Bảng Tổng Hợp Dân Số , Số Hộ Nhân Khẩu Của Huyện‌


* Đá mẹ

Các loại đá mẹ chính gồm: Đá trầm tích (Sa thạch, Đá sét, Đá vôi), Đá biến chất (Phiến thạch sét, Cuội kết), Đá Macma (Macma axit).

Đặc điểm chính các loại đất phong hoá từ các loại đá mẹ này là: Thành phần cơ giới trung bình, tính liên kết các hạt đất kém, dễ bị xói mòn rửa trôi trong trường hợp không có lớp thực bì che phủ. Quá trình Feralit hoá xảy ra mạnh, hiện tượng kết von và đá ong hoá tương đối điển hình.

* Loại đất:

Đất đai chủ yếu đất feralít màu nâu, vàng, đỏ phát triển trên nên đá mẹ phiến thạch sét hoặc đá vôi, tầng đất tương đối dày, thành phần cơ giới từ thịt nhẹ đến thịt nặng.

* Đặc điểm các loại đất

- Nhóm núi cao: Nhóm đất feralít vàng đỏ vùng núi cao trên 200m.

- Nhóm núi thấp: Nhóm đất feralít đỏ vàng vùng núi thấp dưới 200m.

- Nhóm đất đồi: Nhóm đất feralít màu nâu.

* Diện tích đất phân theo các chỉ tiêu chính

- Diện tích đất phân theo độ cao:

+ 0 - 100 m: 51647,66 ha chiếm 48,83 % diện tích tự nhiên.

+ 100 - 200 m: 11912,19 ha chiếm 11,26 % diện tích tự nhiên.

+ 200 - 300 m: 10498,5 ha chiếm 9,92 % diện tích tự nhiên.

+ 300 - 700 m: 27119,25 ha chiếm 25,65 % diện tích tự nhiên.

+ >700 m: 4588,025 ha chiếm 4,34 % diện tích tự nhiên.

- Diện tích đất phân theo cấp độ dốc:

+ Độ dốc cấp I (< 80 ): 2249,717 ha chiếm 2,12 %.

+ Độ dốc cấp II ( 80 - 150): 13826,92ha chiếm 13,1 %.

+ Độ dốc cấp III (160 - 250): 48383,9 ha chiếm 45,75 %.

+ Độ dốc cấp IV ( 250 - 350 ): 29823,99ha chiếm 28,2 %.

+ Độ dốc cấp IV ( > 350 ): 11481,1 ha chiếm 10,85 %.


Như vậy, với điều kiện địa hình vùng quy hoạch cho SXLN, cơ bản là tập trung ở vùng có độ cao thấp, độ dốc nhỏ, thích hợp cho việc phát triển rừng nguyên liệu giấy kết hợp gỗ nhỏ

d. Đa dạng sinh học

- Thực vật rừng ở đây vô cùng phong phú và đa dạng, ngoài các loài cây có giá trị kinh tế còn có các loài cây có giá trị quí hiếm như: Lòng Mang, Lát Hoa, Chò Chỉ, Lim, Sến, Trai, Mun,... được phân bổ chủ yếu ở vùng Tây Bắc trên các dãy núi cao, địa hình phức tạp (chủ yếu là thuộc khu rừng đặc dụng Pù Huống và rừng phòng hộ). Có các kiểu rừng: Rừng tự nhiên hỗn giao cây gỗ xen với nứa, rừng tự nhiên hỗn giao các loài cây, rừng núi đá và rừng trồng thuần loại hoặc hỗn loài.

- Thực vật, động vật: Có nhiều loài thực vật và động vật phong phú đa dạng, có một số loài động vật quý hiếm đang còn tồn tại có trong sách đỏ.

3.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

a. Dân số, dân tộc và lao động

Quỳ Châu có tổng dân số là 56.704 người.Trong đó, dân tộc thiểu số chiếm chiếm trên 80%.Toàn huyện có 12 xã, thị trấn, 146 (thôn bản, khối) trong đó có 8 xã đặc biệt khó khăn.


Bảng 3.1: Bảng tổng hợp dân số , số hộ nhân khẩu của huyện‌



TT


Số hộ

Nhân khẩu


Tổng

Hộ nghèo

Còn lại


Tổng

Thuộc hộ

nghèo

các hộ còn lại

1

TT Tân Lạc

1.227

149

1.078

4.677

568

4.109

2

Châu Hạnh

1.711

944

767

7.380

4.072

3.308

3

Châu Tiến

1.158

577

581

4.683

2.333

2.350

4

Châu Thắng

715

406

309

3.087

1.753

1.334

5

Châu Bính

1.216

673

543

4.732

2.619

2.113

6

Châu Thuận

761

435

326

3.317

1.896

1.421

7

Châu Phong

1.481

856

625

6.372

3.683

2.689

8

Châu Hoàn

528

303

225

2.490

1.429

1.061

9

Diên Lãm

585

347

238

2.479

1.470

1.009

10

Châu Bình

2.640

1.253

1.387

9.106

4.322

4.784

11

Châu Hội

1.760

946

814

6.216

3.341

2.875

12

Châu Nga

527

298

229

2.165

1.224

941


Tổng cộng

14.309

7.187

7.122

56.704

28.711

27.993

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả thực hiện quy hoạch bảo vệ, phát triển rừng giai đoạn 2011-2015, lập kế hoạch bảo vệ phát triển rừng 2016-2020 và tầm nhìn tới năm 2030 huyện Quỳ Châu, tỉnh Nghệ An - 6


b. Tình hình dân sinh, kinh tế

Quỳ Châu là huyện miền núi có nhiều lợi thế về phát triển lâm nghiệp, công nghiệp khai thác khoáng sản gây trồng các loại cây công nghiệp ngắn ngày như sắn, ngô…; Phát triển chăn nuôi các loại gia súc, gia cầm như: trâu, bò, gà, vịt….Trong những năm qua trên địa bàn huyện nói chung, vùng Dự án nói riêng đã vận dụng các chủ trương của Nhà nước, áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật để phát triển sản xuất. Kết quả sản xuất thu được từ các ngành nghề ngày càng tăng lên, đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện.


Thực hiện chủ trương đường lối của Đảng, chính sách của Nhà nước trong những năm qua gắn với việc thực hiện các chương trình Dự án như: Dự án 327; Dự án định canh định cư; Dự án trồng mới 5 triệu ha rừng, Chương trình bảo vệ và phát triển rừng bền vững, dự án 147 hỗ trợ trồng rừng sản xuất, .... Dưới sự chỉ đạo của Phòng NN&PTNT, Ban quản lý rừng Phòng hộ...các trạm quản lý bảo vệ rừng, các chủ rừng, UBND các xã các hộ nhận khoán đã thực hiện và đạt được một số kết quả nhất định trong công tác quản lý Bảo vệ, Khoanh nuôi, Chăm sóc rừng.

c. Tình hình phân bố dân cư, tập quán canh tác.

- Trên địa bàn huyện Quỳ Châu, dân cư phân bố không đều, tập quán sống nhờ vào rừng, khai thác gỗ, săn bắt chim thú, phát rừng làm rẫy, thả rông gia súc, gia cầm gây thiệt hại đến tài nguyên rừng, đặc biệt là rừng trồng, rừng tự nhiên tái sinh phục hồi. Đặc biệt là việc chuyển đổi rừng tự nhiên sang trồng rừng keo nguyên liệu và phát rừng để lấy đất sản xuất cây lương thực như: Sắn, ngô, mía … là nguyên nhân chủ yếu làm suy giảm diện tích rừng tự nhiên.

- Ngày nay, do trình độ dân trí được nâng cao, người dân đã ý thức đươc vai trò, chức năng quan trọng của rừng nên đại đa số đồng bào dân tộc thiểu số vùng sâu, vùng xa đã chuyển tập quán phát rừng làm nương rẫy sang tập quán canh tác ruộng nước.

d. Giao thông

Hệ thống giao thông trên địa bàn huyện Quỳ Châu khá phát triển, có hai tuyến chính đó là quốc lộ 48 (45 km đi qua địa bàn huyện) và đường tỉnh lộ Châu Thôn - Tân Xuân có chiều dài 35 km; bên cạnh đó còn có các tuyến giao thông đến trung tâm các xã đã được rải nhựa hoặc bê tông, từ trung tâm các xã đến các thôn bản hầu hết đã có đường cho các loại xe cơ giới đi lại dễ dàng, nhiều tuyến đường đã được rải nhựa hoặc bê tông hóa.


Ngoài ra, giao thông đường thủy trên địa bàn huyện cũng tương đối thuận lợi do có sông Hiếu và sông Hạt chảy qua.

Quỳ Châu có nhiều tiềm năng phát triển giao thông vận tải về cả đường bộ và đường thuỷ. Hệ thống đường bộ của huyện khi được nâng cấp sẽ rất thuận lợi cho phát triển dịch vụ vận tải, du lịch, thúc đẩy kinh tế phát kinh tế, giao lưu văn hoá xã hội giữa huyện với các huyện trong tỉnh.

e. Dịch vụ môi trường rừng

Theo tài liệu kiểm kê rừng năm 2015, tổng diện tích đất lâm nghiệp thuộc chủ rừng nhóm 1 là 49.710,67 ha .Trong đó diện tích có rừng là 36.931,11 ha, diện tích chưa có rừng là 12.779,56ha.

Hiện nay trên địa bàn có thủy điện Nậm Pông với diện tích lưu vực 12.464,1 ha, trong năm 2015 đã tiến hành giao khoán cho các hộ gia đình và cộng đồng thôn bản 8.902,9 ha.

Trong giai đoạn năm 2016 – 2020 cần tiến hành giao khoán bảo vệ diện tích rừng còn lại là 28.028,21 ha; ngoài ra cần tiến hành giao khoán khoanh nuôi tái sinh rừng là 2.914,11 ha, đây là diện tích đất lâm nghiệp có cây tái sinh, cần tiến hành khoanh nuôi tự nhiên kết hợp với trồng bổ sung nhằm đảm bảo để thành rừng trong thời gian tới.

f. Thực trạng về công tác quản lý bảo vệ, khoanh nuôi rừng

Những năm gần đây công tác bảo vệ rừng của địa phương nhìn chung có nhiều tiến triển tốt. Đặc biệt trong công tác phối kết hợp giữa chính quyền địa phương với Hạt kiểm lâm và các chủ rừng, đã ngăn chặn kịp thời các hành vi vi phạm, hạn chế được tình trạng khai thác, chặt phá rừng trái phép, phá rừng làm rẫy giảm, nhân dân ý thức được công tác bảo vệ rừng góp phần nâng cao độ che phủ rừng. Tuy nhiên vẫn còn có một bộ phận người dân lén lút khai thác gỗ nhỏ lẻ trong rừng để bán kiếm tiền trang trải cuộc sống.

* Những vấn đề nổi cộm, cấp bách cần giải quyết trong công tác bảo vệ, khoanh nuôi rừng:


- Tiếp tục công tác giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lâm nghiệp cho các hộ dân tái định cư và các hộ gia đình sống trên địa bàn mà hiện tại chưa có đất lâm nghiệp để sản xuất.

- Đóng mốc ranh giới theo 3 loại rừng.

- Người dân sống gần rừng đời sống gặp nhiều khó khăn, nhận thức của một số người dân về tầm quan trọng của rừng chưa cao, công tác BVR còn hạn chế nên họ thường vào rừng khai thác lâm sản phụ để kiếm sống hàng ngày gây khó khăn cho công tác quản lý bảo vệ rừng, đặc biệt là công tác PCCCR.

- Hiện nay thực hiện chủ trương xoá nhà tranh tre nứa lá cho các hộ nghèo, nhưng Nhà nước chỉ hỗ trợ một phần kinh phí, số còn lại các hộ phải tự bỏ nên các hộ nằm trong diện được xoá nhà tạm bợ, lợi dụng chính sách đó các hộ đó vào rừng khai thác gỗ về làm nhà dẫn đến rất khó quản lý nguyên vẹn tài nguyên rừng.

- Một số hộ nhận khoán bảo vệ rừng và phát triển rừng ý thức trách nhiệm chưa cao trong việc tự đi kiểm tra, tuần tra bảo vệ diện tích mà các hộ nhận khoán, bên cạnh đó mức hỗ trợ đầu tư cho các hộ tính theo ha còn thấp chưa đáp ứng đủ mức chi tiêu tối thiểu nhu cầu cuộc sống cho gia đình .

- Việc tuyên truyền trên loa đài phát thanh của UBND xã và các bản về Luật bảo vệ và phát triển rừng chưa được thường xuyên nên ít nhiều cũng hạn chế đến công tác bảo vệ rừng.

Khó khăn

Những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ rừng, khoanh nuôi rừng tại địa phương:

- Địa bàn quản lý rộng vừa xa xôi cách trở, phức tạp, giao thông đi lại khó khăn nên đã ảnh hưởng đến công tác tuần tra, kiểm tra rừng.

- Khí hậu khắc nghiệt, mùa nắng nóng thì khô hạn, địa hình đồi núi phức tạp gây khó khăn cho công tác PCCCR.


- Tiền chi trả nhân công cho công tác bảo vệ rừng còn thấp, chưa đáp ứng được nhu cầu cuộc sống cho người dân nhận bảo vệ rừng.

Thuận lợi

Những thuận lợi trong việc thực hiện nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi rừng tại địa phương, đơn vị:

- Được UBND huyện, các ban ngành liên quan và chính quyền địa phương quan tâm giúp đỡ phối hợp kịp thời trong công tác bảo vệ rừng.

- Người dân đã bước đầu nhận thức được tầm quan trọng của rừng trong việc giữ nước, điều hòa không khí, có trách nhiệm trong công tác bảo vệ rừng, tố cáo các đối tượng khai thác gỗ. Ngoài ra các nguồn lợi từ rừng đã góp phần không nhỏ trong việc phục vụ và ổ định đời sống dân sinh cũng là động lực thúc đẩy tích cực trong việc khoanh nuôi và bảo vệ rừng.

- Có nhiều nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ phát triển rừng trên địa bàn.

3.2. Kết quả thực hiện kế hoạch bảo vệ phát triển rừng giai đoạn 2011-2015

3.2.1. Những nội dung nhiệm vụ cơ bản của quy hoạch bảo vệ phát triển rừng huyện Quỳ châu giai đoạn 2011-2020

3.2.1.1. Nhiệm vụ bảo vệ, khoanh nuôi phục hồi rừng

- Bảo vệ 17.962,66 ha rừng hiện có. Trong đó:

+ Rừng phòng hộ: 15.893,0 ha (Bao gồm: Rừng giàu: 747,26 ha, rừng trung bình: 4.162,06 ha, rừng nghèo 1.673,44 ha, rừng nghèo kiệt: 255,24 ha, rừng chưa có trữ lượng: 2.699,11 ha, rừng hỗn giao: 4.640,61 ha, rừng tre nứa: 1.496,14 ha, rừng trồng: 165,14 ha)

+ Rừng sản xuất: 2.096,97 ha (Bao gồm: Rừng trung bình: 92,54 ha, rừng nghèo: 840,97 ha, rừng chưa có trữ lượng: 852,91 ha, rừng hỗn giao: 41,83 ha, rừng trồng 268,72 ha)

+ Rừng quy hoạch ngoài lâm nghiệp: 26,69ha (Bao gồm: Rừng nghèo: 14,95 ha, rừng chưa có trữ lượng: 10,74 ha, rừng trồng 1,0 ha)

+ Khoanh nuôi tái sinh tự nhiên 736,65 ha đảm bảo tiêu chí thành rừng.


+ Rừng phòng hộ: 736,65 ha. Bao gồm khoanh nuôi tự nhiên 736,65 ha ; Khoanh nuôi có tác động: 0 ha.

3.2.1.2. Nhiệm vụ khoán bảo vệ, khoanh nuôi rừng:

- Phạm vi:Bao gồm 26 tiểu khu nằm trên địa bàn 7 xã: Châu Hạnh (tiểu khu 199); Châu Hội (tiểu khu 163); Châu Thuận (tiểu khu 159, 160); Châu Bính (tiểu khu 151, 152, 153, 154, 155A, 155B, 156, 157, 158); Châu Phong (tiểu khu 196, 206, 210, 214, 215, 219, 220); Châu Hoàn (tiểu khu 213, 223); Diên Lãm (tiểu khu 229, 231, 234, 237).

- Diện tích giao khoán

Trong giai đoạn 2016-2020 Ban quản lý rừng phòng hộ Quỳ Châu dự kiến giao khoán như sau: Tổng: 18.874,73 ha

Diện tích giao khoán mới giai đoạn 2016-2020: 18.874,73 ha

- Bảo vệ rừng phòng hộ:

Tổng diện tích giao khoán: 15.863,85 ha. Trong đó

+ Khoán cho hộ gia đình, cá nhân: 8.038,80 ha

* Đối tượng hưởng từ Quyết định 57/2012/QĐ.TTg: 2.311,19 ha

* Đối tượng hưởng từ Nghị định 75/2015/NĐ.CP: 5.229,59 ha

* Từ chi trả dịch vụ môi trường rừng: 498,02 ha

+ Khoán cho tổ, đội quần chúng tại địa phương (đối tượng là cán bộ Nông- Lâm nghiệp xã, Công an xã, Đoàn thanh niên, Hội CCB, Hội Nông dân… là những người không hưởng lương từ ngân sách Nhà nước): 808,75 ha

* Đối tượng hưởng từ Quyết định 57/2012/QĐ.TTg: 708,59 ha

* Từ chi trả dịch vụ môi trường rừng: 100,16 ha

+ Khoán cho lực lượng 2B của chủ rừng: 4.176,6 ha

* Đối tượng hưởng từ Quyết định 57/2012/QĐ.TTg: 3.442,17 ha

* Từ chi trả dịch vụ môi trường rừng: 734,43 ha

+ Khoán cho LLBVR chuyên trách: 2.839,43 ha

+ Chủ rừng tự tổ chức quản lý: 25,12 ha

Xem tất cả 104 trang.

Ngày đăng: 16/12/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí