây bản địa có giá trị cảnh quan hơn.

Thảm cỏ cây bụi

Loài thực vật chủ yếu là Sim, mua, lau lách… Thảm này cần được phục hồi rừng bằng các biện pháp trồng mới trên các trạng thái (IA, IB) và thực hiện khoanh nuôi tái sinh tự nhiên trên các trạng thái có cây gỗ rải rác (IC), để tăng độ che phủ của rừng. Tuy nhiên cũng cần giữ lại một số diện tích trạng thái có cây bụi, cỏ để cung cấp thức ăn cho các loài động vật móng guốc cũng như tạo môi trường sống cho các loài chim, thú khác.

Hệ thực vật rừng

Theo kết quả điều tra ban đầu của Thạc sỹ Nguyễn Văn Huy và các cộng sự Trường Đại học Lâm nghiệp Việt nam cho thấy: Hệ thực vật khu đặc dụng Yên Tử phong phú và đa dạng.

Đa dạng hệ sinh thái

- Hệ sinh thái rừng: diện tích lớn nhất 80,9% diện tích, đã tạo nên cảnh quan, môi trường cho khu di tích Yên Tử.

- Hệ sinh thái đồng cỏ: diện tích nhỏ, rải rác, bao gồm: cỏ tranh, cỏ lá tre, cỏ lau, cỏ lông lợn…

- Hệ sinh thái suối: tập trung 3 hệ suối chính (Giải Oan, Cây Trâm và Bãi Dâu), có các loài thực vật sau: Trâm suối, Kháo suối, Rù rì nước…

- Hệ sinh thái xóm làng: 5 thôn: Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm mẫu 1, Năm mẫu 2 (xã Thượng Yên Công) và thôn Cửa ngăn (phường Phương Đông), các loài cây trồng chủ yếu: lúa nước, sắn, khoai, rau các loại, dưa, bí…

Đa dạng về thành phần loài cây

Kết quả điều tra đánh giá ban đầu xác định khu rừng Yên Tử bao gồm: 830 loại thực vật bậc cao có mạch của 509 chi, 171 họ thuộc 5 ngành thực vật chính.

Theo đánh giá ban đầu của các chuyên gia thực vật, rừng Yên tử hiện nay là trung tâm của vùng phân bố Táu mật, Sao Hòn Gai, Lim xanh, Gụ lau, Sến mật, Hồng tùng, Trầu tiên, Sú rừng…

Bảng 2.2. Thống kê số loài thực vật rừng Yên Tử


Ngành thực vật

Số họ

Số chi

Số loài

1. Thông đất (Lycopodiphyta)

2

2

3

2. Mộc tặc (Equisetophyta)

1

1

1

3. Dương xỉ (Polypodiophyta)

10

12

20

4. Hạt trần (Pinophyta)

5

9

14

5. Hạt kín (Magnoliophyta)

153

485

792

5.1. Một lá mầm (Liliopsita)

28

89

117

5.2. Hai lá mầm (Magnoliopsita)

125

382

675

Tổng cộng

171

509

830

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Số lượng họ, chi, loài của 5 ngành thực vật đã khẳng định hệ thực vật Rừng quốc gia Yên Tử phong phú về loài cây, đa dạng về họ và chi thực vật.

(Chi tiết các loài trong danh lục thực vật - phần phụ biểu)

Đa dạng về họ thực vật

Theo tác giả Tolmachop AL, tổng số loài của 10 họ giàu loài nhất chiếm nhỏ nhất hơn 50% tổng số loài của khu hệ thực vật được coi là đa dạng về họ.

Tổng hợp số loài của 10 họ lớn nhất của hệ thực vật của Yên Tử có 32,4 % tổng số loài toàn khu đặc dụng, điều này cho phép kết luận: Rừng Yên Tử có sự đa dạng về họ thực vật, trong đó:

- Có nhiều họ thực vật điển hình cho hệ thực vật nhiệt đới vùng núi Bắc Bộ có nguồn gốc tại chỗ như: họ Dầu tằm, Ba mảnh vỏ, Cà phê, Đậu, Vang, Ráy, Phong lan…

- Có nhiều họ thực vật điển hình có nguồn gốc từ hệ thực vật á nhiệt đới; Trung quốc - Hymalaya như: Họ Re, Mộc lan, Trúc đào, Chè, Hồ đào, Sồi, Dẻ…

- Loài thực vật điển hình cho thực vật nhiệt đới ở Yên Tử là: Lim xanh, Gụ, Sến, Táu, Sao Hòn gai…

- Loài thực vật điển hình cho thực vật á nhiệt đới ở Yên Tử là: Thông tre, Thông nàng, Hoàng đàn giả (Hồng tùng), Trầu tiên, Sú rừng, Trúc ngọt…

Các loài thực vật quý hiếm, có giá trị cần được bảo vệ: Theo Sách Đỏ Việt Nam và Nghị định 32/2006/NĐ-CP, Rừng quốc gia Yên Tử đã thống kê được 38 loài cây trong các ngành, trong đó: Ngành dương xỉ: 4 loài, ngành Hạt trần 7 loài và ngành hạt kín 27 loài.

Bảng 2.3. Danh mục các loài thực vật quý hiếm Rừng quốc gia Yên Tử


TT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Gụ lau

Sindora glabra wall et Roxb

2

Nhọc lá dài

Polyalthia plagioneura Diels

3

Thông tre

(Podocarpus neriifolius D.Don

4

Thông tre lá ngắn

(Podocarpus macrophylus D.Don var Maki Endl

5

Thông la hán

Podocarpus chinensis (roxb) Wall

6

Giổi xanh

Michelia mediocris Dandy

7

Vàng tâm

Manglietia fordiana (Hemsl) Oliv

8

Giổi đó

Magnolia SP

9

Sến mật

Madhuca pasquieri H.J.Lamb

10

Đinh thối

Hernandia brilletti Steenis

11

Lim xanh

Erythrofloeum fordii Oliver

12

Hồng tùng

Dacrydium pierrei Hicket

13

Vù hương

Cinamomum balansae Lec

14

Lát hoa

Chukrasia tabularis A.Juss

15

Trầm

Aquilaria crassna Pierre

16

Chò đãi

Anamocarya sinensis (Dode) Leroy

17

Tô hạp

Altingia chinensis (Champ) Olivex

18

Dây đau xương

Tinospora tomentosa Miers

19

Mã tiền dây

Stryclinos umbellata (Lour) Merr

20

Củ bình vôi

Stephania cepharantha Hayata

21

Bách bộ

Stemona cochinchinensis Gagnep

22

Thổ phục sinh

Smilax glabra Wall.Et Roxb

23

Bảy lá một hoa

Paris polyphylla Sm

24

Cốt cắn, khát nước

Mephrolepis cordifolia Prest

25

Ba kích

Morinda officinalis How

26

Tử chanh

Frakinus floribunda Wall

27

Hoàng đằng

Fibraurea tinctoria Lour

28

Mắc niễng

Eberhardtia tonkinensis H.Lec

29

Hoàng tinh

Dispozopis longifolia Craib

30

Vạn tuế

Cycas revoluta Thumb

31

Tuế lá xẻ

Cycas nicholitzii Dyer

32

Sơn tuế

Cycas balansae Warb

33

Lông cu li

Cibotium bronietz (linn) J.Sun

34

Tô mộc

Caesalpinia sappan L

35

Trầu tiêu

Asaran maximum Hemsl

36

Lá khôi tía

Ardisia sylvestris Pit

37

Sa nhân

Amomum vilosum L

38

Ngũ gia bì

Acanthopanax trifoliatus (L) Merr

Đa dạng về giá trị và công dụng

- Các loài cây có giá trị tại khu di tích gắn bó với Phật Hoàng Trần Nhân Tông và các đệ tử của Ngài trong thời gian tu hành tại Yên Tử đó là: hơn 200 cây Tùng cổ được trồng cách đây khoảng 700 trăm năm, tập trung tại đường Tùng, vườn Tùng và phân bố rải rác tại các chùa như: Vân Tiêu, Bảo Sái… Đó là: Rừng trúc Yên Tử; 13 cây Đại cổ; Mai vàng Yên Tử… Ngoài ra một số loài cây dược liệu quý (Sa nhân, Lá khôi tía, Ba kích tím…) gắn với các điểm di tích như Am Dược, Am Hoa…

- Cây cho dầu béo (Trẩu, Nụ, Sở, Bứa).

- Cây cho tinh dầu thơm (Thông, Hương nhu, Mần tang, Trầm, Vù hương).

- Cây cho nhựa (Trám, Sơn ta, Đa, Si, Sữa).

- Cây cho sợi (Trầm, Dó, Dướng, Hu đay, Bo, Gai).

- Cây cho thuốc chữa bệnh (Ba kích, Trầu tiên, Hoằng đằng, Sa nhân…).

- Cây làm cảnh, bóng mát (Thông tre, Kim giao, Hoàng đàn giả, Mai vàng, Thông mã vĩ, Ngọc lan…).

Ngoài ra cũng cần kể đến những loài cây cho hoa, tán lá đẹp phù hợp với khu di tích lịch sử văn hoá và làm tôn vẻ đẹp cảnh quan của khu vực, như:

- Cây cho hoa màu vàng: Vàng anh, Mai vàng, Dây múng, Cúc, Đại…

- Cây cho mầu đỏ: Bông gạo, Bo, Mò đỏ, Sau sau.

- Cây cho mầu trắng: Thàn mát, Dâu da xoan.

- Cây cho mầu tím: Sim, Mua, Mý…

2.1.5.2. Tài nguyên động vật rừng

Bảng 2.4. Thống kê các loài động vật Rừng quốc gia Yên Tử


Lớp động vật

Bộ

Họ

Loài

1. Lớp Thú

5

17

35

2. Lớp Chim

11

32

77

3. Lớp Bò sát

2

10

24

4. Lớp lưỡng thể

2

5

15

Cộng

20

64

151

Theo kết quả điều tra của chuyên gia động vật Đỗ Tước và các cộng sự thuộc Trung tâm Tài nguyên môi trường Viện Điều tra quy hoạch rừng tại rừng đặc dụng Yên Tử bước đầu xác định được:

Tổng số loài động vật ở cạn có xương sống là 151 loài thuộc 64 họ, 20 bộ và 4 lớp.

- Về thú: đã phát hiện được đàn Voọc mũi hếch (Phinopithecus avuneulus) còn tồn tại khu vực tiểu khu 9B, khoảnh 8, TK 32 của Yên Tử. Trước đây mới chỉ biết loài thú đặc hữu này chỉ còn ở Hà Giang, Tuyên Quang. Vì vậy, đây là phát hiện còn giá trị về khoa học và bảo tồn loài kịp thời tại Yên Tử.

- Về bò sát, đáng chú ý là mẫu Nhông cá sấu (Thằn lằn cá sấu) (Slinisantus SP), đã được sưu tầm bởi chuyên gia Lê Khắc Quyết vào tháng 5/2002. Đây là loài mới cho Việt nam và có thể là loài phụ mới cho khoa học. Loài này rất giống với loài Nhông cá sấu ở Trung Quốc. Vì quá hiếm nên chưa có đủ thời gian và tư liệu kết luận loài này. Nhông cá sấu được xếp vào một của Sách Đỏ thế giới và Cites.

Các loài động vật quý hiếm cần bảo vệ tại Yên Tử: Bước đầu đã xác định tại Rừng Yên Tử 24 loài, bao gồm: 10 loài thú, 11 loài Bò sát, 3 loài Lưỡng thê.

Các loài động vật đặc hữu, quý hiếm là đối tượng chính cần được quan tâm bảo vệ của Rừng quốc gia Yên Tử sau này. Mặc dù Yên Tử có diện tích nhỏ, gần đô thị và rừng bị tác động trước đây, đến nay rừng đã được phục hồi bảo vệ tốt với tỷ lệ rừng tự nhiên chiếm 93,6 % diện tích tự nhiên, nên yếu tố đặc hữu khá cao, hiện có tới 3 loài: Voọc mũi hếch, Ếch ang và Thằn lằn cá sấu.

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí