Tổng Quan Các Công Trình Nghiên Cứu Ở Thành Phố Uông Bí Tỉnh Quảng Ninh

công trình về cảnh quan ứng dụng cũng được hoàn thành như: “Nghiên cứu đánh giá cảnh quan cho các sơ đồ quy hoạch vùng” (E.M. Rakovskaia, I.R. Dorphman - 1980); “Phương pháp đánh giá cảnh quan sinh thái nhằm mục đích phát triển tối ưu lãnh thổ” (M. Ruzichka, M. Miklas - 1980).

So với Nga và Đông Âu, các nghiên cứu cảnh quan tại Tây Âu và Bắc Mĩ xuất hiện muộn hơn, chỉ thực sự bắt đầu từ cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20 và lúc đầu với những quan niệm không khác xa nhau.

Một trong những nhà lý luận cảnh quan đầu tiên người Đức là Z.Passarge (1866- 1958), ông đã có những công trình về các đới cảnh quan trên Trái Đất. Sau đó các nhà địa lý người Đức cũng đã tiến hành thành lập bản đồ cảnh quan và chủ yếu dựa trên nghiên cứu cấu tạo hình thái cảnh quan, lấy các đơn vị sinh cảnh để phân chia cảnh quan.

Tác giả G.Bertrand (Pháp) năm 1968, trong công trình “Phong cảnh tự nhiên toàn cầu”, coi phong cảnh là một bộ phận sinh thái có thể nhận thấy của cảnh quan. Vì thế mà ở Pháp, thuật ngữ “Phong cảnh (Paysage)” được sử dụng thay cho thuật ngữ cảnh quan.

Các nhà địa lí Mĩ như M.Khactoxơ, D.Uitttơlxli cũng tập trung nghiên cứu địa lí khu vực nhưng cũng trên quan điểm của các nhà địa lí Xô Viết.

5.2. Tình hình nghiên cứu ở Việt Nam

Người đi tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu đánh giá cảnh quan để phục vụ cho mục đích phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam này chính là Nguyễn Đức Chính và Vũ Tự Lập. Năm 1963, các ông đã công bố tác phẩm “Địa lý tự nhiên Việt Nam”, trong đó trình bày rõ về các nguyên tắc cơ bản của phân vùng cảnh quan và áp dụng cho lãnh thổ Việt Nam. Cũng trong năm đó, đã có nhiều bài báo nghiên cứu về vấn đề phân vùng địa lý tự nhiên, ví dụ như: “Cơ sở lí luận của phân vùng địa lý tự nhiên” (Nguyễn Đức Chính, V.G. Zavrie); “Về vấn đề xác định nội dung các danh từ dùng để chỉ các đơn vị phân vị cơ bản trong phân vùng địa lý tự nhiên tổng hợp tỉ lệ khác nhau” (V.G. Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Vũ Tự Lập); “Phương pháp luận và phương pháp phân vùng địa lý tổng hợp tỉ lệ trung bình (V.G. Zavrie, Nguyễn Đức Chính, Nguyễn Văn Nhưng).

Đến năm 1976, Vũ Tự Lập với sự giúp đỡ của E.M.Murzaev và V.G. Zavriev đã hoàn thành công trình “CQ địa lí miền Bắc Việt Nam” - được xem là một công trình tổng hợp hết sức công phu có giá trị học thuật lớn lao đối với khoa học địa lí Việt Nam hiện đại. Hệ thống phân vùng CQ gồm 16 cấp, từ Quyển địa lý đến Điểm địa lý, được chia làm 3 đoạn, 2 dãy (theo quy luật địa đới và phi địa đới) và 2 nhánh (cho khu vực miền núi và khu vực đồng bằng), đưa ra 527 cá thể cảnh địa lý [22].

Tại Hội thảo về CQ sinh thái (Hà Nội - 1992), ông và Nguyễn Thành Long đánh dấu sự mở đầu hướng nghiên cứu sinh thái trong CQ học Việt Nam với bài “Tiếp cận sinh thái trong nghiên cứu CQ”. Năm 1994, ông và Huỳnh Nhung hoàn thành “Quan niệm về CQ, hệ sinh thái, sự phát triển của CQ học và sinh thái học CQ” - làm rõ hơn mối quan hệ giữa CQ và sinh thái học. Cũng năm này, ông và Nguyễn Văn Nhưng báo cáo về “Chu trình vật chất, trao đổi năng lượng trong một số CQ Việt Nam” - cho thấy quan điểm sinh thái được vận dụng linh hoạt hơn trong nghiên cứu CQ Việt Nam.

Ngoài các hướng nghiên cứu truyền thống, Việt Nam cũng tiếp cận rất nhanh các hướng nghiên cứu CQ có ứng dụng thành tựu của công nghệ thông tin. Có thể kể đến là Nguyễn Thành Long với công trình “Nghiên cứu CQ Tây Nguyên trên cơ sở ảnh vệ tinh Landsat” (1987); Phạm Hoàng Hải và nnk với công trình “Xây dựng BĐCQ sinh thái tỉnh Thanh Hoá tỉ lệ 1: 200.000 trên cơ sở sử dụng các tư liệu viễn thám” (1990); Nguyễn Văn Vinh và Nguyễn Cẩm Vân với “Thành lập BĐCQ đồng bằng Nam Bộ tỉ lệ 1: 250.000 bằng tư liệu viễn thám” (1992).

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Một trong những hướng nghiên cứu được tiến hành rất mạnh thời gian gần đây là hướng nghiên cứu, đánh giá CQ phục vụ mục đích phát triển bền vững lãnh thổ, mà tiêu biểu là các công trình của Phạm Hoàng Hải. Năm 1988, ông hoàn thành công trình “Vấn đề lí luận và phương pháp đánh giá tổng hợp tự nhiên cho mục đích sử dụng lãnh thổ - ví dụ vùng Đông Nam Bộ”. Kế đến vào năm 1990, trong Chương trình 48B, ông cùng Nguyễn Trọng Tiến và nhóm nghiên cứu đã tiến hành “Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên dải ven biển Việt Nam cho phát triển sản xuất nông - lâm”. Năm 1993, ông cùng Nguyễn Thượng Hùng thực hiện “Đánh giá tổng hợp cho mục đích sử dụng và khai thác hợp lí tài nguyên Tây Nguyên”. Vào 1997, Nhà xuất bản Giáo dục đã công bố “Cơ sở CQ học của việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam” của ông cùng Nguyễn Thượng Hùng và

Nguyễn Ngọc Khánh - công trình được đánh giá cao bởi những miêu tả chi tiết các quy luật và đặc trưng của các CQ nhiệt đới gió mùa Việt Nam trên cơ sở một hệ thống phân loại tương đối thống nhất cho toàn lãnh thổ và theo các miền, các vùng CQ riêng biệt; đồng thời công trình cũng đề cập một cách khá đầy đủ, sâu sắc những biến đổi của tự nhiên nói chung và CQ nói riêng dưới tác động của con người, từ đó đưa ra các giải pháp, các hướng tiếp cận khoa học tin cậy nhằm sử dụng hợp lí tài nguyên, bảo vệ môi trường.

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 3

Có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp cả điều kiện tự nhiên và điều kiện kinh tế xã hội như đề tài độc lập cấp nhà nước của GS.TS Trần Nghi làm chủ nhiệm “Đánh giá tổng hợp tài nguyên, điều kiện tự nhiên, môi trường, kinh tế - xã hội nhằm định hướng phát triển bền vững khu vực biên giới phía Tây từ Thanh Hóa đến Kon Tum” - Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội. Hay luận án Tiến sĩ của TS.Lê Năm “Đánh giá điều kiện tự nhiên phục vụ quy hoạch phát triển sản xuất nông lâm nghiệp vùng đồi núi tỉnh Thừa Thiên - Huế, trường ĐHSP Hà Nội, 2004” - Trường Đại học Sư phạm Huế. Nhìn chung các đề tài đã vận dụng cơ sở lý luận của nghiên cứu đánh giá tổng hợp ĐKTN nhằm phục vụ phát triển KT - XH của một địa phương cụ thể.

Thêm vào đó là các bản đồ cảnh quan và đánh giá CQ đã được các nhà CQ học và các nhà địa lý tổng hợp xây dựng nên trong hơn 30 năm qua, giúp cho lĩnh vực nghiên cứu CQ của nước ta ngày càng có những bước phát triển mạnh mẽ và vững chắc.

Đề tài “Nghiên cứu, đánh giá tài nguyên du lịch và điều kiện sinh khí hậu phục vụ phát triển du lịch bền vững khu vực Quảng Ninh - Hải Phòng” của Tiến sĩ Nguyễn Đăng Tiến năm 2016 hay đề tài“ Nghiên cứu tính đa dạng thực vật và cấu trúc rừng tại rừng quốc gia Yên Tử ” đã có những đánh giá tổng hợp về cảnh quan của một tỉnh miền núi khá đặc trưng và kết quả đánh giá có tính ứng dụng trong phát triển kinh tế, đặc biệt là phát triển du lịch, nông nghiệp và lâm nghiệp.

5.3. Tổng quan các công trình nghiên cứu ở thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh

Đối với tỉnh Quảng Nình nhìn chung các đề tài cũng như các luận án Tiến sĩ về việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch còn khá mới mẻ, chưa có nhiều đề tài. Một số công trình nghiên cứu về tỉnh Quảng Ninh cũng chỉ xoay quay từng khía cạnh nông nghiệp, trồng rừng, cải tạo đất, canh tác trên các loại đất,... mà chưa đề cập đến mối liên hệ chặt chẽ giữa các thành phần tự nhiên cấu thành

nên thể tổng hợp địa lí tự nhiên (cảnh quan). Chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách toàn diện đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên để phục vụ phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

6. Đóng góp của đề tài

- Hệ thống hóa, vận dụng có chọn lọc những cơ sở lý luận, phương pháp đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch vào điều kiện cụ thể của lãnh thổ khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

- Trên cơ sở quan điểm địa lý ứng dụng, đề tài đã xây dựng bản đồ tổng hợp làm cơ sở phục vụ cho việc đánh giá tiềm năng điều kiện tự nhiên và bố trí cây trồng trong phát triển du lịch Khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh

- Đánh giá được tiềm năng điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển du lịch bằng một hệ thống chỉ tiêu tổng hợp theo quy định của các ngành du lịch.

- Đề tài đã đề xuất được phương án sử dụng các điều kiện tự nhiên hợp lý kết hợp với tài nguyên du lịch nhân văn để phát triển du lịch ở lãnh thổ nghiên cứu.

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết quả nghiên cứu và kết luận, luận văn được cấu trúc thành 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí luận nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh

Chương 2: Các nhân tố thành tạo cảnh quan và đặc điểm cảnh quan rừng Quốc gia Yên Tử thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh.

Chương 3: Đánh giá cảnh quan rừng quốc gia Yên Tử và đề xuất định hướng phát triển du lịch khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh.

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN KHU VỰC RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ PHỤC VỤ‌

PHÁT TRIỂN DU LỊCH


1.1. Cơ sở lý luận về đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ phát triển du lịch

1.1.1. Quan niệm về cảnh quan

Thuật ngữ “Cảnh quan” lần đầu tiên được sử dụng vào đầu thế kỷ XIX, nó có nguồn gốc từ tiếng Đức “Landschaft”, với nghĩa ban đầu là phong cảnh. Sự ra đời của khoa học cảnh quan xuất phát từ các công trình nghiên cứu về sự phân chia địa lý tự nhiên bề mặt Trái Đất gắn liền với tên tuổi của những nhà địa lý nổi tiếng: L.S.Berg (1913,1931), N.A. Solntsev (1948,1960), A.G.Isachenko (1965,1991), D.L. Armand

(1975)… và ở Việt Nam là Vũ Tự Lập (1976), Phạm Hoàng Hải (1992, 1997), Nguyễn Cao Huần (2005)…

Cảnh quan địa lý là một bộ phận của bề mặt đất, về mặt định tính, khác hẳn với các bộ phận khác, được bao bọc bởi những ranh giới tự nhiên và là một sự tập hợp các đối tượng, các hiện tượng tác động lẫn nhau một cách có quy luật và thống nhất trong bản thân nó, được biểu hiện một cách điển hình trên một không gian rộng lớn và có quan hệ không tách rời về mọi mặt với lớp vỏ địa lý.

Cảnh quan là đối tượng nghiên cứu của Địa lý học hiện đại. Không kể quan niệm CQ là phong cảnh như trên. Cho đến nay, trong khoa học địa lý tồn tại 3 quan niệm khác nhau về cảnh quan:

- Quan điểm xem cảnh quan là một khái niệm chung, để chỉ sự đồng nhất có thể dùng cho mọi đơn vị phân loại và phân vùng ở bất kỳ cấp lãnh thổ nào. Người đầu tiên hiểu khái niệm cảnh quan theo nghĩa này là S.S. Neustruev, ông cho rằng: Cảnh quan là tổng thể gồm những vật thể và những hiện tượng tự nhiên phụ thuộc lẫn nhau, liên quan với nhau và thể hiện dưới dạng quá trình phát triển không ngừng. Như vậy, khái niệm cảnh quan tương đương với thuật ngữ thể tổng hợp địa lý tự nhiên hay cảnh quan tự nhiên. Ủng hộ nghiên cứu theo quan điểm này gồm có các tác giả F.N. Minkov, D.L. Armand, P.X. Kuzonhenxov, V.I. Prokaev.

- Quan điểm xem cảnh quan là những cá thể địa lý không lặp lại trong không gian và là đơn vị cơ bản của phân vùng địa lý tự nhiên, có nội dung xác định và chỉ tiêu rõ ràng. Cảnh quan thể hiện sự tương hỗ của các hợp phần tự nhiên và các yếu tố thành tạo trên một lãnh thổ nhất định. Quan niệm này được thể hiện trong các nghiên cứu của L.X. Berg, A.A. Grigoriev (1957), X.V. Kalexnik (1947 - 1959), A.G. Ixatsenko (1965), N.A. Soltsev (1949), ở Việt Nam có Vũ Tự Lập và một số người khác.

- Quan điểm cảnh quan là đơn vị mang tính kiểu loại. Quan điểm này cho rằng cảnh quan một đơn vị phân loại trong hệ thống phân chia các thể tổng hợp lãnh thổ tự nhiên. Mỗi cấp phân vị được coi là một đơn vị cảnh quan và được phân chia dựa vào hệ thống chỉ tiêu đặc trưng theo trật tự lôgic từ trên xuống dưới. Tính đồng nhất tương đối và lặp lại thể hiện rõ trong các cấp phân vị và phân loại khi thành lập bản đồ cảnh quan. Quan điểm này đã được vận dụng nhiều trong các công trình nghiên cứu cảnh quan của các tác giả trong và ngoài nước, tiêu biểu là các tác giả L.X. Berg, S.V. Kalexnik, A.A. Xôntxep.

A.A. Grigoriev, N.I. Mikhailov, A.G. Ixatsenko,... cũng như G.Bertrand, Th.Brossard, I.C. Wieber của Pháp, Vũ Tự Lập, Nguyễn Thế Thôn... của Việt Nam.

Tóm lại, dù có hiểu cảnh quan theo khía cạnh, phương diện nào đi chăng nữa thì về bản chất, cảnh quan là một tổng thể tự nhiên phức tạp, vừa có tính đồng nhất, vừa có tính bất đồng nhất. Tính bất đồng nhất được biểu thị ở 2 mặt: (1) Cảnh quan bao gồm nhiều thành phần khác nhau về bản chất (địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, thực vật) tạo nên. (2) Mỗi thành phần trong cảnh quan tồn tại ở nhiều dạng khác nhau. Sự khác biệt của các quan niệm trên ở chỗ coi cảnh quan là đơn vị thuộc cấp phân vị nào, cảnh quan được xác định và thể hiện trên bản đồ theo cách thức nào, theo cách quy nạp hay diễn giải.

Trong nghiên cứu địa lý phục vụ thực tiễn sản xuất (Địa lý ứng dụng), cảnh quan được xem xét ở cả 3 khía cạnh: đơn vị tổng thể (theo khái niệm chung), đơn vị phân kiểu (theo khái niệm loại hình) và đơn vị cá thể (theo khái niệm cá thể).

Trong đề tài này, cảnh quan của khu vực rừng quốc gia Yên Tử là một thể tổng hợp tự nhiên mang tính phức tạp, có sự phân cấp từ thấp đến cao theo hệ thống phân loại nhất định tạo nên tính đa dạng trong cấu trúc, chức năng và động lực cảnh quan. Với một hệ thống các yếu tố, thành phần cấu tạo (địa chất, địa hình, khí hậu, thổ nhưỡng, sinh vật), vừa có tính đồng nhất vừa có tính bất đồng nhất, tuy nhiên giữa

chúng vẫn có những mối quan hệ phụ thuộc, tác động lẫn nhau, làm cho đề tài cần bám sát hơn vào các đối tượng nghiên cứu để có thể đánh giá được cảnh quan của khu vực rừng quốc gia Yên Tử.

1.1.2. Lý luận chung về nghiên cứu cảnh quan

Trong lời nói đầu của cuốn sách Nghiên cứu xây dựng bản đồ cảnh quan tỷ lệ trên lãnh thổ Việt Nam GS. Nguyễn Thượng Hùng cho rằng: Nghiên cứu cảnh quan thực chất là nghiên cứu về các mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần tự nhiên, nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và quy luật phân hóa của tự nhiên nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tương đối trong lãnh thổ làm cơ sở đánh giá tổng hợp các ĐKTN, TNTN và KT-XH để lập quy hoạch sử dụng hợp lý, phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường.

Như vậy, nghiên cứu cảnh quan thực chất là nghiên cứu mối quan hệ tương tác giữa các yếu tố thành phần trong địa tổng thể và giữa các địa tổng thể tự nhiên với nhau trên một lãnh thổ, nhằm phát hiện và phân chia các thể tổng hợp tự nhiên - các đơn vị cảnh quan có tính đồng nhất tương đối để làm cơ sở đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, TNTN và KT-XH. Điều này giúp cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên đồng thời phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường. Để xác định cơ sở lý luận, phương pháp luận cần xác định đối tượng nghiên cứu, những nguyên tắc cơ bản, cơ sở khoa học thực hiện nội dung và đề xuất các bước nghiên cứu cụ thể... nhằm giải quyết các nhiệm vụ đặt ra.

1.1.2.1. Đối tượng nghiên cứu cảnh quan

Đối tượng nghiên cứu cảnh quanlà các đơn vị CQ, trong đó có thể bao gồm cả các đơn vị phân loại với nhiều cấp từ trên xuống dưới từ cấp hệ thống CQ đến đới, kiểu, lớp, loại đến các dạng, diện CQ, cũng như có thể là các cấp đơn vị phân vùng CQ như các địa ô, các miền, các vùng CQ được phân chia trên lãnh thổ. Việc lựa chọn, sử dụng các đối tượng nghiên cứu là các đơn vị CQ cụ thể (đơn vị phân loại), hay là các vùng, miền CQ (đơn vị phân vùng) còn phụ thuộc khá nhiều vào các mục tiêu cụ thể cần đạt được và đặc biệt vào tỷ lệ nghiên cứu, tỷ lệ của các bản đồ sẽ được xây dựng.

1.1.2.2. Những nguyên tắc nghiên cứu cảnh quan

Ngoài những nguyên tắc mang tính thống nhất đã được khẳng định như trong nghiên cứu tự nhiên chung còn có rất nhiều các nguyên tắc riêng của CQ học, trong đó đặc biệt quan trọng và nổi bật nhất là các nguyên tắc liên quan đến các đặc điểm đặc trưng của chính CQ lãnh thổ, đó là các nguyên tắc đồng nhất trong phát sinh, đồng nhất về lịch sử phát triển, đồng nhất trong cấu trúc và chức năng của các đơn vị CQ được phân chia... Tuy nhiên, cũng cần lưu ý đến nguyên tắc mà thường được gọi là lịch sử phục hồi hay phát sinh lịch sử. Nguyên tắc này có ý nghĩa hết sức quan trọng nghiên cứu CQ, trong xác định nguồn gốc thành tạo nên chúng và đặc biệt cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề xuất các phương án sử dụng cho các mục đích thực tiễn.

a. Nguyên tắc phát sinh hình thái:

Nguyên tắc phát sinh hình thái trả lời một cách chính xác những câu hỏi: cảnh quan được cấu tạo như thế nào, các quan hệ phát sinh và các quan hệ nhân quả và chức năng tự nhiên và chức năng xã hội của nó. Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có cùng nguồn gốc phát sinh và hình thái tương đối giống nhau sẽ được xếp vào một đơn vị ở cấp lớn hơn, trái lại một đơn vị lãnh thổ có hình thái tương đối đồng nhất nhưng không có cùng nguồn gốc phát sinh sẽ được phân thành những cấp đơn vị khác nhau, từ đó tạo cơ sở cho việc vạch ra ranh giới giữa các cấp của đơn vị cảnh quan.

b. Nguyên tắc đồng nhất tương đối:

Mỗi cấp phân vị được xác định bởi một số chỉ tiêu nhất định, phản ánh mối quan hệ giữa các hợp phần cảnh quan. Mỗi cấp đơn vị lớn bao hàm ít nhất là hai cấp đơn vị nhỏ hơn nó. Đối với cấp đơn vị cảnh quan càng lớn, lãnh thổ càng rộng thì mức độ đồng nhất càng thấp và ngược lại ở các cấp đơn vị càng thấp, lãnh thổ càng hẹp thì mức độ đồng nhất càng cao.

Theo nguyên tắc này, những đơn vị cảnh quan có các hợp phần cùng nguồn gốc phát sinh, quá trình phát triển và hình thái tương đối đồng nhất được xếp vào cùng cấp, mặc dù chúng phân bố ở nững nơi khác nhau trên lãnh thổ.

c. Nguyên tắc tổng hợp:

Là một lãnh thổ miền núi có tính đa dạng cao về tự nhiên và nhân văn, các đơn vị cảnh quan rừng quốc gia Yên Tử là những tổng thể tự nhiên khá phức tạp, thể hiện

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 06/08/2023