Đánh giá thực trạng rủi ro, sự cố và an ninh môi trường đường sắt đô thị thế giới giải pháp ứng dụng đối với Việt Nam - 13

3.3.3.2. Giảm thiểu sự cố cháy nổ trong hầm

Để giảm thiểu các sự cố do cháy nổ đường hầm trong giai đoạn vận hành khai thác xin đề xuất một số giải pháp sau:

- Thực hiện nghiêm chỉnh nội quy phòng chống cháy nổ, chữa cháy trong đường hầm

- Bố trí hệ thống cứu hỏa, các thiết bị chữa cháy, nổ phổ thông và các thiết bị dập cháy nhanh hiện đại trong từng đoạn hầm

- Phổ biến nội quy phòng cháy chữa cháy, nổ trong hầm đối với cán bộ công nhân viên, hành khách đi tàu

- Các thiết bị cấp cứu sự cố cháy nổ, tắc nghẽn giao thông trong hầm được trang bị theo quy phạm

Nếu có hỏa hoạn xảy ra trong ga ngầm, khí độc và khói có thể dễ dàng ảnh hưởng đến nhiều người Do đó, để cung cấp các biện pháp bảo vệ khi có thảm họa, thiết bị sẽ được lắp đặt theo tiêu chuẩn như các thiết bị bảo vệ trong lòng đất được sử dụng tại các tuyến đường sắt tiên tiến, bao gồm:

+ Sử dụng các loại kết cấu dựa trên nguyên tắc: Kết cấu xây dựng trong lòng đất phải là những vật liệu tuyệt đối không bắt lửa

+ Thiết bị báo cháy tự động sẽ được lắp đặt tại ga và nhận các tín hiệu báo động được lắp đặt trong trung tâm kiểm soát sự cố

+ Tính toán và lắp đặt các thiết bị tách khói trong phương tiện, nhà ga và dọc theo đường hầm

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 112 trang tài liệu này.

+ Lắp đặt các thiết bị chữa cháy theo đ ng tiêu chuẩn

+ Thiết kế bố trí hệ thống cứu hoả và tất cả các trang thiết bị đều theo tiêu chuẩn đường sắt ngầm.

- Lắp đặt hệ thống thông gió và quản lý khói trong đường hầm Trong trường hợp có hỏa hoạn xảy ra trong đường hầm hệ thống thông gió khẩn cấp sẽ:

+ Cung cấp khí sạch vào khu vực có cháy, làm lo ng và thổi đi các khí cháy làm giảm nhiệt độ không khí

+ Kiểm soát dòng không khí trong hầm để cho phép sơ tán an toàn cho hành khách trong khi có hỏa hoạn và dễ dàng cho nhóm cứu hỏa khẩn cấp tiếp cận vào nơi có hỏa hoạn

+ Giúp đỡ ngăn chặn việc lan rộng khói vào các lối thoát hiểm (khói bay ngược lại) bằng việc đảm bảo kiểm soát khói, điều đó có nghĩa kiểm soát hướng lan tỏa khói đến đường thông xả khói

Tác động đáng kể nhất của hỏa hoạn trong hệ thống thông gió của tàu kiện ngầm là tác động nổi do sự khác nhau của mật độ giữa khói và khí sạch gây nên Tác động này có khuynh hướng tạo ra một lớp khói và khí nóng bay lên từ đám cháy ở gần đỉnh hầm, trong khi không khí hỗ trợ cho khí cháy dịch chuyển hướng đám cháy về phía bên dưới lớp khói

Hệ thống thông gió theo chiều dọc đẩy khí theo dòng xuyên qua hầm phải thay đổi sự cân bằng của khí được đốt nóng theo hướng của dòng cưỡng bức Nếu hệ thống thông gió yếu thì lớp cao hơn của không khí hầm nóng có thể trôi theo hướng ngược lại sự thông gió cưỡng bức: đây là hiện tượng “khói bay trở lại” Nếu sự thông gió đủ năng lực, sẽ tạo ra việc tất cả khí hâm nóng trôi về hướng hạ lưu Nguyên tắc này được hiểu như là cách kiểm soát khói Kiểm soát khói – sự thông gió trong đường hầm theo chiều dọc đủ

Hình 3 33 Thông gió trong đường hầm Nguyên tắc thiết kế của hệ thống thông 1

Hình 3.33. Thông gió trong đường hầm

Nguyên tắc thiết kế của hệ thống thông gió trong phương thức khẩn cấp là khả năng để ngăn ngừa khói bay ngược lại nhằm cung cấp đường dẫn thông suốt và an toàn cho mọi người sơ tán và dễ dàng cho hoạt động chữa cháy Vận tốc không khí tối thiểu yêu cầu để ngăn ngừa hiện tượng lớp khói bay ngược chiều và cưỡng bức khí và khói nóng theo hướng mong muốn được gọi là vận tốc tới hạn Vận tốc tới hạn phụ thuộc vào sự tải nóng của đám cháy và hình dạng hầm

3.3.3.3. Sự cố kỹ thuật trên tuyến

Trong quá trình sử dụng đoàn xe và khai thác vận tải, công tác chuẩn bị và kiểm tra thường xuyên các đoàn tàu và đường ray rất quan trọng nhằm đảm bảo vận hành an toàn, thuận lợi

Để đoàn tàu chạy đ ng tốc độ, quay vòng nhanh, cần tiến hành xây dựng chuỗi sửa chữa một cách khoa học, có quy trình bảo dưỡng sửa chữa hợp lý Quá trình này được tổ chức tốt để đạt hiệu quả kinh tế, tránh l ng phí thời gian và lao động Trang bị hệ thống thông tin liên lạc, báo hiệu, điều khiển, dừng tàu hiện đại đảm bảo an toàn cho chạy tàu

Đào tạo nguồn nhân lực lái tàu có chuyên môn và đạo đức nghề nghiệp tốt đảm nhiệm công việc Hạn chế việc luân chuyển lái tàu chính (trưởng tàu) giữa các tuyến vì tàu điện ngầm vì điều này có thể gây ra các rủi ro khi người lái chưa quen với các cung đường khác nhau.

3.3.3.4. Các phương pháp tránh hiểm họa và sự cố chung

Với quan niệm rằng biện pháp giảm thiểu rủi ro và thảm họa hiệu quả nhất là cảnh báo và phòng tránh Do đó, trong quá trình khai thác các tuyến đường sắt đô thị nói chung và các tuyến tàu điện ngầm nói riêng cần tiến hành các biện pháp cụ thể như sau:

- Thiết lập trung tâm kiểm soát hiểm họa: Tại mỗi ga sẽ có một trung tâm kiểm soát hiểm họa có nhân viên thường trực để thu thập, xử lý, trao đổi và ra lệnh hoặc cung cấp các thông báo đến hành khách tại ga

- Thường xuyên tiến hành trao đổi, cập nhật thông tin và thông báo công cộng bằng, thiết lập cơ chế liên ngành giữa các đơn vị đảm bảo an toàn.


Hình 3 34 Mô hình hệ thống OCC kiểm soát hiểm họa sự cố tập trung Hình 3 35 2


Hình 3.34. Mô hình hệ thống OCC kiểm soát hiểm họa, sự cố tập trung


Hình 3 35 Mô hình sơ đồ mạng truyền thông kiểm soát sự cố Lắp đặt các 3

Hình 3.35. Mô hình sơ đồ mạng truyền thông kiểm soát sự cố


- Lắp đặt các thiết bị hướng dẫn thoát hiểm, bao gồm cả lối dành cho người tàn tật, sơn cho người khiếm thị…

- Tại các nhà ga ngầm sẽ thiết kế cầu thang bộ song song với thiết kế các cầu thang máy và cầu thang cuốn để thoát hiểm khi gặp sự cố

3.3.3.5 Đối với vấn đề an ninh trong vận hành khai thác

a. Giải pháp về kiểm soát

Việc kiểm soát an ninh đối với hành khách tại hệ thống tàu điện ngầm không thể áp dụng nghiêm ngặt như đối với ngành Hàng không Do đó, trong quá trình

khai thác có thể xảy ra những hoạt động mang tính cố tình phá hoại nằm ngoài tầm kiểm soát của đơn vị điều hành khai thác Về vấn đề này, xin kiến nghị UBND thành phố, Bộ Công an, Bộ Nội vụ và các ngành liên quan phối hợp trong công tác quản lý, rà soát các đối tượng tình nghi nhằm tránh những hoạt động th địch, phá hoại gây tổn thất về người, về của cho Nhà nước và Nhân dân

Tại các ga bố trí phòng trật tự an ninh có nhân viên an ninh phụ trách

Lắp đặt hệ thống camera an ninh theo dòi tại các ga ngầm Tín hiệu từ các camera sẽ được theo dòi tại phòng điều hành trung tâm

Bên cạnh cần thực hiện các biện pháp tuyên truyền, tổ chức tập huấn mang tầm quốc gia để mỗi người dân tự nâng cao ý thức cảnh giác, phát hiện những biểu hiện bất thường của những đối tượng khả nghi báo cáo với nhân viên trực ga để có biện pháp xử lý kịp thời

b. Giải pháp về công nghệ

Nhiều nhà khoa học đ nghiên cứu những biện pháp để giảm thiểu thiệt hại của những vụ khủng bố Một nhóm kỹ sư của Đại học Newcastle tại Anh đ nảy ra ý tưởng chế tạo những tàu có khả năng chống sức công phá của bom theo đó các kỹ sư muốn chế tạo một loại tàu hỏa đặc biệt có khả năng giảm thiểu thương vong cho hành khách nếu bom trong tàu phát nổ. Liên minh châu Âu quyết định tài trợ cho ý tưởng của họ

Mục đích của SecureMetro, tên của dự án chế tạo tàu mà các kỹ sư của Đại học Newcastle đang theo đuổi, là chế tạo những tàu có khả năng chống hỏa hoạn, bom trên mặt đất và chống bom dưới lòng đất

Cửa sổ của những tàu SecureMetro sẽ được phủ một lớp vỏ có khả năng toác ra dễ dàng khi tiếng nổ vang lên, tạo điều kiện cho hành khách lao ra ngoài Cửa, ghế và những thứ khác trong tàu c ng được thiết kế để giảm thiểu thương vong khi vụ nổ xảy ra

91

Ch ng ta luôn có những giải pháp đơn giản và r dành cho những loại tàu để đảm bảo tính mạng của hành khách khi bom nổ trên tàu, đồng thời giảm mức độ hấp dẫn của tàu điện ngầm đối với những phần tử khủng bố.

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ


1. Kết luận

Có thể thấy đây là một nghiên cứu đ ng hướng không chỉ đáp ứng được đòi hỏi của hiện tại mà còn có thể phát triển để nghiên cứu sâu và chi tiết hơn trong thời gian tới

Luận văn đ bám sát với Đề cương được duyệt, làm nổi bật về lịch sử hình thành, phát triển của ngành đường sắt đô thị trên thế giới và tiếp cận của Việt Nam đối với lĩnh vực này Đổng thời luận văn c ng đ tổng hợp chi tiết về nguyên nhân dẫn đến các sự cố môi trường nghiêm trọng điển hình trong quá trình thi công, xây dựng các tuyến đường sắt đô thị tại các nước trên thế giới và các xu hướng cực đoan trong lĩnh vực đường sắt đô thị.

Trên cơ sở phân tích thực trạng, nguyên nhân sự cố và đặc điểm riêng biệt của thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh luận văn đ bước đầu đưa ra được những giải pháp chung và khuyến nghị các giải pháp đặc trưng, ph hợp cho từng v ng Các giải pháp giảm thiểu căn bản đ bám sát điều kiện thực tế tại Việt Nam gồm các giải pháp chung tổng thể và giải pháp riêng cho từng khu vực theo đặc điểm riêng biệt

Qua nghiên cứu có thể khẳng định rằng đường sắt đô thị đô thị nói chung và tàu điện ngầm nói riêng là một loại phương tiện giao thông an toàn và thân thiện Tuy nhiên, đi c ng với sự phát triển của nó luôn tiềm ẩn những nguy cơ xảy ra sự cố, không chỉ về yếu tố kỹ thuật đơn thuần mà còn bởi nó là mục tiêu thường xuyên được nhắm tới trong các cuộc khủng bố Những thiệt hại về kinh tế, thiệt hại về con người, những bất ổn và nguy cơ tồn dư của các loại v khí hủy diệt, những thảm họa thiên nhiên tất cả những yếu tố đó có quan hệ mật thiết đến sự ổn x hội và An ninh môi trường.

Ch ng ta cần phải r t ra những bài học từ những sự cố mà thực tiễn các nước đ trải qua để làm kinh nghiệm cho bản thân. Trong quá trình hội nhập và phát triển luôn có thời cơ và thách thức, rủi ro sự cố trong triển khai thực hiện các dự án đường sắt

đô thị là có, đặt ra vấn đề này không phải để tr n bước, hay dao động trước khó khăn mà để một lần nữa ch ng ta xác định rò trách nhiệm của bản thân, để chủ động đối mặt và kiên định với hướng chọn của mình Chưa có một đánh giá nào chỉ ra rằng một quốc gia hay một thành phố đ từng bị phá hủy hoàn toàn vì một hay nhiều sự cố liên quan đến đường sắt đô thị Nhưng làm sao để hạn chế thấp nhất và tiệm cận đến mức có thể loại bỏ rủi ro sự cố đảm bảo an ninh môi trường bền vững là điều chúng ta mong muốn

2. Kiến nghị

An ninh môi trường là vấn đề mới, việc tiếp cận an ninh môi trường trên góc độ đường sắt đô thị là hướng tiếp cận sinh động, trực quan và có ý nghĩa thực tiễn rất cao Đối với Việt Nam, đây có thể được xem là nghiên cứu khởi đầu trong lĩnh vực đường sắt Đề tài đ đề cập đến vấn đề gai góc nhất đang hiện hữu của các nước phát triển đồng thời c ng là nội dung mà ch ng ta đang dần tiệm cận Mặc d hiện nay ch ng ta chưa có bất cứ tuyến đường sắt đô thị nào được đưa vào khai thác vận hành Tuy nhiên, không vì thế mà ch ng ta có thể cho phép lơi lỏng trong bất cứ tình huống nào. Đây là vấn đề khó vì vậy không chỉ một tổ chức, cá nhân có thể làm được mà ch ng ta cần phải có sự chung sức, chung long của các đơn vị quản lý, các nhà khoa học, các cơ quan ngôn luận, truyền thông và người dân

Vì vậy, kiến nghị cơ quan có chức năng của nhà nước, Bộ Giao thông vận tải, Cục Đường sắt Việt Nam, UBND các tỉnh thành phố và các đơn vị liên quan cần triển khai những công việc cụ thể, bắt đầu từ việc hoàn thiện các thể chế và văn bản quy phạm pháp luật trong đó có việc hoàn thiện Luật đường sắt, tiếp theo là việc tiếp cận và chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến, rồi đào tạo nguồn nhân lực kết hợp tuyên truyền, phổ biết đến người dân. Trong đó tr trọng phát triển trình độ và đạo đức nguồn nhân lực, bởi xét cho c ng bản thân con người chịu sự tác động của rủi ro, sự cố nhưng những nguyên nhân gây ra rủi ro, sự cố lại phần lớn do chính con người gây ra Đừng để ch ng ta bị thua thiệt vì thiếu hiểu biết

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. PGS. TS Nguyễn Đình Hòe, TS Nguyễn Ngọc Sinh (2010), “Đảm bảo An ninh môi trường cho phát triển bền vững”, Nhà xuất bản Khoa học kỹ thuật.

2. Thạc sĩ Nguyễn Thị Nghĩa (2009), “Một số vấn đề về an ninh môi trường và tội phạm môi trường”, Tổng cục KH-KT&CN-B Công an.

3. TS Lưu Xuân H ng (2012), Phát triển không gian ngầm đối với phát triển đô thị bền vững, Hội thảo Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, TP. Hồ Chí Minh.

4. GS. TS. Nguyễn Mạnh Kiểm, PGS TS Đoàn Thế Tường (2012), Vấn đề khai thác hợp lý và bền vững không gian ngầm đô thị phục vụ xây dựng t u điện ngầm ở nước ta, Hội thảo Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, TP. Hồ Chí Minh.

5. TS Đỗ Thành Lập (2012), Hệ thống giao thông ngầm trong tổng thể quy hoạch phát triển GTVT Thủ đô H N i, Hội thảo Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, TP. Hồ Chí Minh.

6. PGS. TS. Nguyễn Hồng Tiến (2011), “Quy hoạch xây dựng công trình ngầm đô thị”, NXB Xây dựng.

7. Hà Ngọc Trường (2012), Hệ thống đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh và mối quan hệ với quy hoạch không gian ngầm thành phố, Hội thảo Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, TP. Hồ Chí Minh.

8. TEDI South (2012), Phương n kết nối mạng các tuyến METRO nâng cao hiệu quả sử dụng và khai thác hệ thống đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh, Hội thảo Quy hoạch và quản lý phát triển không gian ngầm đô thị, TP. Hồ Chí Minh.

9. TEDI South (2006), Quy hoạch phát triển giao thông vận tải Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020 v tầm nhìn sau năm 2020, TP. Hồ Chí Minh.

10. Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 08:2009/BXD (2009), “Công trình ngầm đô thị – Phần 1 Tàu điện ngầm”, NXB Xây dựng.

Xem tất cả 112 trang.

Ngày đăng: 15/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí