Nghiên Cứu Kết Quả Điều Trị Áp Xe Ruột Thừa Không Phẫu Thuật

* Tiền sử bệnh:

- Các bênh lý kết hợp: đái tháo đường, tăng huyết áp, bệnh phổi mãn tính

- Mổ bụng cũ: 1 lần; > 2 lần

* Triệu chứng cơ năng:

- Đau bụng:

+ Thời gian tính từ khi xuất hiện đau tới khi bệnh nhân nhập viện

+ Vị trí đau (hố chậu phải, hạ vị, bụng dưới, nửa bụng trái, nửa bụng phải)

+ Tính chất đau (thành cơn, không thành cơn)

+ Cường độ đau (dữ dội, âm ỉ)

- Nôn (có, không)

- Bí trung, đại tiện

- Rối loạn đại tiện

+ Bình thường

+ Ỉa lỏng

+ Táo bón

+ Đái khó, bí đái

* Triệu chứng toàn thân:

+ Sốt: < 37,5 C; 37,5 – 38,5 C; >38,5 C

+ Môi khô, lưỡi bẩn, mạch nhanh, vẻ mặt hốc hác

* Triệu chứng thực thể:

- Phản ứng thành bụng

- Cảm ứng phúc mạc

- Dấu hiệu Blumberg

- Thăm khám bụng:

+ Có 1 khối đau ở HCP

+ Bờ trong tương đối rõ, bờ ngoài ranh giới không rõ, liên tục với thành bụng vùng hố chậu, các vùng còn lại mềm và không đau

+ Thăm trực tràng: có thể sờ thấy cực dưới của khối và rất đau c, Cận lâm sàng

- Xét nghiệm máu:

+ Số lượng bạch cầu: < 10G/L, 10 – 15 G/L, > 15 G/L

+ Tỷ lệ bạch cầu đa nhân trung tính: < 70%; > 70%

- Siêu âm ổ bụng

+ Dịch ổ bụng: có hình ảnh dịch tự do trong ổ bụng, không thấy dịch ổ bụng

+ Hình ảnh ruột thừa: có hay không hình ảnh ruột thừa trên siêu âm

- CT ổ bụng: thấy hình ảnh một ổ dịch không đồng nhất, có vỏ bọc, nằm giữa các quai ruột hoặc tiểu khung

2.3.2 Nghiên cứu kết quả điều trị áp xe ruột thừa không phẫu thuật

- Các bệnh nhân được điều trị nội khoa gồm có: Điều trị kháng sinh đơn thuần, điều trị kháng sinh kết hợp với dẫn lưu ổ áp xe dưới hướng dẫn của siêu âm.

- Thời gian nằm viện của bệnh nhân (ngày)

- Biến chứng vỡ

- Đánh giá kết quả sớm a, Tiêu chuẩn ra viện:

- BN ăn ngủ tốt, cảm thấy khoẻ hẳn

- Nhiệt độ bình thường

- Bạch cầu bình thường

- Hết đau hoặc chỉ còn đau tức nhẹ vùng bị AX

- Khối áp xe biến mất hoặc chỉ còn sờ được mảng nhỏ cứng không đau

- Không còn thấy AX qua kiểm tra SÂ, hoặc chỉ còn lại dấu tích của AX. b, Đánh giá kết quả sớm

- Tốt: Khi chỉ cần điều trị bằng kháng sinh đơn thuần hoặc chỉ chọc hút 1 lần, lâm sàng cải thiện nhanh, xét nghiệm BC và VS trở về binh thường hoặc giảm nhanh, hình ảnh ổ áp-xe trên SÂ không còn, không có tại biến và biến chứng, thời gian nằm viện dưới 10 ngày.

- Trung bình: Khi phải chọc hút mủ lại lần 2, lần 3, không có tại biển và biến chứng nặng, thời gian nằm điều trị trên 10 ngày.

- Xấu: Khi phải chọc lại trên 3 lần, kỹ thuật chọc gây tai biến như chọc vào ruột, bàng quang... gây biến chứng dỏ dịch tiêu hoả, nước tiểu hoặc chọc vào các mạch máu gây chảy máu nặng trong ổ bụng.

2.3.3 Nghiên cứu kết quả điều trị áp xe ruột thừa bằng phẫu thuật nội soi

- Thời gian nằm viện sau mổ của bệnh nhân (ngày)

- Biến chứng sớm sau mổ (trong thời kỳ hậu phẫu)

+ Nhiễm khuẩn vết mổ: vị trí chân trocar nề, đỏ, chảy dịch

+ Áp xe tồn dư sau mổ: bệnh nhân đau tăng, có thể sốt, rối loạn đại tiện, khám bụng có thể sờ thấy khối chắc, đau. Siêu âm thấy ổ dịch tồn dư được quai ruột, mạc nối lớn bọc lại.

+ Viêm phúc mạc sau mổ.

+ Rò manh tràng: thấy dịch tiêu hóa chảy ra dẫn lưu, bệnh nhân đau bụng, sốt cao.

+ Tắc ruột sớm sau mổ.

- Thời gian ăn lỏng lại được của BN

- Bệnh nhân ra viện

- Đánh giá kết quả:

* Phẫu thuật nội soi thành công:

- Cắt được ruột thừa, rửa, dẫn lưu ổ bụng qua nội soi, bệnh nhân khỏi bệnh ra viện.

- Cắt được ruột thừa, rửa, dẫn lưu ổ bụng qua nội soi, bệnh nhân có các biến chứng như: nhiễm trùng chân trocar, sốt do tụ dịch sau mổ mà điều trị nội khoa có kết quả không phải mổ lại, khỏi bệnh ra viện.

* Phẫu thuật nội soi không thành công khi:

- Không tìm cắt ruột thừa qua nội soi được, chảy máu hoặc thủng ruột phải chuyển mổ mở xử lý.

- Có các biến chứng sau mổ như: chảy máu, áp xe dư, viêm phúc mạc sau mổ, rò manh tràng phải mổ lại.

* Phân loại kết quả phẫu thuật:

- Tốt: phẫu thuật an toàn không có tai biến, biến chứng sớm sau mổ.

- Trung bình: có các biến chứng sớm sau mổ nhưng nhẹ, điều tri nội khoa khỏi và ra viện.

- Xấu: Có biến chứng sớm phải mổ lại, bệnh nhân tử vong.


2.4 ĐẠO ĐỨC TRONG NGHIÊN CỨU

- Nghiên cứu được sự chấp thuận của lãnh đạo bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, khoa Phẫu thuật Cấp cứu Tiêu hóa - Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức, Phòng kế hoạch tổng hợp, Trung tâm đào tạo và chỉ đạo tuyến Bệnh viện Việt Đức.

- Trước và sau khi thu thập số liệu: có đầy đủ đơn xin phép gửi tới các phòng và được chấp nhận

- Tất cả các thông tin thu thập được từ đối tượng nghiên cứu sẽ được giữ bí mật.

- Nghiên cứu chỉ nhằm thu thập thông tin về tình trạng của bệnh nhân và các yếu tố liên quan. Các số liệu, thông tin thu thập được chỉ phục vụ cho mục đích nghiên cứu, không phục vụ cho mục đích nào khác.

- Nghiên cứu phục vụ cho việc đánh giá hiệu quả điều trị sớm của bệnh áp xe ruột thừa và từ đó đưa ra được các kế hoạch phác đồ điều trị hiệu quả nhất có thể.

2.5 XỬ LÍ SỐ LIỆU

- Số liệu được thu thập và nhập liệu bằng Exel, làm sạch trước khi xử lý số liêụ.

- Xử lí số liệu bằng phần mềm SPSS 20.

- Tần suất và tỉ lệ (%) được sử dụng để mô tả các biện pháp định tính. So sánh sự khác biệt giữa các nhóm bằng test Chi-square (2) , sự khác biệt được xem là có ý nghĩa thống kê với giá trị p < 0,05.

- Đảm bảo tính chính xác khi nhập và xử lý số liệu. Số liệu được kiểm tra trước khi nhập vào phần mềm và kiểm tra lại trước khi phân tích.

- Điều tra thử và rút kinh nghiệm trước khi thu thập thông tin.

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU


3.1 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG ÁP XE RUỘT THỪA

3.1.1 Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu

Bảng 3.1 Phân bố BN theo giới tính


Giới

Nội khoa

Ngoại khoa

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Nam

6

26,1

3

42,9

Nữ

17

73,9

4

57,1

Tổng

23

100

7

100

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 81 trang tài liệu này.

Đánh giá kết quả điều trị áp xe ruột thừa tại Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức - 5


Nhận xét:


+ Ở nhóm điều trị nội khoa: Tỷ lệ nữ có 17 BN chiếm 73,9%, nam có 6 BN chiếm 26,1%

+ Ở nhóm điều trị ngoại khoa: Tỷ lệ nữ có 4 BN chiếm 57,1%, nam có 3 BN chiếm 42,9%

Bảng 3.2. Phân bố BN theo tuổi



Tuổi

Nội khoa

Ngoại khoa

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

15 – 29

7

30,5

1

14,3

30 – 44

5

21,7

2

28,6

45 – 59

6

26,1

3

42,9

60 – 74

4

17,4

1

14,3

≥ 75

1

4,3

0

0

Tổng

23

100

7

100

Tuổi trung bình ± Độ lệch chuẩn (Lớn nhất; Nhỏ nhất)


44,91 ± 20,62 (18; 96)


49 ± 15,75 (29; 74)


Nhận xét:


+ Ở nhóm điều trị nội khoa: Độ tuổi trung bình là 44,91 ± 20,62. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ là từ 15 đến 59 tuổi

+ Ở nhóm điều trị ngoại khoa: Độ tuổi trung bình là 49 ± 14,729. Lứa tuổi thường gặp nhất là từ 30 – 59 tuổi

Bảng 3.3 Phân bố BN theo địa dư


Địa dư

Nội khoa

Ngoại khoa

Số BN

Tỷ lệ (%)

Số BN

Tỷ lệ (%)

Thành thị

9

39,1

4

57,1

Nông thôn

11

47,8

3

42,9

Miền núi

3

13,0

0

0

Tổng

23

100

7

100


Nhận xét:


+ Ở nhóm điều trị nội khoa: Ta thấy số lượng BN sống ở nông thôn là cao nhất với 47,8%; ít nhất là niềm núi với 13%

+ Ở nhóm điều trị ngoại khoa: Ta thấy số lượng BN sống ở thành thị là cao nhất với 57,1%; ít nhất là niềm núi với 0%

Xem tất cả 81 trang.

Ngày đăng: 16/09/2024