Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 7


Nhận xét

Qua bảng số liệu trên cho thấy khách sạn hoạt động có hiệu quả. Mỗi năm kinh doanh đều có lãi. Tuy nhiên doanh thu của 4 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh 31.5% so với cùng kỳ 2019 do ảnh hưởng nền kinh tế Toàn cầu nói chung và riêng tại Nhật Bản nói riêng vì hậu quả của dịch Covid – 19, trong khi các chi phí để duy trì hoạt động kinh doanh của khách sạn lại giảm không đáng kể, do có các chi phí cố định không thay đổi. Dẫn đến kết quả mặc dù trong 4 tháng đầu năm 2020, khách sạn kinh doanh vẫn có lãi, nhưng giảm đến 86.7% so với cùng kỳ năm 2019. Khách sạn đã khắc phục tình trạng này bằng cách giảm giá đặc biệt cho khách hàng vào mùa thấp điểm, đa dạng các loại hình dịch vụ.

4.3.6. Đánh giá chung về hiệu quả kinh doanh của khách sạn

- Chỉ tiêu lợi nhuận. Đơn vị tính: 1000JPY

+ L2019 = 208.198

+ L1,2,3,4/2019 = 59.852

+ L1,2,3,4/2020 = 7.951

- Chỉ tiêu kết quả.

+ H2019 = 781.331/550.000 = 1,42

+ H1,2,3,4/2019 = 246.502/180.000 = 1,36

+ H1,2,3,4/2020 = 168.835/160.000 = 1,05

- Chỉ tiêu tỷ suất lợi nhuận:

+ KL2019 = 208.198/781.331 x 100 = 26%

+ KL1,2,3,4/2019 = 59.852/246.502 x 100 = 24%

+ KL1,2,3,4/2020 = 7.951/168.835 x 100 = 4,7%


Bảng 4.11: Hiệu quả kinh tế tổng hợp của khách sạn

Đơn vị tính: 1.000JPY; 1.000.000VNĐ



STT


Năm

Lợi nhuận (L)

Hiệu quả (H)

Tỷ suất

lợi nhuận (%)

JPY

VNĐ

1

2019

208.198

45.002

1,42

26

2

4 tháng đầu năm 2019

59.852

12.937

1,36

24

3

4 tháng đầu năm 2020

7.951

1.719

1,05

4,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 72 trang tài liệu này.

Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh khách sạn KAANAPALI, thành phố Mobara, tỉnh Chiba, Nhật Bản năm 2019 và 4 tháng đầu năm 2020 - 7

(Nguồn:Phòng kế toán khách sạn)

- Nhận xét

+ Năm 2019: Khách sạn có doanh thu 781.331.000 ¥. Lãi 208.198.000 ¥

+ 4 tháng đầu năm 2019 khách sạn có doanh thu 246.502.000 ¥, lãi

89.852.000 ¥

+ 4 tháng đầu năm 2020 khách sạn có doanh thu 168.835.000 ¥, lãi

7.951.000 ¥ 4 tháng đầu năm 2019 và trong cả năm 2019, công việc kinh doanh của khách sạn diễn ra bình thường, tỷ suất lợi nhuận duy trì đều ở mức 24% và 26%.

Tuy nhiên, từ cuối năm 2019, đầu năm 2020, do ảnh hưởng của dịch Covid – 19 trên toàn cầu, cũng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tình hình kinh doanh của nền kinh tế Nhật Bản nói chung và hoạt động kinh doanh của khách sạn Kaanapali nói riêng. Dẫn đến hậu quả là lợi nhuận sau thuế của 4 tháng đầu năm 2020 giảm mạnh, tỷ suất lợi nhuận chỉ đạt mức 4,7%.

4.3.7. Đánh giá hiệu quả kinh doanh của khách sạn qua mức độ hài lòng của du khách và công tác vệ sinh môi trường

4.3.7.1. Đánh giá qua mức độ hài lòng của du khách

Qua quá trình thực tập và làm việc tại khách sạn, với sự quan sát trực tiếp và tham khảo các ý kiến thông qua hòm thư góp ý, nhận thấy du khách


đến sử dụng dịch vụ của khách sạn rất hài lòng về chất lượng phục vụ, dịch vụ của khách sạn, thể hiện:

- Du khách đến ăn nghỉ tại khách sạn luôn vui vẻ, tươi cười

- Khi thanh toán, trả phòng ra về dành những lời khen ngợi cho dịch vụ và nhân viên của khách sạn

- Các món ăn do đầu bếp của nhà hàng chế biến, trình bày đẹp mắt, ngon miệng, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, hợp khẩu vị của khách hàng, thể hiện ở việc khách đều ăn hết khẩu phần, thực đơn đã chọn.

4.3.7.2. Đánh giá qua công tác vệ sinh môi trường, thái độ phục vụ của nhân viên khách sạn

- Môi trường cảnh quan xung quanh khách sạn luôn được vệ sinh sạch sẽ, rác thải được phân loại, xử lý đúng cách, buộc kín đảm bảo vứt đúng nơi quy định, không để lại mùi trong không khí.

- Xung quanh khách sạn được trồng nhiều cây xanh, thường xuyên được chăm sóc, cắt tỉa, đảm bảo mỹ quan, mang lại sự thoải mái, tươi mát cho du khách.

- Nhân viên trong khách sạn luôn niềm nở, tận tình, chu đáo trong tất cả các khâu phục vụ khách hàng.

4.4. Thuận lợi, khó khăn trong hoạt động kinh doanh và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2020 – 2025

4.4.1. Thuận lợi, khó khăn của hoạt động kinh doanh tại khách sạn

4.4.1.1. Thuận lợi

- Chính sách quản lý hợp lệ, đúng đắn của Ban giám đốc là ưu điểm nổi bật của khách sạn và cũng là nhân tố giúp cho việc mở rộng quy mô hoạt động kinh doanh được thuận tiện và dễ dàng hơn. Giúp cho khách sạn ngày càng phát triển và ăn nên làm ra.

- Luôn có chính sách khen thưởng và đãi ngộ đối với những người tài và năng lực để tận tâm cống hiến sức mình cho khách sạn.


- Nguồn lao động là ưu điểm cũng không kém phần quan trọng quyết định ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của khách sạn. Nhìn chung ta thấy trình độ chuyên môn của các nhân viên tương đối tốt, có trình độ tay nghề, kinh nghiệm làm việc, cởi mở thân thiện, vui vẻ, làm cho khách thuê phòng luôn có cảm giác thoải mái.

- Nhân viên luôn được sự quan tâm và giúp đỡ những lúc khó khăn của Ban giám đốc tạo động lực để nhân viên làm việc hết mình hoàn thành tốt công việc được giao.

- Doanh nghiệp luôn thay đổi các chính sách phù hợp với từng mùa để khuyến khích khách hàng và nâng cao doanh thu hoạt động…

- Mối quan hệ giữa cấp trên và cấp dưới khá tốt. Mọi người có thể nói lên được các ý kiến và quan điểm của mình, hài lòng hoặc những vướng mắt gì thì Ban giám đốc sẽ xem xét và giải quyết.

- Khách sạn hiện nay cũng đang có những bước tiến rỗ rệt, khách đến với khách sạn ngày càng đông hơn. Đây là khách sạn có chiến lược tour về giá cả, do các Ban lãnh đạo nắm bắt được thị trường và có những chính sách, mục tiêu thích hợp. Đặc biệt khách sạn đã quyết tâm khắc phục những nhược điểm còn tồn tại, phấn đấu để đạt được những mục tiêu, phương hướng đề ra trước đó và trong thời gian tới một cách tốt nhất và nhanh nhất.

+ Nằm ở vị trí địa lý thuận lợi giúp du khách thuận tiện để khách đi dạo, mua sắm hoặc tắm biển.

+ Có bãi đỗ xe rộng rãi, thoáng mát

+ Khách sạn hiện đại, được xây dựng theo kiến trúc Nhật Bản tạo cảm giác thoải mái, không chật hẹp.

+ Có 2 thang máy để thuận tiện cho việc đi lại của khách hàng và nhân viên.

+ Có nhà hàng máy lạnh để phục vụ ăn uống cho quý khách.


+ Có thể đặt phòng tại khách sạn Kaanapali một cách dễ dàng với mẫu đặt phòng trực tuyến an toàn. Chỉ nhập ngày đến, đi của bạn và nhấn chuột để tiến hành.

+ Và đặc biệt có hòm thư góp ý được đặt ở mỗi tầng của khách sạn.

4.4.1.2. Khó khăn

- Khách sạn ít quảng bá và cập nhật thông tin lên trang web riêng của mình.

- Năng lực ngoại ngữ của đội ngũ nhân viên khách sạn còn hạn chế. Một nửa số nhân viên trong khách sạn không biết tiếng Anh, dẫn đến khó khăn trong việc giao tiếp, phục vụ khách quốc tế.

- Độ tuổi trung bình của nhân viên trong khách sạn tương đối cao, mặc dù có nhiều kinh nghiệm làm việc nhưng còn hạn chế về khả năng sáng tạo trong công việc.

4.4.2. Mục tiêu và định hướng kinh doanh của khách sạn gia đoạn 2020 – 2025

4.4.2.1. Mục tiêu

Chính sách quản lý của khách sạn là kết hợp các phương pháp quản lý khách sạn hiện đại nhằm thực hiện 3 mục tiêu lớn:

- Cung cấp các trang thiết bị và sự phục vụ hoàn mỹ nhất cho khách lưu trú trong và ngoài nước.

- Thu hút các nhân tài kinh doanh và áp dụng các kỹ năng chuyên nghiệp, nghiệp vụ tiên tiến.

- Nâng cao trình độ nghiệp vụ của khách sạn quản lý có hiệu quả cao.

4.4.2.2. Định hướng kinh doanh của khách sạn giai đoạn 2020 – 2025

- Đào tạo trình độ chuyên môn cho nhân viên. Nhân viên thường xuyên được theo học các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn của mình.

- Đầu tư các trang thiết bị, tiện nghi hiện đại cho các phòng VIP.

- Đầu tư vốn cho việc mở rộng quy mô kinh doanh nhà hàng.

- Khách sạn tăng cường, đa dạng hóa thêm các loại hình dịch vụ kèm theo.

- Tăng cường liên kết với các công ty lữ hành, các cơ sở lưu trú.


4.4.3. Một số giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh của khách sạn Kaanapali trong thời gian 2020 – 2025

Nhằm giúp cho khách sạn khắc phục những khó khăn, đẩy mạnh doanh thu, phát triển về mọi mặt cần có những giải pháp:

4.4.3.1. Giải pháp về cơ sở vật chất kỹ thuật

- Luôn đổi mới và cải tiến quy trình công nghệ trong các khâu sản xuất chế biến món ăn, phương tiện vận chuyển và các phương tiện phục vụ khác.

- Thường xuyên đổi mới quá trình kinh doanh cho phù hợp với thực tiễn. Đầu tư mở rộng hợp lý các cơ sở vật chất kỹ thuật để tăng doanh thu, từ đó tăng năng suất lao động.

- Trong quá trình kinh doanh các doanh nghiệp khách sạn cần chú ý mọi biện pháp tăng năng suất lao động nhưng không quên luôn phải tiết kiệm chi phí để kinh doanh có lợi nhuận cao.

- Trang bị hệ thống phần mền kế toán mới để phù hợp với tình hình kinh doanh hiện tại, cũng như cần thêm phàn mền quản lý đồng bộ khách sạn để Ban giám đốc kịp thời nắm bắt thông tin về tình hình kinh doanh của khách sạn.

4.4.3.2. Giải pháp về con người

- Không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn, nâng cao trình độ chính trị tư tưởng cho cán bộ công nhân viên, chú ý xây dựng phong cách đạo đức tốt cho người làm công tác du lịch nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, trình độ văn hóa để phục vụ khách du lịch.

- Khách sạn cần tổ chức lao động khoa học gắn liền với thi đua khen thưởng đối với cán bộ công nhân viên trong khách sạn. Bố trí lao động hợp lí, nâng cao năng suất lao động. Vì ngành kinh doanh dịch vụ du lịch chủ yếu dựa vào người lao động. Xây dựng một tập thể đoàn kết nhất tí từ Ban Giám Đốc đến nhân viên có quyết tâm cao hoàn thành kế hoạch đề ra. Nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ phận quản lý, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp giữa lãnh đạo và cán bộ nhân viên. Chất lượng lao động ngày càng nâng cao,


thường xuyên tổ chức thực hiện công tác đào tạo và đào tạo lại cho tất cả nhân viên về chuyên môn kỹ thuật, nghiệp vụ, trình độ quản lý…Đặc biệt là những nhân viên trẻ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của khách sạn trước mắt và lâu dài. Lựa chọn đúng người, bố trí đúng nhiệm vụ sẽ đảm bảo cho quá trình kinh doanh thuận lợi, đáp ứng nhu cầu sử dụng lao động một cách hiệu quả nhất. Mặc khác, điều kiện lao động phải luôn được chú trọng, tạo tâm lý thoải mái hiệu quả trong làm việc. Thực hiện chính sách khen thưởng kỷ luật hợp lý, tổ chức các buổi sinh hoạt đoàn thể tạo không khí thân mật, thắt chặt tình đoàn kết nội bộ trong khách sạn

4.4.3.3. Giải pháp về nguồn vốn

- Xác định được nhu cầu về vốn ở từng thời kì kinh doanh trên cơ sở kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp hay phải xác định mức vốn ở từng giai đoạn kinh doanh.

- Sử dụng triệt để công suất tài sản cố định, tăng cường bảo quản sửa chữa để kéo dài thời gian sử dụng tài sản cố định.

- Định kì phải đánh giá lại vốn, để xác định mức bảo toàn vốn hợp lý, tránh tình trạng ăn vào vốn.

- Tất cả mọi phương án đầu tư về vốn đều phải tính đến hiệu quả kinh tế do việc đầu tư đó mang lại. Có nghĩa là việc đầu tư xây dựng trang thiết bị, dụng cụ đều xuất phát từ yêu cầu kinh doanh. Nhằm mục đích nâng cao chất lượng phuc vụ mở rộng kinh doanh.

4.4.3.4. Giải pháp về chi phí

- Mở rộng quy mô kinh doanh trên cơ sở không ngừng nâng cao chất lượng phục vụ.

- Các kế hoạch chi phí phải được xác định trên cơ sở các định mức chi phí hợp lý cho từng loại chi phí và cho từng bộ phận nghiệp vụ kinh doanh.

- Khách sạn cần lập các dự án chi phí hàng tháng cho các nghiệp vụ, bộ phận kinh doanh trong khoảng thời gian ngắn. Do đó doanh nghiệp có khả


năng nắm được tình hình chỉ tiêu một cách sát xao và cụ thể. Từ đó có thể khai thác khả năng tiềm tàng tiết kiệm chi phí.

- Việc thực hành tiết kiệm phải được thực hiện ở mọi khâu, bộ phận kinh doanh trên tất cả các yếu tố của quá trình sản xuất kinh doanh.

- Thực hiện chế độ kích thích kinh tế đối với người lao động như: tiền lương, tiền thưởng.

- Thực hiện giảm chi phí kinh doanh, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của khách sạn bằng cách nâng cao chất lượng hoạt động và trình độ quản lý của Ban giám đốc và các bộ phận…Do đó tiết giảm chi phí kinh doanh là một biện pháp hữu hiệu để gia tăng lợi nhuận của hoạt đọng khách sạn. Vì thế, đối với chi phí bán hàng như chi phí hoa hồng, khuyến mãi, tiếp thị,…khi phát sinh sễ làm giảm lợi nhuận, nhưng xét về khía cạnh kinh doanh quản trị sẽ làm tăng thêm doanh thu, gia tăng thị phần cho khách sạn. Các khoảng chi phí này cần thực hiện theo kế hoạch đề ra phù hợp với từng giai đoạn phát triển và mùa du lịch trong năm. Qua những kế hoạch cụ thể, Ban giám đốc có thể quản lý, đánh giá các khoảng phát sinh này có đem lại được hiệu quả trong kinh doanh hay không.

4.4.3.5. Giải pháp về nghiên cứu thị trường

- Nghiên cứu những khuynh hướng chính về sự thay đổi của cung và cầu, sự thay đổi của các luồng du lịch và định hướng không gian của chúng, nghiên cứu cụ thể về khách du lịch theo vùng: khu vực, loại cơ sở du lịch và những nhu cầu về hàng hóa dịch vụ du lịch…Trên cơ sở đó nắm vững số lượng cơ cấu “cầu” du lịch để kịp thời đáp ứng thì kinh doanh mới có hiệu quả.

- Nghiên cứu sự biến động của giá cả hàng hóa và dịch vụ trên thị trường trong và ngoài nước, từ đó các doanh nghiệp có thể lập ra các mức giá thích hợp do mỗi loại hàng hóa và dịch vụ du lịch phù họp với thời gian trên thị trường nhằm thu hút khách du lịch tăng doanh thu.

Xem tất cả 72 trang.

Ngày đăng: 11/07/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí