Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 13


cao.

- Nghiên cứu công nghệ xử lý chất thải công nghiệp phù hợp và có hiệu quả


- Nghiên cứu ứng dụng công nghệ xử lý rác thải và sử dụng mùn phế thải sản

xuất phân bón hữu cơ vi sinh.

- Nghiên cứu chế phẩm vi sinh dùng trong sản xuất nông nghiệp và chăn nuôi, hoá chất BVTV thích hợp cho các vùng nông nghiệp chuyên canh.

Hiện nay các dây truyền công nghệ, quy trình, phương tiện sản xuất của hầu hết các nhà máy, xí nghiệp trên địa bàn thành phố Uông Bí chưa hiện đại, có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Do đó, để có môi trường sống trong lành, đảm bảo, yêu cầu các cơ sở sản xuất phải đầu tư lắp đặt quy trình công nghệ sản xuất, công nghệ xử lý các chất thải mới (rắn, lỏng, khí) nhằm hạn chế tải lượng và nồng độ các chất thải gây ô nhiễm xuống mức cho phép trước khi đưa vào môi trường.

4. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường nước

a.Giải pháp bảo vệ môi trường nước mặt

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Để bảo vệ nguồn nước, chống suy giảm lưu lượng nước vấn đề cơ bản là bảo vệ, khôi phục rừng đầu nguồn của các hồ chứa nước.

Tăng cường nguồn kinh phí và xây dựng cơ chế riêng cho công tác vớt cỏ, rác, nạo vét thông thoáng kênh mương.

Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý - 13

Không được lấn chiếm các diện tích nước mặt (sông, hồ, suối, kênh,...), đổ chất thải, nước thải không qua xử lý vào các thủy vực

Cần quan trắc định kỳ môi trường nước mật nhằm dự báo diễn biến chất lượng môi trường nước, chế độ thủy văn để điều hòa nguồn nước và bảo vệ môi trường.

Đẩy nhanh tiến độ dự án xử lý nước thải, rác thải theo quy định để không thải trực tiếp vào kênh mương. Tăng cường tuần tra phát hiện, xử lý các vi phậm xả thải của các cơ sở sản xuất vào môi trường nước. Cụ thể hơn:

Với nước thải của các cơ sở sản xuất và bệnh viện

Nhất thiết phải có thiết kế chi tiết hệ thống thu gom và xử lý nước thải được cơ quan chuyên môn thẩm định và phê duyệt trước khi cấp phép xây dựng

Khi cơ sở đi vào sản xuất, hệ thống thu gom và xử lý nước thải phải được cơ quan chuyên trách về môi trường kiểm tra, đánh giá hiệu quả. Nếu đạt yêu cầu thì cơ sở mới được chính thức hoạt động.

Với nước thải sinh hoạt

Cần phải quy hoạch lại hệ thống cống thu gom nước thải sinh hoạt của các xã, thị trấn trên địa bàn thành phố. Tất cả các đô thị, thị tứ mới xây dựng, phải thiết kế chi tiết hệ thống thu gom nước thải

Việc xử lý nước thải sinh hoạt khi đã thu gom được về bể chứa thì không khó khăn như rác thải sinh hoạt. Công nghệ phổ biến và rất hiệu quả hiện nay là sử dụng hồ sinh học.

Tùy theo lưu lượng nước thải vào hồ sẽ bổ xung chế phẩm vi sinh (được bán rộng rãi trên thị trường), 1kg chế phẩm/50m3nước thải.

b.Giải pháp quản lý, khai thác và bảo vệ nước ngầm

Dự án khai thác nước dưới đất có công suât từ 10.000m3/ngày.đêm trở lên phải lập báo cáo ĐTM.

Chỉ sử dụng các loại hóa chất trong danh mục cho phép của nhà nước có thẩm quyền để thăm dò, khai thác nước dưới đất.

Nghiêm cấm việc đưa vào nguồn nước dưới đất các loại hóa chất, chất độc, chất thải, vi sinh vật chưa được kiểm định và các tác nhân độc hại khác đối với con người và sinh vật.

Có biện pháp ngăn ngừa ô nhiễm nguồn nước dưới đất qua giếng khoan, qua thăm dò, khai thác nước dưới đất. Các cơ sở khai thác nước dưới đất có trách nhiệm phục hồi môi trường khu vực thăm dò, khai thác; các lỗ khoan dò, lỗ khoan khai thác không còn sử dụng phải được lấp theo đúng quy trình kỹ thuật để tránh làm ô nhiễm nguồn nước dưới đất.

5. Đề xuất giải pháp quản lý công tác thu gom xử lý chất thải rắn

Để tăng cường hiệu quả của công tác quản lý chất thải rắn đô thị cần tập trung vào các giải pháp sau:

- Nâng cao hiệu quả hoạt động và dịch vụ của Công ty môi trường đô thị bằng cách chuyển đổi Công ty này thành Xí nghiệp dịch vụ công và tăng các mức phí thu gom rác thải;

- Tăng cường và đa dạng hoá đầu tư cho cơ sở hạ tầng và các thiết bị phục vụ quản lý chất thải rắn;

- Nâng cao ý thức của cộng đồng trong việc tham gia các chương trình hoạt động liên quan đến quản lý chất thải rắn, đặc biệt là phụ nữ, thanh niên và học sinh;

- Khuyến khích các hoạt động thu gom và phân loại rác thải tại nguồn dựa vào cộng đồng để thúc đẩy công tác tái chế và chế biến phân compost từ rác thải;

- Giao quyền cho khối tư nhân tham gia và có trách nhiệm trong các hoạt động quản lý chất thải rắn.

- Giáo dục quan điểm nhìn nhận chất thải rắn như một nguồn tài nguyên nhằm khuyến khích giảm thiểu - tái sử dụng - tái chế, sản xuất phân bón và các sản phẩm khác từ chất thải rắn.

- Nâng cao năng lực và các nguồn lực cho các hoạt động giám sát công tác quản lý chất thải rắn đô thị và khu công nghiệp.

- Xây dựng khung thống nhất trong thu phí môi trường và phí vệ sinh môi trường, đảm bảo nguyên tắc người gây ô nhiễm phải trả tiền và duy trì hoạt động của các hình thức quản lý vệ sinh môi trường (rác thải).

- Động viên người dân sử dụng các loại vật liệu có thể tái chế, tái sử dụng được. Đa số các điểm tập kết rác thải trên các tuyến vận chuyển ảnh hưởng đến người dân bởi mùi hôi thối và nước do phân huỷ các chất hữu cơ, vì thế, việc sử dụng túi nilon gói chất thải có thể hạn chế điều này.

- Khuyến khích các doanh nghiệp và các cơ sở kinh doanh sử dụng các công nghệ mới sạch hơn, sử dụng tối ưu các nguyên vật liệu, giảm bao bì và đóng gói sản phẩm. Thay đổi thói quen tiêu dùng, tránh lãng phí.


Phòng Tài nguyên Môi trường Uông Bí

Công ty Môi trường Đô thị Uông Bí

Công ty tư nhân

Người dân

Ban QL Di tích Yên Tử


Quản lý trực tiếp công tác vệ sinh môi trường đô thị

Hỗ trợ thu gom, vận chuyển rác thải và công tác VSMT khác

Hình 3.16. Sơ đồ kiến nghị mô hình quản lý chất thải rắn đô thị TP. Uông Bí

Công ty môi trường Uông Bí chịu trách nhiệm thu gom, vận chuyển và xử lý rác thải, trên phạm vi toàn bộ các phường trên địa bàn thành phố. Công ty tư nhân và Ban Quản lý Di tích Yên Tử chịu trách nhiệm thu gom và xử lý rác thải trên địa bàn mình quản lý với sự thoả thuận phân quyền hoạt động giữa các công ty, tổ chức này với công ty Môi trường đô thị Uông Bí với sự giám sát, tham gia của người dân thuộc vùng đó và Phòng Tài nguyên Môi trường Uông Bí. Tuỳ thuộc vào năng lực hoạt động của các bên liên quan mà có sự thoả thuận hỗ trợ trong công tác thu gom, vận chuyển, rác thải rắn. Công ty Môi trường đô thị sẽ đóng vai trò trung tâm hỗ trợ các tổ chức khác thực hiện tốt công tác thu gom và xử lý chất thải rắn.

6. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ngành than, ngành điện

Hoàn thổ, phục hồi môi trường các lộ vỉa khai thác trái phép, đối với các lộ vỉa vẫn còn khai thác sẽ được chuyển giao cho các công ty than quản lý và khai thác. Đồng thời, tập đoàn cũng giải quyết việc hoàn thổ các lộ vỉa khai thác trái phép trong các khu vực dân cư. Tại khu vực Đông Triều - Mạo Khê - Uông Bí có 32 điểm khai thác lộ vỉa cần được hoàn thổ.

Chấm dứt hoạt động khai thác than trên đầu nguồn hồ Yên Lập, tiến hành hoàn nguyên môi trường sau khai thác, hạn chế bồi lắng và bảo vệ chất lượng nguồn nước hồ.

Quy hoạch bãi chứa đất đá thải, gia tăng đổ đất đá thải vào bãi thải trong, lấp

các hầm lò đã khai thác xong, gia cố, ổn định bãi thải chống trôi lấp đất.

Quy hoạch hệ thống xử lý nước thải mỏ (hệ thống hồ lắng, hồ trung hòa, phương án sử dụng nước thải mỏ, hệ thống nước thải mỏ).

Xây dựng các khu đệm cây xanh giữa các khu vực khai thác than (khai trường, bãi thải) với khu nhà ở tập thể, khu dân cư các phường xã.

7. Đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ngành du lịch

Với lợi thế nhiều cảnh quan đẹp, nhiều di tích lịch sử tâm linh, lại được sự quan tâm đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng và hình thành các tuyến du lịch hợp lý thì trong tương lai lượng khách du lịch đến Uông Bí sẽ ngày một tăng. Điều này sẽ kéo theo nhu cầu cấp nước, lượng nước thải cũng như lượng rác thải tăng lên rất nhiều.

Theo dự báo đến năm 2020 lượng khách du lịch là 4.500 nghìn lượt người vậy nhu cầu cấp nước là 180675 nghìn m3/năm, tổng lượng nước thải là 153573,75 nghìn m3/năm và tổng lượng rác thải sinh hoạt là 2149850 tấn/năm. Thành phần rác thải thường là vỏ lon đồ hộp, túi nilo, thức ăn thừa. Như vậy cần thực hiện các biện pháp sau:

Đối với nhu cầu cấp nước và nước thải:

- Xây dựng hệ thống cấp thoát nước sinh hoạt, nước thải.

- Bổ sung hệ thống nhà vệ sinh, trạm dừng chân dọc tuyến hàng hương đảm bảo mỹ quan và vệ sinh môi trường.

Đối với chất thải rắn:

- Đặt thùng rác công cộng ở các điểm dừng chân. Khuyến khích phân loại rác tại nguồn.

- Khuyến khích các phương tiện giao thông công cộng có thùng rác trên xe ô tô và Giáo dục và khuyến khích khách du lịch tự mang rác thải của họ để vào thùng rác trên xe hoặc mang về điểm có chỗ để rác.

- Nâng cao khả năng thu gom rác thải rắn của ban quản lý các khu du lịch (bổ sung nhân lực, sắm thêm trang thiết bị). Rác thải rắn thu gom sẽ được đưa tới điểm xử lý rác.

+ Đối với khu du lịch Yên Tử vẫn đề nghị giữ nguyên 14 điểm thu gom rác.

Đề nghị tăng cường phân loại rác tại nguồn nhằm tách riêng nhóm rác có thể tái chế được và giảm lượng rác phải chôn lấp và đốt.

+ Đối với các điểm du lịch còn lại cần thành lập ban quản lý khu du lịch để thu gom rác và chuyển rác về điểm tập kết rác do công ty môi trường đô thị Uông Bí quản lý.

KẾT LUẬN

Qua quá trình thực hiện luận văn “Đánh giá hiện trạng môi trường thành phố Uông Bí, tỉnh Quảng Ninh và đề xuất giải pháp quản lý”, có thể rút ra một số kết luận sau:

1. Các nguồn gây ô nhiễm môi trường nước và rác thải ở thành phố chủ yếu do hoạt động khai thác khoáng sản (than là chủ yếu), hoạt động công nghiệp (sản xuất điện, sản xuất xi măng…) hoạt động sản xuất nông nghiệp và ngư nghiệp, hoạt động du lịch (chủ yếu ở khu vực Yên Tử) và hoạt động sinh hoạt của cư dân.

2. Môi trường nước sông suối phục vụ cấp nước sinh hoạt, thủy lợi có dấu hiệu ô nhiễm TSS, đặc biệt là ở những khu vực có nguồn thải từ dân cư hoặc khu cụm công nghiệp đổ vào, ví dụ như: nước suối Uông Thượng, suối Vàng Danh. Nước thải sinh hoạt hiện nay chưa được thu gom và xử lý mà vẫn đổ vào ao hồ kênh mương gây ô nhiễm chỉ tiêu TSS.Nước thải của nhiều nhà máy, khu công nghiệp vẫn chưa được xử lý xả thẳng ra môi trường gây ô nhiễm hàm lượng kim loại nặng như chì, As...

3. Về rác thải rắn: Tổng lượng phát sinh rác thải rắn hiện tại trên địa bàn vào khoảng 80 tấn/ngày. Tỷ lệ thu gom chất thải rắn sinh hoạt đạt 90%, việc thu gom rác vẫn chưa đạt vệ sinh, việc xử lý rác thải sinh hoạt đang thực hiện bằng phương pháp chôn lấp và xử lý bằng công nghệ mới tại nhà máy xử lý rác Bắc Sơn. Rác thải sinh hoạt tại các điểm du lịch do chính ban quản lý tổ chức thu gom và chôn lấp hoặc đốt tại khu du lịch. 85% đơn vị sản xuất kinh doanh có phát sinh chất thải nguy hại đã xây dựng công trình, bố trí thiết bị thu gom và hợp đồng với các đơn vị có chức năng vận chuyển, xử lý theo quy định.

4. Lượng rác thải sinh hoạt tại các đô thị, khu dân cư nông thôn và rác thải rắn khu vực công nghiệp có xu hướng tăng lên rất nhiều đến năm 2020. Về chất thải rắn các khu đô thị và các khu dân cư: theo tính toán đến năm 2020 tổng lượng chất thải rắn dự báo là 55.014,954 tấn/năm; Về xu thế biến đổi rác thải rắn khu vực công nghiệp: tổng tải lượng chất thải rắn đến năm 2020 tăng lên là 147,9885 tấn/ng.đ và tổng lượng chất thải rắn nguy hại là14,79885 tấn/ng.đ.

5. Một số giải pháp cần áp dụng đồng bộ nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường nước và rác thải rắn trên địa bàn thành phố Uông Bí bao gồm: các biện pháp về xã hội hóa bảo vệ môi trường; giải pháp về tổ chức quản lý; giải pháp khoa học công nghệ; giải pháp bảo vệ môi trường nước; giải pháp tổ chức thu gom quản lý rác thải rắn....

Xem tất cả 114 trang.

Ngày đăng: 14/06/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí