So Sánh Các Điều Kiện Địa Lý, Cấu Trúc Cq Và Hoạt Động Du Lịch

trong các tác động tương hỗ giữa các thành phần trong cấu trúc thẳng đứng cũng như các đơn vị cảnh quan trong cấu trúc ngang của cảnh quan. Song nếu sử dụng nhân tố trội như là một phương pháp chính thì kết quả sẽ gần giống với bản đồ của một yếu tố nào đó. Cho nên, khi vạch ranh giới chính thức của các đơn vị cảnh quan ta phải xét đến tất cả các hợp phần tham gia thành tạo cảnh quan trong mối quan hệ tương hỗ giữa các hợp phần đó.

1.1.2.3. Nghiên cứu đặc điểm cảnh quan

Theo lý luận chung, nghiên cứu đặc điểm CQ cần nghiên cứu về cấu trúc, chức năng và động lực của CQ, cụ thể:

a. Cấu trúc cảnh quan

Chính là nghiên cứu tổ chức bên trong của thể tổng hợp địa lí tự nhiên (địa hệ) với sự sắp xếp các thành phần cảnh quan trong không gian bao gồm cấu trúc đứng (cấu trúc tầng) và cấu trúc ngang (cấu trúc hình thái). Nó liên quan đến quy luật biến động, phát triển của mỗi đơn vị cảnh quan trong toàn hệ thống CQ. Đây là cơ sở để xác định chức năng đặc trưng cho các mục đích sử dụng khác nhau.

Cấu trúc thẳng đứng: Cấu trúc thẳng đứng của cảnh quan được tạo nên bởi đặc điểm liên hệ và mối quan hệ tác động tương hỗ giữa các thành phần cấu tạo của cảnh quan, phụ thuộc vào hướng thay đổi của các thành phần cấu tạo trong úa trình phát triển cũng như vào tuổi và lịch sử phát triển của thể tổng hợp.

Cấu trúc thẳng đứng thể hiện ở sự phân bố theo tầng của các thành phần cảnh quan được sắp xếp từ dưới lên, từ nền địa chất của thạch quyển, địa hình, lớp phủ thổ nhưỡng, sinh vật, thủy văn, khí hậu và mối quan hệ giữa chúng. Nó được biểu thị qua lát cắt tổng hợp nói lên sự sắp xếp các thành phần theo tầng từ dưới lên trên và ngược lại.

Cường độ và tốc độ hình thành cấu trúc đứng còn phụ thuộc vào các điều kiện khí hậu, mức độ ẩm trên mặt và nước ngầm. Ở nơi có các quá trình tự nhiên diễn ra mạnh (thường mang tính chất địa phương) thì cấu trúc đứng cũng phức tạp và dày hơn. Cấu trúc đứng biến động và vận động trong quá trình lịch sử phát triển lâu dài do ảnh hưởng của các quá trình tự nhiên, đặc biệt là các quá trình hiện thời (cấu trúc đứng thường bị phá huỷ ở các đơn vị cảnh quan nhỏ - miền núi). Bên cạnh quá trình tự nhiên thì hoạt động của con người cũng làm thay đổi cấu trúc đứng (thực bì, thổ nhưỡng, dòng chảy, địa hình - nhiều nơi thực bì tự nhiên còn bị thay thế bằng thực bì trồng trên toàn bộ diện tích). Những nơi mà cấu trúc đứng của cảnh quan ở đó bị biến đổi cơ bản sẽ tạo nên những cảnh quan hoàn toàn mới.

Cấu trúc ngang: Tác động tương hỗ giữa các bộ phận cấu tạo hình thái (cấu trúc ngang) của cảnh quan tạo thành cấu trúc ngang của cảnh quan. Cấu trúc ngang bao gồm các địa tổng thể đồng cấp hay khác cấp tạo nên một đơn vị địa lý nhất định cùng mối quan hệ phức tạp giữa các địa tổng thể đó với nhau. Vì bản thân mỗi một đơn vị cảnh là một hệ thống hoàn chỉnh riêng nên cấu trúc ngang thường được mô hình hóa bởi một mô hình đa hệ thống. Cũng như cấu trúc thẳng đứng, mỗi một cấp phân vị có một cấu trúc ngang riêng, đồng thời cấu trúc ngang của mỗi cá thể thuộc cùng một cấp phân vị cũng có những nét riêng.

Đối với cấu trúc CQ thì tác động của các điều kiện địa lý nhất là các điều kiện địa lý tự nhiên lên cấu trúc CQ có sự tương đồng lớn, còn các yếu tố KTXH (trong đó có con người) được thể hiện ở các hoạt động nhân sinh sẽ là một phần của CQ có tác động đến CQ theo các mức độ khác nhau từ yếu đến mạnh và ngược lại. CQ là sản phẩm của chính sức lao động của con người trên lãnh thổ. Các điều kiện địa lý không những có vai trò quyết định thành tạo CQ mà còn có vai trò chi phối các hoạt động SXNLN (Bảng 1.1).

Bảng 1.1. So sánh các điều kiện địa lý, cấu trúc CQ và hoạt động du lịch


STT

Các điều kiện

địa lý

Cấu trúc CQ

Các yếu tố

ảnh hưởng

1

Địa chất

Cấu trúc địa chất, nham thạch

Đá tạo đất

2

Địa hình - địa mạo

Các kiểu và dạng địa hình

Loại hình du lịch

3

Khí hậu

Các kiểu khí hậu

Sinh khí hậu cho du lịch

4

Thủy văn

Chế độ thủy văn

Loại hình du lịch

5

Thổ nhưỡng

Các nhóm, loại đất

Dinh dưỡng đất

6

Sinh vật

Thảm thực vật

Phong cảnh du lịch


7


Kinh tế - xã hội


Hoạt động nhân sinh

Sức lao động,trí thức khoa

học và cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh phục vụ phát triển du lịch - 4

- Nền địa chất: Bất cứ một cảnh quan nào cũng có một nền địa chất đồng nhất chủ yếu dựa vào tính chất và tuổi của thành hệ thạch học. Ở mức độ nhất định, đơn vị địa chất trùng với đơn vị địa mạo và thổ nhưỡng.

- Địa hình: Địa hình là hợp phần quan trọng trong cấu trúc đứng và các cấp cấu tạo nên cấu trúc ngang của cảnh quan. Cùng với nền địa chất, địa hình đã hình thành nên nền tảng rắn của cảnh quan - cơ sở vật chất bền vững quyết định tính chất của các hợp phần còn lại. Vì vậy, việc xác định và phân loại các kiểu địa hình giữ vai trò chủ chốt.

- Khí hậu: Khí hậu của cảnh quan có mối quan hệ mật thiết với bề mặt đệm. Mỗi một đơn vị cảnh quan có một đơn vị khí hậu phù hợp, đó là kiểu khí hậu của cảnh. Trong mối quan hệ giữa khí hậu và cảnh quan, khí hậu của cảnh được xác định dựa trên số liệu thu thập được của các trạm quan trắc khí tượng đặt tại địa điểm đại diện cho cảnh.

- Thuỷ văn: Các thành phần của thuỷ văn, tính chất và mức độ phổ biến của các tích tụ nước, chế độ của chúng, cường độ tuần hoàn, mức độ khoáng hóa, thành phần hóa học và các tính chất khác, tất cả đều phụ thuộc vào tương quan giữa các điều kiện địa đới và vào thực tế bên trong của bản thân cảnh quan.

- Thổ nhưỡng: Theo A.G. Ixatsenko, trong cảnh quan thì các loại đất thay thế nhau theo không gian phù hợp với sự thay đổi của nhân tố địa hình, khí hậu, chế độ nước cũng như thực vật. Như vậy có nghĩa là cảnh quan phải tương ứng với vùng đất nhất định.

Vũ Tự Lập cho rằng, thổ nhưỡng của cảnh quan phải là một đại tổ hợp thổ nhưỡng. Bởi vì trong một cảnh địa lý rất hiếm khi chỉ có một kiểu thổ nhưỡng, nó có quan hệ chặt chẽ với kiểu địa hình, nền địa chất, với kiểu khí hậu - thuỷ văn, và trên nó sẽ tương ứng với một đại tổ hợp thực vật.

- Sinh vật: Theo A.G. Ixatsenko, cảnh quan được đặc trưng bằng một tổ hợp hoàn chỉnh các quần thể thực vật hình thành một dãy liên hợp với nhau một cách có quy luật về mặt sinh thái. Trong các dãy như thế có thể có sự kết hợp của các quần xã rất khác nhau, thay thế nhau trong không gian. Vũ Tự Lập xác định thực vật của cảnh phải là một đại tổ hợp thực vật, từ nhóm quần hệ trở lên đến lớp giữa quần hệ hoặc kiểu thảm thực vật trong hệ thống phân loại các quần thể thực vật.

b. Chức năng của cảnh quan

Việc nghiên cứu chức năng của CQ chính là đi tìm hiểu hoạt động của cấu trúc cảnh quan, thể hiện bản chất của cảnh quan. Bản chất đó được thể hiện ở cách thức liên hợp của các bộ phận cấu thành cảnh quan, các thành phần cấu tạo của cảnh quan luôn tác động qua lại lẫn nhau trong hoạt động của cảnh quan. Theo A.G. Ixatsenko, có thể vạch ra các kênh liên hệ chủ yếu sau đây giữa các thành phần trong cấu trúc cảnh quan:

- Sự chuyển dịch cơ học do trọng lực của vật chất (thể rắn, thể lỏng, thể khí), đi kèm với sự biến đổi thế năng thành động năng.

- Các quá trình hóa lí (phân tử) bảo đảm các khâu quan trọng của sự trao đổi chủ yếu theo chiều thẳng đứng giữa các hợp phần của cảnh quan được thực hiện nhờ năng lượng Mặt Trời và đi kèm với sự biến đổi của nó (có sự hòa tan, kết tủa, các phản ứng hóa học).

- Sự chuyển hóa sinh vật - quá trình cực kì quan trọng trong hệ thống các mối liên hệ giữa các hợp phần của cảnh quan, nhờ đó vật chất của tất cả hợp phần được lôi cuốn vào sự trao đổi. Sự chuyển hóa sinh vật đóng vai trò điều hòa và ổn định, nhờ đó vật chất được giữ lại, ngăn cản quá trình trọng lực mang chúng đi khỏi cảnh quan.

Trên cơ sở phân tích, đánh giá CQ đã xác định được những chức năng chủ yếu của chúng trên lãnh thổ nghiên cứu như: chức năng phòng hộ bảo vệ; chức năng phục hồi và bảo tồn; chức năng phát triển kinh tế sinh thái; chức năng sản xuất lương thực thực phẩm. Phát triển nông nghiệp tạo sản phẩm hàng hóa đa dạng, nâng cao đời sống người dân, người dân sẽ không phá rừng. Phát triển lâm nghiệp bảo tồn và tái tạo sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi và an toàn nhất cho phát triển nông nghiệp, tạo cảnh quan đẹp cho phát triển du lịch sinh thái.

c. Về động lực của cảnh quan

Sự nghiên cứu động lực CQ không những làm sáng tỏ thực trạng biến đổi của CQ dưới các tác động tự nhiên, nhân tác mà còn cho phép lựa chọn các phương án sử dụng chúng có tính phù hợp nhất đối với tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ. Phải khẳng định rằng sự hoạt động của cảnh quan dựa trên cơ sở hệ thống động lực, các quá trình trao đổi vật chất và năng lượng diễn ra trong suốt quá trình hình thành và phát triển.

Một trong những yếu tố động lực có tính quyết định đến sự biến đổi cảnh quan mà tác giả nhắc tới đó chính là hoạt động khai thác lãnh thổ và hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp của con người. Những tác động đó vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực:

- Tích cực: Làm thay đổi chế độ ẩm của các khu vực lãnh thổ khác nhau nhờ điều tiết dòng chảy, giúp duy trì độ ẩm ổn định cho CQ; hình thành CQ nhân sinh góp phần điều khiển vật chất và năng lượng trong các hệ sinh thái nông nghiệp, hệ sinh thái nông - lâm...; thay đổi bề mặt địa hình tạo nên các quần thể kiến trúc,các CQ đô thị...

- Nhưng tác động tiêu cực đó là: phá hủy cân bằng trọng lực của CQ qua việc tạo ra những chất độc hại làm nhiễm bẩn nguồn nước, môi trường, phá vỡ vòng tuần hoàn địa hóa; làm thay đổi vòng tuần hoàn ẩm và cán cân nước; phá vỡ cân bằng sinh học và tuần hoàn sinh học của vật chất trong CQ; sự biến đổi cán cân nhiệt của CQ; sự tiêu cực của các tác động công nghệ đối với CQ, phá vỡ quy luật cấu trúc động lực của CQ.

Trên lãnh thổ nghiên cứu với nguồn năng lượng dồi dào được cung cấp bởi mặt trời với tổng lượng bức xạ và nền nhiệt khá cao, lượng mưa lớn và tập trung theo mùa, sự luân phiên tác động vào lãnh thổ chế độ mùa đã tạo nên nhịp điệu mùa của CQ và tạo ra những tác động làm biến đổi CQ thông qua sự gia tăng của các quá trình tích tụ và trao đổi vật chất - năng lượng trong nó, cũng như những tác động mang tính kìm hãm hay thúc đẩy các quá trình tự nhiên khác. Tuy nhiên, theo đánh giá chung, yếu tố động lực lớn nhất, có tính quyết định nhất đến sự biến đổi CQ chính là các hoạt động khai thác lãnh thổ của con người.

1.1.2.4. Hướng nghiên cứu cảnh quan

Cùng với sự phát triển Khoa học địa lý bộ phận, thành tựu nghiên cứu địa lý sinh vật và phân hoá không gian của các hợp phần CQ, khoa học CQ xác định một thời kì nghiên cứu sự phân chia bề mặt Trái đất. CQ học là học thuyết về các quy luật phân hoá lãnh thổ của lớp vỏ địa lý; CQ là đơn vị cơ sở. Hệ thống phân vùng được xem như là nhóm các CQ vào các liên kết lãnh thổ bậc cao trên cơ sở các mối quan hệ liên quan CQ về mặt không gian và lịch sử. Đây là giai đoạn nghiên cứu cấu trúc không gian của CQ.

Hướng nghiên cứu cấu trúc xác định định tính tính chất CQ. Do đó, các nghiên cứu hướng sâu vào chỉ tiêu định lượng tính chất CQ, sử dụng các biện pháp như: tiếp cận hệ thống, tiếp cận điều khiển, tiếp cận sinh thái, nghiên cứu tác động kĩ thuật (nhân tác) vào NCCQ… Điều này đánh dấu hướng chuyển từ nghiên cứu cấu trúc không gian sang nghiên cứu chức năng động lực của CQ.

Cùng thời gian này, vấn đề “môi trường sống dựa trên các nguyên tắc sinh thái và CQ địa lý” góp phần tạo nên hướng NCCQ mới - hướng sinh thái CQ, nhưng nó ít có tiến bộ rõ rệt trong lĩnh vực lý thuyết. Hướng sinh thái hoá CQ là hướng ứng dụng với mục đích nghiên cứu trao đổi và chuyển hoá vật chất của vòng tuần hoàn sinh vật trong CQ, bảo vệ và làm tốt hơn môi trường sống..

Hiện nay, xu hướng NCCQ trên thế giới và ở Việt Nam là dựa vào kết quả nghiên cứu ở phạm vi toàn cầu. Các nhà CQ học tiếp tục đi sâu vào hướng tiếp cận khoa học tổng hợp - NCCQ vùng. Quan trọng hơn là ứng dụng kết quả nghiên cứu đó cho các mục đích thực tiễn: ĐGCQ cho mục đích phát triển sản xuất, KT - XH và bảo vệ môi trường lãnh thổ trên quan điểm phát triển bền vững (PTBV).

1.1.3. Lý luận chung về đánh giá cảnh quan (ĐGCQ)

1.1.3.1. Khái niệm đánh giá cảnh quan

Đánh giá tổng hợp ĐKTN, TNTN một lãnh thổ là rất phức tạp. Đối tượng của ĐGCQ là các hệ địa lý, nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa các hệ thống tự nhiên (TN) - khách thể và hệ thống Kinh tế - Xã hội (KT

- XH) - chủ thể. Vậy nên, Thực chất của đánh giá cảnh quan là đánh giá tổng hợp các tổng thể tự nhiên cho mục đích cụ thể nào đó (nông nghiệp, thuỷ sản, du lịch, tái định cư...).

Nói cách khác, đánh giá cảnh quan (ĐGCQ) là đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên lãnh thổ nghiên cứu cho mục đích thực tiễn. Tuỳ vào từng mục đích cụ thể mà lựa chọn các kiểu đánh giá cho phù hợp:

- Đánh giá chung là giai đoạn đánh giá sơ bộ, ban đầu trên cơ sở các kết quả nghiên cứu tự nhiên theo vùng lãnh thổ, mang tính định hướng chung cho các mục đích thực tiễn khác nhau.

- Đánh giá mức độ thuận lợi hay thích hợp của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên đối với các ngành sản xuất.

- Đánh giá kinh tế - kỹ thuật đề cập sâu hơn đến giá trị và hiệu quả của các ngành sản xuất đó. Kiểu đánh giá phổ biến hiện nay là đánh giá mức độ thích hợp hay thuận lợi của điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích khác nhau cho từng lãnh thổ riêng biệt.

Trong tự nhiên nói chung và trên từng lãnh thổ nói riêng các thành phần và đơn vị tự nhiên luôn có mối liên quan, tác động tương hỗ lẫn nhau. Vì vậy, khi tiến hành đánh giá cần hiểu rõ các quy luật tự nhiên, mối liên quan, và tác động tương hỗ của hệ thông “tự nhiên - xã hội”, từ đó, đưa ra được các biện pháp kinh tế - kỹ thuật cũng như các chính sách xã hội hợp lí. Như vậy, đối tượng của đánh giá tổng hợp không chỉ là các đơn vị tổng hợp tự nhiên, các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên, xã hội, mà là tổng hòa các mối quan hệ của chúng, giữa các hệ thống tự nhiên và các hệ thống kinh tế - xã hội. Việc xác định các đối tượng đánh giá dựa trên mối liên quan và tác động tương hỗ giữa tự nhiên và xã hội, cũng chính là cơ sở khoa học quan trọng của công tác đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cho các mục đích ứng dụng thực tiễn nói chung.

Vậy đánh giá cảnh quan là bước trung gian giữa nghiên cứu cơ bản và quy hoạch sử dụng hợp lý tài nguyên và BVMT. ĐGCQ vừa là một nhiệm vụ trong nghiên cứu địa lí ứng dụng vừa đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với các hoạt động phát triển kinh tế, giúp các nhà quản lý, quy hoạch đưa ra kế hoạch chiến lược phù hợp với từng đơn vị lãnh thổ cụ thể.

1.1.3.2. Đối tượng, nhiệm vụ, mục tiêu đánh giá cảnh quan

Đối tượng đánh giá cảnh quan là các hệ địa lí với tính đặc thù của các điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, đặc điểm cấu trúc chức năng, động lực cảnh quan, các quá trình và hiện tượng nói chung, chức năng của các đơn vị tự nhiên trong mối quan hệ tổng hòa, tác động qua lại lẫn nhaugiữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội. Việc xác định đối tượng đánh giá dựa trên các mối quan hệ tự nhiên - xã hội là cơ sở khoa học quan trọng trong đánh giá cảnh quan cho mục đích ứng dụng.

Đối tượng đánh giá tổng hợp không phải là một đơn vị cá thể riêng lẻ hay các thành phần, các yếu tố riêng biệt của tự nhiên mà là tổng hoà các mối quan hệ, cá tác động giữa hệ thống tự nhiên và hệ thống kinh tế - xã hội.

Nhiệm vụ của công tác đánh giá thường gắn liền với mục đích đánh giá cho các thể tổng hợp riêng biệt. Có hai kiểu đánh giá là đánh giá về mặt chất lượng và đánh giá kinh tế. Đánh giá chất lượng: đánh giá định tính, phân loại mức độ tốt xấu theo cấp, theo mức độ thuận lợi nhiều hay ít. Đánh giá kinh tế: hiệu quả kinh tế đánh giá bằng tiền, nhưng phải xem xét toàn diện các mặt vì sự PTBV của môi trường sinh thái.

Mục tiêu của việc đánh giá cảnh quan là đưa ra những quyết sách sử dụng môi trường tự nhiên hợp lí nhất, hiệu quả nhất, tối ưu nhất, tương đối chính xác, làm cơ sở khoa họccho việc bố trí các ngành sản xuất kinh tế phù hợp với từng vùng lãnh thổ nhằm sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường trên cơ sở phát triển bền vững.

Như vậy, đối tượng ĐGCQ trong đề tài này là các hệ địa lí - đơn vị CQ rừng Quốc gia Yên Tử.

ĐGCQ rừng Quốc gia Yên Tử cho phát triển du lịch ở bản đồ CQ tỉ lệ 1: 50.000, đối tượng đánh giá là dạng CQ. Đối tượng đánh giá là các hệ địa lí nhưng bản thân hoạt động đánh giá lại thể hiện cơ chế quan hệ tương hỗ giữa hệ thống TN và hệ thống KT- XH.

1.1.3.3. Nguyên tắc của đánh giá CQ

Nguyên tắc chung của ĐGCQ là thông qua đặc điểm, tính chất của chủ thể và tương ứng là các đặc tính thành phần của khách thể (là đặc điểm cảnh quan luôn thay đổi theo không gian và thời gian) để xác định mức độ thích hợp của các cảnh quan cho từng ngành sản xuất kinh tế riêng biệt. Khi đánh giá cần tính đến khả năng sử dụng vào nhiều mục đích của lãnh thổ (đánh giá cho yêu cầu của nhiều chủ thể). Chính việc đánh giá tổng hợp cảnh quan cho phép chúng ta tiếp cận gần nhất với thực tiễn sử dụng hợp lý TNTN và BVMT.

Trong đánh giá, cần tìm hiểu nhân tố giới hạn (nhân tố loại trừ khả năng sử dụng vào mục đích nào đó). Việc xác định được nhân tố giới hạn giúp đơn giản hoá quá trình đánh giá. Vì địa tổng thể chứa đựng nhân tố giới hạn nào đó được xem là bất lợi cho việc sử dụng sẽ không được đánh giá, mặc dù các nhân tố khác của nó thuận lợi hay trung bình.

Thang bậc đánh giá: tuỳ theo yêu cầu đánh giá (khái quát hoặc chi tiết), thường lựa chọn thang đánh giá từ 2, 3…10 cấp hoặc nhiều hơn.

Chỉ tiêu đánh giá được lựa chọn phụ thuộc đối tượng, mục đích đánh giá. Yêu cầu của chỉ tiêu là các đặc điểm đặc trưng của lãnh thổ (có thể là chỉ tiêu giới hạn đối với mục đích sử dụng lãnh thổ đó). Bao gồm: các chỉ tiêu tự nhiên, các chỉ tiêu kinh tế xã hội và hoạt động nhân tác. Việc lựa chọn chỉ tiêu đánh giá tuân thủ các nguyên tắc:

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí