- Thông qua kết quả nghiên cứu thị trường, khách sạn phải xây dựng được mô hình kinh doanh hợp lý phù hợp với thị trường, cho phép đáp ứng mọi khả năng của nhu cầu khách du lịch
4.4.3.6. Giải pháp ứng dụng thành tựu khoa học kỹ thuật
- Ứng dụng tin học vào công tác quản lý, theo dòi vật tư hàng hóa đẩy mạnh hoạt động kế toán bằng máy vi tính, giải phóng bớt sức lao động, nâng cao văn minh thương mại.
- Mở rộng và hoàn thiện hệ thống các hình thức phục vụ trong các cơ sở ăn uống, đưa các loại hình phục vụ nhanh vào thực tiễn.
4.4.3.7. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm khách sạn.
- Khách sạn cần tăng cường đa dạng các loại hình dịch vụ kèm theo như tổ chức các tour du lịch, dịch vụ sân gofl, tennis…bằng cách phối hợp với các công ty, tổ chức du lịch tại vùng.
- Tạo ra những sản phẩm du lịch đa dạng và mang bản sắc văn hóa dân tộc độc đáo, hấp dẫn khách quốc tế và khách nội địa.
Có thể bạn quan tâm!
- Bảng Tình Hình Số Lượng Lao Động Tại Khách Sạn Kaanapali
- Thực Trạng Kinh Doanh Của Khách Sạn Kaanapali Năm 2019 Và 4 Tháng Đầu Năm 2020
- Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 7
Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.
5.1. Kết luận
PHẦN V
KẾT LUẬN – ĐỀ NGHỊ
Qua thời gian thực tập tại khách sạn Kaanapali thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản và qua trình thu thập, xử lý số liệu nghiên cứu, em đã rút ra một số kết luận như sau:
5.1.1. Kết luận 1
- Thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản có vị trí địa lý, điều kiện kinh tế xã hội thuận lợi cho việc phát triển nền kinh tế nói chung và ngành kinh doanh dịch vụ nhà hàng khách sạn nói riêng, và đang trên đà phát triển mạnh mẽ.
5.1.2. Kết luận 2
- Khách sạn Kaanapali, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản là khách sạn tiêu chuẩn 3* quốc tế, gồm có 8 tầng, 50 phòng nghỉ, được trang bị đầy đủ tiện nghi, với đội ngũ nhân viên là 40 người
- Năm 2019, khách sạn đón 34.675 lượt khách trong đó khách quốc tế là
12.356 lượt, khach nội địa là 22.312 lượt. 4 tháng đầu năm 2019, tổng lượng khách đến khách sạn là 9.125 lượt và 7.532 lượt khách trong 4 tháng đầu năm 2020.
- Công suất sử dụng buồng phòng khách sạn là 87% cho mùa cao điểm và 32% cho mùa thấp điểm
5.1.3. Kết luận 3
- Doanh thu của khách sạn năm 2019 là 781.331.000 JPY, tương đương 168.887.600.000 VNĐ. Lợi nhuận đạt 208.502.000 JPY tương đương 45.002.000.000 VNĐ
- Doanh thu 4 tháng đầu năm 2019 đạt 246.502.000 JPY tương đương 53.282.000.000 VNĐ, lợi nhuận đạt 59.852.000 JPY tương đương 12.937.000.000 VNĐ
- Doanh thu 4 tháng đầu năm 2020 đạt 168.835.000 JPY tương đương 36.494.000.000 VNĐ, lợi nhuận đạt 7.951.000 JPY tương đương 1.719.000.000 VNĐ
5.1.4. Kết luận 4
- Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2020 – 2025.
+ Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật
+ Giải pháp về nguồn vốn
+ Giải pháp về con người
+ Giải pháp về chi phí
+ Giải pháp về nghiên cứu thị trường
+ Giải pháp về tăng cường áp dụng khoa học kỹ thuật
+ Giải pháp về nâng cao chất lượng dịch vụ khách sạn
Trong đó, giải pháp về chi phí là giải pháp chủ yếu, nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn, giúp làm tăng lợi nhuận cho khách sạn
5.2. Kiến nghị, đề nghị
5.2.1. Đối với Ban giám đốc khách sạn Kaanapali
- Tăng cường quảng bá thông tin về khách sạn, các dịch vụ nổi bật của khách sạn trên các phương tiện truyền thông, mạng xã hội, website.
- Nâng cao năng lực ngoại ngữ cho đội nghũ nhân viên tại khách sạn, đặc biệt là tiếng Anh, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ, phục vụ đối với du khách quốc tế đến khách sạn
- Trẻ hóa đội ngũ nhân viên khách sạn, tăng cường khả năng linh hoạt sáng tạo trong đội ngũ nhân viên, nâng cao năng lực hoạt động và phục vụ của khách sạn.
5.2.2. Đối với Trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên , Khoa Quản lý tài nguyên, Trung tâm Đào tạo và phát triển quốc tế
- Có kế hoạch đào tạo tiếng, ngoại ngữ cho thực tập sinh đảm bảo đủ khả năng giao tiếp cơ bản với người bản xứ, nhằm hạn chế khó khăn về khác biệt ngôn ngữ trong quá trình thực tập và làm việc.
- Tăng cường hơn nữa các chương trình đào tạo, hợp tác quốc tế tạo điều kiện cho Sinh viên có nhiều cơ hội được giao lưu, học hỏi kinh nghiệm làm việc, cũng như hiểu biết thêm về văn hóa, phong tục của các nước trên thế giới.
TÀI LIỆU THAM KHẢO A.TÀI LIỆU BẰNG TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Nguyên Hồng, Bài giảng kinh tế doanh nghiệp khách sạn du lịch, NXB Đại học thương mại Hà Nội, 1995.
2. Ths. Đồng Thị Vân Hồng, Giáo trình Marketing, NXB Lao động, 2009.
3. Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Kinh tế du lịch, NXB Lao động xã hội, 2004.
4. Sở GD và Đào tạo Hà Nội, Kinh tế du lịch khách sạn, NXB Hà Nội, 2005.
5. Nghị quyết số 45/ CP của chính phủ về đổi mới quản lý và phát triển ngành du lịch 1993
6. Nguyễn Văn Đính (chủ biên), Kinh tế du lịch, NXB Lao động xã hội, 2004
7. TS. Nguyễn Trọng Đặng, Quản trị doanh nghiệp khách sạn du lịch, NXB Đại học Quốc Gia, 2000
8. Tài liệu TCVN 4391:2009 do Ban kỹ thuật tiêu chuẩn quốc gia TCVN/TC 228 "Du lịch và các dịch vụ có liên quan" Việt Nam biên soạn.
9. Trần Thúy Anh, Ứng xử văn hóa trong du lịch, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2005
B. TÀI LIỆU TIẾNG ANH:
1. I. I. Pirogionic, 1985
2. Liên hiệp Quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International union of official Travel Oragnization: IUOTO
3. Liên Hiệp Quốc về du lịch họp tại Roma – Italia (21/8 – 5/9/1963), các chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch.
C.TÀI LIỆU INTERNET
1. http://www.city.mobara.chiba.jp/
2. https://kaanapali.co.jp/.
3. http://www.google.com.vn
4. http://www.vietnamtourism.com
5. https://vi.wikipedia.org/wiki/Trang_Ch%C3%ADnh