Hình 2.4. Bản đồ hiện trạng thực vật khu vực rừng Quốc gia Yên Tử
Bảng 2.5. Các loài động vật quý hiếm Rừng quốc gia Yên Tử
Tên Việt Nam | Tên khoa học | |
1 | Trút | Manis pentadactyla |
2 | Cu li lớn | Nycticebus coucang |
3 | Khỉ mặt đỏ | Macaca arctoides |
4 | Voọc mũi hếch | Rhinopithecus avunculus |
5 | Khỉ mốc | Macaca assanensis |
6 | Rái cá thường | Lutra lutra |
7 | Beo lửa | Felidae teminckii |
8 | Báo gấm | Neofelis nebulosa |
9 | Sơn Dương | Naemorhedus sumatraensis |
10 | Sóc bay lớn | Ptaurista pyaurista |
11 | Ô rô vẩy | Acanthosaurus lepidogaster |
12 | Rồng đất | Physignathus cocineinus |
13 | Thằn lằn cá sấu | Shinisaunus SP |
14 | Trăn gấm | Python molutus |
15 | Rắn ráo | Ptuas kozzos |
16 | Rắn ráo trâu | Ptuas mucosus |
17 | Hổ mang chúa | Ophiphagus hannal |
18 | Hổ mang bành | Naja naja |
19 | Cạp nong | Bungaras fasciatus |
20 | Rùa đầu to | Playtusternon megacephalum |
21 | Rùa vàng | Cuora trifaciata |
22 | Cóc rừng | Bufo galeatus |
23 | Ếch ang | Rana microlineata |
24 | Ếch gai | Rana Spinnosa |
Có thể bạn quan tâm!
- Các Hệ Thống Phân Loại Phổ Biến Trong Nghiên Cứu Cq
- Vị Trí Địa Lý - Phạm Vi Ranh Giới Và Diện Tích
- Bản Đồ Nhiệt Độ Khu Vực Rừng Quốc Gia Yên Tử
- Hoạt Động Kinh Doanh Tại Các Khu Du Lịch Của Rừng Quốc Gia Yên Tử
- Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên Các Tiểu Vùng Địa Lí Tự Nhiên Yên Tử
- Định Hướng Phát Triển Bền Vững Du Lịch Rừng Quốc Gia Yên Tử Đến Năm 2020 Tầm Nhìn Đến Năm 2025
Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.
Tóm lại:
- Khu hệ động vật rừng Yên Tử khá đa dạng, mặc dù mới chỉ khảo sát sơ bộ cũng đã thống kê được 151 loài, con số này tương đương với khu hệ động vật của nhiều khu Bảo tồn thiên nhiên khác.
- Khu rừng Yên Tử hiện có 2 loài Ếch suối cỡ lớn nhất Việt Nam là Ếch gai và Ếch ang, đặc biệt Ếch ang là loài đặc hữu hẹp của Việt nam.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
2.1.1.1. Sản xuất nông nghiệp
a. Trồng trọt
Trồng trọt vẫn là nguồn thu chủ yếu đảm bảo cuộc sống của nhân dân trong khu vực Rừng quốc gia Yên Tử. Theo số liệu thống kê năm 2016 của UBND các xã: Diện tích đất nông nghiệp bình quân đầu người khoảng 0,1 ha/người (gồm đất sản xuất cây lương thực khoảng 400 m2/người và đất trồng cây lâu năm khoảng 600 m2/người). Lương thực bình quân đầu người trên 300kg/người/năm (theo Báo cáo tổng kết năm 2016 các xã, phường), thấp hơn mức trung bình toàn thành phố. Các sản phẩn nông nghiệp chủ yếu là tự cung tự cấp, phục vụ đời sông hàng ngày của người dân. Đã có một số mô hình đầu tư trồng cây ăn quả cho người dân nhưng chưa phát huy hiệu quả.
b. Chăn nuôi
Ngoài trồng trọt người dân còn tổ chức chăn nuôi gia súc, lợn, gà..., chủ yếu theo quy mô hộ gia đình, tự cung tự cấp là chính. Một vài năm gần đây đã hình thành một số mô hình chăn nuôi theo kiểu trang trại, sản xuất hàng hóa, nhưng chưa nhiều.
2.2.1.2. Sản xuất lâm nghiệp
Hoạt động sản xuất lâm nghiệp chủ yếu thực hiện trong vùng đệm của của Rừng quốc gia. Sản phẩm lâm nghiệp chủ yếu là gỗ trụ mỏ, nhựa thông. Tuy nhiên, sản xuất lâm nghiệp chưa đóng góp nhiều vào cơ cấu thu nhập của các hộ gia đình, do diện tích bình quân đầu người thấp, ít được đầu tư.
Đối với vùng lõi, từ năm 2005 đến nay, Ban quản lý Di tích và rừng quốc gia Yên Tử đã tiến hành quản lý bảo vệ rừng, khoanh nuôi trong phân khu phục hồi sinh thái, mỗi năm được 2.200 ha.
2.2.1.3. Dịch vụ du lịch và thương mại
Du lịch là thế mạnh của rừng Quốc gia Yên Tử, mang lại thu nhập đáng kể cho nhân dân trong vùng và ngân sách Thành phố. Các loại hình du lịch chính gồm: Du lịch tâm linh; du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng; du lịch cộng đồng... Tuy nhiên, việc kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu do các công ty, tổ chức cá nhân đảm nhận, Ban quản lý đóng vai trò quản lý Nhà nước chung, giữ gìn an ninh, trật tự, bảo tồn, bảo vệ, trùng tu di tích... Trong đó Công ty cổ phần phát triển Tùng Lâm là đơn vị chính tham gia cung ứng dịch vụ du lịch.
2.2.2. Dân cư, lao động
2.2.2.1. Dân số, dân tộc và phân bố dân cư trong vườn quốc gia Yên Tử
a. Dân số, phân bố dân cư
Theo Số liệu thống kê năm 2012, tỷ lệ tăng dân số của Thành phố Uông Bí là 1,32%, hàng năm giảm 0,05%. Dự báo dân số khu vực VQG quốc gia Yên Tử trong kỳ quy hoạch như sau:
Bảng 2.6. Dân số của khu vực rừng Quốc gia Yên Tử
Năm 2012 | Năm 2015 | Dự báo Năm 2020 | |
- Dân số 2 xã (Thượng Yên Công, P. Phương Đông | 19.760 | 20.817 | 21.67 1 |
- Dân số 5 thôn vùng đệm | 4.336 | 4.568 | 4.756 |
- Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên (%) | 1,32 | 1,07 | 0,82 |
(Nguồn: UBND các xã và dự báo)
Theo kết quả dự báo trên, đến năm 2020 dân số khu vực Rừng quốc gia Yên Tử trên 21.500 người, tăng khoảng 2.000 người so với hiện nay; dân số 5 thôn vùng đêm tăng 420 người, lên khoảng 4.756 người. Dân số tăng lên kéo theo sức ép về nhu cầu lương thực, lâm sản và sử dụng đất đai ngày càng cao
b. Dân tộc
Rừng Quốc gia Yên Tử và khu vực vùng đệm có 7 dân tộc cùng chung sống, trong đó: Dân tộc Kinh chiếm 53,8 %, Dao chiếm 58% ,các dân tộc khác (Tày, Cao lan, Hoa) chiếm 4,2%. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng, chung sống hòa thuận với nhau, cuộc sống phụ thuộc nhiều vào các hoạt động nông - lâm nghiệp và khai thác than.
c. Lao động
Tổng lao động trong độ tuổi là: 10.611 người, chiếm 53,7% tổng dân số. Trong đó số lao động trong vùng ảnh hưởng trực tiếp đến rừng Yên Tử là 2.331 người. Tuy
số lượng lao động khá dồi dào nhưng phần đa chưa qua đào tạo, đây cũng là một khó khăn trong việc phát triển kinh tế, xã hội giảm tác động vào các khu rừng đặc dụng.
2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng
2.2.3.2. Cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
a. Hệ thống đường giao thông
Hiện nay hệ thống đường giao thông trong khu vực tương đối thuận lợi:
- Tuyến đường chính từ đường 18 A đến bến xe Giải Oan dài 16,5 km, mặt đường trải nhựa rộng 12 m, chất lượng tốt. Tuyến đường được xây dựng năm 2017 bằng ngân sách Nhà nước, hiện nay giao cho Ban quản lý Di tích và rừng Quốc gia Yên Tử quản lý và duy tu.
- Đường bê tông ápphan từ bến xe Giải Oan đến ga cáp treo dài 500m được xây dựng năm 2008.
- Hệ thống đường đi bộ bậc đá từ chùa Giải Oan đến các điểm Di tích có tổng chiều dài là: 6.158 m, được xây dựng bằng tiền công đức của các tổ chức, khách thập phương…
- Hệ thống cáp treo phục vụ du khách gồm 2 tuyến:
+ Tuyến 1: Hoàn thành năm 2002, từ Giải Oan lên Hoa Yên, dài 1.200m, thời gian vận hành 6-10 phút, năng lực chuyển tải 2.000 lượt khách/giờ.
+ Tuyến 2: Hoàn thành năm 2007, từ Hoa Yên lên khu tượng An Kỳ Sinh, chiều dài: 800m, thời gian vận hành từ 6-8 phút, năng lực chuyển tải 1.800 lượt khách/giờ.
- Hệ thống giao thông tĩnh: Bến xe Giải Oan rộng 10 ha, sức chứa 1.500 ô tô và
12.000 xe máy, do Công ty CPPT Tùng Lâm quản lý, điều hành.
b. Cung cấp điện
Tại Trung tâm khu Di tích-Danh thắng Yên Tử có hai trạm biến áp; một trạm phục vụ riêng cho hệ thống cáp treo và một trạm phục vụ cho sinh hoạt. Lưới điện 35 KV được hạ thế đến tất cả các điểm Di tích trong khu Di tích- Thắng cảnh Yên Tử. Ngoài ra, để dự phòng sự cố mất điện, mỗi tuyến cáp treo đều có trang bị máy phát điện.
c. Nước sinh hoạt
Nguồn nước sinh hoạt cho khu vực trung tâm khu Di tích Yên Tử và các điểm dịch vụ đều được lấy từ núi Yên Tử với hệ thống tự chảy và bể chứa nước.
d. Về y tế, giáo dục và văn hóa
- Y tế
Các xã, phường đều có trạm y tế đạt chuẩn, đã cơ bản đáp ứng nhu cầu duy trì tốt công tác khám, chữa bệnh cho nhân dân. Các Chương trình y tế: tiêm chủng, phòng chống số rét, bướu cổ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm thực hiện có hiệu quả. Chính vì vậy, trên địa bàn những năm gần đây trong khu vực không có các dịch bệnh xảy ra.
Để đảm bảo an toàn cho du khách trong mùa lễ hội, Công ty CPPT Tùng Lâm hợp đồng với bệnh viện Việt Nam - Thụy Điển (Bệnh viện đa khoa Uông Bí) thành lập trạm sơ cứu thường trực tại khu vực Yên Tử. Ngoài ra Công ty còn kết hợp với đơn vị bộ đội thông tin đóng trên địa bàn thực hiện phục vụ du khách trong mùa lễ hội.
- Giáo dục
Hiện tại, xã Thượng Yên Công có một trường phổ thông trung học cơ sở, với 11 lớp, 332 học sinh; hai trường tiểu học với 18 lớp và 358 học sinh; một trường mầm non với 7 lớp, trong đó có 2 lớp nhà trẻ và 5 lớp mẫu giáo, với tổng 217 cháu. Số học sinh đến trường trong độ tuổi đi học đạt 100%; cở sở vật chất, trang thiết bị cho dạy và học được trang bị đầy đủ đạt chuẩn quốc gia.
- Thông tin, văn hóa
Hệ thống thông tin liên lạc ở đây rất thuận lợi; hầu hết các hộ gia đình đều có ti vi, radiô, điện thoại…
Hàng năm các địa phương thường tổ chức các buổi liên hoan văn nghệ chào mừng các ngày lễ lớn, phối hợp tổ chức các cuộc thi “Hè vui khỏe”, “ Tìm hiểu luật giao thông đường bộ” và “Hội thi kết lồng đèn kết ước mơ”. Qua các hội thi thu hút được 2.000 người tham gia.
Ban quản lý cùng với địa phương đã phối hợp làm tốt công tác quản lý các hoạt động văn hóa, dịch vụ văn hóa trên địa bàn cùng phối hợp tổ chức lễ hội Yên Tử năm 2009, 2010; trên địa bàn xã không có tệ nạn xã hội xảy ra.
e. Cơ sở lưu trú
Trong khu vực Yên Tử các cơ sở dịch vụ tập chung chủ yếu tại khu vực Bến xe Giải Oan bao gồm 1 số điểm dịch vụ ăn nghỉ, giải khát, bán hàng lưu niệm, chủ yếu do tư nhân tự đầu tư. Các điểm dịch vụ được xây dựng từ 1 đến 2 tầng bằng vật liệu như; Tôn, khung sắt, bê tông cốt thép. Ngoài ra còn một số điểm dịch vụ tập trung tại khu vực nhà ga cáp treo, Chùa Hoa Yên, An Kỳ Sinh và một số điểm nhỏ trên tuyến hành hương do tư nhân và một số doanh nghiệp đầu tư, kiến trúc chưa hợp cảnh quan, chất lượng thấp, quy mô nhỏ. Hiện tại trong khu di tích Yên Tử có 03 nhà hàng đáp ứng được nhu cầu của du khách là nhà sàn Tùng Lâm, nhà hàng Hoàng Long, nhà hàng cơm chay Nàng Tấm và có 5 nhà vệ sinh đạt tiêu chuẩn.
Nhà nghỉ | Nhà hàng | Quầy hàng lưu niệm | Trạm y tế | |
2005 | 3 | 5 | 55 | 1 |
2006 | 7 | 7 | 68 | 2 |
2007 | 9 | 11 | 88 | 2 |
2008 | 14 | 14 | 91 | 3 |
2009 | 17 | 18 | 104 | 4 |
2010 | 17 | 19 | 120 | 4 |
2011 | 17 | 20 | 125 | 5 |
2016 | 55 | 70 | 254 | 6 |
2017 | 67 | 80 | 360 | 6 |
2.3. Hiện trạng phát triển du lịch
2.3.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên
Với những điều kiện địa lý đặc trưng nổi bật chủ yếu tập trung ở Yên Tử tài nguyên du lịch tự nhiên tiêu biểu là các cảnh quan thiên nhiên của vùng rừng núi, khí hậu ôn hòa, đa dạng sinh học của của các hệ sinh thái động, thực vật tại rừng Quốc Yên Tử, địa hình đa dạng và phân hóa tạo nên cảnh quan hấp dẫn
2.3.1.1. Tài nguyên khí hậu
Rừng Quốc gia Yên Tử có độ cao trung bình 900 m so với mực nước biển. Từ thế kỉ XIII Phật Hoàng Trần Nhân Tông đã tu hành đắc đạo và yên Tử trở thành trung tâm phật giáo nổi tiếng. Yên Tử là nơi có khí hậu mát mẻ quanh năm mang sắc thái của khí hậu ôn đới, nhiệt độ trung bình 18oC - 19oC, độ ẩm cao, quanh năm có sương mù che phủ. Tháng lạnh nhất nhiệt độ xuống dưới 11oC. Tuy nhiên ở Yên Tử quanh năm không có tháng nào
nhiệt độ trung bình vượt quá 25oC và nhiệt độ tối cao tuyệt đối không vượt quá 35oC. Do vậy, Yên Tử là nơi có khí hậu thuận lợi nhất cho hoạt động du lịch, phù hợp với sức khoẻ con người, thuận tiện cho các hoạt động nghỉ ngơi, giải trí và chữa bệnh.
2.3.1.2. Hệ thống suối, thác nước
Một số suối, thác nước đã tạo nên cảnh quan đẹp có giá trị phục vụ cho du lịch như: suối giải oan, hồ Yên Trung.
2.3.1.3. Đa dạng sinh học
- Thảm thực vật của rừng Quốc gia Yên Tử thể hiện rõ trong nền cảnh của rừng nhiệt đới gió mùa với quần hệ thực vật có 1.436 loài, thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật, phân bố trên các kiểu rừng khác nhau như [3, 4]:
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới: bao phủ phần lớn dãy núi Yên Tử và phân bố ở độ cao dưới 800 m, với nhiều tầng tán và những loài cây có giá trị kinh tế như: chò chỉ (Shorea chinensis), giổi (Michelia SP), re (Cinamomum Ital), trường mật (Pavviesia annamensis)…
+ Rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: phân bố từ độ cao 800 m trở lên. Thực vật ở đây gồm các loài trong họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ chè (Theaceae), họ mộc lan (Magroliaceae), họ sau sau (Hamamelidocene)… Từ độ cao 1.000 m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: thông nàng (Dacrycarpus imbrricatus), pơ mu (Fokieria hodginsii), thông tre (Podocarpus neriifolicy), kim giao (Nageia fleuryi)… Dưới tán kiểu rừng này thường có các loài như: vầu đắng, sặt gai, các loài cây bụi thuộc họ cà phê (Rubiaceae), đơn nem (Myrsiraceae), họ thầu dầu (Euphorbiaceae)…
+ Rừng lùn trên đỉnh núi: là kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp. Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên (Ercaceae), họ re (Lauraceae), họ dẻ (Fagaceae), họ hồi (Illiciaceae), họ thích (Aceraceae)…
+ Rừng tre nứa: ở VQG Yên Tử rừng tre nứa không có nhiều (chỉ có 884 ha) và thường phân bố ở độ cao trên 800 m, có các loài tiêu biểu là: vầu, sặt gai ở độ cao 500 m - 800 m là cây giang và dưới 500 m là nứa.
+ Rừng phục hồi sau nương rẫy, sau khai thác: thảm thực vật thường có với các loài cây: dung (Symplocos SP), màng tang (Litsea cubeba), dền (Xylopia vielana), ba soi (Macarauga denticulata)...