Các Cấp Phân Vị Và Hệ Thống Chỉ Tiêu Phân Vùng

Việt Liễn, Ngô Tiền Giang (2011) [32], các chỉ tiêu về phân vùng thảm thực vật của Vũ Tấn Phương (2013) [34] trong việc phân vùng địa lý tự nhiên tại lãnh thổ nghiên cứu.

Bảng 3.1. Các cấp phân vị và hệ thống chỉ tiêu phân vùng


Tiêu chí

Hệ thống chỉ tiêu

Vùng

Tiểu vùng


Địa hình, địa mạo

+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc địa hình và đặc điểm kiến tạo

+ Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình

(núi, đồi, đồng bằng)


+ Đồng nhất về các yếu tố địa mạo, đai cao


Khí hậu

+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt năm

+ Đồng nhất tương đối về biên độ nhiệt ngày

+ Đồng nhất tương đối về nhiệt độ tháng thấp nhất

+ Đồng nhất lượng mưa trung bình năm

+ Đồng nhất về nhiệt độ

trung bình năm


Thảm thực vật

+ Đồng nhất tương đối về một kiểu kiến trúc địa chất - địa mạo

+ Đồng nhất tương đối về nguồn gốc phát sinh, lịch sử phát triển và cấu trúc của các

quần hệ thực vật


+ Đồng nhất tương đối về hình thái địa hình và các quần xã thực vật

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Đánh giá điều kiện tự nhiên cho mục đích phát triển du lịch bền vững tỉnh Vĩnh Phúc - 12

Hệ thống phân vị phân vùng được chia thành hai cấp: vùng và tiểu vùng. Dựa trên các tiêu chí và các chỉ tiêu phân vùng đã được xác định, toàn bộ lãnh thổ của tỉnh Vĩnh Phúc là 1 vùng và phân thành 7 tiểu vùng địa lý tự nhiên: Núi trung bình Tam Đảo, Núi thấp Đông Tam Đảo, Núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch, Đồi trung bình Bình Xuyên - Tam Dương, Đồi thấp Phúc Yên, Đồi cao Sông Lô - Lập Thạch, Đồng bằng Vĩnh Tường - Yên Lạc.

Các tiểu vùng sẽ được đánh giá tổng hợp và phân hạng theo mức độ thuận lợi của tài nguyên tự nhiên để làm cơ sở cho việc tổ chức phát triển du lịch của tỉnh Vĩnh Phúc theo hướng phát triển bền vững.

3.1.2. Xây dựng thang đánh giá

Thang đánh giá là việc cụ thể hoá cơ sở khoa học và thực tiễn cho việc đánh giá, là thước đo để đánh giá một cách khách quan các đối tượng được đánh giá theo các chuẩn mực chung.

Thang đánh giá gồm 4 nội dung quan trọng: chọn các tiêu chí đánh giá, xác định các cấp của từng tiêu chí, xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp, xác định hệ số của các tiêu chí.

3.1.2.1. Chọn các tiêu chí đánh giá

Để đánh giá các tiểu vùng du lịch có 6 tiêu chí được lựa chọn để đánh giá là độ hấp dẫn, sức chứa khách du lịch, thời gian khai thác, độ bền vững, vị trí và khả năng tiếp cận, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

a) Độ hấp dẫn

Đối với phát triển du lịch bền vững, độ hấp dẫn của điểm du lịch được xác định bằng tính đặc sắc và độc đáo của các giá trị sinh thái, đa dạng sinh học; các giá trị cảnh quan và văn hoá bản địa.

Đối với mỗi tiểu vùng du lịch ở tỉnh Vĩnh Phúc độ hấp dẫn có những nét nổi trội khác nhau.

b) Sức chứa khách du lịch.

Đối với các tiểu vùng ở Vĩnh Phúc, khả năng tiếp nhận khách du lịch cũng khác nhau.

c) Thời gian khai thác

Thời gian khai thác phục vụ du lịch vừa phải đảm bảo điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp với điều kiện sức khoẻ của khách du lịch, vừa đảm bảo điều kiện cho hoạt động du lịch.

Khi đánh giá thời gian khai thác du lịch cũng lưu ý đến tính mùa vụ trong hoạt động du lịch.

d) Độ bền vững

Độ bền vững của các tiểu vùng du lịch Vĩnh Phúc phụ thuộc vào tính nhạy cảm của các hệ sinh thái trước những biến động của ngoại cảnh. Nhìn chung các điểm du lịch này có độ bền vững khá cao vì vốn là các hệ sinh thái tự nhiên đang được bảo vệ tại các VQG, các nơi khác cũng đã được quy hoạch và bảo vệ. Tuy vậy nếu có số lượng lớn khách du lịch tập trung vào các thời điểm nhất định vượt quá sức chứa có thể ảnh hưởng tới độ bền vững của môi trường tự nhiên (cây cỏ bị xâm hại, động vật di chuyển khỏi nơi cư trú, đất đá bị trượt lở...).

đ) Vị trí và khả năng tiếp cận

Các tiểu vùng du lịch Vĩnh Phúc nằm ở vị trí cách Thủ đô Hà Nội 60 km, sân bay quốc tế Nội Bài 40 km, tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai chạy qua tỉnh, địa bàn có điều kiện kết nối các tuyến du lịch với các tỉnh Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Lào Cai,… là điều kiện thuận lợi thu hút khách nội địa và quốc tế đến với Vĩnh Phúc.

g) Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật của các tiểu vùng không đều giữa các vùng. Mùa du lịch cao điểm chưa đáp ứng đủ nhu cầu, cần được giải quyết vì nó có ảnh hưởng trực tiếp đến các việc triển khai các hoạt động du lịch ở đây. Các điều kiện tối thiểu phục vụ khách du lịch như: chỗ ăn nghỉ, nước sinh hoạt, thông tin liên lạc, dịch vụ y tế, bảo vệ an ninh,… cần được quan tâm hàng đầu.

3.1.2.2. Xác định các cấp của từng tiêu chí

Luận văn sử dụng 4 cấp (rất nhiều, khá nhiều, trung bình, ít) để chỉ 4 mức độ thuận lợi (rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình hoặc kém thuận lợi).

3.1.2.3. Xác định chỉ tiêu và điểm của các cấp

Căn cứ vào 4 cấp của mỗi tiêu chí, chỉ tiêu của mỗi cấp cũng đã được ghi rõ như đã trình bày ở mục “Phương pháp đánh giá ĐKTN để phát triển bền vững du lịch”. Tương ứng với các cấp của mỗi tiêu chí là số điểm của các cấp đó theo trình tự số điểm là 4, 3, 2, 1 giảm dần theo tiêu chuẩn của mỗi cấp.

Thí dụ, đối với tiêu chí: độ hấp dẫn thì rất hấp dẫn đạt 4 điểm, khá hấp dẫn đạt 3 điểm, hấp dẫn trung bình đạt 2 điểm và kém hấp dẫn đạt 1 điểm.

3.1.2.4. Xác định hệ số của các tiêu chí

Trong số 6 tiêu chí được lựa chọn để đánh giá không phải tiêu chí nào cũng có ý nghĩa và mức độ quan trọng ngang bằng nhau. Các tiêu chí này đều cần thiết để việc đánh giá đầy đủ và hoàn thiện hơn. Tuy vậy, có những tiêu chí có ý nghĩa và mức độ quan trọng hơn, vì thế việc tính thêm hệ số cho các tiêu chí là rất quan trọng, giúp cho việc đánh giá được khách quan và đúng thực chất hơn.

Đối với việc đánh giá các điểm du lịch Vĩnh Phúc các tiêu chí được xác định thêm bằng các hệ số thể hiện mức độ quan trọng sau:

- Hệ số 3 đối với các tiêu chí: độ hấp dẫn, thời gian khai thác, vị trí và khả năng tiếp cận.

- Hệ số 2 đối với các tiêu chí: sức chứa, cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch.

- Hệ số 1 đối với tiêu chí: độ bền vững.

3.1.3. Tiến hành đánh giá

Tiến hành đánh giá nhằm xác định số điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm của từng tiểu vùng du lịch.

Số điểm của từng tiêu chí là số điểm theo cấp đánh giá của tiêu chí đó nhân với hệ số đối với mỗi tiêu chí.

Thí dụ, đối với tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo được xác định như sau:

- Độ hấp dẫn được xác định là rất hấp dẫn (4 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) thì số điểm của tiêu chí độ hấp dẫn là: 4 x 3 = 12 điểm

- Sức chứa được xác định là rất lớn (4 điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì số điểm của tiêu chí Sức chứa là: 4 x 2 = 8 điểm

- Thời gian khai thác được xác định là khá dài (3 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) thi số điểm của tiêu chí thời gian khai thác là: 3 x 3 = 9 điểm.

- Độ bền vững được xác định là khá bền vững (3 điểm) và hệ số quan trọng là trung bình (hệ số 1) thì số điểm của tiêu chí độ bền vững là: 3 x 1 = 3 điểm

- Vị trí và khả năng tiếp cận được xác định là rất thuận lợi (4 điểm) và hệ số quan trọng nhất (hệ số 3) thì số điểm của tiêu chí Vị trí và khả năng tiếp cận là: 4 x 3

= 12 điểm

- Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch được xác định là khá tốt (3 điểm) và hệ số khá quan trọng (hệ số 2) thì số điểm của tiêu chí cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ thuật du lịch là: 3 x 2 = 6 điểm

Tổng số điểm của vùng núi trung bình Tam Đảo có tổng số điểm của 6 tiêu chí đánh giá là: 12 + 8 + 9 + 3 + 12 + 6 = 50 điểm.

Sổ điểm của từng tiêu chí và tổng số điểm của các tiểu vùng du lịch Vĩnh Phúc được thể hiện trong (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Đánh giá tổng hợp điều kiện tự nhiên các tiểu vùng địa lí tự nhiên Vĩnh Phúc‌


STT


Tiểu vùng


Độ hấp dẫn


Sức chứa


Thời gian khai thác


Độ bền vững

Vị trí và khả năng tiếp cận

Cơ sở hạ tầng và cơ sở vật chất kỹ

thuật DL


Tổng số điểm

1

Núi trung bình

Tam Đảo

12

(4x3)

8

(4x2)

9

3x3)

3

(3x1)

12

(4x3)

6

(3x2)

50


2

Đồi trung bình

Bình Xuyên - Tam Dương

6 (3x2)

4 (2x2)

6 (3x2)

2 (2x1)

9 (3x3)

6 (3x2)


33

3

Núi thấp Bắc Sông

Lô - Lập Thạch

3

(3x1)

2

(2x1)

4

(2x2)

2

(2x1)

6

(3x2)

3

(3x1)

20

4

Đồi thấp Phúc Yên

9

(3x3)

4

(2x2)

9

(3x3)

3

(3x1)

12

(4x3)

4

(2x2)

41

5

Núi thấp Đông

Tam Đảo

9

(3x3)

4

(2x2)

6

(3x2)

3

(3x1)

12

(4x3)

4

(2x2)

38

6

Đồi cao Sông Lô -

Lập Thạch

6

(3x2)

4

(2x2)

6

(3x2)

2

(2x1)

9

(3x3)

3

(3x1)

30

7

Đồng bằng Vĩnh

Tường - Yên Lạc

2

(2x1)

2

(2x1)

3

(3x1)

2

(2x1)

6

(3x2)

3

(3x1)

18

3.1.4. Đánh giá kết quả

Căn cứ vào số điểm đã đạt được xác định trong thang điểm đánh giá các tiêu chí cũng như tại mỗi tiểu vùng với 6 tiêu chí trên thì số điểm tối đa là 56 điểm (12 + 8 + 12 + 4 + 12 + 8) tương đương với 100% số điểm và số điểm tối thiểu là 14 điểm (3 + 2 + 3 + 1 + 3 + 2) tương đương với 25% số điểm, có thể xác định các mức độ đánh giá thành 4 mức: rất thuận lợi, khá thuận lợi, thuận lợi trung bình và kém thuận lợi với số điểm và tỷ lệ tương ứng đã được trình bày ở bảng 1.1. Vì các điểm được đánh giá là các điểm du lịch đã có hoạt động du lịch được lựa chọn nên không có điểm nào ở mức không thuận lợi.

Kết quả đánh giá cụ thể số điểm và mức độ thuận lợi để phát triển du lịch tỉnh Vĩnh Phúc tại các tiểu vùng cụ thể như sau (Bảng 3.3)

Bảng 3.3. Đánh giá mức độ thuận lợi để phát triển du lịch bền vững tại các tiểu vùng Vĩnh Phúc‌


STT


Tiểu vùng

Tổng số điểm đánh

giá

Số điểm tối đa

Tỷ lệ % so với điểm tối

đa

Tiêu chuẩn đánh giá so với mức đánh

giá (%)

Đánh giá mức độ thuận lợi

1

Núi trung bình

Tam Đảo

50

56

89,3

81 - 100

Rất thuận

lợi


2

Đồi trung bình

Bình Xuyên - Tam Dương


33


56


58,9


41 - 60


Thuận lợi

3

Núi thấp Bắc Sông

Lô - Lập Thạch

20

56

35,7

25 - 40

Kém

thuận lợi

4

Đồi thấp Phúc Yên

41

56

73,2

61 - 80

Khá

thuận lợi

5

Núi thấp Đông

Tam Đảo

38

56

67,9

61 - 80

Khá

thuận lợi

6

Đồi cao Sông Lô -

Lập Thạch

30

56

53,6

41 - 60

Thuận lợi

7

Đồng bằng Vĩnh

Tường - Yên Lạc

18

56

32,1

25 - 40

Kém

thuận lợi

Nhìn chung tỉnh Vĩnh Phúc là nơi có điều kiện thuận lợi nhất cho phát triển du lịch. Tuy nhiên do sự phân bố cũng như sức hấp dẫn của các điểm tài nguyên không đồng đều nên thực tế đã tạo nên những khác biệt giữa các tiểu vùng:

(1) Tiểu vùng núi thấp Bắc Sông Lô - Lập Thạch

Nhờ có các điều kiện địa lý và tài nguyên khá đa dạng, phù hợp cho phát triển du lịch, tiểu vùng có khả năng khai thác nhiều loại hình du lịch. Tiểu vùng có khả năng khai thác tuyến đường thủy sông Lô - sông Hồng, tuy nhiên hiện nay tuyến này

chưa được khai thác cho hoạt động du lịch nên chưa tạo được trục liên kết du lịch đường thủy giữa tiểu vùng với các tiểu vùng khác trong tỉnh Vĩnh Phúc cũng như với các tỉnh, thành khác. Đồng thời, các điểm tài nguyên trong tiểu vùng còn khá hoang sơ, hệ thống cơ sở vật chất - kỹ thuật chưa phát triển nên tài nguyên du lịch của tiểu vùng vẫn còn ở dạng tiềm năng.

Khả năng khai thác các loại hình du lịch: DLST, DLVH.

(2) Tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo

Ở độ cao trên 1.000 m so với mực nước biển, tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo có sự đa dạng về cảnh quan thiên nhiên, các hệ sinh thái và các kiểu sinh khí hậu phù hợp cho hoạt động du lịch, nghỉ dưỡng. Đặc trưng này tạo nên thuận lợi đặc biệt về điều kiện tự nhiên cho phát triển du lịch không chỉ đối với riêng tiểu vùng mà còn của cả tỉnh Vĩnh Phúc. Đồng thời, tiểu vùng có những thuận lợi về khả năng liên kết với Thái Nguyên và Tuyên Quang do có sự tương đồng về điều kiện địa lý và tài nguyên trong khu vực VQG Tam Đảo.

So với các tiểu vùng khác trong tỉnh thì tài nguyên tại đây có giá trị cao cả về quy mô và chất lượng, hệ thống cơ sở hạ tầng khá đồng bộ, thu hút được nhiều dự án đầu tư nhất vào du lịch so với toàn tỉnh. Nhờ các điều kiện địa lý và tài nguyên đặc biệt thuận lợi nên hiện nay trong không gian của tiểu vùng núi trung bình Tam Đảo đang tập trung khai thác, phát triển hai khu du lịch trọng điểm là khu du lịch Tam Đảo và khu di tích danh thắng Tây Thiên.

Khả năng khai thác các loại hình du lịch: DLST, nghỉ dưỡng kết hợp thể thao leo núi, nghiên cứu, DLVH.

(3) Tiểu vùng núi thấp Đông Tam Đảo

Tài nguyên du lịch của tiểu vùng mang nét đặc thù riêng gắn liền với cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, đấu tranh giành độc lập dân tộc (1946 - 1954). Tiểu vùng có khả năng liên kết du lịch khá cao với các tỉnh từng là Chiến khu thuộc Liên khu Việt Bắc trước kia như: Cao Bằng, Bắc Kạn, Thái Nguyên. Tuy nhiên, các điểm di tích này hiện nay chưa được khai thác cho các hoạt động du lịch. Bên cạnh đó hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở lưu trú chưa phát triển nên tài nguyên du lịch của tiểu vùng vẫn ở dạng tiềm năng.

Khả năng khai thác loại hình du lịch: DLST, tham quan di tích cách mạng.

(4) Tiểu vùng đồi cao Sông Lô - Lập Thạch

Tài nguyên du lịch ở đây ít và không mang giá trị tự nhiên hoặc nhân văn nổi bật để có thể phát triển thành các khu du lịch trọng điểm. Cùng với đó là hệ thống cơ sở vật chất, lưu trú, dịch vụ yếu kém không tạo được đà cho phát triển du lịch. Một số điểm du lịch tiêu biểu của tiểu vùng là các đền, chùa và các lễ hội với các trò chơi dân gian.

Khả năng khai thác các loại hình du lịch: DLVH.

(5) Tiểu vùng đồi trung bình Bình Xuyên - Tam Dương

Tiểu vùng đồi trung bình Bình Xuyên - Tam Dương có vị thế đặc biệt so với các tiểu vùng khác của tỉnh Vĩnh Phúc. Tiểu vùng có thành phố Vĩnh Yên là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa của cả tỉnh nên tại đây được ưu tiên đầu tư, phát triển về mọi lĩnh vực trong đó có du lịch. Trong định hướng phát triển không gian, Vĩnh Yên sẽ là một trong những thành phố vệ tinh của thủ đô Hà Nội để kết nối giao thông, phát triển công nghiệp, du lịch và dịch vụ. Đây là điều kiện thuận lợi để tiểu vùng phát huy được tài nguyên vị thế của mình đối với việc phát triển du lịch.

Điểm tài nguyên du lịch tiêu biểu nhất của tiểu vùng là khu DLST Sông Hồng thủ đô - Bắc Đầm Vạc với các dịch vụ cao cấp thu hút được nhiều đối tượng du khách trong nước và quốc tế. Tài nguyên du lịch nhân văn của tiểu vùng khá đa dạng, một số điểm du lịch tiểu biểu như: tháp Bình Sơn, đền Trần Nguyên Hãn, chùa Hà Tiên,... cùng nhiều làng nghề và các lễ hội dân gian.

Khả năng khai thác các loại hình du lịch: DLVH, du lịch nghỉ dưỡng cuối tuần kết hợp thương mại, hội nghị.

(6) Tiểu vùng đồi thấp Phúc Yên

Cùng nằm trong vùng ảnh hưởng của thành phố Vĩnh Yên nên tiểu vùng có điều kiện về cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch được đầu tư khá tốt, đáp ứng được nhu cầu của du khách. Đặc biệt tại đây có khu DLST Đại Lải được quy hoạch đầu tư trở thành một tổ hợp thắng cảnh, nghỉ dưỡng, sân golf cao cấp, là một điểm du lịch cuối tuần thu hút du khách từ Hà Nội và các địa phương lân cận. Tương lai, khu du lịch Đại Lải sẽ được đầu tư, phát triển thành khu du lịch nghỉ dưỡng quy

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 22/04/2023