Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 2

DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Vĩnh Phúc 38

Hình 2.2. Bản đồ sinh khí hậu tỉnh Vĩnh Phúc 42

Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc 45

Hình 2.4. Cơ cấu giá trị sản xuất GDP huyện Tam Đảo năm 2005, 2015 51

Hình 2.5. Bản đồ tài nguyên du lịch huyện Tam Đảo 64

Hình 3.1. Bản đồ đánh giá tài nguyên theo vùng cho phát triển du lịch huyện Tam Đảo .. 84 Hình 3.2. Bản đồ định hướng không gian phát triển du lịch huyện Tam Đảo 90

viii

Hình 3.3. Bản đồ tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo 94


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.


vi

Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 2

MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Du lịch là một trong những ngành có định hướng tài nguyên rõ rệt. Tài nguyên có vai trò đặc biệt quan trọng tới hiệu quả kinh tế của hoạt động du lịch cũng như tới phát triển, hình thành các điểm, cụm, tuyến du lịch. Phát triển du lịch bền vững dựa trên cơ sở khai thác sử dụng tài nguyên hướng tới việc thỏa mãn được các yêu cầu hiện tại và không làm tổn hại đến nhu cầu của các thế hệ mai sau. Để du lịch phát triển được một cách bền vững thì việc đánh giá tổng hợp các điều kiện địa lý và tài nguyên là việc làm cần thiết nhằm xác định được giá trị của các hợp phần tự nhiên phù hợp cho việc khai thác phát triển du lịch. Thông qua việc đánh giá các thành tạo, các tính chất của tự nhiên cũng như các điều kiện, khả năng khai thác tài nguyên sẽ xác định được mức độ thuận lợi của tài nguyên đối với từng lãnh thổ và với từng loại hình du lịch.

Huyện Tam Đảo nằm ở phía Đông Bắc tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp huyện Bình Xuyên, phía Tây Nam giáp huyện Tam Dương, phía Tây giáp huyện Lập Thạch, phía Tây Bắc giáp huyện Sơn Dương (Tuyên Quang), phía Bắc giáp huyện Đại Từ (Thái Nguyên); cách Thủ đô Hà Nội 60 km, sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai có lối đi vào huyện, địa phương có điều kiện kết nối các tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai …, đây là điều kiện thuận lợi thu hút khách nội địa và quốc tế đến với Tam Đảo.

Huyện Tam Đảo trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Vĩnh Phúc được tập trung, xây dựng thành huyện du lịch. Huyện có diện tích tự nhiên là 23.587,6 ha; dân số 78.232 nghìn người, trong đó 44,5 % là đồng bào dân tộc thiểu số chủ yếu là dân tộc Sán Dìu (2015). Sau hơn 10 năm đi vào hoạt động (thành lập 2004), huyện Tam Đảo đã đạt được nhiều thành tựu quan trọng trên tất cả các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, xã hội... đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân ngày càng được nâng cao. Tuy vậy, theo đánh giá chung sự phát triển hiện nay chưa tương xứng với các tiềm năng, lợi thế của huyện, sự phát triển chưa thực sự có hiệu quả.

Đặc biệt trong lĩnh vực du lịch, cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển du lịch, dịch vụ chưa được đầu tư đồng bộ, nhiều công trình đã xuống cấp; các sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, chất lượng dịch vụ chưa đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách; các hoạt động kinh doanh dịch vụ chủ yếu là cá thể, hộ gia đình theo mùa vụ và chưa tạo dựng được các sản phẩm đặc trưng mang thương hiệu du lịch Tam Đảo.

Để có quy hoạch phát triển kinh tế bền vững, phát huy được thế mạnh của huyện, cần có những nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên nhằm xây dựng cơ sở khoa học cho việc điṇ h hướng phát triển, nâng cao năng suất, chất lương, giá tri ̣du lịch của huyện.

Xuất phát từ thực tế đó, tác giả lựa chọn đề tài “Đánh giá tổng hợp điều

kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúcnhằm phát huy thế mạnh, cải thiện khả năng cạnh tranh chung, tạo sản phẩm du lịch đặc thù nâng cao sức hấp dẫn du lịch của huyện Tam Đảo.

2. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu

- Mục tiêu nghiên cứu

+ Nghiên cứu, đánh giá và làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên của lãnh thổ cho phát triển du lịch.

+ Đề xuất các định hướng và giải pháp cụ thể cho việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên thiên nhiên của lãnh thổ cho mục đích phát triển du lịch.

- Nội dung nghiên cứu

+ Xác lập cơ sở lý luận và thực tiễn nghiên cứu đánh giá điều kiện địa lý và tài nguyên cho phát triển du lịch.

+ Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển du lịch của huyện Tam Đảo và xác định các loại hình du lịch đặc trưng trên địa bàn huyện.

+ Xác định sự phân hóa lãnh thổ thông qua việc phân chia thành các tiểu vùng địa lý tự nhiên trên toàn bộ lãnh thổ huyện Tam Đảo.

+ Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch theo các tiểu vùng. Đề xuất định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng và phát triển du lịch huyện Tam Đảo giai đoạn 2016 - 2020, tầm nhìn 2025.

3. Giới hạn và phạm vi nghiên cứu

- Giới hạn không gian:

Lãnh thổ nghiên cứu là toàn huyện Tam Đảo xét theo ranh giới hành chính, nằm trong giới hạn từ 105029đến 105041kinh độ Đông, 21020đến 22033vĩ độ Bắc

- Giới hạn nội dung:

+ Tập trung nghiên cứu đánh giá các điều kiện tự nhiên cho phát triển bền vững ngành du lịch, trong đó tập trung vào phát triển du lịch nghỉ dưỡng, du lịch sinh thái và du lịch tâm linh.

+ Trong quá trình nghiên cứu tác giả có xét đến mối quan hệ không gian, phân tích khả năng liên kết du lịch giữa huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc với các tỉnh lân cận (Phú Thọ, Thái Nguyên và Tuyên Quang) có những nét tương đồng về tài nguyên du lịch, đặc biệt là hệ thống tài nguyên tại khu vực VQG Tam Đảo.

- Giới hạn thời gian:

Sử dụng các tư liệu, số liệu về tự nhiên, kinh tế, xã hội và du lịch của huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc trong giai đoạn 2004 - 2015, có tính đến các số liệu dự báo và định hướng quy hoạch đến năm 2025.

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn

- Ý nghĩa khoa học

Các kết quả nghiên cứu của luận văn đã góp phần hoàn thiện thêm phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu về đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên phục vụ phát triển du lịch. Luận văn đã phát triển hướng tiếp cận trên quan điểm địa lý tự nhiên theo phương pháp phân vùng và đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên cho mục đích phát triển du lịch theo từng tiểu vùng.

- Ý nghĩa thực tiễn

Những kết quả nghiên cứu được trình bày trong luận văn, các kết quả, các đề xuất, kiến nghị là những luận cứ khoa học giúp các nhà quản lý, các nhà hoạch định chính sách, các nhà quy hoạch du lịch xây dựng định hướng chiến lược, tổ chức không gian phát triển du lịch huyện Tam Đảo theo các tiểu vùng địa lý tự nhiên.

5. Những đóng góp mới của luận văn

- Áp dụng hướng tiếp cận nghiên cứu địa lý tự nhiên tổng hợp, xác định sự phân hóa lãnh thổ thông qua việc phân chia các tiểu vùng địa lý tự nhiên làm cơ sở để đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch huyện Tam Đảo theo hướng phát triển bền vững.

- Định hướng phát triển du lịch huyện Tam Đảo theo tiểu vùng và định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo theo hệ thống phân vị: điểm, cụm và các tuyến du lịch.

6. Cơ sở tài liệu

Luận văn được thực hiện trên cơ sở các nguồn tài liệu thu thập trong suốt thời gian thực hiện luận văn như:

- Các đề tài, dự án, các báo cáo khoa học, nghiên cứu về điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc; Các số liệu thống kê của Ban quản lý các khu du lịch Tam Đảo, Tây Thiên; Các số liệu thống kê, báo cáo quy hoạch phát triển kinh tế xã hội, du lịch của tỉnh được trực tiếp thu thập tại phòng thống kê huyện Tam Đảo; Cục Thống kê, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch, Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc...

- Các tư liệu ghi chép, quan sát, phân tích,…

7. Cấu trúc luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có nội dung gồm 3 chương. Cụ thể nội dung các chương bao gồm:

Chương 1. Cơ sở lí luận, cơ sở thực tiễn và phương pháp nghiên cứu đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triển bền vững du lịch.

Chương 2. Đặc điểm điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng phát triển du lịch huyện Tam Đảo.

Chương 3. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên phục vụ mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo.

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÍ TUẬN, CƠ SỞ THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TỔNG HỢP ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN PHỤC VỤ MỤC

ĐÍCH PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG DU LỊCH


1.1 Cơ sở lí luận

1.1.1 Khái niện về du lịch bền vững

“Du lịch bền vững là việc di chuyển và tham quan đến các vùng tự nhiên một cách có trách nhiệm với môi trường để tận hưởng và đánh giá cao tự nhiên (và tất cả những đặc điểm văn hoá kèm theo, có thể là trong quá khứ và cả hiện tại) theo cách khuyến cáo về bảo tồn, có tác động thấp từ du khách và mang lại những lợi ích cho sự tham gia chủ động về kinh tê - xã hội của cộng đồng địa phương”. (World Conservation Union,1996).

Du lịch bền vững là du lịch mà giảm thiểu các chi phí và nâng cao tối đa các lợi ích của du lịch cho môi trường tự nhiên và cộng đồng địa phương, có thể được thực hiện lâu dài nhưng không ảnh hưởng xấu đến nguồn lợi mà nó phụ thuộc vào [26].

Du lịch bền vững khác với du lịch đại chúng. Du lịch đại chúng không được lập kế hoạch cẩn thận cho việc nâng cao công tác bảo tồn hoặc giáo dục, không mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và có thể phá huỷ nhanh chóng các môi trường nhạy cảm. Và kết quả là có thể phá huỷ hoặc làm thay đổi một cách không thể nhận ra được các nguồn lợi và văn hoá mà chúng phụ thuộc vào. Ngược lại, du lịch bền vững thì được lập kế hoạch một cách cẩn thận từ lúc bắt đầu để mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương, tôn trọng văn hoá, bảo tồn nguồn lợi tự nhiên, giáo dục du khách và cả cộng đồng địa phương. Du lịch bền vững có thể tạo ra một lợi tức tương tự như du lịch đại chúng, nhưng có nhiều lợi ích được nằm lại với cộng đồng địa phương và các nguồn lợi tự nhiên, các giá trị văn hoá của vùng được bảo vệ.

1.1.2 Điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch

Điều kiện địa lý là toàn bộ các thành phần của tự nhiên như địa hình, khí hậu, thủy văn, sinh vật… và các bộ phận của cảnh quan tự nhiên. Những nhân tố

này là môi trường sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất, sinh hoạt và các hoạt động giải trí của con người. Đối với hoạt động du lịch, do có định hướng tài nguyên rõ rệt nên cùng với các điều kiện địa lý thuận lợi, thì tài nguyên du lịch cũng là một trong những nhân tố quan trọng đối với phát triển du lịch của từng lãnh thổ. Tuy nhiên, trong thực tế khai thác và sử dụng tài nguyên cho mục đích du lịch thì chính các điều kiện địa lý thuận lợi, phù hợp lại được xem như là những dạng tài nguyên du lịch tự nhiên.

Tài nguyên du lịch là một dạng đặc sắc của tài nguyên nói chung và là một bộ phận cấu thành quan trọng trong phát triển du lịch. Có nhiều quan niệm về tài nguyên du lịch, song nhìn chung có thể khái quát đó là những tổng thể tự nhiên, văn hóa lịch sử có khả năng đáp ứng cho các hoạt động du lịch [27, 39, 46, 49, 59, 75]. Theo Luật Du lịch Việt Nam (2005), tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, yếu tố tự nhiên, di tích lịch sử văn hóa, công trình lao động sáng tạo của con người và các giá trị nhân văn khác có thể được sử dụng nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các khu du lịch, điểm du lịch, tuyến du lịch, đô thị du lịch [49].

Về cấu trúc, tài nguyên du lịch được phân loại theo nhiều tiêu chí khác nhau: phân loại theo nhóm cung cấp tiềm tàng, nhóm cung cấp hiện tại và nhóm tài nguyên kỹ thuật (UNTWO, 1997) (dẫn theo [27]); Phân loại theo hệ thống với ba phụ hệ: thiên nhiên, nhân văn và dịch vụ [27]; Phân loại theo ba nhóm: khí hậu, văn hóa xã hội, kinh tế [27] hoặc tài nguyên du lịch tự nhiên, tài nguyên du lịch nhân văn, tài nguyên kinh tế - kỹ thuật và bổ trợ [74,75]; Phân loại theo hai nhóm: tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [39, 49, 58, 62].

Luận văn áp dụng hệ thống phân loại tài nguyên du lịch trong Luật Du lịch Việt Nam (2005) bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn [49].

1.1.2.1 Điều kiện địa lý - Tài nguyên du lịch tự nhiên

Tài nguyên du lịch tự nhiên gồm các yếu tố địa chất, địa hình, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái, cảnh quan thiên nhiên có thể được sử dụng phục vụ mục đích du lịch [49]. Như vậy, riêng đối với tài nguyên du lịch tự nhiên có thể hiểu là

tất cả các điều kiện địa lý thuận lợi cho khai thác, phát triển du lịch.

- Vị trí địa lý: Là một trong những nhân tố quan trọng để phát triển du lịch nói chung cũng như tổ chức các điểm, cụm, tuyến du lịch nói riêng. Trong nghiên cứu của luận văn, vị trí địa lý không chỉ đơn thuần là vị trí hành chính của lãnh thổ mà được xem như một dạng tài nguyên du lịch tự nhiên - tài nguyên vị thế. Tài nguyên vị thế là những giá trị và lợi ích có được từ vị trí địa lý và các thuộc tính về cấu trúc, hình thể sơn văn, cảnh quan, sinh thái của một không gian, có thể sử dụng cho các mục đích phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh - quốc phòng và chủ quyền quốc gia [63].

Đối với phát triển du lịch, tài nguyên vị thế được xét dưới các góc độ: giá trị vị thế (địa) tự nhiên với các giá trị và lợi ích có được từ vị trí không gian; giá trị vị thế (địa) kinh tế với các giá trị và lợi ích có được từ các đặc điểm địa lý ảnh hưởng đến tiến trình phát triển kinh tế của lãnh thổ; giá trị vị thế (địa) chính trị với lợi ích kết hợp của lợi thế về địa lý tự nhiên và nhân văn trong các bối cảnh chính trị của từng quốc gia, khu vực.

- Địa hình: Sự phân hóa của địa hình góp phần tạo nên sự đa dạng của cảnh quan, tuy nhiên, đặc trưng hình thái và trắc lượng hình thái của địa hình cũng có thể là những yếu tố thuận lợi hoặc trở ngại cho các hoạt động du lịch.

Ngoài ý nghĩa, bề mặt địa hình là nơi diễn ra các hoạt động của du khách, là địa bàn xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật thì đặc điểm của địa hình góp phần quyết định các loại hình du lịch, địa hình càng đa dạng thì càng có sức hấp dẫn du khách. Nhìn chung, địa hình miền núi thường có nhiều ưu thế hơn đối với hoạt động du lịch nhờ vẻ đẹp hùng vĩ và thơ mộng của thiên nhiên (rừng, núi, thác, suối, hang động...) cùng với khí hậu mát mẻ, không khí trong lành.

Ngoài ra còn có các dạng địa hình có giá trị cao cho các hoạt động du lịch như các hồ, đầm, các đảo và quần đảo, bãi biển ven bờ, các di tích tự nhiên...

- Khí hậu: Trong các chỉ tiêu về khí hậu, nhiệt độ và độ ẩm không khí là những yếu tố quan trọng nhất, ngoài ra, còn có các yếu tố khác như gió, áp suất khí quyển, ánh nắng mặt trời và các hiện tượng thời tiết cực đoan.

Các điều kiện khí hậu được xem như một dạng tài nguyên đặc biệt và được

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/04/2023