Các Giải Pháp Giảm Thiểu Rủi Ro, Sự Cố Đối Với Đường Sắt Đô Thị


27/9/2011

Thượng Hải

2 tàu đâm nhau

200 người bị thương vong

16/5/2012

Brazil

2 tàu đâm nhau

33 người bị thương

30/10/2012

New York, Mỹ

Bão Sandy

Thiệt hại đối với hạ tầng giao thông ở mức 10 tỷ USD. Ngoài ra tổn thất về kinh tế sẽ

lên tới 40 tỷ USD.

22/11/2012

Busan, Hàn Quốc

Va chạm

40 người bị thương

24/7/2013

Gần thành phố Santiago de Compostela, Tây

Ban Nha

Trật đường ray

78 người thiệt mạng, hơn 100 người bị thương

30/9/2013

Chicago

2 tàu đâm nhau

30 người chết, 48 người bị thương

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

Đánh giá thực trạng rủi ro, sự cố và an ninh môi trường đường sắt đô thị thế giới giải pháp ứng dụng đối với Việt Nam - 10

Trên đây là những thống kê sơ bộ về những sự cố nghiêm trọng xảy ra với nhiều nguyên nhân khác nhau Trên thế giới hiện có 60 tuyến tàu điện ngầm, trải dài theo lịch sử hình thành hơn 150 năm của nó có thể thấy rằng đây là một loại hình giao thông an toàn và thuận tiện Tuy nhiên, c ng phải thấy rằng không vì thế mà vấn đề rủi ro sự cố trong lĩnh vực này lại được phép lơi lỏng Chỉ tính riêng trong năm 2013 tại 2 đất nước có nền kinh tế và Khoa học kỹ thuật phát triển hàng đầu thế giới là Mỹ và Tây Ban Nha xảy ra liên tiếp các sự cố về đường sắt đô thị làm chết hơn 100 người, bị thương gần 200 người

Những sự cố và tổn thất nêu trên có liên quan mật thiết tới vấn đề An ninh môi trường Mặc d trong khuôn khổ luận văn này do chưa có đủ căn cứ và dữ liệu để đánh giá chi tiết mức độ ảnh hưởng của nó. Tuy nhiên, tác giả xin được dẫn chứng một vài luận điểm để thấy được mối quan hệ khăng khít giữa các sự cố với vấn đề An ninh môi trường như sau:

- Ch ng ta cần xét tới trong số những nạn nhân của các sự cố nêu trên, có bao nhiêu người là trụ cột trong gia đình, bao nhiêu người là nguồn lao động chính. Như vậy, sau mỗi sự có xảy ra sẽ có biết bao nhiêu người bị ảnh hưởng liên đới? Bao

nhiêu tr em không được hưởng nền giáo dục và sự chăm sóc đầy đủ của gia đình khi thiếu cha hoặc mẹ, bao nhiêu người sẽ trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội khi không thể tự lo cho bản thân vì những sự cố đ nêu?

- Bên cạnh đó là các vấn đề x hội khác liên quan đến chính sách vĩ mô của nhà nước, việc đảm bảo an ninh năng lượng; vấn đề n tắc, tai nạn giao thông, khí thải; tăng khai thác tài nguyên… do người dân chuyển sang sử dụng phương tiện cá nhân, trong khi chúng ta chưa thể tự sản xuất được nhiên liệu và theo dự báo khoảng 45 đến 50 năm nữa giọt dầu thô cuối c ng trên thế giới sẽ được khai thác

- Việc ngày càng nhiều nhóm khủng bố sử dụng các loại v khí có tính sát thương cao đặc biệt là v khí hóa học, v khí sinh học cho các vụ tấn công trong đó đường tàu điện ngầm là một trong những mục tiêu. Hậu quả khôn lường của việc sử dụng các loại v khí hủy diệt nêu trên người Việt Nam thấu hiểu hơn ai hết Không chỉ trực tiếp cướp đi sinh mạng của con người ch ng còn để lại những hậu quả to lớn cho các thế hệ mai sau Một x hội sẽ yếu đi, một đất nước sẽ không thể phồn vinh nếu thế hệ tương lại, kế cận không khỏe mạnh.

Những rủi ro sự cố trên có làm cho ổn định x hội bị xáo trộn hay không thì hiện tác giả chưa có cơ sở để kết luận mà cần phải có những nghiên cứu đầy đủ và chi tiết hơn. T y thuộc vào văn hóa của từng nước mà tác động của của các sự cố và an ninh môi trường từ hoạt động của đường sắt đô thị c ng khác nhau Đa phần các nước phương Tây có xu hướng ít bị tác động hơn so với các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam Có thể nói chính sự thận trọng và thiếu hiểu biết một cách đầy đủ và hệ thống nên người dân thường rụt r trong tiếp cận các công nghệ mới.

3.3. Các giải pháp giảm thiểu rủi ro, sự cố đối với đường sắt đô thị

3.3.1. Các giải pháp tổng thể

3.3.1.1. Trong công tác quy hoạch

Quy hoạch hệ thống các công trình ngầm thực sự là vấn đề phức tạp, bị chi phối không chỉ bởi sự phát triển trong tương lai của thành phố, bởi các dự án xây dựng xây dựng trước mắt, lâu dài trên mặt đất mà còn phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên c ng như các điều kiện địa chất của khối đất đá nền Xây dựng công trình

ngầm nói chung đòi hỏi vốn đầu tư lớn, do vậy cần thiết phải có quy hoạch và thiết kế đảm bảo tính sử dụng lâu dài Xuất phát từ tình hình thực tế hiện nay, chúng ta cần phải nghĩ đến phương án quy hoạch tổng thể, lâu dài, để tạo điều kiện cho việc phát triển, mở rộng trong tương lai Quy hoạch không hợp lý sẽ dẫn đến tình trạng phải dỡ bỏ, đổi mới gây l ng phí về kinh tế, x hội.

3.3.1.2. Trong công tác thăm dò

Các chuyên gia cho rằng việc không phát hiện ra các lỗi, sự cố do khảo sát có thể dẫn đến làm tăng chi phí về mặt tài chính và thời gian tới 30% giá trị công trình Khối đất đá luôn là yếu tố khách quan phức tạp, tiềm tàng các nguồn rủi ro, nguy hiểm Hiểu biết kỹ về khối đất đá sẽ cho phép hạn chế những rủi ro do nguyên nhân khách quan này Công tác khảo sát, thăm dò đóng vai trò quyết định, do vậy cần phải điều tra thăm dò thận trọng, c ng với các phương pháp phân tích hiện đại

Tuy nhiên, c ng cần thấy rằng, không thể phó thác hoàn toàn vào kết quả thăm dò D có thăm dò đầy đủ đến đâu, c ng không thể lường hết các biến động về địa chất Cho nên trong quá trình thi công luôn cần phải ch ý kiểm tra, theo dòi thường xuyên Nhiều phương pháp đo đạc địa kỹ thuật, địa vật lý đ được phát triển, cho phép dự báo được các bất thường ở diện rộng trong quá trình thi công, c ng như theo dòi những biến đổi trạng thái cơ học trong khối đất đá, cho phép điều chỉnh biện pháp thi công, điều chỉnh thiết kế cho ph hợp với điều kiện thực tế

Mặt khác công tác thăm dò c ng cần ch ý đến việc xác định, cung cấp các dữ liệu tương ứng cho việc xây dựng các mô hình tính

3.3.1.3. Trong công tác thiết kế

Hiện tại, ở nước ta công tác thiết kế thường vẫn được tiến hành với các mô hình cổ điển Cần thiết phải áp dụng các tiến bộ khoa học trong lĩnh vực này Trong quá trình thiết kế cần phải ch ý phân tích các tổ hợp tải trọng khác nhau, các ảnh hưởng đa dạng của yếu tố thiên nhiên; cần phân tích dự báo các rủi ro có thể có sự chuẩn bị thích hợp trong quá trình thi công Phân tích rủi ro cần được xem là một bộ phận của công tác thiết kế

Chẳng hạn nhằm hạn chế tác hại của cháy nổ và môi trường bị đầu độc trong công trình ngầm, quá trình thiết kế phải đề cập đến các giải pháp chủ yếu như sau:

• Ngách lánh nạn

Cần tính toán và bố trí ngách lánh nạn từ các đường hầm chính về hai bên đường hầm với khoảng cách hợp lý làm sao để nếu có cháy, nổ hoặc môi trường trong công trình ngầm bị đầu độc thì người đang trong hầm có chỗ lánh nạn kịp thời, hạn chế những thiệt hại và nguy hiểm do tai nạn gây ra

Những thông số để tính toán ngách lánh nạn là khoảng cách giữa hai ngách liền kề nhau, chiều dài đoạn ngách, tiết diện ngách, sự liên thông giữa ngách với các phương tiện phụ trợ khác như lối ra, quạt thông gió, khoảng không h t gió

• Hệ báo động

Hệ báo động gắn liền với các thiết bị dò tìm nguy hiểm Hệ dò tìm nguy hiểm hay hệ phát hiện nguy hiểm sử dụng các đầu dò (detectors) Các đầu dò cháy có hai loại là đầu dò dựa vào cơ chế cản quang và loại đầu dò theo cơ chế nhiệt Đầu dò theo cơ chế cản quang hoạt động dựa vào nguyên tắc khi môi trường có khói với mật độ đủ ngăn tia sáng truyền trong môi trường thì đầu dò phát lệnh báo động Đầu dò theo cơ chế nhiệt hoạt động dựa vào nguyên tắc khi nhiệt độ môi trường chung quanh đầu dò đến mức quy định thì một m i nhọn trong đầu dò chọc thủng màng nước chứa ở đầu dò làm phun nước tưới khu vực nguy hiểm cháy đồng thời phát lệnh báo động

Trong thiết kế phải ghi rò những dấu hiệu để treo trên tường, trên vách để chỉ dẫn khi có sự cố cháy, nổ hay nhiễm độc thì phải làm thế nào

• Ngăn khu vực

Với những hầm dài như lối giao thông trong các cửa hàng bách hoá, siêu thị dưới lòng đất có nhiều người đi bộ qua lại, có thể bố trí vách ngăn, chia không gian dài và rộng thành các khoảng không gian hẹp để ngăn các tác hại của cháy và lan truyền nhiễm độc xuất hiện Tại những vách ngăn này nên có cửa dễ đóng mở để khi có cháy, có nhiễm độc môi trường, chỉ cần đóng cửa là hạn chế được tác hại của cháy hoặc chất độc


Để thoát không khí do mật độ người đông gây ra dưới tầng hầm, có hệ thông gió với tốc độ khá cao Không khí luân chuyển cao gây ra những khó chịu cho người đang qua lại dưới hầm Vách ngăn làm cho không khí lưu chuyển hợp lý, vẫn bảo đảm các thông số không khí theo yêu cầu mà điều chỉnh được sự lưu thông không khí một cách chủ động

• Thông gió

Thông gió tốt điều chỉnh được chất lượng không khí trong hầm Thông gió được thiết kế cưỡng bức, sử dụng các phương tiện cơ khí hoặc kết hợp thông gió tự nhiên có cải thiện Thông gió tự nhiên có cải thiện là sử dụng những hầm nối lên khoảng không cao hơn mặt hầm chính mà ở miệng hầm thông gió này có tốc độ không khí đủ tạo ra áp lực âm h t không khí bên trong hầm thoát ra bên ngoài

Thông gió là vấn đề kỹ thuật hết sức quan trọng trong việc sử dụng hầm kín dưới mặt đât Không bảo đảm chế độ thông gió thích hợp dẫn đến sự không thích dụng cho sử dụng hầm

• Kiểm tra, kiểm soát luồng ra vào

Hầm ngầm có mối nguy hiểm cao hơn các loại công trình khác Kiểm soát đối tượng ra vào, chống khủng bố là nhiệm vụ thiết yếu của tổ chức sử dụng hầm ngầm

Kiểm tra, kiểm soát luồng người ra vào hầm kết hợp sử dụng trang bị điện tử và người kiểm tra Phải d ng người kiểm tra khi có lệnh báo động hay trường hợp có nghi ngờ nguy cơ khủng bố Vị trí cần kiểm tra, kiểm soát, c ng như những khu vực xung yếu phải được dự liệu trong bản thíêt kế kiến tr c công trình ngầm 3.3.1.4 Trong đào tạo nguồn nhân lực

Để hạn chế tối đa và tránh sự cố các công trình ngầm sẽ xây dựng trong thời gian tới, trước mắt cần phải trang bị những kiến thức chuyên ngành tốt, đào tạo đội ng kỹ sư chất lượng chuyên môn cao, các thiết bị quan trắc và thi công cần được thực hiện nghiêm t c và phân tích tỷ mỉ Quan trọng nhất là phải học hỏi những bài học của các công trình ngầm đ được thực hiện từ trước đó nhằm có bài học và chuẩn bị một cách hiệu quả nhất

Từ những bài học rủi ro của các công trình ngầm đ được thực hiện ở trong nước và trên thế giới cho thấy rằng việc học hỏi và trang bị thường xuyên những kiến thức mới về công nghệ, thiết kế và thi công công trình ngầm c ng như tuân thủ

nghiêm ngặt Nghị định số 39/2010/NĐ-CP của Chính phủ ban hành ngày 07/4/2010 về quản lý không gian xây dựng ngầm đô thị đ có quy định về bảo đảm an toàn trong xây dựng ngầm đô thị sẽ góp phần quan trọng trong việc hạn chế rủi ro trong quá trình thi công xây dựng các công trình ngầm đô thị ở Việt Nam

Học tập kinh nghiệm quốc tế, đặc biệt tích cực tham gia Hội xây dựng hầm và không gian ngầm quốc tế (ITA) Hợp tác quốc tế và chuyển giao công nghệ về công trình ngầm

3.3.1.5 Trong công tác tuyển dụng

Chủ đầu tư phải có một danh sách các Tư vấn và nhà thầu thi công có năng lực thực sự để gửi thư mời thầu Căn cứ vào Luật đấu thầu và các yêu cầu của dự án mà triển khai đấu thầu Quốc tế hay đấu thầu trong nước, đầu thầu mở rộng hay đấu thầu r t gọn hoặc chọn hình thức chỉ định thầu đối với những gói thầu đặc biệt

Trong quá trình đánh giá, chấm và xét thầu cần phải có các chuyên gia nhiều kinh nghiệm. Các cán bộ tham gia chấm thầu của chủ đầu tư ngoài mặt chuyên môn cần phải là những người có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, không vụ lợi cá nhân.

Khi mọi tiêu chí đều đạt được thì nên chọn những nhà thầu tư vấn đ có kinh nghiệm thực hiện các dự án tương tự, từng được các chủ đầu tư khác đánh giá cao về năng lực và tính chuyên nghiệp trong công việc.

3.3.2. Giải pháp trong thi công xây dựng

3.3.2.1. Lựa chọn phương pháp thi công, giải pháp kỹ thuật

Ngày nay có khá nhiều phương pháp thi công đ được phát triển và hoàn thiện để xây dựng các công trình ngầm Mỗi phương pháp đều có phạm vi và điều kiện ứng dụng xác định Trên các sơ đồ (hình 3.19 đến 3.24) và bảng 3.6 đến 3.10 tác giả đ tổng hợp các phương pháp thi công ngầm và thi công lộ thiên, c ng với những điều kiện áp dụng, tổng hợp các chỉ dẫn lựa chọn tương ứng với các điều kiện và mục tiêu cụ thể, các giải pháp thích hợp theo các yêu cầu phải bảo vệ, mục tiêu bảo vệ trên cơ sở đó lựa chọn các giải pháp ph hợp cho điều kiện thi công tại các đô thị lớn tại Việt Nam.



Hình 3.20. Phân nhóm và cách gọi các phương pháp thi công ngầm



Hình 3.21. Phân nhóm theo quy trình đào ngầm


Hình 3.22 Chỉ dẫn phương pháp đào và chống tạm bằng phương pháp ngầm

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí