Phúc nói chung được xác định theo không gian các trục của các tuyến hành lang giao thông quốc tế và quốc gia như: quốc lộ 2 Việt Trì - Hà Giang - Trung Quốc, hành lang đường 18 và tuyến đường thủy sông Lô - sông Hồng. Qua đó sẽ tạo nên các tuyến du lịch nội huyên, liên huyện kết nối các cụm, điểm du lịch của Tam Đảo với các tỉnh, thành trong cả nước.
Tuyến du lịch trong huyện:
- Hợp Châu - Khu du lịch thể thao Bản Long - Hồ Xạ Hương - Sân golf Tam Đảo - Khu du lịch Tam Đảo I - Khu du lịch Tam Đảo II.
- Hợp Châu- Tây Thiên - Hồ Làng Hà - Khu du lịch Tam Đảo I - Khu du lịch Tam Đảo II.
- Hợp Châu - Khu du lịch thể thao Đồng Nhập - Tây Thiên - Khu du lịch Hồ Đồng Mỏ - Hồ Vĩnh Thành.
- Hợp Châu - Tây Thiên - Khu du lịch Tam Đảo II.
Tuyến du lịch trong tỉnh:
- Tam Đảo - Bình Xuyên - Phúc Yên
- Tam Đảo - Vĩnh Yên - Vĩnh Tường - Yên Lạc
- Tam Đảo - Lập Thạch - Sông Lô
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tổng Hợp Điều Kiện Tự Nhiên Để Phát Triển Du Lịch
- Định Hướng Phát Triển Bền Vững Du Lịch Huyện Tam Đảo Đến Năm 2020 Tầm Nhìn Đến Năm 2025
- Định Hướng Phát Triển Du Lịch Huyện Tam Đảo
- Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển bền vững du lịch huyện Tam Đảo, tỉnh Vĩnh Phúc - 15
Xem toàn bộ 121 trang tài liệu này.
Tuyến du lịch ngoài tỉnh:
- Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Thái Nguyên - Tuyên Quang
- Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Phú Thọ - Yên Bái - Lào Cai
- Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Phú Thọ - Tuyên Quang - Hà Giang
- Tam Đảo (Vĩnh Phúc) - Bắc Ninh - Bắc Giang - Hà Nội.
3.2.4 Các giải pháp thực hiện
3.2.4.1 Giải pháp về quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường
- Tiếp tục điều tra, khảo sát để phát triển các nguồn tài nguyên du lịch tự nhiên trên địa bàn. Chú trọng việc bảo tồn và phát triển các giá trị đa dạng sinh học tại VQG Tam Đảo. Đối với các giá trị nhân văn cần tiếp tục duy trì và bảo tồn các di tích văn hóa, lịch sử, cách mạng, đồng thời gắn các phong tục, tập quán, lễ hội phong phú của cộng đồng các dân tộc: Sán Dìu, Mường, Dao, Tày, HMông... vào mục đích du lịch.
- Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ môi trường và các quy định khác về bảo vệ môi trường của Nhà nước. Tuy nhiên để thực hiện có hiệu quả các điều khoản của Luật và căn cứ vào các đặc thù của địa phương, cần xây dựng hệ thống các quy
định và chính sách cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài xử phạt. Quy định bắt buộc về lập báo cáo đánh giá tác động môi trường đối với mọi dự án đầu tư phát triển du lịch. Đồng thời nâng cao đời sống cộng đồng, tạo công ăn việc làm cho người dân gắn với các hoạt động phát triển du lịch sẽ là yếu tố góp phần để cộng đồng địa phương tham gia tích cực vào việc quản lý tài nguyên và môi trường vì mục tiêu phát triển du lịch bền vững.
3.2.4.2 Giải pháp về liên kết và đa dạng hóa sản phẩm du lịch
Đây là giải pháp quan trọng nhất nhằm mục tiêu khai thác có hiệu quả tài nguyên du lịch và đẩy mạnh hoạt động phát triển du lịch không chỉ của riêng tỉnh Vĩnh Phúc - Tam Đảo mà còn với vai trò là vùng du lịch phụ cận của thủ đô Hà Nội. Hoạt động liên kết cho phép khai thác có hiệu quả tiềm năng du lịch trên những lãnh thổ hành chính khác nhau, phát triển những sản phẩm du lịch có khả năng bổ trợ tạo nên các sản phẩm du lịch liên vùng hấp dẫn. Việc liên kết nên được mở rộng tới các địa phương lân cận như Thái Nguyên, Tuyên Quang và các tỉnh, thành phố trong vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ sẽ giúp cho du lịch Tam Đảo đa dạng hóa được các loại hình du lịch, tăng năng lực cạnh tranh, mở rộng thị trường khách, tạo nên được hệ thống sản phẩm du lịch đặc trưng, có giá trị gia tăng và có sức cạnh tranh cao.
3.2.4.3 Giải pháp về đầu tư phát triển du lịch
- Tập trung đầu tư từ nguồn vốn Ngân sách Nhà nước (cả Trung ương và địa phương) theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm làm cơ sở kích thích phát triển du lịch trên địa bàn toàn huyện; trước mắt ưu tiên đầu tư phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng tại các trọng điểm phát triển du lịch, các khu du lịch, các điểm du lịch mũi nhọn của huyện.
- Thực hiện xã hội hóa phát triển du lịch, khuyến khích và tạo mọi điều kiện thuận lợi để các thành phần kinh tế tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dưới các hình thức khác nhau; thực hiện xã hội hóa đầu tư, bảo vệ, tôn tạo di tích, thắng cảnh, các lễ hội, hoạt động văn hóa dân gian, các làng nghề phục vụ phát triển du lịch. Tiếp tục hoàn chỉnh cơ chế quản lý đầu tư, tạo môi trường thông thoáng về đầu tư phát triển du lịch, đơn giản hóa các thủ tục hành chính và phát triển các dịch vụ hỗ trợ đầu tư để thu hút các nhà đầu tư. Tạo sự bình đẳng giữa đầu tư trong nước và nước ngoài, giữa tư nhân với Nhà nước; mở rộng các hình thức thu hút đầu tư cả trong và ngoài nước như các hình thức BOT, BTO, BT...
3.2.4.4 Giải pháp về xúc tiến, quảng bá du lịch
- Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về du lịch. Tạo lập và nâng cao hình ảnh của du lịch Tam Đảo trong cả nước, khu vực và trên thế giới để qua đó thu hút khách du lịch và nguồn vốn đầu tư.
- Xây dựng hệ thống các trung tâm hướng dẫn và cung cấp thông tin về du lịch Tam Đảo, về tiềm năng đất nước và con người Tam Đảo cho khách du lịch. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin hiện đại, phối hợp các cơ quan thông tin đại chúng, các lực lượng thông tin đối ngoại, đặt các văn phòng xúc tiến du lịch tại các thị trường trọng điểm (trong nước và quốc tế); tranh thủ sự hỗ trợ quốc tế để xúc tiến quảng bá du lịch Tam Đảo có hiệu quả.
- Thực hiện các chương trình thông tin tuyên tuyền, quảng bá về những sự kiện sẽ diễn ra hàng năm trên địa bàn huyện như triển lãm, hội chợ, văn hóa thể thao, lễ hội truyền thống...; tổ chức các chiến dịch xúc tiến, quảng bá, phát động thị trường theo chuyên đề; tổ chức và tham gia hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo du lịch ở trong nước và quốc tế để giới thiệu rộng rãi tiềm năng du lịch của địa phương, kích thích nhu cầu du lịch trong nước và quốc tế.
3.2.5 Giải pháp nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch
- Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về du lịch cần được thực hiện với việc thành lập các cơ quan chuyên trách phát triển du lịch tại các địa bàn trọng điểm du lịch như Tam Đảo, Tây Thiên.
- Huyện cần sớm xây dựng và ban hành các văn bản pháp luật về du lịch như quy chế quản lý các khu du lịch trong huyện, quy chế quản lý quy hoạch, quy chế xây dựng các công trình du lịch... nhằm tạo cơ sở pháp lý thuận lợi để quản lý và khuyến khích phát triển du lịch trên địa bàn.
- Tăng cường công tác thống kê du lịch, xây dựng cơ sở dữ liệu du lịch làm cơ sở cho việc hoạch định chính sách phát triển du lịch của tỉnh và huyện Tam Đảo.
- Tăng cường phối hợp hành động liên ngành và liên vùng (đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo) trong việc thực hiện quy hoạch dưới sự chỉ đạo thống nhất của ủy ban nhân dân tỉnh để giải quyết những vấn đề có liên quan đến quản lý, phát triển du lịch như đầu tư phát triển sản phẩm, xúc tiến quảng bá du lịch, khai thác và bảo vệ tài nguyên - môi trường.
TIỂU KẾT CHƯƠNG 3
Đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên du lịch theo từng tiểu vùng trên địa bàn huyện Tam Đảo, đồng thời trên cơ sở phân tích quy hoạch phát triển du lịch của huyện đã cho phép tác giả xác định được những nội dung sau:
+ Đánh giá và phân hạng được mức độ thuận lợi của điều kiện tự nhiên huyện Tam Đảo theo các cấp phân hạng: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi.
+ Xác định được khả năng khai thác loại hình du lịch trọng điểm và các loại hình du lịch kết hợp đối với từng tiểu vùng.
+ Xác định được hướng phát triển du lịch theo tiểu vùng. Đồng thời xác định được không gian thuận lợi và không gian ưu tiên đầu tư cho phát triển du lịch theo từng tiểu vùng.
+ Đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo theo hệ thống phân vị: điểm, cụm và tuyến du lịch phù hợp với định hướng phát triển du lịch theo các tiểu vùng.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
Từ những phân tích và kết quả đánh giá điều kiện tự nhiên huyện Tam Đảo cho mục đích phát triển du lịch, có thể rút ra một số kết luận sau:
1. Tiếp cận địa lý tổng hợp, đánh giá làm sáng tỏ tiềm năng tự nhiên, tài nguyên lãnh thổ là một hướng tiếp cận đúng đắn, hiệu quả. Trong luận văn đã vận dụng hướng tiếp cận địa lý tổng hợp, tiếp cận theo hướng phân vùng và đánh giá tổng hợp mức độ thuận lợi của tài nguyên phục vụ phát triển du lịch, áp dụng vào địa bàn huyện Tam Đảo.
2. Trên diện tích lãnh thổ không lớn, Tam Đảo có nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng. Tài nguyên du lịch tự nhiên được hình thành nhờ các điều kiện địa lý và sự phân hóa của tự nhiên, dưới tác động của quy luật phi địa đới đã tạo nên sự đa dạng của địa hình, khí hậu, thảm thực vật, thổ nhưỡng. Bên cạnh đó là các giá trị văn hóa lịch sử của hệ thống tài nguyên du lịch nhân văn có giá trị cao đối với phát triển du lịch.
3. Hiện trạng hoạt động du lịch của huyện Tam Đảo những năm gần đây chưa phát triển tương xứng với tiềm năng: lượng khách thấp, đặc biệt là khách quốc tế; Cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật chưa phát triển mạnh, phân bố không đồng đều; Nguồn nhân lực thiếu và tỷ lệ qua đào tạo thấp; Khả năng liên kết du lịch chưa được mở rộng.
4. Trên cơ sở phân chia lãnh thổ thành các đơn vị đồng nhất tương đối về mặt thành phần, tính chất và mối quan hệ giữa các nhân tố thành tạo, toàn bộ lãnh thổ huyện được chia thành 2 tiểu vùng. Đồng thời, luận văn đã xác định được đặc điểm tài nguyên du lịch của từng tiểu vùng tạo cơ sở khoa học cho việc đánh giá tổng hợp và phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch theo tiểu vùng.
5. Luận văn đã đánh giá tài nguyên du lịch theo từng tiểu vùng. Đồng thời kết hợp phân tích Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch đến năm 2025 của huyện. Trên cơ sở đó đã phân hạng mức độ thuận lợi của điều kiện địa lý và tài nguyên du
lịch theo từng tiểu vùng; Xác định hướng phát triển du lịch theo từng tiểu vùng; Xác định không gian phát triển du lịch (không gian thuận lợi và không gian ưu tiên đầu tư) theo từng tiểu vùng; Và đề xuất định hướng tổ chức lãnh thổ du lịch huyện Tam Đảo theo hệ thống phân vị: điểm, cụm và tuyến du lịch.
2. Kiến nghị
Để phát triển Tam Đảo thành một huyện du lịch như mong muốn, đề tài kiến nghị cần có ngay quy hoạch cụ thể phát triển du lịch của huyện dựa trên những thế mạnh tiềm năng như cảnh quan đẹp, khí hậu mát mẻ phù hợp cho các loại hình du lịch tham quan, nghỉ dưỡng và đặc biệt VQG Tam Đảo với sự phong phú đa dạng của tài nguyên sinh vật phù hợp cho phát triển loại hình du lịch sinh thái, du lịch nghỉ dưỡng, du lịch tâm linh…
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh Phú Thọ (2011), Nghị quyết số 09-NQ/TU của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh khóa XVII về phát triển du lịch giai đoạn 2011 - 2015, Phú Thọ.
[2].Ban chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020.
[3]. Ban quản lý khu di tích danh thắng Tây Thiên (2013), Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch các năm 2010, 2011, 2012, 2013.
[4]. Ban quản lý khu du lịch nghỉ dưỡng Tam Đảo (2013), Kết quả hoạt động kinh doanh du lịch các năm 2010, 2011, 2012, 2013.
[5]. Ban quản lý Vườn Quốc gia Tam Đảo (2004), Đề án xây dựng phát triển du lịch sinh thái và giáo dục môi trường tại Vườn quốc gia Tam Đảo, Tam Đảo.
[6]. Lê Huy Bá (Chủ biên) (2009), Du lịch sinh thái, NXB Khoa học Kỹ thuật. [7].Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2002), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam
2001 - 2010.
[8]. Bộ Văn hoá Thể thao và Du lịch (2010), Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
[9]. Bộ Văn hóa Thể Thao và Du lịch (1995), Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Việt Nam thời kỳ 1995 - 2010.
[10]. Vũ Tuấn Cảnh (1990), Tổ chức lãnh thổ du lịch Việt Nam, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước.
[11]. Cazé.G, Lanquar.R, Raynouard.X (2000), Quy hoạch du lịch, (Đào Đình Bắc dịch), NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[12]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2013), Báo cáo tình hình kinh tế - xã hội tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013.
[13]. Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc (2014), Niên giám thống kê tỉnh Vĩnh Phúc năm 2013.
[14]. Đinh Thị Vân Chi (2004), Nhu cầu của du khách trong quá trình du lịch, NXB Văn hoá Thông tin, Hà Nội.
[15]. Hoàng Xuân Chinh, Trần Anh Dũng (2003), Vĩnh Phúc gốm và nghề gốm truyền thống, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
[16]. Hoàng Xuân Chinh, Bùi Hữu Tiến (2010), Đồng Đậu di tích tiêu biểu thời tiền sơ sử, Sở Văn hóa Thể thao và Du lịch Vĩnh Phúc.
[17]. Nguyễn Thế Chinh (1995), Cơ sở khoa học của việc xác định các điểm tuyến du lịch Nghệ An, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[18]. Đỗ Trọng Dũng (2009), Đánh giá điều kiện tự nhiên để phát triển du lịch sinh thái ở tiểu vùng du lịch miền núi Tây Bắc Việt Nam, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, Hà Nội.
[19]. Nguyễn Xuân Đặng, Nguyễn Trường Sơn, Nguyễn Xuân Nghĩa (2006), "Kết quả điều tra khu hệ thú của Vườn quốc gia Tam Đảo", Tạp chí sinh học, 28 (3), tr. 9-14.
[20]. Nguyễn Thị Hải (2002), Đánh giá tài nguyên du lịch tự nhiên phục vụ phát triển du lịch cuối tuần của Hà Nội, Luận án Tiến sĩ Địa lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, Hà Nội.
[21]. Phạm Hoàng Hải, Nguyễn Thượng Hùng, Nguyễn Ngọc Khánh (1997), Cơ sở cảnh quan học của việc sử dụng hợp lý tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường lãnh thổ Việt Nam, NXB Giáo dục, Hà Nội.
[22]. Trương Quang Hải (2006), Điều tra và đánh giá tiềm năng lãnh thổ phục vụ quy hoạch phát triển du lịch sinh thái tỉnh Quảng Trị, Đề tài nghiên cứu khoa học, Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Quảng Trị, Đại học Quốc gia Hà Nội.
[23].Trương Quang Hải (2011), "Cấp vùng trong hệ thống các đơn vị tổ chức lãnh thổ phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam", Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 30-39.
[24]. Trần Trọng Hanh (2006), "Lý luận và thực tiễn quy hoạch vùng ở Việt Nam",
Tạp chí Quy hoạch Xây dựng, 1 (19).
[25]. Nguyễn Hiền (2011), "Phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế ở Việt Nam", Cơ sở khoa học cho phát triển vùng trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam, tr. 40-57.