Đánh Giá Hiệu Quả Công Tác An Toàn Vệ Sinh Lao Động.


xử lý thích hợp, giúp phát hiện và kiểm soát các mối nguy kịp thời, tránh được các rủi ro và tai nạn lao động.

2.3. Đánh giá hiệu quả công tác an toàn vệ sinh lao động.

2.3.1. Những mặt đã đạt được

Công tác ATVSLĐ tại phân xưởng hàn dập đã đạt được một số ưu điểm như sau:

- Về công tác kỹ thuật an toàn: Phân xưởng hàn dập đã thực hiện toàn bộ các nội dung liên quan đến công tác kỹ thuật an toàn như: Kỹ thuật an toàn điện; Kỹ thuật an toàn cơ khí; Kỹ thuật an toàn đối với thiết bị nâng, vận chuyển; Kỹ thuật an toàn thiết bị chịu áp lực; Kỹ thuật an toàn hoá chất; Công tác Phòng cháy chữa cháy đảm bảo cơ sở pháp lý về môi trường làm việc an toàn dành cho nhân viên. Ngoài ra các biện pháp kỹ thuật an toàn đưa ra đã phù hợp với tình hình sản xuất của phân xưởng & thực tế cũng chỉ ra 5 năm trở lại đây không có sự cố gây mất an toàn nào liên quan đến công tác kỹ thuật an toàn.

- Về công tác vệ sinh lao động: Phân xưởng đã được công ty thực hiện quan trắc môi trường lao động, khám sức khoẻ, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp định kỳ để phát hiện và đưa ra các biện pháp cải thiện môi trường làm việc dành cho nhân viên. Các yếu tố nguy hiểm, có hại đã được kiểm soát chặt chẽ. Ngoài ra, công tác huấn luyện an toàn cũng được nghiêm chỉnh chấp hành, 100% nhân viên đã được phân xưởng cử đào tạo về an toàn.

- Phân xưởng đã thực hiện kiểm tra, giám sát, báo cáo công tác ATVSLĐ định kỳ theo đúng kế hoạch đã đề ra, đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật.

2.3.2. Những mặt tồn tại, hạn chế

- Về phương tiện bảo vệ cá nhân: việc tuân thủ các quy định về Phương tiện bảo vệ các nhân của nhân viên chưa được tốt, một số nhân viên chưa chấp hành các quy định của bảng tiêu chuẩn công việc. Để giải quyết vấn đề này, các cấp quản lý cần thường xuyên nhắc nhở, giám sát, đào tạo để nhân


viên hiểu, chấp hành, cũng như cần tìm ra các Phương tiện bảo vệ cá nhân phù hợp, không gây cảm giác khó chịu, không thoải mái dành cho nhân viên.

- Về quản lý an toàn hóa chất: các biện pháp quản lý về an toàn hoá chất còn rời rạc, các quy định chưa liên kết với nhau dẫn đến việc tuân thủ chưa đồng bộ. Nguyên nhân do hệ thống quản lý an toàn hoá chất đã cũ, chưa được cập nhật theo đúng hiện trạng, cần đề suất các cấp quản lý phương án thay thế, áp dụng quy định đồng bộ, giảm thiểu các rủi ro phát sinh khi vận hành.

- Về quản lý an toàn cơ khí: do là cơ sở sản xuất thiết bị cơ khí nên máy thiết bị phần lớn được nhập khẩu nước ngoài mang về Việt Nam lắp ráp, do đó những máy thiết bị cơ khí của Công ty Honda Việt Nam khi sử dụng thường xuyên phát sinh lỗi, sự cố hay mối nguy cho nhân viên trong quá trình vận hành đặc biệt tại phân xưởng hàn dập. Các công đoạn chủ yếu được robot đảm nhiệm nhưng vẫn cần người lao động vận hành, nhưng các phần chuyển động của máy không được cách ly đối với vị trí làm việc của người lao động có thể gây ra tai nạn bất cứ lúc nào, vụ tai nạn lao động xảy ra năm 2017 là một ví dụ, người lao động sau khi ấn nút khởi động máy cắt đã đưa tay vào phần vận hành của máy để chỉnh linh kiện đẫn đến tai nạn lao động. Từ đó có thể thấy, công tác đánh giá rủi ro trước khi đưa thiết bị vào sản xuất hàng loạt và công tác đánh giá rủi ro định kỳ chưa được thực hiện triệt để.


Tiểu kết chương 2

Qua đánh giá thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động tại Phân xưởng hàn dập cho thấy việc thực tế quá trình kiểm soát yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại tuy nhiên còn rời rạc, một số vị trí chưa được kiểm soát triệt để dẫn đến các nguy cơ, rủi ro chưa có phương án khắc phục, bên cạnh đó việc đánh giá rủi ro còn thiếu các yếu tố có hại trong môi trường làm việc dẫn đến các nguy cơ phát sinh các trường hợp phát hiện bệnh nghề nghiệp mới có thể xảy ra trong tương lai gần. Việc thực hiện đánh giá rủi ro lại cho phân xưởng hàn dập sẽ giải quyết được các tồn tại trên và giúp kiểm soát toàn bộ các mối nguy có thể dẫn đến tai nạn lao động cho nhân viên, đảm bảo phân xưởng đáp ứng đầy đủ các yêu cầu của luật liên quan đến an toàn và sức khỏe nghề nghiệp, không ảnh hưởng đến việc sản xuất liên tục, cũng như hoạt động kinh doanh của Công ty.


Chương 3

ĐỀ XUẤT ÁP DỤNG GIẢI PHÁP GIẢM THIỂU RỦI RO AN TOÀN SỨC KHOẺ NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI LAO ĐỘNG LÀM VIỆC TẠI CÁC MÁY, THIẾT BỊ GIA CÔNG CƠ KHÍ TẠI PHÂN XƯỞNG HÀN DẬP CÔNG TY HONDA VIỆT NAM

3.1. Phương pháp đánh giá rủi ro

3.1.1. Các yếu tố nguy hiểm và yếu tố có hại có thể gây nguy hiểm

Môi trường làm việc cũng như nơi sinh hoạt của con người là nơi có rất nhiều mối nguy, rủi ro, hay các yếu tố có hại nguy hiểm đến sức khỏe và tính mạng con người, được thể thiện thông qua các bảng 3.1 như sau:

Bảng 3.1: Yếu tố có thể dẫn đến nguy hiểm cho người lao động


Tên yếu tố

Dạng nguy hiểm

Ví dụ

I. Yếu tố vật lý


Cơ học

Vật rơi đổ, đè, văng bắn, phụt, đâm, kẹp, kẹt, cắt, cuốn, cán, kéo, va vào bộ phận chuyển

động, thiết bị,

Các bộ phận chuyển động quay cuốn người; cuốn vào băng tải, vật cẩu rơi vào người, kẹp vào máy ép, xe nâng va vào người, bulong bắn vào người, lưỡi cưa cắt

vào tay,…


Điện


Điện giật, bỏng điện, hồ quang phóng, cháy nổ...

Đường dây điện cao áp phóng điện khi làm việc gần, người bị điện giật do điện hở khi lội rửa trạm bơm; máy cắt, mài, khoan bị hở điện, vác vật chạm vào dây

điện cao thế,…


Áp suất

Nổ bình hoặc thiết bị áp lực, hơi nóng phụt vào

người...

Nổ bình khí áp lực, nồi hơi phụt khí vào người, nổ trạm nạp LPG,…

Nhiệt độ

cao/thấp

Cháy nổ, bỏng...

Bỏng nóng/lạnh do chạm phải vật rất

nóng/rất lạnh,…

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 99 trang tài liệu này.

Đánh giá rủi ro an toàn sức khỏe nghề nghiệp cho người lao động làm việc tại các máy, thiết bị gia công cơ khí tại phân xưởng hàn dập Công ty Honda Việt Nam - 9


Tên yếu tố

Dạng nguy hiểm

Ví dụ

Bức xạ

Bỏng, mù, giảm thị

lực,…

Tiếp xúc với tia cực laser, tia X, tia cực

tím, tia hồng ngoại,…


Ồn

Giảm thính lực, khó chịu, mệt mỏi, điếc,...

Tiếng ồn trên 85 dBA tại vị trí làm việc trong thời gian dài; làm việc với máy dập,

máy mài, máy chà...

Cháy/ nổ

Bỏng

Bị kẹt trong đám cháy.

Làm việc trên cao, dưới hầm, hố

mở


Ngã cao, tụt chân xuống hố


Ngã từ độ cao 2m trở lên xuống sàn làm việc, trượt ngã xuống hố,...

Ánh

sáng

Chói loá, ngã...

Vấp ngã, trượt chân do không đủ ánh

sáng hoặc chói loá...

Nhiệt độ

làm việc

Choáng ngất, say nóng,

cảm lạnh

Làm việc ở lò luyện, cán; làm việc ngoài

trời, trong hầm lạnh...

Điều kiện thông

thoáng


Hiện tượng ốm đau trong nhà kín, ngột ngạt


Làm việc trong nhà có máy điều hoà, đông người nhưng thông gió kém

II. Yếu tố hoá học, sinh học

Cháy nổ

hoá chất

Bỏng, chấn thương cơ

học

Cháy nổ bình ga, xăng dầu

Phản ứng gây

nhiệt


Bỏng

Các chất ôxy hoá gặp nhau khi lưu chứa không an toàn; xếp đống cao (than tự

cháy...)


Tên yếu tố

Dạng nguy hiểm

Ví dụ

Chất ăn

mòn

Gây hỏng da

Tiếp xúc với axit, kiềm...

Bụi, sợi

lơ lửng

Bệnh bụi phổi

Khai thác, đào đá, sản xuất vật liệu chịu

lửa, tiếp xúc với amiăng, dệt sợi bông…

Khói

Gây bệnh cấp tính và

mạn tính

Đốt thu hồi chì, chế biến, sử dụng nhựa

đường; Đốt chất thải bằng nhựa, cao su...

Hơi hoá

chất

Gây bệnh cấp tính và

mạn tính

Hơi Axetone, benzene... trong dán giày

dép, đồ nhựa, đồ chơi...

Khí độc

Gây bệnh cấp tính và

mạn tính

Làm việc gần lò đốt, có dư Carbon

monoxide CO...


Bụi sương

Gây bệnh cấp tính và mạn tính

Nhiễm khuẩn Legionella, nấm, vi

trùng...

Làm việc nơi có sơn, dầu mỡ phun, mực in...

Vi khuẩn ở bụi, nước ở máy điều hoà, vi khuẩn và nấm mốc trong bụi khi dọn kho,

sửa nhà cũ.

Chất gây

ngạt

Gây bệnh cấp tính và

mạn tính

Làm việc gần nguồn sản xuất Nitrogen,

carbon dioxide, argon

Tiếp xúc với vi

trùng

Nhiễm bệnh lây (Lao, HIV, Viêm gan B...)

Tiếp xúc với nguồn bệnh lây (người và động vật bị bệnh, thực phẩm nhiễm

bệnh...)

Nhiễm

độc thức ăn


Nhiễm độc

Uống phải nước bẩn, ăn phải thức ăn nhiễm hoá chất, vi khuẩn có hại.

III. Yếu tố Ecgonomic

Nâng vật

nặng

Đau lưng, thoát vị đĩa

đệm, sa ruột...

Bưng bê vật nặng, khiêng tủ


Tên yếu tố

Dạng nguy hiểm

Ví dụ

Thao tác lặp đi

lặp lại

Biến dạng các chi, tâm lý trì trệ dễ bị TNLĐ.

Sử dụng bàn phím máy tính, vặn ốc vít, làm việc ở dây chuyền.

Tư thế làm việc

sai

Biến dạng các chi trên, cột sống, đau lưng...

Làm việc ở tư thế đứng, ngồi lâu; Nâng vác vật nặng không đúng KT.

IV. Yếu tố tâm lý lao động và yếu tố khác


Tổ chức làm việc


Stress

Làm các việc lặp đi lặp lại, nhàm chán; làm việc quá tải; làm việc một mình, sống làm việc không được tiếp xúc với xã hội.

(Làm việc ngoài đảo xa)

Bạo lực

trong lao động


Stress

Người quản lý hoặc khách hàng hung hãn kích động

Thiên nhiên, MT

nguy

hiểm

Gây nhiều dạng tai nạn, bệnh tật khác: cây đè, đá vùi, chết đuối, sét đánh..


Sét đánh, bão từ, bão/lốc, lũ/lụt, mưa đá, động đất, lật thuyền do bão tố...

Nguồn: tác giả

3.1.2. Phương pháp đánh giá mức độ rủi ro.

Phương pháp đánh giá được sử dụng theo phương pháp ma trận nhận diện cho điểm. Cơ sở để xác định tiêu chí đánh giá rủi ro như sau:


Tiêu chí xác định mức độ thương tật:

Bảng 3.2: Mức độ thương tật nếu phát sinh tai nạn


Mức độ thương tật

Mức đánh giá

Tử vong, bị thương nặng theo quy định của Luật

1

Bị thương nhẹ không thuộc 1

2

Vết ngoài da, không phải điều trị bằng thuốc

3

Không làm sao hết

4

Nguồn: tác giả

Khả năng phát sinh tai nạn:

Bảng 3.3: Mức độ khả năng phát sinh tai nạn


Tần suất tiếp xúc với vùng

nguy hiểm

Trên 1 lần/ngày (Thường

xuyên)

Trên 1 lần/tuần (Thỉnh

thoảng)

Xảy ra ít nhất 1 lần/ tháng (Đôi khi)


Hầu như không xảy ra


Khoảng cách an toàn

Không có rào chắn và hành lang an toàn và dễ vào được vùng nguy

hiểm

Có rào chắn và hành lang an toàn và có thể vào được vùng nguy

hiểm

Có rào chắn và hành làn an toàn và khó có thể vào được vùng nguy hiểm

Có rào chắn và hành lang an toàn và không thể vào được vùng nguy hiểm

Khả năng tránh khỏi vùng nguy

hiểm

Không có chỗ để tránh (Không thể

tránh được)

Đến chỗ tránh quá xa (Khó tránh)

Chỗ tránh gần (Có thể tránh được)

Chỗ nào cũng tránh được (Dễ dàng tránh

được)

Sự chú ý của con người khi

làm việc

Dù có chú ý nhưng vẫn xảy ra TN

Chú ý thường xuyên vẫn có thể xảy ra TN

Chỉ không chú ý (lơ là) một chút là xảy ra TN

Không bị ảnh hưởng gì do sự chú ý


Cấp độ

Chắc chắn xảy

ra

Rất có thể xảy

ra

Có thể xảy ra

Hầu như không

xảy ra

1

2

3

4

Nguồn: tác giả

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 09/10/2023