Người biên tập: Phan Quốc Chinh
Người hướng dẫn: PGS.TS. Trần Viết Khanh
Hình 2.3. Bản đồ thổ nhưỡng tỉnh Vĩnh Phúc
Bảng 2.2. Hiện trạng sử dụng đất tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016
Diện tích (ha) | Cơ cấu (%) | |
Tổng diện tích tự nhiên | 123.515 | 100,0 |
Đất nông nghiệp 1. Đất sản xuất nông nghiệp 2. Đất lâm nghiệp 3. Đất nuôi trồng thủy sản 4. Đất nông nghiệp khác | 92.823 55.676 32.285 4.480 382 | 75,15 45,08 26,13 3,63 0,31 |
Đất phi nông nghiệp 1. Đất ở 2. Đất chuyên dùng 3. Đất tôn giáo tín ngưỡng 4. Đất nghĩa trang, nghĩa địa 5. Sông suối và mặt nước chuyên dùng 6. Đất phi nông nghiệp khác | 29.733 7.747 17.248 193 668 3.857 19 | 24,07 6,27 13,96 0,16 0,54 3,12 0,02 |
Đất chưa sử dụng 1. Đất bằng chưa sử dụng 2. Đất đồi núi chưa sử dụng 3. Núi đá không có rừng cây | 959 386 442 132 | 0,78 0,31 0,36 0,11 |
Có thể bạn quan tâm!
- Nhóm Các Công Trình Nghiên Cứu Về Đánh Giá Điều Kiện Địa Lí Và Tài Nguyên Du Lịch
- Vị Trí Địa Lí - Tài Nguyên Vị Thế
- Các Yếu Tố Thời Tiết Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2012 - 2016
- Cơ Sở Lưu Trú Của Tỉnh Vĩnh Phúc Giai Đoạn 2009 - 2013
- Các Làng Nghề Và Sản Phẩm Thủ Công Truyền Thống
- Hệ Thống Phân Vị Tổ Chức Lãnh Thổ Du Lịch Tỉnh Vĩnh Phúc
Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.
Nguồn: Sở Tài Nguyên và Môi trường tỉnh Vĩnh Phúc [38]
2.1.7. Rừng - Tài nguyên động, thực vật
Sự đa dạng về các hệ sinh thái rừng, các quần xã sinh học và đa dạng về loài, đặc biệt tại khu vực VQG Tam Đảo. Tính đến năm 2016 tỉnh Vĩnh Phúc có 32.285 ha đất lâm nghiệp với tổng diện tích rừng là 28.040,5 ha, trong đó rừng tự nhiên có 9.355,2 ha và rừng trồng là 18.685,3 ha. Với các kiểu rừng sau [41]:
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm nhiệt đới núi thấp: phân bố ở độ cao 700 m, chiếm phần lớn ở dãy núi Tam Đảo với quần hệ thực vật nhiều tầng, tán kín của những loài cây lá rộng thường xanh hợp thành. Nhiều loài cây có giá trị kinh tế như: chò chỉ, giổi, re, trường mật.
- Rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi thấp: chỉ có ở dãy Tam Đảo, phân bố ở độ cao 800 m trở lên. Thực vật ở đây gồm các loài họ re, họ dẻ, họ chè, họ mộc lan, họ sau sau. Từ độ cao 1.000 m trở lên xuất hiện một số loài thuộc ngành hạt trần như: thông nàng, pơ mu, thông tre, kim giao.
- Rừng lùn trên đỉnh núi: là một kiểu phụ đặc thù của rừng kín thường xanh, mưa ẩm á nhiệt đới núi trung bình, được hình thành trên các đỉnh dông dốc, hay các đỉnh núi cao đất xấu, nhiều nắng, gió, mây mù. Vì vậy thảm thực vật ở đây thường thấp, bé và phát triển chậm. Thực vật chủ yếu là các loài cây thuộc họ đỗ quyên, họ re, họ dẻ, họ hồi.
- Rừng tre nứa: mọc xen kẽ trong các kiểu rừng khác. Ở độ cao trên 800 m có các loài như: vầu, sặt gai; ở độ cao 500 m - 800 m là giang, dưới 500 m là nứa.
- Rừng phục hồi sau nương rẫy: có ở vùng đệm của VQG Tam Đảo với các loài thực vật như: dung, màng tang, dền, ba soi.
- Rừng trồng: ở độ cao 200 m - 600 m, phân bố ở phía Tây Bắc các huyện Lập Thạch, Sông Lô. Các loài thực vật chủ yếu là thông đuôi ngựa, lim xanh, bạch đàn, keo, thông.
- Các trảng cây bụi và trảng cỏ thứ sinh sau khai thác: trảng cây bụi: thường xuất hiện ở nơi đất chưa có rừng, khô hạn, nhiều ánh sáng, điển hình là thẩu tấu, thổ mật, thao kén, me rừng; Trảng cỏ: được hình thành trên các kiểu rừng đã bị khai thác, đất bị thoái hóa mạnh và được phân ra thành 2 loại: trảng cỏ cao khoảng 2 m và mọc thành từng bụi như: lách, cỏ chít, cỏ lào; Trảng cỏ thấp dưới 2 m, mọc thành thảm cỏ dày đặc hoặc rải rác, điển hình là cỏ tranh, cỏ đắng, cỏ sâu róm.
Trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc, huyện Tam Đảo là nơi có diện tích rừng lớn nhất với hơn 12 ngàn ha (chiếm 44,86% tổng diện tích rừng của Vĩnh Phúc). Đặc biệt, rừng tại VQG Tam Đảo là nơi có giá trị cao trong việc bảo tồn nguồn gen động, thực vật, điều hòa nguồn nước, khí hậu và phục vụ cho phát triển các dịch vụ thăm quan, du lịch.
Bảng 2.3. Diện tích rừng tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2012 - 2016
(Đơn vị: ha)
Huyện/Thị xã | Năm | |||||
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||
1 | Tp. Vĩnh Yên | 153,3 | 153,3 | 163,4 | 163,3 | 128,7 |
2 | Tx. Phúc Yên | 4.175,7 | 4.165,0 | 4.726,7 | 4.761,7 | 4.682,7 |
3 | Huyện Lập Thạch | 3.930,2 | 3.862,5 | 4.298,5 | 4.301,6 | 4.589,7 |
4 | Huyện Tam Dương | 1.043,2 | 1.043,2 | 1.418,9 | 1.418,9 | 969,2 |
5 | Huyện Tam Đảo | 12.358,0 | 12.335,6 | 15.142,5 | 15.334,3 | 15.079,4 |
6 | Huyện Bình Xuyên | 2.852,1 | 2.852,1 | 4.107,3 | 3.972,2 | 3.697,2 |
7 | Huyện Sông Lô | 3.654,9 | 3.628,8 | 4.107,3 | 3.972,2 | 3.697,2 |
Tổng số | 28.167,4 | 28.040,5 | 33.743,6 | 33.928,7 | 33.278,2 |
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [11]
Thảm thực vật VQG Tam Đảo thể hiện rõ trong sinh cảnh rừng nhiệt đới gió mùa với quần hệ thực vật có 1.436 loài, thuộc 741 chi trong 219 họ của 6 ngành thực vật. Hệ thực vật Tam Đảo được chia thành các nhóm có giá trị như: nhóm cây lấy gỗ 379 loài, nhóm cây cho quả 25 loài, nhóm cây cho sợi 20 loài, nhóm cây làm thuốc 311 loài, nhóm cây cho tinh dầu 32 loài, nhóm cây làm rau ăn 30 loài, nhóm cây làm cảnh 102 loài và nhóm cây cho tinh bột 5 loài.
Hệ động vật VQG Tam Đảo cũng rất phong phú với khoảng 1.458 loài thuộc 223 họ của 66 bộ, trong đó có 32 loài đặc hữu, gồm: những loài đặc hữu hẹp chỉ có ở VQG Tam Đảo gồm 11 loài và 8 loài côn trùng; Những loài đặc hữu của miền Bắc Việt Nam có ở VQG Tam Đảo: 22 loài và phân loài, trong đó: chim 9 loài, bò sát 4 loài, ếch nhái 3 loài, côn trùng 6 loài; Những loài đặc hữu của Việt Nam có ở VQG Tam Đảo: 6 loài, trong đó chim 5 loài, ếch nhái 1 loài. Trong đó có 126 loài có giá trị khoa học cần bảo tồn, 32 loài đặc hữu và 18 loài có tên trong sách đỏ thế giới như: voọc đen má trắng, cheo cheo, cá cóc Tam Đảo, gà lôi trắng, gà tiền.
2.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội
2.2.1. Hiện trạng phát triển kinh tế
Những năm qua kinh tế Vĩnh Phúc đạt tốc độ tăng trưởng cao so với mức chung của toàn quốc và các tỉnh thuộc vùng KTTĐBB. Điều này đã tạo nên những
thuận lợi lớn đối với việc phát triển du lịch đồng thời tạo khả năng nâng cao sức cạnh tranh chung của du lịch Vĩnh Phúc trên địa bàn cả nước.
Giai đoạn 2009 - 2013 tỉnh Vĩnh Phúc có tốc độ tăng trưởng GDP đạt 15,4%/năm, Trong đó: nông, lâm, ngư nghiệp 5,7%/năm, công nghiệp - xây dựng 20%/năm và dịch vụ 19,5%/năm. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm 2013 của tỉnh đạt 14,8%. Giai đoạn 2009 - 2013, cơ cấu kinh tế Vĩnh Phúc chuyển dịch khá nhanh theo hướng: giảm tỷ trọng nông - lâm - thủy sản từ 17,71% còn 13,60%, tỷ trọng công nghiệp và xây dựng giảm dần từ 58,34% còn 57,30%, tỷ trọng của dịch vụ tăng dần từ 23,95% lên 29,10%.
Trong nội bộ ngành nông nghiệp có sự chuyển dịch cơ cấu theo hướng giảm tỷ trọng trồng trọt, tăng tỷ trọng ngành chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Hình 2.4. Biểu đồ tỷ trọng GDP theo các ngành kinh tế của Vĩnh Phúc giai đoạn 2009 - 2013
Nguồn: Tổng hợp tài liệu [10]
Ngành công nghiệp - xây dựng phát triển mạnh, đặc biệt là công nghiệp đóng vai trò nền tảng, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh, tạo vị thế mới cho công nghiệp tỉnh Vĩnh Phúc đối với các tỉnh vùng đồng bằng sông Hồng và cả nước.
Giá trị ngành dịch vụ có xu hướng tăng nhanh dần trong những năm gần đây nhưng đóng góp của khu vực dịch vụ trong tổng GDP của tỉnh vẫn còn hạn chế.
Mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020 của Vĩnh Phúc sẽ trở thành một trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của khu vực và của cả nước. Tốc độ tăng trưởng GDP bình quân hàng năm giai đoạn 2011 - 2020 đạt 14% - 15%/năm. Đến năm 2020 dự báo tỷ trọng dịch vụ khoảng 38% (trong đó du lịch 4%); nông - lâm - ngư nghiệp 3% - 4%; công nghiệp và xây dựng 58% - 60% [52].
2.2.2. Dân cư, lao động
Dân số tỉnh Vĩnh Phúc năm 2016 là 1.066.021 người. Mật độ 863 người/km2. Quy mô dân số của tỉnh ở mức trung bình, dân số tương đối trẻ, lực lượng lao động trong độ tuổi chiếm tỷ lệ khá cao, khoảng 70% dân số.
Bảng 2.4. Dân số và lao động tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2010 - 2016
(Đơn vị: người)
Chỉ tiêu | Năm | |||||
2012 | 2013 | 2014 | 2015 | 2016 | ||
1 | Dân số trung bình | 1.020.597 | 1.029.412 | 1.041.936 | 1.054.492 | 1.066.021 |
Phân theo giới tính: Nam Nữ | 504.048 516.549 | 508.405 521.964 | 512.384 529.552 | 518.559 535.933 | 524.229 541.792 | |
Phân theo thành thị, nông thôn: Thành thị Nông thôn | 238.300 782.297 | 240.841 788.571 | 242.921 799.015 | 245.848 808.644 | 248.536 817.485 | |
Năm | 2010 | 2011 | 2014 | 2015 | 2016 | |
2 | Dân số trong độ tuổi lao động | 606.848 | 608.372 | 621.189 | 631.383 | 629.770 |
Phân theo giới tính: Nam Nữ | 298.721 308.119 | 299.475 308.897 | 300.863 320.326 | 300.686 330.697 | 310.248 319.522 | |
Phân theo thành thị, nông thôn: Thành thị Nông thôn | 121.834 485.006 | 122.142 486.230 | 126.154 495.035 | 129.660 501.723 | 129.092 500.678 |
Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Vĩnh Phúc [10]
Những năm qua, tỷ lệ tăng tự nhiên dân số của tỉnh khá ổn định, năm 2016 tỷ lệ này là 11,4‰. Giai đoạn 2009 - 2016 tỉnh Vĩnh Phúc có tỷ trọng dân số đô thị tăng
nhanh, từ 16,7% lên 23,3%, tỉ lệ lao động từ 15 tuổi trở lên trong nền kinh tế đã qua đào tạo tăng từ 14,5% (năm 2010) lên 24,1% (năm 2016).
Dự báo dân số tỉnh Vĩnh Phúc sẽ có nhiều biến động trong giai đoạn tới, đến năm 2020 số dân của tỉnh sẽ lên khoảng 1.230.000 người (tăng 15,4% so với năm 2016). Nguyên nhân dân số tăng nhanh do thực hiện mục tiêu đẩy mạnh phát triển công nghiệp, vì vậy sẽ có một lực lượng lao động di cư cơ học từ các tỉnh ngoài đến Vĩnh Phúc [52].
2.2.3. Hiện trạng cơ sở hạ tầng - vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch
2.2.3.1. Cơ sở hạ tầng
(1) Hệ thống giao thông
Vĩnh Phúc có mạng lưới giao thông phát triển với 3 loại hình giao thông chính là đường bộ, đường sắt và đường sông. Hệ thống giao thông phân bố khá hợp lý, mật độ đường giao thông cao, đảm bảo giao lưu kinh tế, phát triển du lịch giữa các địa phương trong và ngoài tỉnh.
+ Giao thông đường bộ
Tổng chiều dài đường bộ qua địa phận tỉnh Vĩnh Phúc là 4.058,4 km, với các tuyến QL 2, 2B, 2C và 23 đi qua. Trong đó tuyến QL 2 là tuyến QL đối ngoại với các tỉnh vùng Đông Bắc Bắc Bộ xuyên suốt từ Hà Giang, Tuyên Quang chạy dọc theo chiều dài của tỉnh Vĩnh Phúc về Hà Nội. Phía Nam QL 2 được nối thông với QL 18 nối từ sân bay quốc tế Nội Bài đi cảng nước sâu Cái Lân (Quảng Ninh) rất quan trọng cho việc chuyên chở hàng hóa và vận tải hành khách của Vĩnh Phúc. Phía Bắc QL 2 qua cửa khẩu Thanh Thủy (Hà Giang) sang đất Trung Quốc rất thuận lợi cho việc thúc đẩy hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa và phát triển du lịch quốc tế. Đối với các tỉnh vùng Tây Bắc Bắc Bộ, qua địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc có tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai với chiều dài 245 km đi qua 5 tỉnh, thành (Hà Nội, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Yên Bái, Lào Cai) và với Trung Quốc. Trục giao thông mở ra cơ hội phát triển kinh tế xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch Vĩnh Phúc.
Mục tiêu đến năm 2030, Vĩnh Phúc sẽ xây dựng hoàn chỉnh đường vành đai 5; Xây dựng đường hầm từ QL 2B qua Tam Đảo sang tỉnh Thái Nguyên (dài khoảng 3 km và đường nối dài 5 km). Hệ thống đường tỉnh tiếp tục nâng cấp và xây dựng mới
một số tuyến đường, trong đó mở các tuyến đường để phục vụ phát triển du lịch của Vĩnh Phúc và các vùng lân cận; Xây dựng mới một số cầu như: cầu qua sông Hồng nối với QL 32, cầu Đức Bác qua sông Lô sang tỉnh Phú Thọ [53].
+ Giao thông đường sắt
Hiện tại, Vĩnh Phúc có tuyến đường sắt Hà Nội - Lào Cai chạy qua, đây là một thuận lợi lớn cho việc vận chuyển hành khách và hàng hóa đường dài. Đoạn chạy qua địa phận Vĩnh Phúc có chiều dài 35 km với 5 nhà ga bao gồm: ga Phúc Yên (Phúc Yên), ga Hương Canh (Bình Xuyên), ga Vĩnh Yên (Vĩnh Yên), ga Hướng Lại và ga Bạch Hạc (Vĩnh Tường). Đây là tuyến đường sắt nối thủ đô Hà Nội qua Vĩnh Phúc tới các tỉnh trung du, miền núi phía Bắc và với Vân Nam (Trung Quốc). Tuy nhiên hiệu quả tuyến đường này chưa cao do năng lực vận tải đường sắt còn yếu, chưa tạo điều kiện cho các hoạt động kinh tế - xã hội và phát triển du lịch trên phạm vi toàn tuyến, trong đó có Vĩnh Phúc.
Trong tương lai, hệ thống đường sắt sẽ được nâng cấp đạt tiêu chuẩn đường sắt quốc gia cấp I, tốc độ 120 km/giờ; Xây dựng mới tuyến đường sắt tốc độ cao Lào Cai
- Hà Nội, khổ đường 1.435 mm, tốc độ thiết kế 200 km/giờ, đường đôi, sử dụng sức kéo điện sẽ đưa vào khai thác từ năm 2015 - 2020 [53].
+ Giao thông đường thủy
Hai tuyến sông chính cấp II do trung ương quản lý là sông Hồng (30 km) và sông Lô (34 km). Hai sông này chỉ thông được các phương tiện có trọng tải không quá 300 tấn. Hai tuyến sông địa phương là sông Cà Lồ (27 km) và sông Phó Đáy (32 km) chỉ thông thuyền trong mùa mưa, phục vụ các phương tiện vận tải có sức chở không quá 50 tấn. Vĩnh Phúc hiện có 2 cảng là Vĩnh Thịnh trên sông Hồng và cảng Như Thụy trên sông Lô.
(2) Hệ thống cấp điện
Vĩnh Phúc có hệ thống truyền tải và phân phối điện được quy hoạch, đầu tư đồng bộ, đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu cho tiêu dùng, phục vụ du lịch, dịch vụ và phát triển các KCN của tỉnh.
Hiện tại, trên địa bàn tỉnh lưới điện truyền tải có các tuyến 220 KV và 110 KV vận hành tốt. Có 3 trạm biến áp 110 KV với tổng dung lượng 231 MVA, lưới trung