Đề Xuất Các Giải Pháp Khai Thác Bền Vững Và Sử Dụng Hợp Lý Tài Nguyên Nước Ngầm Thành Phố Hà Nội

+ Giai đoạn đến năm 2050 khai thác 578.000 m3/ngày đêm: Trong đó khu trung tâm Hà Nội khai thác 360.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Nam sông Hồng 36.000 m3/ngày đêm; khu vực Sơn Tây 30.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Bắc Hà Nội

72.000 m3/ngày đêm; khu vực phía Đông Hà Nội 80.000 m3/ngày đêm.

Một số nguồn nước ngầm phía Nam Hà Nội có chất lượng xấu sẽ giảm dần công suất khai thác và ngừng hoạt động vào năm 2020 đối với Nhà máy nước Hạ Đình và năm 2030 đối với Nhà máy nước Tương Mai, Nhà máy nước Pháp Vân. Thay thế nguồn nước ngầm này là nguồn nước mặt lấy từ Nhà máy nước mặt Sông Đà và từ Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

3.4. Đề xuất các giải pháp khai thác bền vững và sử dụng hợp lý tài nguyên nước ngầm thành phố Hà Nội

3.4.1. Giải pháp quản lý

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý: Ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước ngầm.

- Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước.

- Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng hiệu quả khai thác nước của các công trình khai thác sử dụng nước.

- Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bằng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải, nguồn gây ô nhiễm. Xây dựng hệ thống và áp dụng các khoa học công nghệ trong việc xử lý, thu gom rác thải, chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh môi trường.

- Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luâṭ về tài nguyên nước đến mợi tổ chức và cá nhân, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước...

- Công khai các thông tin về các cơ sở gây ô nhiễm và các nguồn nước bị ô nhiễm cho nhân dân biết và phát huy sức mạnh cộng đồng trong theo dõi, giám sát các hoạt động bảo vệ nguồn nước.

- Hạn chế khai thác nước ngầm, tăng cường khai thác nguồn nước mặt cấp cho sinh hoạt từ Nhà máy nước mặt Sông Đà và Nhà máy nước mặt Sông Đuống.

3.4.2. Giải pháp kỹ thuật

a) Giải pháp kỹ thuật khai thác nước ngầm

* Cấu trúc giếng khoan

Ở nước ta hiện nay đã có nhiều kinh nghiệm thiết kế giếng để đạt được lưu lượng 5.000 - 7.000 m3/ng. Các giếng khai thác nước ngầm vùng ven sông nói chung và sông Hồng nói riêng đều có thể cho lưu lượng lớn.

Các giếng khai thác ở các bãi giếng Bắc Thăng Long, Gia Lâm, Cáo Đỉnh, Yên Phụ, Lương Yên, Nam Dư đều cho lưu lượng lớn, thường trên 3.000m3/ngày, đôi khi đạt đến 5.000 - 7.000m3/ngày. Các ví dụ về các giếng khoan khai thác đạt lưu lượng lớn nhất là: H25 của bãi giếng Gia Lâm đạt lưu lượng 5.220 m3/ngày, H15 của bãi giếng Yên Phụ đạt 5.300 m3/ngày, LY H12 của bãi giếng Lương Yên đạt 7.200 m3/ngày và ND H18 của bãi giếng Nam Dư đạt 5.500 m3/ngày.

Căn cứ và đặc điểm cấu trúc địa chất thủy văn và trữ lượng nước ngầm thành phố Hà Nội, cũng như công nghệ khai thác nước ngầm hiện nay ở nước ta, cấu trúc giếng khoan khai thác nước ngầm hợp lý nhất là:

- Chiều sâu giếng khoan 60 - 70 m (khoan hết chiều dày tầng chứa nước)

- Ống chống ngoài có đường kính 700 mm, ống chống trong có đường kính 450mm (cùng đường kính với ống lọc) bố trí hết chiều dày tầng chứa nước.

- Ống lọc Jonhson đường kính 450 khe hở 3 mm chống hết chiều dày của tầng chứa nước hoặc chiếm 94% chiều dày tầng chứa nước

- Ống lắng đường kính 450 mm.

- Chèn sỏi đường kính 8-10 mm, chèn từ mái tầng chứa nước đến hết chiều dày tầng chứa nước, phía trên chèn sét hoặc trám xi măng cách ly các tầng chứa nước đến mặt đất.

Ngoài ra, hiện nay công nghệ khai thác nước ven sông công suất lớn đang được nhiều nước triển khai như Nhật Bản sử dụng công nghệ Nagaoka có thể khai thác với công suất 1.000 - 200.000 m3/ngày bằng các giếng thu nước đường kính lớn. Do đó cần phải có nghiên cứu áp dựng công nghệ khai thác nước này phục vụ cấp nước cho thủ đô Hà Nội ở các vị trí ven sông và các bãi bồi giữa sông có lưu lượng lớn. Do đó, giải pháp công nghệ khai thác nước đối với vùng ven sông Hồng ở thành phố Hà Nội

có thể sử dụng là hệ thống các giếng thu nước đường kính lớn. Tuy nhiên cũng cần có nghiên cứu áp dụng thử nghiệm trước khi đưa vào khai thác.

Hình 3 34 Công nghệ giếng thu nước đường kính lớn Nagaoka Kỹ thuật khoan 1

Hình 3 34 Công nghệ giếng thu nước đường kính lớn Nagaoka Kỹ thuật khoan 2

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 120 trang tài liệu này.


Hình 3.34. Công nghệ giếng thu nước đường kính lớn Nagaoka

* Kỹ thuật khoan giếng

Kỹ thuật khoan giếng khai thác có ý nghĩa rất lớn đối với ngoài năng suất, giá thành, mức độ tiện lợi thi công… còn có ý nghĩa rất lớn đến hiệu suất và tuổi thọ giếng khoan.

Hiện nay khoan khai thác nước ngầm áp dụng nhiều phương pháp, công nghệ khoan khác nhau như: khoan xoay, khoan đập, khoan với công nghệ khoan tuần hoàn thuận, tuần hoàn ngược. Mỗi một phương pháp, mỗi một công nghệ đều có các tính năng tác dụng khác nhau tạo ra các ưu điểm và nhược điểm khác nhau, cần phải lựa chọn phù hợp với mục đích khoan.

Với mục đích khai thác nước ngầm, yêu cầu quan trọng nhất phải đạt được là: tuổi thọ giếng khoan lâu dài, hiệu suất giếng khoan phải lớn, tức là không được phá vỡ, ảnh hưởng nhiều đến trạng thái tự nhiên của tầng chứa nước.

Công tác khoan giếng khai thác hiện nay ở nước ta đang được áp dụng rộng rãi công nghệ khoan tuần hoàn thuận, kết quả là đa số các giếng khai thác đạt hiệu suất không cao. Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Nam đã hoàn thành đề tài khoa học công nghệ: “Thiết kế chuyển đổi công nghệ khoan tuần hoàn thuận sang công nhệ khoan tuần hoàn ngược trong khoan khai thác nước ngầm trong điều kiện Việt Nam”.

Rõ ràng công nghệ khoan tuần hoàn ngược và khoan xoay “thổi rửa ngược” là ưu việt phù hợp với việc khoan giếng khai thác ở vùng Hà Nội hiện nay.

Một số giếng khoan khai thác ở các bãi giếng ven sông Hồng có lưu lượng nhỏ, đôi khi chỉ < 2.000 m3/ng, nếu được đầu tư thích đáng có thể nghiên cứu xác định rõ nguyên nhân và tìm được biện pháp khắc phục.

Chính vì tính ưu việt của việc áp dụng công nghệ khoan khai thác nước trên, kỹ thuật khai thác nước ngầm đối với vùng ven Hồng khu vực Hà Nội có thể áp dụng hiệu quả là công nghệ khoan tuần hoàn ngược.

* Yêu cầu xây dựng giếng khoan khai thác

Xây dựng giếng khai thác vùng ven sông và bãi bồi cần phải đảm bảo các yêu cầu để khai thác lâu dài, không bị phá hủy do sói lở, không bị ngập về mùa lũ, đảm bảo ổn định cho hệ thống đê điều… do đó cần phải được nghiên cứu trước khi xây dựng.

Để không bị ngập lụt về mùa lũ, ống chống của giếng khoan và các thiết bị phục vụ vận hành của giếng khoan khu vực ven sông Hồng cần được nâng cao tránh ngập lụt khi nước lũ sông dâng cao và có hệ thống nhà trạm bảo vệ giếng.

b) Giải pháp bảo vệ tài nguyên nước ngầm

- Thực hiện trám lấp các giếng khoan không sử dụng theo kế hoạch lộ trình dừng khai thác của các nhà máy nước lớn.

- Triển khai xây dựng hoàn thiện mạng quan trắc tài nguyên nước ngầm để có cơ sở cảnh báo, dự báo các tác động tiêu cực đến nguồn tài nguyên nước ngầm.

- Triển khai xây dựng các đới phòng hộ bảo vệ công trình khai thác nước hiện có và bắt buộc các công trình xây dựng mới phải thiết lập đới phòng hộ vệ sinh theo đúng quy định.

- Quản lý nghiêm ngặt các hoạt động quy định tại các vùng cấm, vùng hạn chế khai thác nước ngầm.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

Luận văn đã thực hiện được các nội dung đặt ra với những kết quả chính sau: (1). Đánh giá hiện trạng và diễn biến chất lượng nước ngầm tại khu vực nội đô

thành phố Hà Nội. Luận văn đã phân tích chất lượng nước của các tầng chứa nước thông qua các mẫu phân tích. Từ đó nhận thấy, xét theo quy chuẩn QCVN09- MT:2015/BTNMT, tại hầu hết các tầng chứa nước các chất Amoni, Sắt, Asen và Mangan đều đang bị ô nhiễm ở một số vùng.Về diễn biến mực nước, có thể thấy, mức nước tại các lỗ khoan quan trắc qua các năm đều đang có xu thế giảm mực nước. Điều này cho thấy trữ lượng nước của các tầng chứa nước khu vực nội thành Hà Nội đang ngày càng bị suy giảm. Qua đó nhận thấy các tầng chứa nước cần được điều tra bảo vệ là tầng chứa nước Holocen (qh); Pleistocen (qp) và Pliocen (n).

(2). Thực trạng khai thác và mức độ suy thoái nước ngầm nội đô thành phố Hà Nội. Nguồn nước ngầm khu vực nội thành Hà Nội vẫn đang tiếp tục khai thác thông qua các nhà máy nước với công suất lớn. Bên cạnh đó, việc quản lý các hộ dân khai thác sử dụng nước ngầm vẫn chưa được kiểm soát. Về dự báo nhu cầu sử dụng nước, theo Quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ nhu cầu sử dụng nước tại Hà Nội thì lượng nước khai thác nước ngầm năm 2030 là 613.000 m3/ngày đêm.

(3). Đề xuất một số giải pháp về quản lý và kỹ thuật nhằm kiểm soát ô nhiễm bảo vệ tài nguyên nước ngầm thành phố Hà Nội gồm Hoàn thiện hệ thống văn bản quản lý: Ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành, doanh nghiệp và nhân dân thực hiện các quy định của pháp luật về lĩnh vực tài nguyên nước ngầm; Tăng cường công tác quản lý và cấp phép về tài nguyên nước; Tăng cường các biện pháp quản lý, chống thất thoát, lãng phí tài nguyên nước, nâng hiệu quả khai thác nước của các công trình khai thác sử dụng nước; Hạn chế khai thác nước ngầm, tăng cường khai thác nguồn nước mặt cấp cho sinh hoạt từ Nhà máy nước mặt Sông Đà và Nhà máy nước mặt Sông Đuống; Giảm thiểu ô nhiễm nguồn nước bằng các biện pháp kiểm soát chặt chẽ nguồn xả thải, nguồn gây ô nhiễm. Xây dựng hệ thống và áp dụng các khoa học công nghệ trong việc xử lý, thu gom rác thải, chất thải đảm bảo đạt tiêu chuẩn vệ sinh

môi trường; Thực hiện tốt công tác tuyên truyền phổ biến pháp luâṭ về tài nguyên nước đến mọi tổ chức và cá nhân, khuyến khích sử dụng nước tiết kiệm, bảo vệ nguồn nước...; Sử dụng các công nghệ mới trong khai thác nước ngầm

2. Kiến nghị

Với hiện trạng nguồn nước ngầm hiện nay, khu vực nội thành Hà Nội cần phải thực hiện đúng theo Quy hoạch như quyết định số 499/QĐ-TTg ngày 21/3/2013 của Thủ tướng Chính phủ. Cơ quan quản lý cần khoanh vùng, kiểm soát việc khai thác sử dụng nước khu vực nội thành, ứng dụng các công nghệ mới trong việc khai thác, sử dụng nguồn tài nguyên nước ngầm.

Luận văn mới chỉ dừng lại ở việc phân tích mẫu nước, đánh giá diễn biến và hiện trạng nguồn nước. Cần phải có những nghiên cứu sâu thêm để đánh giá được chi tiết cũng như tổng thể nguồn nước ngầm thành phố Hà Nội.

TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tiếng Việt

1. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo đánh giá thực trạng tài nguyên nước thành phố Hà Nội.

2. Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2018.

3. Cục Quản lý tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo tổng kết cơ sở dữ liệu tài nguyên nước thành phố Hà Nội.

4. Cục Quản lý tài nguyên nước – Bộ Tài nguyên và Môi trường (2018), Báo cáo điều tra cơ bản nước dưới đất thành phố Hà Nội.

5. Nguyễn Văn Đản (2004), Về khả năng xây dựng các công trình khai thác nước thấm lọc ven các sông, hồ ở nước ta (lấy thí dụ vùng Hà Nội), TC Địa chất, A/280, 1-2/2004, Hà Nội.

6. Nguyễn Văn Đản (2010), Tài nguyên nước dưới đất vùng thành phố Hà Nội và định hướng điều tra nghiên cứu, khai thác sử dụng, Hội thảo khoa học Quốc tế kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.

7. Nguyễn Văn Đản (1995), Báo cáo kết quả xây dưng mạng lưới quan trắc nước dưới đất vùng đồng bằng Bắc Bộ, Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Hà Nội.

8. Nguyễn Văn Đản (1996), Báo cáo kết quả xây dựng mạng lưới và quan trắc nước dưới đất vùng Hà Nội, Lưu trữ Liên đoàn Quy hoạch và Điều tra tài nguyên nước miền Bắc, Hà Nội.

9. Đoàn Quy hoạch Điều tra tài nguyên nước 63, Cao Sơn Xuyên (1985), Báo cáo lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1:200.000 vùng Hà Nội.

10. Trịnh Văn Giáp (2003), Thiết lập quy trình xác định hàm lượng các đồng vị của hydrô và ôxy trong nước nhằm tiến tới ứng dụng nghiên cứu nước ngầm khu vực Hà Nội, Bộ Khoa học và Công Nghệ.

11. Nguyễn Văn Lâm (2003), Quản lý và bảo vệ tài nguyên nước dưới đất, Trường đại học Mỏ địa chất, Hà Nội;

12. Luật Tài nguyên nước số 17/2012/QH13 được được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khoá XIII, kỳ họp thứ 3 thông qua ngày 21 tháng 6 năm 2012.

13. Trần Minh (1983), Báo cáo thăm dò nước ngầm vùng Hà Nội.

14. Trần Minh (1996), Trữ lượng động tự nhiên của NDĐ trong trầm tích Đệ tứ đồng bằng Bắc Bộ và vai trò của nó trong hình thành trữ lượng khai thác, Luận án PTS khoa học Địa lý-Địa chất. Thư viện quốc gia, Hà Nội.

15. Trần Minh (1984), Báo cáo thăm dò tỷ mỷ nước dưới đất khu vực Hà Nội, Tổng cục địa chất- Liên đoàn 1-Đoàn 64. Hà Nội.

16. Trần Minh (1993). Báo cáo kết quả lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT vùng thành phố Hà Nội, Lưu trữ Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam.

17. Trần Văn Minh (1993), Báo cáo kết quả thăm dò nước dưới đất vùng Hà Nội mở rộng, Lưu trữ Cục Quản lý tài nguyên nước, Hà Nội

18. Phạm Quý Nhân (2012), Nghiên cứu cơ sở khoa học và thực tiễn để đánh giá khả năng tự bảo vệ của các tầng chứa nước. Áp dụng thử nghiệm tại các vùng đặc trưng ở Việt Nam, Lưu NAWAPI.

19. Phạm Qúy Nhân, Trần Thành Lê, Đặng Trần Trung (2014), Nghiên cứu đánh giá tiềm năng tài nguyên nước dưới đất khu vực Hà Nội, khả năng suy thoái trữ lượng và chất lượng nước, xây dựng định hướng chiến lược khai thác hợp lý, bảo vệ môi trường phục vụ cho phát triển bền vững Thủ đô. Đề tài cấp Thành phố Mã số:010-04/09-2008-2.

20. Phạm Qúy Nhân, Trần Thành Lê, Đặng Trần Lê, Đặng Trần Trung (2018), “Định hướng khai thác bền vững tài nguyên nước dưới đất phục vụ phát triển kinh tế xã hội vùng thành phố Hà Nội”, Tạp chí Khoa học Tài nguyên và Môi trường, Trường Đại học Tài nguyên và Môi trường.

21. Đặng Đức Nhận, Phạm Hòa Bình (2018), “Nghiên cứu xác định sự bổ cập từ nước song Hồng cho tầng chứa nước Pleistocen khu vực phía nam Hà Nội”, Tạp chí Khoa học và Công nghệ Việt Nam, (60).

22. Niên giám thống kê Hà Nội 2018, Cục thống kê thành phố Hà Nội.

23. Đặng Hữu Ơn (2000) Tính toán địa chất thủy văn. Giáo trình, Đại học mỏ địa chất.

Xem tất cả 120 trang.

Ngày đăng: 14/01/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí