Vị Trí Địa Lý - Phạm Vi Ranh Giới Và Diện Tích

Tiểu kết chương 1


Dựa trên cơ sở lý luận về việc đánh giá tổng hợp các điều kiện tự nhiên hay nói cách khác là việc đánh giá cảnh quan nhằm mục đích đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên khu vực rừng Quốc gia Yên Tử phục vụ mục đích phát triển du lịch. Sau khi nghiên cứu, để có cơ sở đầy đủ, cần thiết khi xây dựng hệ thống phân loại cảnh quan, tham khảo các hệ thống phân loại đã có trước đó trên thế giới, đặc biệt là các hệ thống phân loại trong nước gần với đối tượng và lãnh thổ nghiên cứu.

Việc đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phải được nghiên cứu theo thời gian và không gian để thấy rõ được mục đích phát triển du lịch. Để phát huy các thế mạnh của rừng Quốc gia Yên Tử trở thành một trung tâm du lịch lớn của cả nước nhằm thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội của thành phố Uông Bí tỉnh Quảng Ninh. Cùng với cả nước đi vào công nghiệp hóa - hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế, trước mắt phải dựa vào khai thác và sử dụng hợp lý các điều kiện tự nhiên, nhưng về lâu dài các điều kiện tự nhiên phải được sử dụng theo hướng phát triển phù hợp nhất, phát triển bền vững.

Chương 2

ĐẶC ĐIỂM ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH RỪNG QUỐC GIA YÊN TỬ

2.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên

2.1.1. Vị trí địa lý - phạm vi ranh giới và diện tích

2.1.1.1. Vị trí địa lý

Rừng quốc gia Yên Tử nằm ở phía Tây Bắc thành phố Uông Bí, cách trung tâm thành phố 20 km, trên địa bàn xã Thượng Yên Công, phường Phương Đông thành phố Uông Bí và một phần xã Tràng Lương huyện Đông Triều, có toạ độ địa lý:

- Từ 210 05’ đến 21009’ vĩ độ Bắc.

- Từ 106043’ đến 106045’ kinh độ Đông. Có ranh giới hành chính:

- Phía Bắc giáp khu bảo tồn thiên nhiên Tây Yên Tử, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc

Giang.


- Phía Đông giáp khu vực Than Thùng xã Thượng Yên Công.

- Phía Tây giáp xã Tràng Lương, xã Hồng Thái Đông, huyện Đông Triều.

- Phía Nam là địa bàn phường Phương Đông - Thành phố Uông Bí.

b) Diện tích và phạm vi ranh giới

Rừng quốc gia Yên Tử được chuyển hạng từ rừng đặc dụng Yên Tử, với tổng diện

tích đất lâm nghiệp là: 2.947,5 ha (Theo Quyết định 4.903/QĐ-UBND tỉnh Quảng Ninh).

Năm 2010, Thủ tướng Chính phủ có Văn bản số 537/TTg-KTN, ngày 02 tháng 4 năm 2010, gửi Bộ NN&PTNT và UBND tỉnh Quảng Ninh “Về việc chuyển hạng khu rừng đặc dụng Yên Tử, thị xã Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh thành rừng Quốc gia Yên Tử, tỉnh Quảng Ninh”; ranh giới rừng Quốc gia Yên Tử được rà soát xác định lại. Kết quả xác định lại ranh giới, diện tích rừng và đất rừng của khu đặc dụng Yên Tử để xây dựng rừng Quốc gia Yên Tử, diện tích đất lâm nghiệp là: 2.730,9 ha (do trừ diện tích đất LN đã giao sổ Đỏ cho người dân thuộc 4 thôn: Khe Sú 1, Khe Sú 2, Năm Mẫu 1 và Năm Mẫu 2).

Hiện tại, tổng diện tích tự nhiên rừng Quốc gia Yên Tử là: 2.783,0 ha, chia làm 2 khu (Khu A và Khu B), trong đó diện tích rừng và đất lâm nghiệp là 2.730,9 ha, diện tích đất ngoài lâm nghiệp 52,1 ha.

- Khu A: 2.517,6 ha, tập trung phần lớn diện tích rừng Quốc gia Yên tử và các điểm di tích.

+ Phía Bắc ranh giới là hệ dông ranh giới 2 tỉnh Quảng Ninh và tỉnh Bắc Giang, có đỉnh Yên Tử cao nhất là 1.068m.

+ Phía Đông ranh giới từ đỉnh cao 908m theo ranh giới xã Thượng Yên Công và khu vực Than Thùng xuống suối Bãi dâu gặp đường 18B.

+ Phía Tây ranh giới từ đỉnh cao 660m theo ranh giới xã Thượng Yên Công thành phố Uông Bí và xã Tràng Lương huyện Đông Triều xuống suối Cây Trâm gặp đường 18B.

+ Phía Nam ranh giới giữa đất đai của khu đặc dụng và khu dân cư 4 thôn xã Thượng Yên Công (đã được xác định và đóng mốc ngoài thực địa).

- Khu B: 265,4 ha bao gồm diện tích hai bên đường thuộc phường Phương Đông từ chùa Suối Tắm đến giáp cánh đồng Năm Mẫu (đã được xác định và đóng mốc ngoài thực địa).

Hình 2 1 Bản đồ vị trí địa lý khu vực rừng Quốc gia Yên Tử 2 1 2 Địa hình 1

Hình 2.1. Bản đồ vị trí địa lý khu vực rừng Quốc gia Yên Tử

2.1.2. Địa hình - Tài nguyên địa mạo

- Khu A - Rừng Quốc gia Yên Tử được bao bởi 3 hệ dông: hệ dông Yên Tử ở phía Bắc từ đỉnh 660 m đến đỉnh 908 m và hai dông phụ theo hướng Bắc - Nam gồm: Hệ dông phía Tây từ đỉnh 660 m về suối Cây Trâm. Hệ dông phía Đông từ đỉnh 908 m về suối Bãi Dâu, ôm toàn bộ các hệ thuỷ suối Cây Trâm, suối Giải Oan và suối Bãi Dâu. Đỉnh núi cao nhất là đỉnh Yên tử 1.068 m - nơi có Chùa Đồng, điểm thấp nhất là cánh đồng Năm mẫu 50 m. Địa hình thấp dần từ Bắc xuống Nam đã tạo nên cảnh quan hùng vĩ cho Danh thắng Yên Tử. Tuy nhiên, địa hình ở đây bị chia cắt khá mạnh, độ dốc trung bình từ 20-250, có nơi >400; nếu độ che phủ của rừng không đảm bảo sẽ gây sạt lở, xói mòn đất.

- Khu B: Địa hình đồi, núi thấp, đỉnh cao nhất 312m, ranh giới phường Phương Đông và xã Hồng Thái Đông huyện Đông Triều, điểm thấp nhất là đập cửa ngăn 40m, độ dốc trung bình 15-200, có nơi >350, là đầu nguồn của suối Tắm chảy ra Dốc Đỏ.

Nhìn chung địa hình rừng Quốc gia Yên Tử bị chia cắt mạnh, độ dốc lớn, là đầu nguồn của các hệ suối chính như Giải Oan, Cây Trâm, Bãi Dâu, suối Tắm… chính vì vậy, vai trò của rừng trong rừng Quốc gia rất quan trọng trong việc giữ nước, điều tiết nước chống xói mòn, rửa trôi đất, hạn chế lũ quét và sạt lở đất của khu vực…

Hình 2 2 Bản đồ địa hình khu vực rừng Quốc gia Yên Tử 2 1 3 Khí hậu Tài 2


Hình 2.2. Bản đồ địa hình khu vực rừng Quốc gia Yên Tử

2.1.3. Khí hậu - Tài nguyên khí hậu

Rừng Quốc gia Yên Tử nằm ở tiểu vùng khí hậu Yên Hưng - Đông Triều, có những đặc trưng cơ bản sau:

- Mỗi năm có 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh và khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau và mùa nóng, ẩm, mưa nhiều từ tháng 5 đến tháng 10.

- Nhiệt độ bình quân/năm là 23,40C, cao nhất là 33,40C, thấp nhất là 140C. Biên độ nhiệt độ giữa ngày và đêm từ 5-100C. Tổng tích ôn từ 70000C- 80000C, có nơi trên 80000C. Tuy nhiên nhiệt độ ở đây có lúc xuống 50C hoặc thấp hơn, nhất là diện tích tại thung lũng Yên Tử.

- Lượng mưa bình quân năm là 1.785 mm, cao nhất là 2.700 mm, năm thấp nhất là 1.423 mm; mưa tập trung vào các tháng 6, 7, 8 chiếm khoảng 80% lượng mưa cả năm; mưa nhiều nhất vào tháng 8. Chính vì vậy, khi mưa lớn ở đây thường xuất hiện lũ, nước ở các suối dâng lên rất nhanh gây ảnh hưởng đến sản xuất, đi lại và làm sạt lở đất đá, ảnh hưởng hệ sinh thái rừng hai bên các suối.

Trong mùa khô, lượng mưa chiếm tỷ lệ thấp từ 10 - 20%, có năm khô hạn kéo dài 2 - 3 tháng tạo nên không khí nóng nực, khô hanh làm cho các trảng cây bụi, cỏ, rừng cây khô héo dễ xảy ra hiện tượng cháy rừng.

- Độ ẩm không khí khu vực bình quân/năm là 81%, năm cao nhất là 86%, năm thấp nhất là 62%.

- Lượng bốc hơi bình quân/năm là 1.289 mm, cao nhất là 1.300 mm và thấp nhất là 1.120 mm.

- Gió thịnh hành ở đây là gió Đông Bắc và Đông Nam: Gió mùa Đông Bắc từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; cường độ gió thường khá lớn, kết hợp với độ ẩm không khí thấp, gây thiệt hại không nhỏ cho sản xuất, ảnh hưởng đến công tác phát triển rừng cũng như hoạt động sản xuất của người dân.

Nhìn chung khí hậu Yên Tử khá mát mẻ, độ ẩm không khí tương đối cao rất thích hợp cho việc thăm quan, nghỉ dưỡng. Lượng mưa lớn, tương đối thuận lợi cho sinh trưởng phát triển của thực vật nói chung và cây rừng nói riêng; tuy nhiên cần lưu ý về thời vụ trồng rừng và lựa chọn loài cây trồng cho phù hợp với đặc điểm khí hậu khô hanh, gió lớn vào mùa Đông.

Bảng 2.1. Các yếu tố thời tiết rừng Quốc gia Yên Tử giai đoạn 2009 - 2013


I. Vùng thấp rừng Quốc gia Yên Tử


TT


Yếu tố khí hậu

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

1

Nhiệt độ TB năm (oC)

21,7

21,8

22,3

22,3

23,9

2

Số giờ nắng TB năm (giờ)

1.558,0

1.049,0

1.1178,0

1.179,0

1.1634,0

3

Lượng mưa TB năm (mm)

1.405,9

1.609,7

1.962,8

1.458,6

1.759,4

4

Độ ẩm không khí TB năm (%)

80,0

80,3

80,6

81,9

80,5

II. Vùng núi (Trạm quan trắc Yên Tử)


TT


Yếu tố khí hậu

Năm

2012

2013

2014

2015

2016

1

Nhiệt độ TB năm (oC)

18,7

19,1

17,4

18,6

18,8

2

Số giờ nắng TB năm (giờ)

1.304,0

1.283,0

986,0

951,0

1.048,0

3

Lượng mưa TB năm (mm)

2.188,4

2.371,4

2.748,1

1.905,7

2.283,6

4

Độ ẩm không khí TB năm (%)

87,7

88,3

87,8

90,1

88,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Quảng Ninh [10]

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 06/08/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí