51
Tóm lại, khi phát triển DLST đúng nghĩa ở hồ thủy điện Sông tranh sẽ đảm bảo được tính bền vững cả về ba mặt kinh tế xã hội và môi trường. Ba yếu tố này có tác động chi phối lẫn nhau, tính bền vững của yếu tố này ảnh hưởng quyết định tới tính bền vững của các yếu tố kia.
4.1.3. Những hạn chế, bất lợi trong phát triển du lịch sinh thái tại Hồ thủy điện Sông tranh
Bao bọc xung quanh Hồ thủy điện Sông tranh là hệ sinh thái đặc biệt bao gồm cả hệ sinh thái rừng và Sông suối, thác, cảnh quan thiên nhiên đẹp cùng với hệ động thực vật đa dạng, phong phú nhưng đến nay vẫn chưa có sự đầu tư của các cá nhân, tổ chức để xây dựng thành một khu DLST nên hiện tại nếu phát triển DLST tại đây thì có thể gặp một số khó khăn như sau:
- Việc bảo vệ môi trường còn chưa được sự quan tâm của cộng đồng, người dân địa phương, do vậy môi trường sinh thái còn bị tác động nhiều, nhất là các vùng phụ cận nơi tập trung đông dân cư sinh sống.
- Cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch còn nghèo nàn, hầu như chưa có để phục vụ DLST.
- Các cơ sở hạ tầng khác như y tế, điện nước, thông tin liên lạc, bưu điện còn nghèo nàn, lạc hậu, chưa đáp ứng được yêu cầu phục vụ du lịch nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung.
- Chưa có các nghiên cứu, khảo sát để tìm ra các sản phẩm đặc thù, các mô hình du lịch sinh thái thú vị để phát triển du lịch do vậy chưa có tài liệu, sản phẩm để giới thiệu, tuyên truyền, quảng bá rộng rãi.
- Các kết quả điều tra về đa dạng sinh học đã quá cũ không chính xác với thời điểm hiện nay, chưa có các kết quả điều tra chính xác về sự phân bố của các loài động thực vật tại khu vực nghiên cứu
Có thể bạn quan tâm!
- Tìm Hiểu Điều Kiện Tự Nhiên, Đặc Điểm Kinh Tế, Xã Hội Tại Huyện Bắc Trà My, Tỉnh Quảng Nam.
- Dân Số Phân Chia Theo Xã, Thị Trấn; Thành Phần Dân Tộc
- Sơ Đồ Một Số Điểm Thăm Quan Du Lịch Của Huyện Bắc Trà My
- Đánh giá hiện trạng, tiềm năng và đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái khu vực Hồ Thủy điện Sông Tranh, huyện Bắc Trà My - 8
Xem toàn bộ 70 trang tài liệu này.
- Thiếu nguồn nhân lực có trình độ và nghiệp vụ DLST, đây là một trong những khó khăn cơ bản khi phát triển DLST tại đây.
- Các tuyến du lịch chưa được quy hoạch định hướng cụ thể vì vậy phát triển du lịch tại Hồ thủy điện Sông tranh chỉ dừng lại phát triển du lịch “điểm”.
Đặc biệt một vấn đề bất cập đang gặp phải trong việc phát triển du lịch sinh thái tại
Hồ thủy điện Sông tranh đang được dư luận quan tâm đó là sự kiện Động đất kèm tiếng nổ lớn tại khu vực Hồ Thủy điện Sông tranh
52
Bảng 3.7. Thống kê số trận động đất xảy ra tại Thủy điện Sông tranh từ năm 2011-2012
Thời gian phát sinh động đất Số trậnMagn.
STT động đất M
Năm Tháng
1 2011 11 02 trận 3,4
2 2012 3 01 trận 3,1
4,2
3 2012 9 03 trận 4,0
3,0
(Nguồn từ Viện khoa học và công nghệ việt nam)
Theo báo cáo kết quả khảo sát động đất 9/2012 khu vực thủy điện Sông tranh hai của Viện Vật lý – Địa cầu, Viện Địa chất thuộc Viện Khoa học và Công nghệ Việt nam kết luận:
- Các trận động đất xảy ra trong thời gian gần đây ở khu vực Bắc Trà My được tái khẳng định là động đất kích thích liên quan tới việc tích nước hồ thủy điện Sông Tranh 2.
- Các vùng chấn động cực đại của các trận động đất lớn nhất đã xảy ra trong thời gian gần đây ở khu vực Bắc Trà My đều không vượt quá cấp 6 (thang chấn động MSK64 -thang 12 cấp) và kéo dài theo phương tây bắc – đông nam, bao gồm cả khu vực đập thủy điện.
- Dự báo trong thời gian tới, tại khu vực Bắc Trà My và lân cận, động đất kích thích vẫn tiếp tục xảy ra, thậm chí có thể mạnh hơn, nhưng khó có thể vượt quá giá trị động đất cực đại đã đánh giá M=5,5 độ Richter.
Tuy nhiên, Động đất vẫn tiếp tục xảy ra kèm tiếng nổ lớn gây hoang mang cho người dân địa phương và cũng là hạn chế, rủi ro lớn trong việc phát triển du lịch sinh thái tại Hồ Thủy điện Sông tranh trong việc quảng bá, thu hút lược khách du lịch đến nơi này.
Ngoài ra còn có các khó khăn khác trong phát triển DLST như:
+ Thiếu kiến thức về DLST.
+ Thiếu các hoạt động đào tạo đội ngũ phục vụ trong nghành DLST.
+ Khó khăn trong bảo vệ môi trường do hoàn cảnh đất nước còn nghèo.
+ Thiếu các nguồn tài chính để nâng cao chất lượng cơ sở hạ tầng du lịch.
53
Trên đây là toàn bộ những khó khăn sẽ gặp phải khi phát triển DLST tại đây. Do vậy để có định hướng phát triển DLST ở Hồ thủy điện Sông tranh cho phù hợp và có hiệu quả cao cả về mặt kinh tế, xã hội và môi trường thì chúng ta cần phải có những giải pháp hợp lý để khắc phục những khó khăn nêu trên.
4.1.4. Đánh giá tác động môi trường và các vấn đề liên quan
Du lịch sinh thái tại Hồ Thủy điện Sông Tranh khi đi vào hoạt động có thể tác động tiêu cực đến đời sống kinh tế, xã hội văn hóa của người dân trong vùng dự án. Du lịch không chỉ là một hiện tượng kinh tế thuần túy mà còn bao gồm các khía cạnh chính trị, văn hóa, xã hội và môi trường. Do đó các yếu tố liên quan cần xem xét đánh giá như:
- Ảnh hưởng đến mật độ dân cư.
- Gây biến động về giá cả sinh hoạt.
- Tác động lên nếp sinh hoạt hằng ngày.
- Mâu thuẫn giữa các ngành kinh tế.
- Gây lãng phí do tính thời vụ của hoạt động này.
- Nguy cơ truyền nhiễm từ các nguồn gây ô nhiễm (rác thải) vệ sinh an toàn thực phẩm.
- Thay đổi về đạo đức xã hội.
- Ảnh hưởng đến động vật hoang dã.
- Các dự án du lịch có thể làm suy thoái rừng, là nơi sống của động vật hoang dã.
- Phá vỡ cảnh quan thiên nhiên.
4.1.5. Giải pháp giảm thiểu tác động môi trường và các vấn đề liên quan trong phát triển du lịch sinh thái Hồ Thủy điện Sông Tranh
4.1.5.1. Công tác bảo vệ môi trường
Xây dựng các văn bản, cơ chế chính sách trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường du lịch; khuyến khích các hoạt động giảm thiểu ô nhiễm môi trường, thu gom, vận chuyển, xử lý, tái chế, tái sử dụng chất thải và phục hồi môi trường; cơ chế công khai thông tin về tình hình ô nhiễm và xử lý ô nhiễm cho cộng đồng dân cư; chính sách thu thuế, thu phí đối với các loại chất thải; quy định bắt buộc các cơ sở hoạt động, kinh doanh du lịch cam kết bảo vệ môi trường với cơ quan có thẩm quyền; thường xuyên điều tra thống kê các nguồn thải từ hoạt động du lịch trên địa bàn; quy
hoạch và phát triển hệ thống thu gom, xử lý chất thải từ hoạt động du lịch.
54
Bên cạnh những biện pháp trên cần chú trọng đến việc nâng cao nhận thức của cộng đồng và xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục, quyết liệt và lâu dài. Nâng cao trách nhiệm cho cộng đồng về bảo vệ tài nguyên và môi trường thông qua công tác tuyên truyền giáo dục cho cộng đồng dân cư hiểu được mục đích bảo vệ tài nguyên môi trường là bảo vệ môi trường sống của cộng đồng. Ở đâu có tài nguyên du lịch, có môi trường xanh - sạch - đẹp thì ở đó có thể thu hút được khách du lịch, có việc làm và mang lại thu nhập cho người dân địa phương.
4.1.5.2 Công tác an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội
- Đảm bảo tốt an ninh trên địa bàn huyện, tăng cường họp tác, liên kết giữa các địa phương trong huyện, nhất là các xã vùng giáp ranh; giữa ngành Du lịch và các ngành liên quan, đặc biệt với công an, bộ đội để đảm bảo an toàn cho khách du lịch, góp phần giữ gìn trật tự, an toàn xã hội tại địa phương.
- Tăng cường hợp tác với các huyện, xã vùng giáp ranh để tạo điều kiện trong phát triển du lịch để góp phần nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
- Giao nhiệm vụ công an huyện trong việc quản lý nhân khẩu, hộ khẩu, và số khách du lịch là người nước ngoài đến tham quan trên địa bàn huyện, cũng như các tổ chức khách nước ngoài đến địa bàn huyện. Bên cạnh đó, tăng cường công tác kiểm tra việc đăng ký lưu trú của khách du lịch của các cơ sở lưu trú trên địa bàn nhằm phát hiện sớm các đối tượng, tình hình liên quan đến tình hình an ninh trật tự trên địa bàn.
- Tăng cường công tác phòng chống tệ nạn xã hội như: tệ nạn mại dâm, ma túy, trộm cắp trên địa bàn.
4.1.6. Đề xuất định hướng phát triển du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông tranh
Định hướng phát triển du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông tranh trong thời gian tới cần tập trung khai thác các thế mạnh tiềm năng trong phát triển sinh du lịch sinh thái, đồng thời khắc phục những mặt còn hạn chế để từ đó từng bước đưa loại hình dịch vụ này ngày một phát triển đáp ứng được nhu cầu của du khách trong và ngoài nước. Để làm được điều đó cần thực hiện các vấn đề sau:
a. Xây dựng, phát triển và đào tạo:
Đào tạo chuyên môn nghiệp vụ về du lịch sinh thái cho cán bộ, nhân viên du lịch. Hình thành phòng ban chuyên trách thực hiện nhiệm vụ tổ chức, hướng dẫn, giới thiệu, thực hiện các hoạt động du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông tranh và các xã vùng đệm. Thành lập trung tâm giáo dục môi trường và DLST nhằm đào tạo và nâng
cao trình độ hiểu biết của người dân cũng như năng lưc của cán bộ du lịch sinh thái
55
b. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng: Nhà khách hiện tại mới chỉ đáp ứng được số lượng khách có hạn, hệ thống trang bị nội thất còn nghèo nàn do đó cần phải tu sửa bổ sung. Ngoài ra còn có thể xây dựng thêm một số nhà nghỉ sinh thái trong khu vực phân khu hành chính dịch vụ để đáp ứng nhu cầu nghỉ lại của du khách.
c. Xây dựng kế hoạch phát triển du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông tranh: đây là hoạt động cần thiết, đồng thời phải có sự kết nối và tạo mắt xích trong mạng lưới du lịch, thành một điểm đến của các công ty lữ hành tổ chức du lịch trong vùng và những vùng lân cận.
d. Định hướng về xúc tiến quảng bá du lịch
Quảng bá du lịch đóng vai trò quyết định đến sự thành công trong chiến lược phát triển du lịch, đặc biệt là trong bối cảnh cạnh tranh hiện nay trên thị trường đang diễn ra khốc liệt, bên cạnh đó diễn biến động đất tại Thủy điện Sông tranh vẫn còn diễn ra gây ảnh hưởng đến lượng khách đến tham quan, du lịch; vì vậy cần xây dựng một chiến lược xúc tiến quảng bá một cách toàn diện để thuyết phục và thu hút du khách tới tham quan. Việc tiến hành quảng bá du lịch tại đây sẽ được tiến hành như sau:
- Xây dựng tập gấp, áp phích, đĩa VCD,… để giới thiệu, quảng bá tiềm năng về các sản phẩm đặc thù, loại hình du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông tranh…
- Xây dựng và đưa lên mạng, Website riêng khu du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông tranh. Hiện nay hình thức quảng bá qua mạng internet là phổ biến và có nhiều người quan tâm nhất. Vì vậy các điểm du lịch sinh thái, các nhà đầu tư du lịch sinh thái cần lập lên những Webside của mình để quảng bá và tiếp thị. Webside cần có các thông tin hình ảnh, tiềm năng du lịch sinh thái, các dịch vụ phục vụ du lịch, các món ăn đặc sản để quảng bá cho du khách được biết. Mặt khác, đưa hình ảnh du lịch sinh thái của vùng lên webside của tổng cục du lịch Việt Nam, nhằm quảng bá và giới thiệu với du khách trong và ngoài nước bằng những bài viết và hình ảnh DLST của vùng.
- Phối hợp với đài truyền hình Việt Nam tuyên truyền quảng bá bằng hình ảnh phim, ảnh, tạp chí trên các chương trình của đài truyền hình Việt Nam.
- Tổ chức các Tour du lịch đặc thù với nhiều hình thức giảm giá, miễn phí một số dịch vụ ban đầu để phục vụ tuyên truyền quảng bá.
4.1.7. Giải pháp tổ chức thực hiện
Để thực hiện một cách đồng bộ có hiệu quả, khai thác hết tiềm năng hiện có ở khu vực Hồ Thủy điện Sông Tranh thì UBND huyện Bắc Trà My xây dựng Đề án phát triển du lịch sinh thái tại Hồ Thủy điện Sông Tranh, trình UBND tỉnh Quảng Nam phê duyệt; chỉ đạo các cơ quan ban ngành huyện Bắc Trà My phối hợp và thực
hiện các nhiệm vụ sau:
56
- Phòng Văn hóa và thông tin - Cơ quan quản lý nhà nước về công tác du lịch, có trách nhiệm tham mưu:
Thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện đề án để theo dõi, chỉ đạo điều hành các nội dung của đề án; đồng thời phân công trách nhiệm cụ thể cho từng thành viên gắn với từng nội dung, chương trình cụ thể.
+ Theo dõi, đôn đốc các đơn vị thực hiện, đảm bảo đúng tiến độ và thời gian quy định.
+ Tổ chức hội nghị để quảng bá, giới thiệu về đề án.
- Đài Truyền thanh - Truyền hình huyện:
+ Xây dựng chuyên mục, chuyên đề tuyên truyền trên hệ thống phát thanh, truyền hình huyện về các nội dung liên quan của đề án.
+ Xây dựng phim tư liệu quảng bá các loại hình du lịch gắn với lợi thế, điều kiện phục vụ du lịch hiện có trên địa bàn.
- Phòng Tài chính - Kế hoạch huyện:
Có trách nhiệm tổng hợp kinh phí do các cơ quan, đơn vị, địa phương xây dựng, tham mưu HĐND huyện phân giao kế hoạch hằng năm để các đơn vị triển khai thực hiện.
- Phòng Tư pháp huyện:
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao để thực hiện chức năng thẩm định cơ sở pháp lý của các văn bản, đề án của các cơ quan ban ngành và của các địa phương trong địa bàn huyện để tham mưu lãnh đạo UBND phê duyệt đúng trình tự, thủ tục.
- UBND các xã, thị trấn:
Phối họp với các cơ quan, ban, ngành làm tốt công tác quản lý nhà nước về du lịch tại địa phương. Tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức và cá nhân tham gia đầu tư phát triển du lịch tại địa bàn.
- Đề nghị Mặt trận và các hội, đoàn thể:
Tập trung công tác tuyên truyền, vận động cán bộ, nhân dân hưởng ứng và tham gia thực hiện các nội dung của đề án.
57
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
- Bắc Trà My là huyện vùng núi cao của tỉnh Quảng Nam, từ lâu được mệnh danh là vùng đất “cao sơn ngọc quế” với cảnh núi non hùng vĩ, hoang sơ cùng những nét văn hóa đặc sắc của đồng bào các dân tộc thiểu số đã tạo nên bức tranh văn hóa sống động, đa sắc màu góp phần làm giàu bản sắc văn hóa trên địa bàn huyện. Biểu trưng truyền thống quí báu của các đồng bào dân tộc thiểu số huyện Bắc Trà My, bên cạnh đó nổi bật là công trình thủy điện Sông Tranh 2 (bao gồm: lòng hồ, thân đập và nhà máy), được xây dựng trên thượng nguồn Sông Tranh thuộc địa phận 8 xã của hai huyện Nam, Bắc Trà My; trong đó có 04 xã thuộc địa phận huyện Bắc Trà My là: Trà Đốc, Trà Bui, Trà Giác, Trà Tân. Công trình thủy điện hoàn thành với diện tích lưu vực là: 1.100km2; diện tích mặt hồ ứng với mực nước dâng bình thường là: 21,52km2 đã góp phần vào quảng bá du lịch trong thời gian qua. Ngoài ra, còn có một số thắng cảnh thiên nhiên tại các vùng lân cận như: Thác Bà Nô (thôn 8, xã Trà Bui), Hố Nai (Trà Tân), Thác Ồ Ồ (Trà Giang)...
Hiện nay trên lòng hồ tổ chức đã nuôi trồng được gần 100 lồng bè cá các loại.
Đây là thế mạnh để lồng ghép phát triển khu lịch trên lòng hồ.
Tuy nhiên, Trong những năm qua, việc phát triển du lịch trên địa bàn tuy được quan tâm nhưng chưa có sự đầu tư đúng mức và chưa có các định hướng, mục tiêu rõ rệt. Chính vì thế, việc khai thác du lịch còn mang tính manh mún và mới chỉ dừng lại ở việc tự phát của các đoàn đến thăm tại các điểm di tích trong quần thể khu di tích Nước Oa, loại hình du lịch sinh thái chưa được quan tâm, phát triển.
Du lịch sinh thái đang là một xu thế phát triển trên toàn thế giới được nhiều quốc gia đặc biệt quan tâm, nhất là những quốc gia có tiềm năng sinh thái nhân văn lớn mà Việt Nam lại là một trong những nước có tiềm năng văn hoá nhân văn lớn. Do vậy việc phát triển du lịch sinh thái ở nước ta nói chung cũng như ở hồ thủy điện Sông tranh nói riêng là hoàn toàn phù hợp với xu thế phát triển hiện nay.
- Mặt khác Hồ thủy điện Sông Tranh là một trong những điểm có khả năng phát triển du lịch sinh thái nằm trên địa bàn huyện Bắc Trà My cùng các địa điểm thắng cảnh khác có nhiều cảnh quan thiên nhiên đẹp nhưng đa phần vẫn còn hoang sơ, chưa được chính thức khảo sát, thống kê, đầu tư đưa vào khai thác du lịch. Tuy nhiên bên cạnh các mặt mạnh vẫn còn nhiều điểm yếu như tình hình dân cư chưa ổn định. Cuộc sống của người dân chưa được đảm bảo, vì vậy sự phụ thuộc vào rừng của người dân còn nhiều. Tình trạng khai thác, đánh bắt động thực vật rừng còn phổ biến. Không những vậy du lịch sinh thái ở đây chưa phát triển cũng chính vì chưa có sự đầu tư, quy
hoạch và quảng bá đúng mức, chưa thực sự đầu tư mạnh vào phát triển du lịch sinh thái.
58
Tóm lại, Hồ thủy điện Sông tranh có tiềm năng du lịch sinh thái rất lớn, do đó cần có chương trình quảng bá nhằm thu hút các chương trình dự án đầu tư cho phát triển du lịch sinh thái tại đây. Việc đầu tư xây dựng và phát triển du lịch sinh thái ở Hồ thủy điện Sông Tranh là một chiến lược đúng và đang đứng trước những thuận lợi và cơ hội lớn, đồng thời cũng phải đối mặt với những khó khăn và thách thức nhất định. Do vậy khi đầu tư xây dựng khu du lịch sinh thái tại đây cần phải cân nhắc một cách kỹ lưỡng trong quá trình đầu tư xây dựng và phát triển nhằm đảm bảo hài hoà giữa các lợi ích kinh tế do du lịch mang lại một cách bền vững gắn liền với công tác quản lý bảo vệ rừng cho thế hệ hôm nay và mai sau. Vì vậy khi đầu tư xây dựng và phát triển du lịch ở đây, việc đưa ra các dự báo phát triển, các nhu cầu đầu tư, các định hướng phát triển cũng như chính sách, giải pháp liên quan là hết sức cần thiết và phải có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban ngành và cộng đồng. Có như vậy thì mới có thể giảm thiểu được những tác động tiêu cực do những bất cập tồn tại trong các hoạt động đầu tư xây dựng, phát triển du lịch. Nhằm mục đích khai thác tối đa tiềm năng du lịch sinh thái Hồ thủy điện Sông Tranh, đem lại những lợi ích kinh tế thiết thực góp phần bảo tồn tài nguyên rừng nói riêng và phát triển kinh tế xã hội nói chung. Nâng cao vai trò, trách nhiệm công tác quản lý bảo vệ rừng trong nhân dân, đưa người dân vào vị trí trọng tâm trong Công tác quản lý bảo vệ rừng gắn với những lợi ích kinh tế, môi trường
Một lần nữa chúng ta cần phải khẳng định lại rằng: Việc tổ chức khai thác du lịch sinh thái Hồ Thủy điện Sông Tranh phù hợp với mục tiêu và định hướng của nhà nước trong quá trình phát triển của ngành du lịch hiện nay. Với việc hoàn thiện đề tài này bước đầu đem lại cho chúng ta một bức tranh tương đối toàn diện về sự phát triển du lịch sinh thái ở Hồ Thủy điện Sông Tranh hiện nay. Với những kết quả đạt được của đề tài, chúng ta có thể sử dụng đề tài này làm cơ sở để từ đó xây dựng các đề án phát triển du lịch sinh thái nói riêng, du lịch nói chung cũng như các phương án kinh doanh du lịch tại đây, đồng thời làm cơ sở đề xuất các nghiên cứu chuyên sâu tiếp theo.
2. Tồn tại
- Trong quá trình nghiên cứu thì do địa hình khó khăn, hạn chế về sức lực, thời gian nên sự khảo sát thực địa còn hạn chế. Chỉ khảo sát một số địa điểm vì vậy đánh giá tiềm năng du lịch sinh thái còn nhiều thiếu sót.
- Trong quá trình điều tra số liệu, do thông tin số liệu lấy nhiều cơ quan khác nhau nên thông tin chưa có sự đồng nhất.
- Du lịch sinh thái là một vấn đề khá mới mẻ ở Việt Nam. Và còn mới mẻ hơn trong Lâm nghiệp vì vậy khi thực hiện đề tài không tránh khỏi những thiếu sót.
- Vấn đề đầu tư phát triển du lịch sinh thái ở Hồ Thủy điện Sông Tranh đang còn tồn tại một số vấn đề sau: