Khi chuyển giao các mô hình khoa học kỹ thuật mới đến nông dân, các cơ quan ban ngành cần có chính sách hỗ trợ về vật tư, kỹ thuật, giống lúa, tiên mặt hỗ trợ cho người nông dân qua kí kết hợp đồng. Sau khi thu hồi vốn cần luân chuyển cho nông dân mới trong vùng dự án nhằm mở rộng đầu tư cho vùng.
Cần đơn giản hình thức cho người nông dân vay vốn cho đầu tư sản xuất đồng thời giảm bớt lãi suất cho vay khuyến khích người nông dân vay vốn, vì hiện tại lãi suất ngân hàng cao nên người nông dân rất ngần ngại vay vốn.
Thành lập hội, các câu lạc bộ nông dân cho nông dân tự góp vốn để giúp nhau trong sản xuất trong những lúc khó khăn nhanh chóng và kịp thời.
Các ngành nghề
có liên quan nên đầu tư
vốn để
xây mới hoặc nâng cao
công suất các lò xấy để phục vụ cho người dân trong việc dự trữ lúa gạo. Khi giá trên thị trường xuống thấp hay do thời tiết khí hậu mưa bão người dân không thể phơi lúa.
4.5.1.2. Nâng cao chất lượng lao động
Sản xuất lúa phải chăm sóc, đòi hỏi người trồng phải có kiến thức về kỹ thuật, phương pháp chăm sóc, hiểu rõ chế độ dinh dưỡng, sâu bệnh hại của cây lúa.
Nông dân phải tự tìm tòi học hỏi kinh nghiệm thông qua đài, báo, tham quan và học hỏi trao đổi kinh nghiệm sản xuất lúa với những nông dân đã ứng dụng khoa học kỹ thuật vào trong sản xuất nhằm cho sản xuất lúa đạt hiệu quả kinh tế.
Nâng cao trình độ dân trí cho nông dân vì chỉ có học vấn mới có thể giúp
nông dân có thể nắm bắt được thông tin nhanh nắm bắt các vấn đề nhanh chóng và chính xác.
kỹ thuật
Người nông dân cần xóa bỏ những tập quán sản xuất lạc hậu, kém hiệu quả thay vào đó là áp dụng khoa học kỹ thuật. Cho người lao động tham gia các lớp tập huấn học hỏi kinh nghiệm, nâng cao kiến thức kỹ thuật trồng…nhằm giảm rủi ro khi trồng lúa từ đó góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho nông dân.
4.5.1.3. Hiện đại hóa các phương tiện phục vụ cho sản xuất lúa
Phương tiện sản xuất là công cụ đặc biệt quan trọng trong việc hỗ trợ phục vụ cho việc sản xuất lúa. Tuy nhiên trang bị phương tiện sản xuất ở các hộ vẫn còn thiếu, chủ yếu chỉ có bình phun thuốc, máy bơm nước, máy xay xát…Việc chế biến sản phẩm sau khi thu hoạch chưa được quan tâm nên chất lượng nông sản vẫn còn thấp.
Nhà nước cũng cần tổ chức các buổi tập huấn sử dụng các phương tiện trang thiết bị cơ giới cho nông dân nhằm nâng cao sự hiểu biết và góp phần đẩy mạnh quá trình cơ giới hoa trong sản xuất lúa.
4.5.1.4. Về thị trường
Cần lập các tổ hợp tác theo khu vực sản xuất để làm công tác thăm dò thị trường, tìm đầu ra và kí kết hợp đồng với các nhà tiêu thụ sản nông sản để lúa gạo của nông dân có thể bán được với giá cao và ổn định hơn.
Tạo mối quan hệ tốt với người nông dân với các cơ sở thu mua nông sản , thành lập các hợp tác xã thu mua nông sản.
Xây dựng các mạng lưới thu mua nông sản để nông dân bán sản phẩm của mình qua ít khâu trung gian từ đó giá bán cũng được cao hơn.
Khi xây dựng mô hình trồng lúa thì trước hết người nông dân cần xác định được nhu cầu thị trường đầu ra cho sản phẩm, cần xác định nhu cầu của thị trường là bao nhiêu, phải trồng lúa với diện tích bao nhiêu, đầu ra giá cả của sản phẩm như thế nào. Nhằm tránh tình trạng sản xuất một cách tự phát làm cho thị trường đầu ra ứ đọng ảnh hưởng đến giá cả của sản phẩm lúa gạo.
4.5.1.5. Cải tạo nâng cao chất lượng đất đai
Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt và là yếu tố quan trong nhất không thể thiếu và không thể thay thế được trong sản xuất nông nghiệp.
Sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật một cách hợp lý vừa giúp tiết kiệm chi phí đầu tư cho sản xuất lúa, vừa góp phần nâng cao chất lượng đất, bảo vệ môi trường hướng tới sản xuất lương thực đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên một số hộ nông dân đã quá lạm dụng phân bón và thuốc bảo vệ
thực vật không những làm
ảnh hưởng đên chất lượng sản phẩm mà còn
ảnh
hưởng đến chất lượng đất đai thậm chí làm chết đi những sinh vật có lợi cho đất
gây mất cân bằng sinh thái. Cần sử dụng các loại phân hữu cơ được sản xuất từ các loại thực vật hay phân vi sinh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, đúng
liều lượng, thời điểm, nên sử thuốc lại tránh làm ô nhiễm đất.
dụng các loại thuốc phun qua lá vừa tiết kiệm
PHẦN 5
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. Kết luận
Qua quá trình phân tích đánh giá quá trình sản xuất lúa cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa có thể đưa ra kết luận sau:
Đa số các hộ nông dân đều có kinh nghiệm sản xuất lúa lâu năm nhưng
trình độ học vấn của họ tương đối thấp cụ thể tổng số người nông dân có trình độ học cấp 2 và cấp 3 chiếm 86% nên việc tiếp thu các kiến thức về ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất còn hạn chế, ảnh hưởng đến việc tiếp cận thông tin thị trường.
Chi phí đầu tư vụ Đông Xuân thấp hơn vụ Hè Thu nhưng năng suất lại cao hơn vụ Hè Thu, lợi nhuận thu được cũng cao hơn. Cụ thể chi phí đầu tư vụ Đông Xuân là 18.310.000 đồng/ha còn vụ Hè Thu là 22.310.000 đồng/ha. Như vậy cao hơn 4.000.000 đồng so với vụ Đông Xuân. Qua đó thấy vụ Hè Thu bị ảnh hưởng về thời tiết khí hậu nên chi phí tăng lên cao hơn. Năng suất vụ Đông Xuân cao hơn vụ Hè Thu 8350 kg/ha đó là do sản xuất ở vụ Hè Thu dịch bệnh hại lúa xuất
hiện nhiều nên đạt năng suất thấp hơn vụ Đông Xuân. Người nông dân đạt
được lợi nhuận vụ Đông Xuân là 18.310.000 đồng/ha.
Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất lúa đó là diện tích sản xuất lúa và tổng chi phí mà người nông dân bỏ ra để sản xuất lúa khi tổng chi phí sản xuất tăng lên thì sản lượng của nông dân cũng sẽ tăng lên. Tuy nhiên sự gia tăng này có giới hạn, đến một mức sản lượng nào đó khi cây đã bão hòa (ngưỡng) mà tại đó dù chi phí có tăng thì sản lượng cũng sẽ không tăng lên nữa.
Để nâng cao hiệu quả kinh tế của sản xuất lúa thì người nông dân cần phải có những biện pháp như tăng cường vốn vay cho hộ nông dân thông qua nhiều hình thức cho vay khác nhau, đơn giản hóa thủ tục cho vay, có các chính sách hỗ
trợ về vốn cho nông dân, tổ chức các lớp tập huấn, hội thảo để nâng cao kỹ
thuật trồng lúa của nông dân và qua đó giới thiệu các trang thiết bị, máy móc mới hiện đại giúp người nông dân có thể chi phí, giá thành nâng cao chất lượng sản
phẩm.
5.2. Kiến nghị
5.2.1. Đối với địa phương
Cần duy trì công tác khuyến nông, tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật
cho nông dân, biểu dương nhân rộng mô hình sản xuất đạt hiệu quả và nhân
rộng các mô hình đạt năng suất cao. Tăng cường công tác khuyến nông, tổ chức nhiều lớp tập huấn các mô hình khoa học kỹ thuật như cách gieo trồng các loại giống mới, mô hình 3 giảm 3 tăng… tạo điều kiện cho nông dân thâm gia tập huấn nhiều hơn.
Cung cấp và hướng dẫn cách sử dụng phân bón và thuốc bảo vệ thực vật một cách có hiệu quả và tiết kiệm hợp lí giảm chi phí vật tư nông nghiệp.
Phải tăng cường công tác giới thiệu thêm nhiều giống mới có chất lượng cao hơn để nâng cao năng suất, kháng sâu bệnh và đạt năng suất cao.
Xây dựng mối liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ trạng thương lái ép giá của người nông dân.
sản phẩm, tránh tình
Tổ chức lại 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà nông, nhà doanh nghiệp nhằm đảm bảo đầu ra cho sản phẩm, làm cho nông dân yên tâm sản xuất.
Địa phương cần xây dựng thêm các lò xấy nông sản để nông dân không
phải phơi lúa tiết kiệm công lao động. Cải thiện giao thông, thủy lợi tạo điều kiện cho nông dân sản xuất thuận lợi.
5.2.2. Đối với nhà nước
Cần tăng cường nhiều hơn các lớp tập huấn kỹ thuật, các chương trình hỗ trợ giống, giá, phương tiện sản xuất cho các hộ nông dân khó khăn không có điều kiện sản xuất. Thực hiện công tác thủy nông tốt nhằm tạo điều kiện thuận lợi sản xuất.
Thành lập các trung tâm tư vấn cho nông dân trong việc lựa chọn giống để sản xuất nhằm đạt năng suất cao.
Cần đổi mới mạnh mẽ phương thức cho vay, thu nợ cho phù hợp với đặc điểm riêng của từng hộ nông dân. Tạo điều kiện cho nông dân đảm bảo giá cả ổn định đầu ra cho nông dân yên tâm ổn định sản xuất.
Nhà nước phải hỗ trợ đủ kinh phí để giúp các cơ quan ban ngành trong
việc xây dựng và triển khai mô hình đến nông dân như: Kinh phí thực hiện các
lớp chuyển giao khoa học kỹ thuật và kinh phí vận động nông dân, đặc biệt là nông dân từ vùng sâu vùng xa đến tham dự. Kinh phí tuyên truyền vận động nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật. Kinh phí tổ chức điều tra, kiểm tra việc thực hiện các mô hình mới…
Các mô hình trên cần được thực hiện đầy đủ được thực hiện và tự nhân rộng ra trên địa bàn.
cho đến khi các mô hình
Nhà nước cần có nhiều chính sách để đầu tư, cho vay hỗ trợ vốn cho hoạt động sản xuất nông nghiệp. Ngân hàng Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn cần nâng mức cho vay đối với những hộ áp dụng phương pháp canh tác mới.
Nhà nước cần cung cấp thông tin cần thiết để người dân lựa chọn những loại giống có chất lượng và năng suất cao, giống cao sản đặc sản có sức hút đáp ứng nhu cầu ngày càng đa dạng của thị trường. Thường xuyên đẩy mạnh công tác nghiên cứu, lai tạo các giống lúa mới vừa có năng suất chất lượng cao vừa phù hợp với điều kiện khí hậu từng vùng.
Bình ổn giá cả: đảm bảo cho nông dân không bị thiệt thòi khi mua sản phẩm các vật tư nông nghiệp, giảm bớt bất lợi biến động của thị trường.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1]. Hoàng Ngọc Nhậm (2002). Phân tích dữ liệu và dự báo thống kê, Trường Đại học Kinh tế TP.HCM.
[2]. Ngô Thị Thuận (2006) Giáo trình nguyên lí thống kê kinh tế, Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội.
[3]. Nguyễn Thế Nhã (2004) Giáo trình kinh tế nông nghiệp. Trường Đại học Kinh tế quốc dân. Nhà xuất bản thống kê .
[4]. Mai Văn Nam, Phạm Lê Thông, Lê Tấn Nghiêm, Nguyễn Văn Ngân (2004)
Giáo trình Kinh tế lượng. NXB Thống kê, TP. HCM.
[5]. Phạm Xuân Phương (1992) Kinh tế lâm nghiệp, NXB Nông nghiệp Hà Nội. [6]. Hoàng Ngọc Nhậm (2002). Phân tích dữ liệu và dự báo thống kê, Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh.
[7]. Vũ Đình Thắng, Giáo trình kinh tế nông nghiệp, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân, 2006.
[8]. Tổng cục thống kê năm 2013.
KHẢO SÁT SẢN XUẤT LÚA
Hộ số:……………
Địa chỉ: Khối:.......... Tổ:................ Phường: Khánh Xuân, Tp Buôn Ma Thuột Ngày phỏng vấn: …………………………………
Tên người được phỏng vấn: …………………………………………. Giới tính: Nam [ ] Nữ [ ] Tuổi: …………Dân tộc: ………… Trình độ học vấn:
[ ] Không biết chữ
[ ] Cao đẳng/Đại học A.Tình hình chung của hộ: A.1. Lao động:
[ ] Tiểu học [ ] THCS [ ] THPT
Tổng số người trong gia đình? …… (người)
Tổng số
(người)
lao động
trong gia đình tham gia sản xuất lúa (từ
1560 tuổi)?…………..
trong đó bao nhiêu nữ: ………(người) trong đó bao nhiêu nam: …….(người)
Gia đình đến địa phương năm nào: ……………(năm) Kinh nghiệm sản xuất lúa:………………………(năm)
Ngoài sản xuất lúa, hộ có tham gia hoạt động gì để tạo nên thu nhập hay không?.......
.............................................................................................................................................
A.2. Máy móc, thiết bị, vật kiến trúc của gia đình phục vụ sản xuất:
Tên máy móc, thiết bị | Năm trang bị | Nguyên giá | Ghi chú | |
1 | Sân phơi | |||
2 | Ao, giếng nước | |||
3 | Máy cày | |||
4 | Máy bơm | |||
5 | Dây tưới | |||
6 | ||||
7 |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh Giá Tình Hình Sản Xuất Lúa Ở Phường Khánh Xuân, Tp Buôn Ma
- Chi Phí Đầu Tư Cho Sản Xuất Trồng Lúa Vụ Hè Thu
- Biểu Đồ Tuyến Tính Của Diện Tích Và Chi Phí Vụ Hè Thu
- Đánh giá tình hình sản xuất lúa tại phường Khánh Xuân, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắl Lắk - 10
Xem toàn bộ 80 trang tài liệu này.
B. Tình hình sản xuất lúa
Tổng diện tích đất sản xuất (trồng trọt, chăn nuôi):.........(ha) Trong đó diện tích đất trồng lúa:........................................(ha)
Đông Xuân | Hè Thu | |
Tên giống | ||
Thời điểm gieo | ||
Thời điểm thu hoạch | ||
Lý do chọn trồng giống |