Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - 18

(*)Tổng hợp các ý kiến trả lời đối với các câu hỏi tự luận, nêu ý kiến nhận xét: Câu 3: Những lời ích trực tiếp mà anh/chị được hưởng từ việc bảo tồn giá trị ĐDSH của tỉnh

Các câu trả lời thường tạp trung vào một trong số các nội dung sau:

- Cung cấp cây thuốc, chất đốt, gỗ, cung cấp thực phẩm

- Được sử dụng nguồn nước sạch, bầu không khí, môi trường sống tốt hơn

- Bảo vệ nguồn nước…

Câu 4: Lý do nhận định hiện trạng ĐDSH tỉnh có phong phú hay không?

- Đối với những phiếu trả lời có, nội dung tập trung vào một trong số các lý do: Quảng Ninh có vô số loài động thực vật, một số loài đang được bảo vệ nằm trong sách đỏ Việt Nam và thế giới; Quảng Ninh có nhiều loại địa hình, đặc biệt là Vịnh Hạ Lông; Quảng Ninh có rừng, có biển; Đa dạng hệ sinh thái

- Đối với phiếu trả lời không: không nêu lý do.

Câu 5: Lý do cho nhận định tăng – giảm của hiện trạng ĐDSH

* Lý do giảm ĐDSH thường tập trung vào

- Do xây dựng cơ sở hạ tầng, phát triển sản xuất công nghiệp, khai khoáng

- Tốc độ khai thác lớn, khai thác khoáng sản, phát triển công nghiệp gây ô nhiễm môi trường, làm cân bằng ĐDSH giảm mạnh

- Xâm lấn biển, ô nhiễm môi trường, chuyển đổi mục đích sử dụng đất

- Việc khai thác tài nguyên rừng và biển ngày càng nhiều để phục vụ sản xuất làm giảm ĐDSH

- Giảm nhanh do nhận thức của người dân về bảo tồn ĐDSH còn hạn chế Tuy nhiên các ý kiến thường rất rời rạc

* Các lý do tăng: không trình bày lời giải thích cho ý kiến.

Câu 8. Ảnh hưởng của suy giảm ĐDSH trực tiếp lên cuộc sống của anh/chị

Các câu trả lời thường được đưa ra một trong số các lý do sau

- Ảnh hưởng đến môi trường,khí hậu, chất lượng cuộc sống, sức khẻo của người dân, giảm nguồn cung cấp thực phẩm, thuốc, tài nguyên…

- Tăng các chi phí về sức khỏe

Câu 9: Lý do nhận định bảo tồn ĐDSH là tất yếu để phát triển bền vững

Các lý do được đưa ra trong phần trả lời thường không rò nghĩa, không trúng với câu hỏi. Như một số ý kiến sau:

- Phát triển bền vững để không ảnh hưởng đến đời sống của thế hệ sau này

- ĐDSH không chỉ giúp tăng chất lượng cuôc sống, cải thiện môi trường sống, nguồn nguyên liệu thực phẩm… ĐDSH còn góp phần đẩy mạng sự phát triển của khoa học, công nghệ

- BT ĐDSH giúp BVMT

- Các cơ sở sản xuất trên địa bàn tỉnh chủ yếu sử dụng nguồn tài nguyên hữu hạn, : than, nước ngầm… Nếu bảo tồn tốt thì việc sản xuất của doanh nghiệp sẽ phát triển theo hướng bền vững.

- Làm cho môi trường nói chung ngày càng tốt hơn thì cuộc sống tốt hơn

Câu 10: Lý do nêu ĐDSH là của cơ quan nhà nước

* Đồng ý vì:

- BT ĐDSH phục vụ đời sống nhân dân nên nhân dân phải trả công cho những người làm việc này

* Không đồng ý vì: bảo tồn ĐDSH là trách nhiệm của toàn xã hội, của tất cả mọi người.

Câu 11. Nêu tên các đơn vị quản lý ĐDSH

Đa phần các câu trả lời đều chỉ tập trung vào Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng TNMT, rất ít nhắc đến Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn và các ban quản lý các khu bảo tồn.

Câu 13. Điều gì trong công tác bảo tồn đa dạng trên địa bàn tỉnh làm anh/chị cảm thấy không hợp lý, không hài lòng?

Từ các ý kiến nhận xét đưa ra có thể nhận thấy rằng kiến thức về ĐDSH còn rất rời rạc. Một số ý kiến như sau:

- Tình trạng khai thác khoáng sản diễn ra mạnh, đặc biệt là khai thác trái phép. Điều đó phá vỡ môi trường sống của động vật hoang dã, đồng thời gây ô nhiễm nguồn nước bề mặt

- Quản lý khai thác tài nguyên khoáng sản chưa chặt chẽ, vãn còn hiện tượng khai thác trái phép. Khai thác tài nguyên rừng, biển, ô nhiễm môi trường: bụi. rác thải

- Việc bảo tồn ĐDSH và phát triển kinh tế chưa hợp lý và đồng thời như việc lấn biển, san lấp mặt bằng, phá rừng, khai thác than trái phép vẫn còn diễn ra…

Câu 14. Theo anh/chị cầm làm gì để cải thiện những bất cập nêu trên (tiếp theo câu hỏi số 13) trong công tác quản lý, bảo tồn ĐDSH trên địa bàn tỉnh?

Các ý kiến tham gia đều nhắc đến công tác tuyên truyền, ngoài ra thỉnh thoảng cũng có các ý kiến như tăng cường quản lý, tìm các nguồn nguyên liệu thay thế…

Câu 15: Để tăng cường chất lượng, hiệu quả trong công tác bảo tồn ĐDSH cần quan tâm thực hiện việc gì?

Các giải pháp đề xuất tập trung vào một trong số các nội dung sau:

- Tăng cường công tác truyền thông môi trường sâu rộng đến người dân, cơ sở sản xuất, doanh nghiệp…

- Cải thiện môi trường sống, bảo vệ thiên nhiên

- Có chính sách quản lý và giám sát hiệu quả, tăng cường các chương trình nhằm tăng độ ĐDSH như trồng rừng, công tác BVMT, quy hoạch sử dụng đất hợp lý.

- Nghiên cứu nguyên nhiên vật liệu mới phục vụ đời sống không ảnh hưởng đến môi trường.

Câu 16: Tại khu vực anh/chị đang sinh sống có khu vực, địa điểm nào cần đưa vào danh sách cần bảo vệ, bảo tồn?

Các khu vực được đề xuất hầu như không dựa trên tiêu chí nào cả. Các địa điểm được đề xuất thường là Vịnh Hạ Long, ngoài ra còn có

- Danh thắng thác khe vằn, xã húc động, huyện Bình Liêu và Bãi Đá thần Cao Ba Lanh, xã Đồng Văn, huyện Bình Liêu. Lý do: Bảo vệ rừng đầu nguồn, làm khu du lịch sinh thái

- Bảo tồn ĐDSH biển

- Vùng ven biển và vùng đồi: phủ xanh vùng đồi đã khai thác, giảm rác thải ra biển. Lý do: ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống

- Khu vực rừng phòng hộ khu vực Bãi cháy – hòn gai, khu vực ven biển hạ long vì khu vực rừng phòng hộ hiện khai thác ko hợp ký, ven biển thì bị lấn biển

Câu 21. Anh/chị hiểu như thế nào về cụm từ “chia sẻ lợi ích” từ việc khai thác, sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên

Các ý kiến được đưa ra chưa thật sự đúng với ý nghĩa của cụm từ, điều này nói nên rằng việc tuyên truyền công tác bảo tồn ĐDSH và kiến thức của người dân còn chưa cao. Xin đưa ra một số ý kiến:

- Khai tháy sử dụng các nguồn tài nguyên thiên nhiên không khéo gây ảnh hướng đến môi trường

- lợi ích kinh tế, lợi ích về môi trường

- Chia sẻ nguồn lợi và trách nhiệm

- Khai thác sử dụng hợp lý đảm bảo nhu cầu con người khồng ảnh hưởng đến thiên nhiên

- Chia sẻ lợi ích giữa đời sống và môi trường mà không ảnh hưởng

- Thực hiện tốt nhất những quy định và những chương trình, hoạt động về bảo tồn ĐDSH

Câu 22: Đứng trên quan điểm cá nhân, gắn kết với lĩnh vực anh/chị đang công tác, cần thực hiện công việc gì để bảo tồn ĐDSH?

Công tác được đề xuất thường là một vài trong số các nội dung sau

- Tuyên truyền, phổ biến và tổ chức các hoạt động về bảo tồn ĐDSH đến toàn thể người dân

- Xây dựng các biện pháo bảo vệ môi trường trong sản xuất, các cơ chế, chính sách trong bảo tồn đa dạng sinh hoc

- Hạn chế phá rừng, săn bắt động vật rừng, trồng cây, bảo vệ rừng

- Giảm thiểu tất cả các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường có thể xảy ra trong dây chuyền sản xuất của nhà máy

- Bảo đảm nước thải đảm bảo tiêu chuẩn, quy hoạch khai thác tài nguyên hợp lý

Câu 24. Những loại động vật anh/chị đã từng săn bắt, tiêu thụ là gì?

- Hươu, rùa, lợn rừng, cầy hương, dúi

Câu 27. Theo anh/chị, làm sao để hạn chế, loại bỏ những suy nghĩ “mình không tiêu thụ người khác cũng tiêu thụ”?

Các giải pháp được đưa ra hầy hết tập trung vào hoạt động tuyên truyền, có một vài các ý kiến khác như tăng cường thanh kiểm tra, xử lý nghiêm, nghiêm cấm các hành vi cũng như suy nghĩ liên quan đến việc khai thác săn bắn động thực vật, đưa các quy định vào luật cụ thể, và áp dụng các hình phạt nghiêm khắc

Câu 30. Suy nghĩ của anh/chị về vấn đề xuất nhập khẩu động, thực vật hoang dã quý hiếm

Các ý kiến tham gia rất ít, hầu hết là để trống, nhưng phiếu trả lời thường là

- Nghiêm cấm các hành vi khai thác săn bắn động thực vật quý hiếm nằm trong sách đỏ Việt Nam

- Chưa phổ biến rộng rãi về thông tin nêu trên

- Tăng cường công tác quản lý của cơ quan chức năng

Câu 32. Theo anh/chị, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có loài ngoại lai xâm hại nào?

Các câu trả lời thường là: Ốc bươu vàng, rùa tai đỏ

Câu 33. Đề nghị nêu lý do cho nhận xét của anh/chị: về công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại trên địa bàn tỉnh

Một số trường hợp ghi có hiểu về cụm loài ngoại lai và ngoại lai xâm hại tại câu 31, nhưng khi ghi lý do cho nhận xét về việc nhận định công tác quản lý loài ngoại lai xâm hại ghi: vẫn có hiện tượng nhập khẩu trái phép động thực vật qua biên giới vào tỉnh để tiêu thụ như cá, tôm, mực … Điều này khiến tác giả cần xem xét lại các nhận định trong phiếu trả lời, và kết quả khảo sát chưa hẳn đã phản ánh trung thực kiến thức, ý thức của người tham gia trả lời.

Theo anh/chị, cần làm gì để tăng cường công tác quản lý, kiểm soát loài ngoại lai xâm hại:

Các giải pháp được đưa ra thường là một trong các giải pháp

- Tiêu diệt, không nuôi hay thả sinh vật ngoại lai xâm hại ra môi trường tự nhiên

- Tăng cường quản lý việc nhập khẩu

- Nắm chắc, cập nhập kịp thời những loài ngoại lai để có giải pháp phù hợp

Câu 34. Đề nghị anh/chị cho biết những thông tin khu bảo tồn thiên nhiên mà anh/chị biết một cách vắn tắt:

Các phiếu trả lời thường để trống hoặc nêu tên địa điểm như: Đảo khỉ, Vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, khu bảo tồn Đồng Sơn - Kỳ Thượng, Yên Tử, tuy nhiên không có phiếu nào nêu đủ

Câu 35. Đề nghị nêu tên các khu bảo tồn thiên nhiên anh/chị đã đi:

Các địa danh được đưa ra là một vài trong số các địa điểm sau:

- Vườn Quốc gia Ba Vì, Rừng Cúc phương; VQG Cát Bà, vịnh Hạ Long, Bái Tử Long, Tam Đảo, Ba Mùn…

Câu 37. Nếu anh/chị được giao nhiệm vụ quản lý khu bảo tồn, anh/chị sẽ làm gì để khắc phục các vấn đề anh/chị nhận thấy trong công tác quản lý khu bảo tồn thiên nhiên:

Các câu trả lời thường là:

- Tăng cường tuyên truyền, giáo dục mọi người về công tác duy trì, bảo vệ môi trường sống tự nhiên của con người cũng như hệ sinh thái

- Tạo các hoạt động người thăm quan có thể tham gia trực tiếp

- Quản lý chặt chẽ việc xả thải rác của khách thăm quan

- Theo chức trách nhiệm vụ và quy định của pháp luật

Câu 39. Cần bổ sung thêm các hoạt động, yếu tố gì để anh/chị quay trở lại các khu bảo tồn thiên nhiên?

Các yếu tố được đề nghị bổ sung thường là:

- Trang bị thêm nhiều thiết bị thu gom, vận chuyển rác. Nghiêm cấm các hành vi làm ảnh hưởng xấu đến các khu bảo tồn thiên nhiên.

- Các hoạt động mà người thăm quan có thể tham gia, không gian gần gũi với thiên nhiên

- Giới thiệu, tuyên truyền về các khu bảo tồn

41. Anh/chị có đồng tình với quan điểm: để cho dân bản địa trong các khu bảo tồn thiên nhiên vẫn sinh sống trong khu bảo tồn và đồng tham gia bảo tồn với cơ quan quản lý?

Các ý kiến đồng ý thường đưa ra các lý do rất ròi rạc, khó hiểu như:

- Người dân bản địa là người nắm rò tình hình, đặc điểm, các sinh vật trong các khu bảo tồn.

- Cho người dân bản địa biết rằng khi đồng tham gia quản lý thì đời sống của người dân được nâng cao.

- Phá vỡ ĐDSH là con người, bảo tồn cũng phải là con người, nhưng phải giáo dục tư tưởng làm sao cho mọi người thông suốt về ĐDSH

- Để dân sống trong ssos, giao cho dân cùng tham gia quản lý, khai thác, sử dụng, tăng cường và nâng cao ý thức quản lý người dân gắn chặt họ với công tác bảo tồn.

- Con người cũng là 1 phần của tự nhiên

- Nâng cao ý thức người dân bản địa rất quan trọng. Việc bảo tồn ĐDSH có phần rất lớn đóng góp công sức của người dân, Nên có biện pháp khuyến khích người dân bảo tồn và phát triển kinh tế

- Họ gần với môi trường sống thực tế

Phụ lục 04

Tác động của các dự án ưu tiên trong Quy hoạch phát triển kinh tế xã hội tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2020, tầm nhìn đến năm 2030



No.


Dự án ưu tiên

Giai đoạn

Tác động tiềm năng tới Hệ sinh thái Rừng/biển

Bắt đầu

Kết thúc

I. Những dự án thực hiện trong giai đoạn trước mắt (2013-2015)

1

Đường Cao tốc Hạ Long - Móng Cái


2013


2016

Chuyển đổi rừng Ảnh hưởng đến điều kiện thủy văn Can thiệp đến hành lang sinh thái

2

Đường Cao tốc Hạ Long

– Hải Phòng


2013


2014

Chuyển đổi rừng

Chuyển đổi rừng ngập mặn

Ảnh hưởng tới Vùng chim Quan trọng (IBA) (Hà Nam)

Ảnh hưởng đến điều kiện thủy văn Can thiệp đến hành lang sinh thái

3

Xử lý nước thải thành phố

2013

2020

Chuyển đổi rừng

Chuyển đổi rừng ngập mặn

4

Dự án Bảo vệ và khắc phục ô nhiễm môi trường

, gây ra bởi VINACOMIN


2013


2020


Không áp dụng (N/A) (dự kiến sẽ có những tác động tích cực)

5

Tuyến đường sắt Móng Cái - Hà Nội


2013


2013

Chuyển đổi rừng Ảnh hưởng đến điều kiện thủy văn Can thiệp đến hành lang sinh thái

6

Dự án Xử lý chất thải rắn

2013

2020

Chuyển đổi rừng

7

Cải tạo và Nâng cấp Cảng Cái Lân

2013

2018

Chuyển đổi rừng ngập mặn

Ảnh hưởng đến hệ sinh thái ven biển

8

Bệnh viện Quốc tế Hạ Long

2013

2015

Chuyển đổi rừng

9

Cảng Tiền Phong


2013


2013

Chuyển đổi rừng ven biển Chuyển đổi rừng ngập mặn

Ảnh hưởng tới hệ sinh thái biển

10

Thực hiện các quy định nghiêm ngặt về môi trường


2013


2020

Không áp dụng (N/A) (dự kiến sẽ có những tác động tích cực)

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 155 trang tài liệu này.

Đánh giá hiện trạng và đề xuất giải pháp tăng cường bảo tồn đa dạng sinh học tỉnh Quảng Ninh - 18

Xem tất cả 155 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí