Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My - 2

ix


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Một số chỉ tiêu kinh tế, xã hội qua các năm 24

Bảng 3.2: Dân số phân chia theo xã, thị trấn; thành phần dân tộc 26

Bảng 3.3: Thống kê các công trình thuỷ lợi trên địa bàn huyện 28

Bảng 3.4: Một số số liệu ngành giáo dục huyện Bắc Trà My 29

Bảng 3.5: Thống kê các công trình thể thao 30

Bảng 3.6. Bảng thống kê lượt đoàn/ khách tham quan – du lịch năm 2014, 201541

Bảng 3.7. Thống kê số trận động đất xảy ra tại Thủy điện Sông tranh từ năm 2011-2012 52

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.

x DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ BẢN ĐỒ Hình 3 1 Bản đồ hành chính huyện Bắc Trà My 18 1

x


DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ, BẢN ĐỒ

Hình 3.1. Bản đồ hành chính huyện Bắc Trà My 18

Hình 3.2: Sơ đồ một số điểm thăm quan du lịch của huyện Bắc Trà My 37

Hình 3.3: Sơ đồ tiềm năng phát triển du lịch sinh thái 43

Hình 3.4. Sơ đồ các loại hình du lịch sinh thái định hướng phát triển 44

Hình 3.5. loại hình du thuyền Hồ Thủy điện Sông Tranh 45

Hình 3.6. mô hình nuôi cá lòng bè trên Hồ Thủy điện Sông Tranh 46

Hình 3.7. Loại hình du lịch mạo hiểm 46

Hình 3.8. du lịch văn hóa cộng đồng 47

Hình 3.9. du lịch dã ngoại, picnic 47

Hình 3.10. Loại hình du dịch đi phượt 48

Hình 3.11. Mối quan hệ giữa môi trường – kinh tế - xã hội trong phát triển bền vững - Trích: Mô hình phát triển bền vững chung 49

1 MỞ ĐẦU 1 Tính cấp thiết của đề tài Ngày nay du lịch đã trở thành 2

1


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.

Ngày nay, du lịch đã trở thành ngành kinh tế quan trọng trên toàn thế giới và cũng là một nhu cầu không thể thiếu trong đời sống của con người. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của du lịch, du lịch sinh thái đã và đang phát triển mạnh mẽ trên toàn cầu. Du lịch sinh thái (DLST) với bản chất nhạy cảm và có trách nhiệm với môi trường đã thu hút sự quan tâm rộng rãi của các tầng lớp xã hội, đặc biệt đối với những người có nhu cầu tham quan du lịch nghiên cứu khoa học.

Tại Việt Nam, DLST là loại hình du lịch mới cả về khái niệm lẫn tổ chức quản lý và khai thác sử dụng. Mô hình du lịch này nhằm mục đích đưa con người về với thiên nhiên hoang sơ, trở về với văn hóa bản địa. Điều này dường như thỏa mãn nhu cầu của con người đang sống trong cuộc sống tấp nập của nền kinh tế đang trên đà phát triển đồng nghĩa với việc phải đối mặt với nạn ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.

DLST là loại hình du lịch có trách nhiệm hỗ trợ cho các mục tiêu bảo tồn môi trường tự nhiên phát triển cộng đồng và được coi là loại hình du lịch thiết thực cho phép thu hút nhiều khách du lịch mang lại nhiều lợi nhuận cao cho ngành du lịch. DLST thực sự trở thành một động lực, một nội dung cơ bản góp phần giải quyết tốt các mối quan hệ giữa phát triển kinh tế và bảo vệ môi trường góp phần thúc đẩy du lịch bền vững phát triển.

Khu vực hồ thủy điện Sông tranh thuộc huyện Bắc Trà My là một trong những huyện miền núi ở tỉnh Quảng Nam, có diện tích tự nhiên là: 823,05 km2, rừng Bắc Trà My có nhiều loại gỗ quý như: Lim, Giổi, Chuồn, Gõ…; rừng Bắc Trà My đồng thời là nơi sinh sống của nhiều loài động vật rừng quý hiếm thuộc các loài trong sách đỏ như: voi, cọp, gấu… ; thắng cảnh thiên nhiên kỳ thú, vẫn còn giữ được nét hoang sơ của xứ “Cao Sơn hữu tình”. Được xây dựng trên thượng nguồn Sông Tranh, thủy điện Sông Tranh 2 với diện tích lưu vực 1.100 km2, mực nước dâng bình thường là 21,52 km2, hình thành nên lòng hồ thủy điện giữa khung cảnh núi rừng thiên nhiên tạo nên một bức tranh sơn thủy. Hiện nay trên lòng hồ đã tổ chức nuôi trồng được gần 100 lồng bè cá các loại, đây là thế mạnh để lồng ghép phát triển du lịch lòng Hồ.

Với 20 thành phần dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tộc Cadong, Cor, Xê đăng, Mơ nông là người bản địa, đã tạo nên bức tranh văn hóa sống động, đa sắc góp phần làm giàu bản sắc văn hóa trên địa bàn huyện. Đây còn là điểm đến hấp dẫn du khách với quần thể di tích Nước Oa, các cộng đồng Bản làng dân tộc ít người gắn với giá trị bản sắc văn hóa vô cùng độc đáo như: Lễ hội đâm trâu Huê, Lễ hội mừng lúa mới, các làng điệu dân ca, dân vũ (múa cồng chiêng) của người Ca dong,

Cor và các hiện vật có giá trị khác.

2 Huyện Bắc Trà My là một huyện miền núi nghèo đời sống nhân dân còn gặp 3

2


Huyện Bắc Trà My là một huyện miền núi nghèo, đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo còn cao 52,78% , các mô hình kinh tế còn nhỏ lẻ thiếu tính bền vững, nhân dân sống chủ yếu dựa vào sản xuất nông – lâm nghiệp; cơ hội phát triển kinh tế vùng gặp nhiều khó khăn, cách xa những tuyến đường giao thông huyết mạch (tuyến đường Nam Quảng Nam, Đường Đông Trường sơn...), với nhiều tiềm năng sinh thái, văn hóa, lịch sử chưa được phát huy và thu hút các nhà đầu tư phát triển, đặc biệt là tiềm năng phát triển du lịch sinh thái khi có lòng hồ thủy điện, nhằm đẩy mạnh phát triển nhân sinh, kinh tế xã hội tại địa phương.

Trong những năm qua, việc phát triển du lịch trên địa bàn tuy được quan tâm nhưng chưa có sự đầu tư đúng mức và chưa có những định hướng mục tiêu rõ rệt. Chính vì thế việc khai thác du lịch còn mang tính manh mún và mới chỉ dừng lại ở việc tự phát của các đoàn đến thăm tại các điểm trong quần thể di tích Nước Oa.

Xuất phát từ những lợi thế và hạn chế về phát triển du lịch đã nêu trên, việc phát triển du lịch trên địa bàn huyện là một yêu cầu cấp thiết nhằm phát huy thế mạnh, khẳng định vị trí phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn đó tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My”.

2. Mục đích - mục tiêu của đề tài

- Sơ bộ đánh giá được hiện trạng và các giá trị tiềm năng đối với du lịch sinh thái làm cơ sở đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My.

- Thông qua Phát triển du lịch sinh thái tại Hồ thủy điện Sông tranh gắn kết tuyên truyền phổ biến rộng rãi trong quần chúng nhân dân về vai trò tài nguyên rừng đối kinh tế, môi trường, xã hội.

- Hạn chế tối đa tình trạng phá rừng, khai thác rừng, săn, bắt động vật hoang dã gắn công tác quản lý bảo vệ rừng với phát triển kinh tế người dân vùng đệm thông qua các dịch vụ du lịch sinh thái tại Hồ thủy điện Sông tranh

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử, văn hóa dân tộc tại địa phương.

- Phát huy thế mạnh, khẳng định vị trí phát triển du lịch gắn với phát triển Kinh tế - Xã hội – Môi trường, giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững, góp phần tích cực vào quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa của địa phương.

3. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn

3.1. Ý nghĩa khoa học

3 Hệ thống hóa phương pháp tìm hiểu và đánh giá hiện trạng tiềm năng định 4

3


- Hệ thống hóa phương pháp tìm hiểu và đánh giá hiện trạng, tiềm năng, định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực hồ thủy điện Sông tranh, huyện Bắc Trà My.

- Phát triển du lịch sinh thái tại khu vực hồ thủy điện Sông tranh theo hướng bền vững.

3.2. Ý nghĩa thực tiễn

- Xác định các thông tin về tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch sinh thái làm cơ sở cho việc đề xuất hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ thủy điện Sông tranh, huyện Bắc Trà My.

- Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hoá lịch sử, văn hóa dân tộc tại địa phương.

- Nâng cao vai trò, trách nhiệm công tác quản lý bảo vệ rừng trong nhân dân, đưa người dân vào vị trí trọng tâm trong Công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với những lợi ích kinh tế, môi trường

- Giải quyết việc làm, nâng cao mức sống cộng đồng địa phương, gắn công tác quản lý bảo vệ rừng với phát triển kinh tế địa phương.

4 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1 1 VÀI NÉT VỀ DU LỊCH SINH THÁI 1 1 1 Du lịch 5

4


CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU


1.1. VÀI NÉT VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.1.1. Du lịch sinh thái trên thế giới

Trên toàn cầu, hiện nay, hằng năm có tới 800 triệu người đi du lịch. Ước tính con số này sẽ hơn 1 tỉ vào năm 2010 và đạt 1,6 tỉ vào năm 2020. Khoảng 60% dòng khách du lịch hiện nay là có mục đích tìm hiểu nền văn hóa khác lạ, du lịch sinh thái, hòa mình vào thiên nhiên. Cho nên sản phẩm quan trọng của du lịch là du lịch văn hóa, du lịch thiên nhiên. Tỷ lệ người đi du lịch sinh thái hàng năm tăng từ 10% đến 30%, trong khi du lịch truyền thống tăng trung bình khoảng 4% (Reingold, 1993).

Hiện nay có rất nhiều dự án phát triển du lịch, việc kinh doanh, đầu tư vào du lịch sinh thái ngày càng mở rộng. Khu bảo tồn Annapuma ở Nepal năm 1985, với đầu tư hơn 500 ngìn USD, khu nhà ở sinh thái Chalalan tại Bolivia, khu dự trữ rừng mây Monteverde ở CostaRica, Dự án bảo tồn Selous ở Tanzania, công viên quốc gia Pilanesberg ở Nam Phi. Và nhiều dự án phát triển du lịch khác, với sự đầu tư rất lớn đã thu hút hàng triệu lượt khách du lịch mỗi năm.

Tình hình du lịch trên thế giới, theo số liệu của tổ chức du lịch thế giới, năm 2002 khách du lịch quốc tế trên toàn thế giới đạt 715 triệu lượt khách. Thu nhập khoảng 500 tỷ USD, tương đương với 6,7% - 6,8% tổng sản phẩm quốc dân trên thế giới. Du lịch là ngành tạo nhiều việc làm và thu hút khoảng 227 triệu lao động gián tiếp và 9 triệu lao động trực tiếp. WTO dự báo, năm 2010 lượng khách du lịch quốc tế trên thế giới ước tính khoảng 1.006 lượt khách. Thu nhập từ du lịch lên đến 900 tỷ USD và ngành du lịch sẽ tạo thêm khoảng 150 triệu chỗ làm việc.

Khu vực Đông Á – Thái Bình Dương, du lịch ở các nước Đông Nam Á có vị trí quan trọng, chiếm khoảng 34% lượng khách và 38% thu nhập du lịch của toàn khu vực. Bốn nước Asean có ngành du lịch phát triển nhất là Malaysia, Thái Lan, Singapore và Indonesia. Những nước này đều vượt qua con số 5 triệu lượt khách quốc tế một năm và thu nhập hàng tỷ USD từ du lịch.

Ngày nay du lịch sinh thái càng được chú ý và phát triển, mặt khác nhu cầu du lịch sinh thái càng lớn. Tổ chức UNESCO đã tiến hành điều tra, tổ chức bình chọn cho các danh lam thắng cảnh trên toàn thế giới, chứng nhận cho các danh lam thắng cảnh đẹp trên thế giới là danh lam thắng cảnh thế giới.

1.1.2. Tình hình du lịch sinh thái Việt Nam qua các thời kỳ

Bên cạnh hoạt động lao động của con người là việc nghỉ ngơi, tận hưởng cuộc sống. DLST là một hình thức nghỉ ngơi được hầu hết người dân chọn làm phương thức

5 tận hưởng cuộc sống Mặt khác hoạt động du lịch đưa lại cho nền kinh tế 6

5


tận hưởng cuộc sống. Mặt khác hoạt động du lịch đưa lại cho nền kinh tế những mặt thu rất lớn, sự phát triển của đất nước cũng được đánh giá một phần qua hoạt động du lịch của đất nước đó.

Tài nguyên du lịch của Việt Nam khá phong phú và đa dạng. Ba phần tư lãnh thổ đất nước là đồi núi với nhiều cảnh quan ngoạn mục, những cánh rừng nhiệt đới với nhiều loài cây cỏ, chim muông những hệ thống sông hồ tạo nên các bức tranh thủy mặc sinh động,… Năm mươi tư dân tộc anh em sinh sống trên một địa bàn rộng trên 300.000km2có những phong tục tập quán khác lạ… Tất cả có sức hấp dẫn mạnh mẽ

đối với con người Việt Nam ưa khám phá. Mặt khác, do nằm ở vĩ độ thấp nên hầu như quanh năm nước ta đều có điều kiện khí hậu thuận lợi cho các hoạt động ngoài trời. Dựa trên những điều kiện kể trên có thể khẳng định rằng hoạt động du lịch ở nước ta đã có từ lâu đời. Việc mở mang bờ cõi của nhà nước phong kiến Việt Nam chắc chắn có liên quan chặt chẽ với các chuyến đi du lịch của vua quan hoặc các học giả: Trương Hán Siêu, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan có thể được coi là những người chu du nhiều của thời kỳ trung đại. Các dấu tích trên đá của Nguyễn Nghiễm ở Bích Động (1773), của chúa Trịnh Sâm ở Hương Tích cũng như của nhiều vị vua, quan và nhà nho khác, là những bằng chứng về các chuyến du ngoạn của họ. Bảo Đại là một vị vua sành về thưởng ngoạn, hầu như nơi nào có cảnh đẹp, có khí hậu ôn hoà là có biệt thự của Bảo Đại.

Tuy nhiên, việc khai thác tài nguyên phục vụ mục đích du lịch và nghỉ dưỡng trở nên rõ nét hơn trong trời kỳ đô hộ của Pháp. Hàng loạt biệt thự, nhà nghỉ được xây dựng ven các bãi biển, vùng hồ hay vùng núi nơi có khí hậu dễ chịu như Đồ Sơn, Vũng Tàu, Ba Vì, Tam Đảo, Đà Lạt,…

Nước ta trải qua nhiều thời kỳ, đất nước có nhiều thay đổi. Và sự thay đổi đó có sự góp phần của sự thay đổi về du lịch. Du lịch Việt Nam cũng đã có nhiều thành tựu to lớn. Đặc biệt là cơ sở hạ tầng của dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao, khả năng phục vụ khách du lịch ngày được đảm bảo. Được thể hiện thông qua khách du lịch nước ngoài sang Việt Nam ngày càng nhiều. Bên cạnh đó là một số điểm đến du lịch được tổ chức quốc tế công nhận là di sản văn hoá thế giới hay di sản thiên nhiên thế giới: Phố cổ Hội An, di tích thánh địa Mỹ Sơn...

1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DU LỊCH SINH THÁI

1.2.1. Nghiên cứu về du lịch sinh thái trên thế giới

DLST là một lĩnh vực mới phát triển trên thế giới. Tuy nhiên, nó đã thu hút được sự quan tâm nghiên cứu của nhiều nhà khoa học khác nhau trên thế giới và cũng như du lịch nói chung khi tiếp cận nghiên cứu về DLST để đưa ra một khái niệm, một định nghĩa bao quát nhất là rất khó. Tùy theo các quan điểm tiếp cận khác nhau, hoàn cảnh khác nhau,... mà các nhà nghiên cứu về du lịch đã đưa ra nhiều định nghĩa khác nhau về

DLST. DLST là một khái niệm rộng, đuợc hiểu khác nhau dưới các góc độ khác nhau.

6 Một số người cho rằng DLST chỉ đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý 7

6


Một số người cho rằng DLST chỉ đơn giản được hiểu là sự kết hợp ý nghĩa giữa hai từ ghép "du lịch" và "sinh thái", một số người quan niệm DLST là du lịch thiên nhiên, là khái niệm trong thực tế đã xuất hiện từ những năm 1980 (Ashton, 1993). Có người cho rằng DLST là một loại hình du lịch có lợi cho sinh thái, ít có những tác động tiêu cực đến sự bảo tồn và phát triển của hệ sinh thái. Năm 1987, lần đầu tiên HectorCeballos - Lascearain đã đưa ra một định nghĩa tương đối hoàn chỉnh về DLST: " DLST là du lịch đến với những khu vực thiên nhiên còn ít thay đổi với những mục đích đặc biệt: Nghiên cứu tham quan với ý thức tôn trọng thế giới hoang dã và những giá trị văn hóa khám phá". Đến cuối những năm thập kỷ 90 thì du lịch sinh thái được sự ủng hộ và quan tâm của nhiều tổ chức, chính phủ và nhân dân. Các tổ chức như Ceballos - lascurian, IUCN, UNDP,…và nhiều tác giả Wood, Huber,…quan tâm đặc biệt và xuất bản nhiều tài liệu. Theo UNEP (2002) thì DLST đã từng được nhận dạng trên thị trường như là một loại hình du lịch thiên nhiên, tuy nhiên DLST cũng được nghiên cứu như là một công cụ phát triển bền vững của các tổ chức phi chính phủ, các chuyên gia phát triển và các viện nghiên cứu kể từ năm 1990. Cũng trong những năm của thập niên 1990, rất nhiều định nghĩa đã ra đời để mô tả loại hình du lịch mới xuất hiện này. Năm 1991, Tổ chức Du lịch sinh thái Quốc tế (The International Ecotuorrism Society) đã đưa ra một trong những định nghĩa sớm nhất: “Du lịch sinh thái là loại hình du lịch lữ hành có trách nhiệm đến các khu thiên nhiên, bảo tồn môi trường và mang lại phúc lợi lâu dài cho người dân địa phương”. Cùng với thời gian, khái niệm về DLST lần lượt đã được các nhà nghiên cứu đưa ra. Điển hình như vào năm 1991, Wood đưa ra định nghĩa: " DLST là du lịch đến các khu vực còn tương đối hoang sơ với mục đích tìm hiểu về lịch sử, môi trường tự nhiên và văn hóa mà không làm thay đổi sự toàn vẹn của hệ sinh thái. Đồng thời tạo ra những cơ hội về kinh tế để ủng hộ cho việc bảo tồn tự nhiên và mang lại lợi ích về tài chính cho người dân địa phương". Còn lĩnh vực của Elizabeth Boo (1992) trong cuốn “Quy hoạch du lịch sinh thái cho khu bảo tồn thiên nhiên”, Weslern thì “Du lịch sinh thái là có trách nhiệm với các khu thiên nhiên là nơi bảo tồn môi trường và cải thiện phúc lợi cho người dân”. Đến năm 1993, Allen đưa ra định nghĩa: " DLST được phân biệt với loại hình du lịch thiên nhiên khác về mức độ giáo dục cao đối với môi trường và sinh thái thông qua những hướng dẫn viên có nghiệp vụ lành nghề. DLST tạo ra mối quan hệ giữa con người với thiên nhiên hoang dã cùng với ý thức giáo dục để biến bản thân khách du lịch thành những người đi đầu trong công tác bảo vệ môi trường. Phát triển DLST sẽ giảm thiểu tác động của khách DLST đến văn hóa và môi trường, đảm bảo cho địa phương được hưởng nguồn lợi tài chính do du lịch mang lại và chú trọng đến những đóng góp tài chính cho việc bảo tồn tự nhiên". Một định nghĩa về du lịch sinh thái tiếp theo là của Laarman và Durst (1993) đã chỉ ra sự khác biệt về khái niệm giữa du lịch sinh thái và du lịch tự nhiên. Nhận ra những khó khăn trong việc định nghĩa du lịch tự nhiên họ đã phải xây dựng nên

phạm vi rộng và hẹp đối với định nghĩa của nó. Về mặt nghĩa hẹp, họ nói rằng nó

Rộng và hẹp đối với định nghĩa của nó Về mặt nghĩa hẹp họ nói rằng nó 8

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 04/07/2023