24
Kết cấu hạ tầng KT-XH từng bước đầu tư xây dựng tác động mạnh mẽ đến phát triển kinh tế, cải thiện đời sống nhân dân và diện mạo của đô thị trung tâm (thị trấn Trà My).
Phúc lợi xã hội được quan tâm, giải quyết trên diện rộng bằng nhiều hình thức đầu tư hợp lý và đúng trọng điểm. Các chương trình đầu tư của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước mang lại hiệu quả đáng kể trong bối cảnh huyện mới thành lập, nguồn ngân sách còn eo hẹp.
Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội qua các năm
Chỉ tiêu ĐVT 2010 2011 2012
- Giá trị SX TT- CN tr. đồng 2.548,93 3.417,71 4.915,57
+ Số cơ sở CN-TTCN cơ sở 137 136 141
+ Lao động CN-TTCN lao động 302 320 342
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My - 2
- Nghiên Cứu Về Du Lịch Sinh Thái Ở Việt Nam
- Tìm Hiểu Điều Kiện Tự Nhiên, Đặc Điểm Kinh Tế, Xã Hội Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam.
- Sơ Đồ Một Số Điểm Thăm Quan Du Lịch Của Huyện Bắc Trà My
- Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My - 7
- Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
- Vốn đầu tư XDCB tr. đồng - - 24.742,2
- Diện tích gieo trồng cây hàng năm ha 4.223,9 4.315,3 4.359,7
+ Trong đó lúa: ha 2.014 2.086,5 2.110
- Tổng sản lượng lương thực có hạt tấn 6.483,9 7.175,8 7.210,6
+ Trong đó thóc tấn 5.981,7 6.602,3 6.656,2
- Cơ sở kinh doanh Thương nghiệp - cơ sở 372 408 449
Dịch vụ
+ Lao động Thương nghiệp - Dịch vụ lao động 633 622 677
(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam 2012)
- Sản xuất Nông Lâm nghiệp
Nông Lâm nghiệp là ngành kinh tế cơ bản, chủ đạo của huyện, những năm qua tốc độ tăng trưởng bình quân 4,5%, vượt 0,5% so với chỉ tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện nhiệm kỳ XV đề ra. Trong sản xuất nông nghiệp có sự chuyển đổi hiệu quả về cơ cấu cây trồng, vật nuôi, mùa vụ; giá trị đầu tư kinh tế - kỹ thuật vào đất đai ngày càng tăng, diện tích gieo trồng tăng đều qua các năm. Tình trạng du canh du cư hạn chế đáng kể, chăn nuôi được chú trọng đầu tư theo hướng sản xuất hàng hoá. Sản lượng lương thực vượt mức kế hoạch đề ra.
Rừng được quản lý bảo vệ nghiêm ngặt; huyện đã phối hợp với các ngành chức năng thực hiện có hiệu quả chương trình giao đất lâm nghiệp cho cộng đồng và hộ gia đình quản lý bảo vệ, sản xuất; thực hiện nghĩa vụ và hưởng lợi theo quy định của Nhà nước tại Nghị định 163/CP. Phối hợp với đơn vị có chức năng xây dựng quy hoạch 03
loại rừng trên địa bàn huyện.
26
Nhìn chung hầu hết lao động tập trung vào ngành nông lâm nghiệp, thời gian nhàn rỗi nhiều; lao động ngành nghề và dịch vụ không đáng kể, chủ yếu tập trung ở khu trung tâm huyện.
Bảng 3.2: Dân số phân chia theo xã, thị trấn; thành phần dân tộc
Đơn vị hành chính Dân số Phân theo dân tộc
(người) (người)
1- Thị trấn Trà My 11.566
2- Xã Trà Giang 2.834
3- Xã Trà Dương 3.578
4- Xã Trà Đông 3.163
5- Xã Trà Nú 1.205 Kinh
6- Xã Trà Kót 1.200 20.806 12.296 Ca Dong
7- Xã Trà Tân 1.865 Cor
8- Xã Trà Đốc 1.962 M¬ N«ng
9- Xã Trà Bui 4.725 501 X¬ §¨ng
10- Xã Trà Giác 2.127 105 614 4.056 D©n téc kh¸c
11- Xã Trà Giáp 2.570
12- Xã Trà Ka 1.58
Huyện Bắc Trà My
Nguồn : Niên giám thống kê tỉnh Quảng Nam 2012
- Giao thông, thủy lợi
Tuyến đường tỉnh ĐT 616 (Tam Kỳ - Tắc Pỏ) dài 95 km, qua địa bàn huyện Bắc Trà My dài 36 km, từ Dốc Tờn (Tiên Hiệp) đến km 27 (cầu Nước Xa), nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 4,5 m, thâm nhập nhựa, GTNT loại V, chất lượng tốt, đây là tuyến đường đối ngoại chính của huyện.
+ Tuyến ngã ba Trà Dương - Trà Nú (ĐH1) từ Km 55 - ĐT616 đến Km 13, dài 13 km, rộng 4,5 m, mặt đường 3,5 m, 1 km đường nhựa, 12 km đường đất, GTNT loại B chất lượng trung bình, có 01 cầu bê tông Đồng Chùa.
+Tuyến ngã ba Sông Ví đi Trà Nú, Trà Kót (ĐH2) từ km 8 đến UBND xã Trà Kót, dài 8 km, nền rộng 4 m; GTNT loại B, đường đặc biệt xấu, cầu bê
tông cốt thép Sông Ví.
25
Tuy vậy, trong sản xuất nông lâm nghiệp có những hạn chế nhất định; kinh tế vườn nhà, vườn đồi và các mô hình nông lâm kết hợp phát triển còn nhỏ lẻ, manh mún, giá trị kinh tế không cao.
Diện tích các cây nguyên liệu dứa, sắn chưa ổn định; tình trạng du canh tuy có hạn chế nhưng vẫn còn diễn ra ở một số địa phương; trong chăn nuôi dịch bệnh ở gia súc còn nhiều, hình thức thả rông còn phổ biến.
- Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp có bước tăng trưởng đáng kể, bình quân 15,7%, vượt 3,7% so với kế hoạch đề ra. Trong đó tập trung chủ yếu là ngành khai thác, chế biến và phân phối điện nước. Tổng số cơ sở sản xuất CN - TTCN trên địa bàn huyện là 141 cơ sở, 342 lao động.
Nhìn chung do đặc thù của huyện miền núi nên lĩnh công vực công nghiệp, TTCN hạn chế, quy mô nhỏ, mang tính tự cung tự cấp. Tiềm năng phát triển ngành chủ yếu là TTCN sản xuất và chế biến lâm sản, đặc sản Quế Trà My; lâm sản ngoài gỗ mây, đốt, và một số ngành nghề khác... Tuy nhiên quy mô đầu tư nhỏ lẻ, quy hoạch vùng nguyên liệu chưa hiệu quả, ổn định, kinh phí đầu tư lớn.
3.1.2.2. Trong lĩnh vực xã hội
- Dân số, lao động, việc làm và thu nhập
Dân cư sống tập trung ở 80 thôn, tổ dân phố thuộc các xã, thị trấn, toàn huyện có 20 thành phần dân tộc anh em sinh sống hoà thuận cụ thể: Dân tộc Kinh chiếm 49,03%, Cadong 35,91%, Cor 11,25%, Mơ nông 1,84%, Xê đăng 0,29% và dân tộc thiểu số khác chiếm 1,68% trong tổng số dân cư của huyện. Trong đó, các dân tộc: Cadong, Cor, Mơ nông, Xê đăng là người bản địa. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở 10 xã: Trà Ka, Trà Giáp, Trà Giác, Trà Bui, Trà Đốc, Trà Nú, Trà Kót, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Tân. Đồng bào Cor sống tập trung 02 xã Trà Nú, Trà Kót và một ít ở Trà Giáp, Trà Ka; đồng bào Mơ Nông sống tập trung ở thôn 4 và thôn 5 Trà Bui; đồng bào Cadong cư trú ở các xã và thị trấn Trà My. Sau 1975 đến nay, một số ít người dân tộc thiểu số như: dân tộc Tày, Nùng, Thái...ở các tỉnh phía Bắc đến định cư, làm ăn sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu ở thôn 5 và thôn 6 xã Trà Giang.
Tỷ lệ phát triển dân số năm 2012 của huyện Bắc Trà My là 1,5%. Dân số của huyện tính đến 31/12/2012 là 38.378 người, mật độ dân số 46,62 người/km2.
Tổng số lao động : 14.547 lao động, trong đó :
+ Lao động nông nghiệp : 13.528 lao động.
+ Lao động CN - TTCN : 342 lao động.
+ Lao động TM - DV : 677 lao động.
28
Bảng 3.3: Thống kê các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện
Tên Chiều dài K/c Chiều dài k/cấp Công suất tưới TT Địa điểm
công trình (m) (m) (ha)
1 Trà Đông xã Trà Đông 3000 1500 57
2 Hố Dừa xã Trà Đông 450 8
3 Krét xã Trà Nú 1500 300 6
4 Cây Trắng xã Trà Kót 200 10
5 Đại An xã Trà Giang 300 14
6 Chú Lý thị trấn Trà My 300 14
7 Ông Đức xã Trà Tân 1600 15
8 Ông Seo xã Trà Tân 320 6
9 Xim Rang xã Trà Bui 200 6
10 Suối Đá thị trấn Trà My 150 12
11 Nước Trắng xã Trà Nú 50 5
12 Suối Mơ xã Trà Giang 120 6
13 Gò Tát xã Trà Dương 150 7
14 Trấn Lâm thị trấn Trà My 1200 450 8
15 Đồng Néc xã Trà Giang 350 4
16 Ông Tính xã Trà Giác 200 5
17 Suối Dê xã Trà Bui 400 5
18 Suối ốc xã Trà Bui 450 5
19 Đồng Ngô xã Trà Bui 370 7
20 Suối Trung xã Trà Kót 430 12
21 Hố Lâỳ thị trấn Trà My 900 16
22 Hố Dớn xã Trà Dương 250 5
23 Hố Rái xã Trà Dương 320 7
24 Gành Rang thị trấn Trà My 200 6
25 Suối Vít xã Trà Nú 430 5
26 Nước Doan xã Trà Giác 350 7
Nguồn:Phòng Thống kê huyện Bắc Trà My, Quảng nam 2013
27
+Tuyến Bưu điện - Trà Giang (ĐH3) từ Bưu điện huyện đến km 6 dài 6 km, rộng 5,5 m, mặt đường 4,5 m, 1 km đã xâm nhập nhựa, còn lại 5 km đường đất, GTNT loại A, chất lượng trung bình; có 01 cầu bê tông Cầu Ri.
+ Tuyến Trà Giác - Trà Giáp - Trà Ka (ĐH4) từ Km 22- ĐT616 đến UBND xã dài 21 km, rộng 4,5 m, đường đất, GTNT loại B, đường đặc biệt xấu; có 03 cầu cầu bê tông: ông Giác, Cầu suối Kor, Cầu nước Vin.
+ Tuyến ngã ba Trà Tân - Khu Di tích Nước Oa từ Km 5 - ĐT616 (ĐH5) đi khu di tích Km 2 + 500, dài 2,5 km, rộng 5,5 m, đường đất; GTNT loại A, đường xấu, cầu bê tông Suối Tân.
+ Tuyến Km 48 + Km 51 trên ĐT616 dài 3 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 4,5 m, thâm nhập nhựa, GTNT loại V.
+ Tuyến ngã Tư chợ đến Lâm trường dài 0,46 km, nền rộng 6,5 m, mặt đường rộng 4,5 m, thâm nhập nhựa, GTNT loại loại V, chất lượng tốt.
+ Tuyến Bưu điện đến Cầu Ri dài 0,6 km, nền rộng 6,5 m, mặt 4,5 m, thâm nhập nhựa, GTNT loại V, chất lượng tốt.
+ Tuyến ngã tư chợ đến Bệnh viện dài 0,5 km, nền đường rộng 6,5 m, mặt đường rộng 4,5 m, thâm nhập nhựa, GTNT loại V, chất lượng trung bình.
+ Tuyến tây Bệnh viện từ Km 47 (cầu Cây đa) đến Bệnh viện dài 1,9 km, rộng 3 m, đường đất, đường đặc biệt xấu.
+ Tuyến Cầu treo Trà Đốc đi thôn 2 dài 4 km, rộng 4,5 m, nền đường 3,5 m, cấp phối sỏi sông, giao thông nông thôn loại B, đường xấu.
Nhìn chung hệ thống giao thông trên địa bàn huyện đã tương đối hoàn chỉnh về tuyến, đã có đường xe ô tô đi đến các trung tâm xã và thông ra với trục chính ĐT 616, có các đường mòn về các thôn, nóc. Tuy vậy hầu hết đường chất lượng kém, đặc biệt là ở các xã vùng cao Trà Giác, Trà Giáp, Trà Ka đường đặc biệt xấu.
Trên địa bàn huyện có 26 đập dâng, 02 hồ chứa (nước Rôn, nước Rin); 14.590 m kênh chính, 2.250 m kênh cấp. Đây là hệ thống thuỷ lợi cơ bản phục vụ nhu cầu sản xuất trên địa bàn, với tổng diện tích chủ động tưới khoảng 300 ha.
Hiện nay công suất của một số công trình chưa được khai thác triệt để; nguồn kinh phí tu bổ, sửa chữa công trình hàng năm còn hạn chế nên có một số công trình xuống cấp, ảnh hưởng lớn đến diện tích đất canh tác hiện tại và khả năng khai hoang
mở rộng đất sản xuất.
29
Hiện nay nguồn nước sạch, điện lưới, thông tin liên lạc ở các thôn, nóc xa trung tâm xã là vấn đề đặc biệt cần quan tâm giải quyết nhằm đảm bảo 100% hộ dân được sử dụng nước sạch, điện và các nguồn thông tin truyền thanh, truyền hình.
- Y tế, giáo dục
Huyện Bắc Trà My có 01 bệnh viện và 12/12 trạm y tế ở trung tâm các xã, thị trấn nên cơ bản đảm bảo khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế cộng đồng, chương trình mục tiêu Quốc gia về sức khoẻ; phòng chống dịch bệnh trên địa bàn...
Tuy vậy do điều kiện địa bàn rộng lớn, điều kiện đi lại khó khăn; cơ sở vật chất, trang thiết bị còn thiếu nhiều nên việc khám chữa bệnh một số nơi còn nhiều khó khăn; công tác y tế thôn bản cũng có những hạn chế nhất định.
Bảng 3.4: Một số số liệu ngành giáo dục huyện Bắc Trà My
Trường Học sinh (12.899) Giáo viên (684GV)
+ Mẫu giáo (8) + Mẫu giáo (2.127) + Mẫu giáo (84)
+ Phổ thông (21) + Phổ thông (10.772) + Phổ thông (600)
Phổ thông cấp I+II (13) Phổ thông cấp I+II (5.270) Phổ thông cấp I+II (317) Phổ thông cấp II (7) Phổ thông cấp II (4.289) Phổ thông cấp II (234) Phổ thông cấp II+III (1) Phổ thông cấp II+III (1.213) Phổ thông cấp II+III (49)
(Nguồn: Phòng Giáo dục&Đào tạo, huyện Bắc Trà My, Quảng Nam 2012)
Hiện nay hệ thống các trường học các cấp trên địa bàn huyện đã tương đối hoàn chỉnh; các lớp học tiểu học, mầm non có đến thôn, bản, nóc.
Hệ thống trường bán trú cụm xã tại Trà Bui, Trà Giác phát huy được hiệu quả, hạn chế đáng kể số lượng học sinh bỏ học do điều kiện trường học quá xa nơi ở.
Điều kiện cơ sở vật chất trường lớp, trang thiết bị dạy và học còn nhiều thiếu
thốn, một số cơ sở ở các thôn, nóc còn tạm bợ; việc đi lại, sinh hoạt của các bộ nhân viên ngành rất khó khăn do đường xa, đi vào thôn nóc chủ yếu là đi bộ.
30
Bảng 3.5: Thống kê các công trình thể thao
Loại sân Diện tích Địa điểm
Đơn vị hành chính Số thôn, tổ
thể thao (m2) (thôn, tổ)
1. Thị trấn Trà My z8 SBC 2.400 - 14
2. Xã Trà Giang 2 SBC+ 1SBĐ 1.300 1,2 6
3. Xã Trà Dương 4SBC+1SBĐ 13.800 2,3a,3b,5 6
4. Xã Trà Đông 4 SBC+1SBĐ 1.600 7,9a,6,10 7
5. Xã Trà Nú 3 SBC+ 1SBĐ 1.300 1,2,4 4
6. Xã Trà Kót 2 SBC + 1 SBĐ 1.300 1,2 7
7. Xã Trà Tân 7 SBC + 1 SBĐ 3.100 1,2,3,4,5,6,7 7
8. Xã Trà Đốc 2 SBC 400 1,2 5
9. Xã Trà Bui 2 SBC 400 1,5 6
10. Xã Trà Giác - - - 3
11. Xã Trà Giáp SBĐ+3 SBC 1.500 1,2,4 4
12. Xã Trà Ka SBC 200 1 4
13. Huyện SVĐ 23.256,6 Trung tâm -
(Nguồn: Trung tâm văn hóa thể thao và du lịch Bắc Trà My, Quảng Nam 2012)
Các công trình văn hoá, thông tin:
- Trung tâm văn hóa huyện (01), diện tích 6.135,8 m2
- Thư viện huyện (01), diện tích 778,6 m2
- Số xã, thị trấn có trạm truyền thanh (6/12)
- Số xã, thị trấn chưa có trạm truyền thanh (6/12)
- Số xã, thị trấn được phủ sóng truyền hình (9/12)
- Số xã, thị trấn chưa được phủ sóng truyền hình (3/12)
- Số xã, thị trấn phủ sóng truyền thanh (12/12)
31
Hầu hết các xã chưa xây dựng nhà văn hoá xã, khoảng 30% thôn, bản có nhà sinh hoạt cộng đồng; sân thể thao thể dục trên địa bàn rất không nhiều. Do vậy việc sinh hoạt văn hoá, thể thao cũng có những hạn chế nhất định, chưa đáp ứng được nhu cầu của người dân.
3.1.2.3. Đánh giá chung về thực trạng phát triển Kinh tế - Xã hội
Kinh tế của huyện trong những năm qua có bước tăng trưởng ổn định, đạt được mức bình quân chung của tỉnh. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực, tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ. Cơ sở hạ tầng kỹ thuật - xã hội được đầu tư có hiệu quả; đời sống người dân ngày càng được cải thiện về mọi mặt. Tuy vậy, mức tăng trưởng vẫn còn thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm; ngành công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển nhỏ lẻ, chưa khai thác được những lợi thế và tiềm năng của huyện. Nhìn chung, có một số vấn đề cần quan tâm như sau:
Khai thác đất đai để sản xuất nông lâm nghiệp vẫn còn mang tính tự cung tự cấp, khối lượng và giá trị thấp, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất hạn chế và ở quy mô nhỏ.
Trong quá trình bố trí sản xuất còn manh mún; chưa thể hiện được việc tự chủ trong các khâu sản xuất, cụ thể cũng như hoạch định chiến lược sử dụng đất dài hạn, bền vững.
Vốn đầu tư vào đất không nhiều, chưa ổn định, quy mô manh mún, nhỏ lẻ nên giá trị kinh tế mang lại từ đất không cao.
Trong thời gian đến cần có chiến lược sử dụng đất dài hạn hơn, trên cơ sở xem xét đánh giá đầy đủ những yếu kém, hạn chế trong quá trình sử dụng đất hiện nay..., kết hợp với những giải pháp quy hoạch đa ngành để đề xuất những quan điểm quản lý và sử dụng đất có hiệu quả.
Thủy điện Sông Tranh 2 đang xây dựng, đây là công trình có quy mô sử dụng đất lớn; ảnh hưởng đến việc tổ chức sản xuất, sinh hoạt trên phạm vi 4 xã Trà Bui, Trà Đốc, Trà Tân, Trà Giác; đã và đang tác động trực tiếp đến sử dụng đất tại khu vực này.
Do vậy, yêu cầu cần thiết là phải có giải pháp quy hoạch tối ưu để khắc phục những khó khăn trong sử dụng đất hiện nay và tiếp tục việc quản lý và sử dụng đất hiệu quả hơn nữa tại vùng dự án cũng như trên toàn địa bàn huyện.
Tóm lại, áp lực của phát triển kinh tế, xã hội, dân cư... đến đất đai là tất yếu, do rằng quỹ đất không thể mở rộng thêm mà nhu cầu sử dụng đất gia tăng hàng giờ.
Tuy nhiên việc sử dụng đất đai theo quy hoạch, kế hoạch sẽ giảm đi phần nào
áp lực trên; cùng với những chính sách trong quản lý đất đai, sử dụng đất tiết kiệm, bền vững... sẽ là những công cụ hiệu quả để điều chỉnh vấn đề này.
32
3.1.3. Đặc điểm Văn hóa
Dân cư sống tập trung ở 80 thôn, tổ dân phố thuộc các xã, thị trấn, toàn huyện có 20 thành phần dân tộc anh em sinh sống hoà thuận cụ thể: Dân tộc Kinh chiếm 49,03%, Cadong 35,91%, Cor 11,25%, Mơ nông 1,84%, Xê đăng 0,29% và dân tộc thiểu số khác chiếm 1,68% trong tổng số dân cư của huyện. Trong đó, các dân tộc: Cadong, Cor, Mơ nông, Xê đăng là người bản địa. Đồng bào các dân tộc thiểu số sinh sống chủ yếu ở 10 xã: Trà Ka, Trà Giáp, Trà Giác, Trà Bui, Trà Đốc, Trà Nú, Trà Kót, Trà Giang, Trà Sơn và Trà Tân. Đồng bào Cor sống tập trung 02 xã Trà Nú, Trà Kót và một ít ở Trà Giáp, Trà Ka; đồng bào Mơ Nông sống tập trung ở thôn 4 và thôn 5 Trà Bui; đồng bào Cadong cư trú ở các xã và thị trấn Trà My. Sau 1975 đến nay, một số ít người dân tộc thiểu số như: dân tộc Tày, Nùng, Thái...ở các tỉnh phía Bắc đến định cư, làm ăn sinh sống trên địa bàn huyện chủ yếu ở thôn 5 và thôn 6 xã Trà Giang.
- Những nét Văn hóa độc đáo của các Dân tộc huyện:
+ Người Kinh:
Do có nhiều người dân từ các địa phương trong tỉnh và ngoài tỉnh đến sinh sống lập nghiệp, vì vậy nhiều nét văn hóa có sự khác biệt, nhưng cũng chủ yếu dựa trên những nét văn hóa của Người Việt.
Hôn nhân: Ngày xưa, Người Kinh rất coi trọng tình yêu chung thủy, thường là "cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy", ngày nay nam nữ tự tìm hiểu để đi đến hôn nhân tự nguyện, có sự chấp thuận của hai bên gia đình và trên cơ sở có đăng ký giấy kết hôn được xem là có sự đồng ý của chính quyền địa phương. Nghi lễ cưới xin truyền thống của người Việt phải trải qua mấy bước cơ bản như sau:
Dạm ngõ: Nhờ một người làm mối đến nhà gái ướm hỏi trước.
Hỏi: Nhà trai sắp lễ vật sang thưa chuyện chính thức với gia đình và họ hàng nhà gái.
Cưới: Tổ chức lễ trình tổ tiên, ra mắt họ hàng làng xóm, tổ chức rước dâu về nhà trai. Lại mặt: Cô dâu, chú rể về thăm lại nhà bố mẹ đẻ (nhà gái).
Qua các bước này và dĩ nhiên trước đó phải qua đăng ký kết hôn thì đôi trai gái chính thức trở thành cặp vợ chồng mới.
Ma chay: Việc tổ chức tang ma của người Việt rất trang nghiêm, chu tất và thường được thực hiện qua các bước sau: liệm, nhập quan, hạ huyệt, cúng cơm, cúng tuần "tứ cửu", cúng "bách mật", để tang, giỗ đầu...và cứ mỗi độ Thanh minh, mỗi kỳ
giỗ tết, các gia đình lại đi đắp lại mộ và dọn dẹp vệ sinh, tổ chức cúng lễ.
33
Thờ cúng: Thờ cúng tổ tiên là tín ngưỡng quan trọng nhất của người Việt. Bàn thờ được đặt ở nơi quan trọng nhất trong nhà: được cúng lễ vào các ngày giỗ, tết và các dịp tuần tiết trong năm. Tục thờ thổ công, ông địa phổ biến ở các nơi.
Lễ tết: Lễ tết Nguyên Đán là cái tết lớn nhất trong một năm. Ngoài ra còn có nhiều lễ tết truyền thống khác trong một năm: Rằm tháng giêng, tết Đoan Ngọ, rằm tháng bảy, tết Trung thu...mỗi tết có một ý nghĩa riêng và lễ thức tiến hành cũng khác nhau.
- Người Xơ đăng:
Hôn nhân: Phong tục cưới xin của người Xơ đăng phổ biến là cư trú luân chuyển mỗi bên mấy năm, thường khi cha mẹ qua đời mới ở hẳn một chỗ. Đám cưới có lễ thức là cô dâu chú rễ đưa đùi gà cho nhau ăn, đưa rượu cho nhau uống, cùng ăn một mâm cơm...để tượng trưng sự kết gắn hai người. Không có tính chất mua bán trong hôn nhân.
Ma chay: Cả làng chia buồn với tang chủ và giúp việc đám ma. Quan tài gỗ đẽo độc mộc. Những người chết bình thường được chôn trong bãi mộ chung của làng. Lệ tục cụ thể không hoàn toàn thống nhất giữa các nhóm. Tục "chia của" cho người chết (đồ mặc, tư trang, công cụ, đồ gia dụng...) phổ biến.
Thờ cúng: Người Xơ Ðăng tin vào sức mạnh siêu nhiên, các "thần" hay "ma" được gọi là Kiak (Kia) hoặc "Ông", "Bà", chỉ một số nơi gọi là "Yàng". Các thần quan trọng như thần sấm sét, thần mặt trời, thần núi, thần lúa, thần nước... Thần nước hiện thân là thuồng luồng, hoặc con "lươn" khổng lồ, hoặc con lợn mũi trắng. Thần lúa có dạng bà già xấu xí, tốt bụng, thường biến thành cóc. Trong đời sống và canh tác rẫy có rất nhiều lễ thức cúng bái đối với các lực lượng siêu nhiên, tập trung vào mục đích cầu mùa, cầu an, tránh sự rủi ro cho cộng đồng và cá nhân
Văn nghệ: Người Xơ Ðăng có nhiều loại nhạc cụ (đàn, nhị, sáo dọc, trống, chiêng...). Có loại dùng giải trí thông thường, có loại dùng trong lễ hội. Các loại nhạc cụ cụ thể và điệu tấu nhạc có sự khác nhau ít nhiều giữa các nhóm. Những điệu hát phổ biến là: hát đối đáp của trai gái, hát của người lớn tuổi, hát ru. Trong một số dịp lễ hội, đồng bào trình diễn múa: có điệu múa riêng cho nam, riêng cho nữ, cũng có điệu múa cả nam, nữ cùng tham gia. Truyện cổ Xơ Ðăng phong phú và đặc sắc.
Lễ tết: Quan trọng nhất là lễ cúng thần nước vào dịp sửa máng nước hàng năm, các lễ cúng vào dịp mở đầu năm làm ăn mới, mở đầu vụ trỉa lúa, khi lúa đến kỳ con gái, khi thu hoạch, các lễ cúng khi ốm đau, dựng nhà rông, làm nhà mới, khi con cái trưởng thành... Nhiều dịp sinh hoạt tôn giáo đồng thời có tính chất hội hè của cộng đồng làng, tiêu biểu là lễ trước ngày trỉa, lễ cúng thần nước, lễ đâm trâu của làng cũng như gia đình. Tết dân tộc tổ chức trước sau tuỳ làng, nhưng thường trong tháng Giêng
(dương lịch), kéo dài 3-4 ngày.