Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 2


DANH MỤC BẢNG SỐ LIỆU

Bảng 1.1. Phân cấp chỉ tiêu đánh giá mức độ hấp dẫn của điểm TNDLNV 42

Bảng 1.2. Trọng số các tiêu chí đánh giá 45

Bảng 1.3. Các thông số của AHP 45

Bảng 1.4. Trọng số, độ lệch chuẩn và độ biến thiên các tiêu chí 46

Bảng 1.5. Thang đánh giá thành phần của các tài nguyên du lịch nhân văn 47

Bảng 1.6. Thang đánh giá tổng hợp tiêu chí khả năng tiếp cận 48

Bảng 1.7. Thang điểm đánh giá tổng hợp các điểm tài nguyên du lịch nhân văn 49

Bảng 2.1. GDP, cơ cấu GDP phân theo ngành và tốc độ tăng trưởng GDP giai đoạn 2000 - 2013 63

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 232 trang tài liệu này.

Bảng 2.2. Số lượng di tích lịch sử xếp hạng phân theo đơn vị hành chính 69

Bảng 2.3. Số lượng di tích kiến trúc nghệ thuật xếp hạng phân theo ĐVHC 70

Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế - 2

Bảng 2.4. Các làng nghề trên địa bàn tỉnh phân theo nhóm ngành nghề sản xuất 82

Bảng 2.5. Số lượng các làng nghề phân theo đơn vị hành chính 82

Bảng 2.6. Kết quả đánh giá tổng hợp khả năng khai thác TNDLNV (chưa nhân trọng số) 85

Bảng 2.7. Kết quả đánh giá khả năng khai thác TNDLNV tỉnh TTH (có trọng số) .87 Bảng 2.8. Tổng hợp khả năng khai thác và mức độ khai thác TNDLNV tỉnh TTH

.................................................................................................................................105

Bảng 2.9. Cảm nhận của du khách đối với chương trình du lịch 110

Bảng 2.10. Cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch di tích - công trình văn hóa 111

Bảng 2.11. Kiểm định sự khác biệt về cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch di tích - công trình văn hóa 112

Bảng 2.12. Cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch làng nghề truyền thống

.................................................................................................................................114

Bảng 2.13. Kiểm định sự khác biệt về cảm nhận của du khách đối với các điểm du lịch làng nghề truyền thống 115

Bảng 3.1. Các thị trường khách quốc tế chủ yếu đến TTH giai đoạn 2000 - 2013 124 Bảng 3.2. Phân tích SWOT cho việc khai thác TNDLNV tỉnh Thừa Thiên - Huế 130 Bảng 3.3. Định hướng khai thác TNDLNV theo quy mô 134

Bảng 3.4. Định hướng sản phẩm du lịch gắn với các điểm TNDLNV 135


DANH MỤC BIỂU ĐỒ, SƠ ĐỒ


Hình 0.1. Khung nghiên cứu tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên Huế..15 Hình 1.1. Sơ đồ đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn 34

Hình 2.3. Biểu đồ phân tích các tiêu chí đánh giá thành phần của TNDLNV tỉnh TTH 89

Hình 2.5. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng I 93

Hình 2.6. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng II 94

Hình 2.7. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng III 95

Hình 2.8. Điểm đánh giá tổng hợp khả năng khai thác của tài nguyên hạng IV 95

Hình 2.9. Tần suất xuất hiện của một số điểm du lịch nhân văn trong các chương trình du lịch khảo sát 100

Hình 2.10. Lượng khách và doanh thu vé tham quan các di tích Huế giai đoạn 2000

- 2013.......................................................................................................................102

Hình 2.11. Cơ cấu khách tham quan các di tích Huế trung bình giai đoạn 2005 - 2013 102

Hình 3.1. Tỷ lệ khách du lịch và khách du lịch quốc tế đến TTH so với cả nước..120 Hình 3.2. Cơ cấu khách quốc tế đến các tỉnh trong vùng Bắc Trung Bộ trung bình giai đoạn 2000 - 2012 121

Hình 3.3. Số lượt khách quốc tế và nội địa đến TTH giai đoạn 2000 – 2013 123

Hình 3.4. Số lượng cơ sở lưu trú và khách sạn phân theo cấp xếp hạng ở TTH giai đoạn 2000 - 2013 126



DANH MỤC BẢN ĐỒ

Hình 2.1. Bản đồ hành chính tỉnh Thừa Thiên - Huế năm 2013 59

Hình 2.2. Bản đồ tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 71

Hình 2.4. Bản đồ phân hạng khả năng khai thác tài nguyên du lịch nhân văn tỉnh Thừa Thiên - Huế 92

Hình 3.5. Bản đồ tuyến du lịch di sản, lịch sử và làng nghề tỉnh Thừa Thiên - Huế

.................................................................................................................................138

Hình 3.6. Bản đồ tuyến du lịch truyền thống văn hóa, lễ hội và tôn giáo-tâm linh tỉnh Thừa Thiên - Huế 140

Hình 3.7. Bản đồ tuyến du lịch văn hóa tổng hợp tỉnh Thừa Thiên - Huế 142

PHẦN MỞ ĐẦU

1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Ngày nay, du lịch đang phát triển mạnh mẽ, trở thành nhu cầu quan trọng của con người, mang lại hiệu quả cao về kinh tế - xã hội và môi trường ở nhiều quốc gia trên thế giới. Du lịch là hoạt động kinh tế có định hướng tài nguyên rõ nét. Tài nguyên được xem là hạt nhân của hoạt động du lịch, là cơ sở quan trọng để phát triển các loại hình và là yếu tố cơ bản tạo thành các sản phẩm du lịch. Thực tế phát triển du lịch cho thấy việc đánh giá và khai thác tài nguyên du lịch đúng đắn và hợp lý không chỉ thúc đẩy phát triển kinh tế mà còn giúp bảo vệ tài nguyên bền vững.

Ở Việt Nam, từ khi chính sách đổi mới được Đảng và Nhà nước ta khởi xướng, du lịch có sự phát triển vượt bậc. Cùng với nguồn tài nguyên du lịch phong phú và đa dạng, du lịch Việt Nam dần trở thành điểm đến hấp dẫn đối với du khách trên thế giới, một ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước. Du lịch không chỉ mang lại lợi ích kinh tế mà còn góp phần giới thiệu văn hóa và con người Việt Nam với du khách quốc tế, tạo ra sự hòa đồng giữa Việt Nam với thế giới, đồng thời làm tăng thêm lòng yêu mến đối với quê hương, đất nước. Tuy nhiên, việc tăng trưởng nhanh của ngành du lịch đang đặt ra thách thức, đó là làm thế nào để kết hợp hài hòa, hợp lý giữa việc khai thác và bảo vệ, tôn tạo các tài nguyên du lịch.

Thừa Thiên - Huế là một tỉnh thuộc Bắc Trung Bộ Việt Nam; phía Bắc giáp Quảng Trị, phía Nam giáp thành phố Đà Nẵng và tỉnh Quảng Nam, phía Đông giáp biển Đông và phía Tây giáp Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào. Trong lịch sử, Huế đã từng là thủ phủ của các chúa Nguyễn ở xứ Đàng Trong (1687 - 1774), là kinh đô của triều đại Tây Sơn (1788 - 1801), rồi đến các triều đại phong kiến nhà Nguyễn (1802-1945).

Trong những năm gần đây, cùng với cả nước, Thừa Thiên - Huế tập trung phát triển du lịch dựa trên việc khai thác các tài nguyên thế mạnh. Thừa Thiên - Huế là một trong số ít những địa phương có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng và có giá trị cao cả về tự nhiên lẫn nhân văn.

Nằm ở vào trung độ của đất nước, vị trí của Thừa Thiên - Huế rất thuận tiện cho giao lưu cả hai miền Bắc - Nam bằng đường bộ, đường sắt, đường biển, đường hàng không, lại gần những khu vực giàu tài nguyên du lịch như Quảng Bình, Đà


Nẵng, Quảng Nam. Thừa Thiên - Huế còn là một vùng đất có bề dày lịch sử, văn hóa với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng: sông Hương, núi Ngự, Bạch Mã,.... cũng là nơi lưu giữ nhiều di tích lịch sử, cách mạng cùng với nhiều giá trị văn hóa, âm nhạc, lễ hội. Trong đó, nổi bật nhất là các Di sản văn hóa (DSVH) thuộc Cố đô Huế được bảo tồn gần như nguyên vẹn hệ thống lăng tẩm, thành quách, cung điện, chùa chiền... Cố đô Huế ngày nay vẫn còn lưu giữ những di sản văn hoá chứa đựng nhiều giá trị biểu trưng cho trí tuệ và tâm hồn của dân tộc Việt Nam.

Tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế thật sự là những giá trị văn hóa độc đáo, đặc sắc trở thành di sản quý hiếm của quốc gia và một bộ phận quan trọng đã được công nhận là DSVH thế giới. Đây là lợi thế rất lớn của tỉnh, cho phép phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn mang tầm quốc gia và quốc tế. Chính vì vậy việc đánh giá, xác nhận tiềm năng phục vụ cho hoạt động du lịch để một mặt có kế hoạch khai thác hợp lý, mặt khác có kế hoạch trùng tu, tôn tạo, bảo tài nguyên là việc làm hết sức cần thiết.

Thực tế hoạt động du lịch trong hơn thập niên qua cho thấy, thế mạnh lâu dài của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế là khai thác các giá trị của tài nguyên du lịch nhân văn (TNDLNV). Tuy nhiên sản phẩm du lịch Thừa Thiên - Huế còn ít và đơn điệu, hiệu quả kinh tế mang lại chưa cao, chủ yếu khai thác một số tài nguyên thuộc quần thể di tích Cố đô Huế, những tài nguyên du lịch nhân văn khác chưa được đầu tư khai thác hợp lý. Cùng với những tồn tại ở các yếu tố khác, thực trạng này chưa tạo ra những đảm bảo vững chắc cho sự phát triển bền vững của ngành du lịch Thừa Thiên - Huế. Đòi hỏi bức thiết của du lịch tỉnh hiện nay là phải khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên du lịch, đặc biệt tài nguyên du lịch nhân văn cần được chú trọng.

Do vậy, việc kiểm kê và đánh giá các tài nguyên du lịch nhân văn là cần thiết nhằm tạo cơ sở cho việc khai thác hợp lý các tài nguyên, góp phần làm phong phú, đa dạng các sản phẩm du lịch, mở rộng các hoạt động du lịch, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững của du lịch Thừa Thiên - Huế. Đó là lý do tác giả đã chọn đề tài: “Đánh giá tài nguyên du lịch nhân văn ở tỉnh Thừa Thiên - Huế” cho luận án nghiên cứu sinh chuyên ngành Địa lý học.


2. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU

2.1. Trên thế giới

Tài nguyên du lịch nhân văn là vấn đề được nhiều nhà khoa học và tổ chức quốc tế quan tâm nghiên cứu. Thuật ngữ TNDLNV không có sự thống nhất giữa các quốc gia, tuy nhiên xét về nội hàm thì hầu hết các nhà nghiên cứu đều cho rằng đó là tài nguyên du lịch văn hóa, những tài nguyên do con người sáng tạo ra có giá trị, sức hút đối với du lịch [106], [107], [113], [120], [138].

Căn cứ vào quan niệm trên, TNDLNV được chia thành nhiều nhóm, trong mỗi nhóm có sự phân chia chi tiết từng loại tài nguyên cụ thể. Tổ chức Du lịch thế giới chia nhóm tài nguyên văn hóa kinh điển thành các loại: phong thổ; tập quán sinh hoạt truyền thống, dân tộc, tôn giáo; khảo cổ học, di tích lịch sử; văn hóa hiện tại [dẫn theo 90, tr.34]. Rade Knezevic lại phân tài nguyên du lịch có nguồn gốc nhân tạo phân thành 4 nhóm gồm tài nguyên văn hóa (tài nguyên cố định, tài nguyên có thể dịch chuyển và tài nguyên phi vật thể), tài nguyên dân tộc - xã hội, tài nguyên nghệ thuật và tài nguyên bỗ trợ [106, tr90-94]. John Swarbrooke đã phân chia chi tiết hơn TNDLNV thành 14 nhóm, như: Các điểm di sản, các điểm gắn với sự kiện lịch sử, lễ hội và các sự kiện đặc biệt, ẩm thực, làng nghề truyền thống, các loại hình kiến trúc, các công trình tôn giáo, nghệ thuật, ngôn ngữ… [113, tr307]. Một số tác giả trên cơ sở phân tích sức hấp dẫn du lịch của điểm đến hay nghiên cứu sự phát triển của loại hình du lịch văn hóa cũng đã phân chia TNDLNV theo các loại hình như di tích, khảo cổ, phong tục tập quán, nghệ thuật, hàng thủ công truyền thống, lễ hội,… [120, tr7-8], [139].

Các nhà khoa học nghiên cứu TNDLNV theo nhiều cách tiếp cận khác nhau như: nghiên cứu dưới góc độ kiểm kê, khảo sát, đánh giá tài nguyên phục vụ du lịch [103], [105], [109]…; hay nghiên cứu tài nguyên trong mối quan hệ tác động với sự phát triển du lịch, tổ chức lãnh thổ du lịch và quy hoạch du lịch [120], [123], [129]; hay nghiên cứu khía cạnh quản lý, bảo tồn tài nguyên [108], [117], [118], [146]… Nhiều tác giả đã xây dựng tiêu chí để đánh giá toàn bộ tiềm năng TNDLNV của lãnh thổ hoặc đánh giá theo từng điểm TNDLNV cụ thể để khai thác phục vụ du lịch với các chỉ tiêu về giá trị của điểm tài nguyên và các yếu tố bổ trợ.

Các quốc gia ở châu Âu, châu Mỹ như Anh, Đức, Pháp, Hoa Kỳ,… hoạt


động du lịch sớm phát triển nên có nhiều công trình nghiên cứu về TNDLNV. Khi đánh giá tổng hợp tiềm năng du lịch của một lãnh thổ, tài nguyên du lịch nhân văn được xem là một trong những nội dung cơ bản. Trong ấn phẩm “Kết nối cộng đồng, du lịch và bảo tồn – Một quá trình đánh giá du lịch” (Linking Communities, Tourism and Conservation – A Tourism Assessment Process) của nhóm tác giả Elleen Guierrez, Kristin Lamoureux, Seleni Matus và Kaddu Sebunya được ấn hành bởi Trung tâm bảo tồn quốc tế và Trường Đại học Washington (2005) trình bày ba giai đoạn chính trong quá trình đánh giá du lịch của một lãnh thổ. Trong đó, giai đoạn hai là đánh giá về: sự tham gia của các bên liên quan, thống kê các điểm tài nguyên, cơ sở hạ tầng và dịch vụ, nhu cầu thị trường, khả năng cung ứng và sự cạnh tranh, con người và năng lực thể chế, nguồn tài nguyên tự nhiên, văn hóa, kinh tế - xã hội, môi trường và sự đa dạng sinh học và đánh giá chi phí lợi ích. Như vậy, một nội dung quan trọng trong đánh giá có liên quan đến tài nguyên là tạo nên bảng liệt kê các điểm tài nguyên với ba bước cơ bản. Trong đó, hai bước đầu là liệt kê các điểm tài nguyên tồn tại trong khu vực, thể hiện chúng lên bản đồ; bước cuối cùng là đánh giá và xếp hạng các điểm tài nguyên [103, tr7].

Trung tâm thực nghiệm phát triển kinh tế và cộng đồng, Trường Đại học Illinois, Hoa Kỳ đã nghiên cứu “Công cụ đánh giá và phát triển tài nguyên du lịch” để giúp cho cộng đồng địa phương lập mục tiêu, kế hoạch, chiến lược phát triển du lịch. Công cụ này bao gồm 7 bước và các bước này sẽ giúp cộng đồng kiểm kê tài nguyên du lịch, đánh giá tài nguyên du lịch và đặt mục tiêu, sự ưu tiên cho phát triển du lịch. Quá trình đánh giá tài nguyên du lịch là một bước quan trọng diễn ra sau khi đã xác định được các tài nguyên du lịch của địa phương. Đánh giá phải dựa trên một cơ chế khách quan với 4 tiêu chí đánh giá: tính khác biệt, chất lượng tổng thể của tài nguyên, sức hấp dẫn của điểm tài nguyên và động lực cho du lịch của điểm tài nguyên với các thang điểm 4 hoặc 5 cấp. Kết quả đánh giá tài nguyên cùng với sự phân tích SWOT (điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức) tạo lập cơ sở cho việc đề ra mục tiêu, kế hoạch phát triển du lịch của địa phương [123].

Một số nhà nghiên cứu khác ở Romania, khi đánh giá tài nguyên cho phát triển du lịch một lãnh thổ lại dựa vào các tiêu chí: di tích khảo cổ, lịch sử, cơ sở tôn giáo, các yếu tố dân tộc học và văn hóa dân gian [101, tr51-52] hay di tích lịch sử, bảo tàng, nghệ thuật và đồ thủ công, các tổ chức văn hóa, các sự kiện [105, tr167].


Ở nhiều nước đang phát triển, trong những thập niên gần đây, du lịch được coi là ngành kinh tế mũi nhọn; việc điều tra, kiểm kê, đánh giá tài nguyên du lịch được quan tâm nhiều hơn để phục vụ phát triển du lịch. Hầu hết các nước đang phát triển có nguồn tài nguyên du lịch phong phú, đa dạng nhờ sự giúp đỡ về chuyên gia, cũng như tài chính của các nước phát triển tiến hành điều tra, đánh giá tài nguyên du lịch phục vụ cho mục đích quy hoạch phát triển du lịch, khai thác, sử dụng, bảo vệ nguồn tài nguyên du lịch đạt hiệu quả cao hơn. Đặc biệt từ năm 1980 đến nay, Trung Quốc là một quốc gia có tốc độ phát triển kinh tế nhanh và rất coi trọng sự phát triển du lịch. Các nhà khoa học đã tiến hành nhiều dự án lớn thống kê, đánh giá tài nguyên du lịch và các nguồn lực phát triển du lịch trên phạm vi cả nước và các địa phương, như nghiên cứu “Mô hình đánh giá tài nguyên du lịch – QEPP: Trường hợp nghiên cứu ở Bắc Kinh” của Liu Xiao [128]. Tác giả này xây dựng hệ thống đánh giá theo mô hình Chất lượng, Môi trường, Vị trí và Giá trị cộng đồng với 7 tiêu chí để đánh giá 41 điểm tài nguyên nổi bật ở Bắc Kinh. Đồng thời, tác giả còn phân tích tương quan giữa kết quả đánh giá với số lượng khách nhằm tạo cơ sở khoa học cho việc quy hoạch phát triển du lịch, chính sách quản lý và khai thác tài nguyên hợp lý.

Nhìn chung, các tiêu chí vừa có cái chung, vừa có cái riêng trong các nghiên cứu khác nhau mà đề tài tham khảo. Trong quá trình đánh giá TNDLNV, bên cạnh việc xây dựng hệ thống tiêu chí đánh giá, phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) cũng được nhiều tác giả sử dụng để xác định trọng số của các tiêu chí và phân tích SWOT để xác định điểm yếu, điểm mạnh, cơ hội, thách thức trong việc xây dựng chiến lược phát triển du lịch của một địa phương [102], [110], [136].

Ngày nay, quan điểm phát triển bền vững trở thành một xu hướng, mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội nói chung và du lịch nói riêng của nhiều quốc gia trên thế giới. Từ đó hoạt động du lịch có sự giám sát, kiểm tra chặt chẽ hơn; vậy nên, việc quản lý, sử dụng tài nguyên du lịch cũng đã được tiến hành theo hướng có lợi cho tài nguyên, môi trường và cộng đồng nhằm đảm bảo sự phát triển du lịch của hiện tại nhưng không làm tổn hại đến sự phát triển du lịch của thế hệ mai sau. Do vậy, các dự án quy hoạch phát triển du lịch không chỉ quy hoạch phát triển cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, quản lý, khai thác tài nguyên có hiệu quả mà còn tiến hành quy hoạch nhằm thực hiện mục tiêu bảo tồn.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 23/04/2023