Đánh giá công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế - 2


PHẦN 2 - NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ CÔNG TÁC KẾ TOÁN THANH TOÁN KHÔNG DÙNG TIỀN MẶT

TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI


1.1. Khái niệm

1.1.1. Thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt là cách thức thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ không có sự xuất hiện của tiền mặt mà được tiến hành bằng cách trích từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng hoặc bằng cách bù trừ lẫn nhau thông qua vai trò trung gian của các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán.

1.1.2. Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt

Kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt là phương tiện đo lường và mô tả kết quả hoạt động của nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt giữa các tổ chức kinh tế được thực hiện thông qua ngân hàng.

Xét về góc độ kế toán, kế toán nghiệp vụ thanh toán không dùng tiền mặt là thực hiện các bút toán bằng đồng tiền ghi sổ hay bút tệ.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

1.2. Đặc điểm

- Sự vận động của vật tư hàng hóa độc lập với sự vận động của tiền tệ về thời gian lẫn không gian. Thông thường, sự vận động của tiền trong thanh toán và sự vận động của vật tư hàng hóa không có sự ăn khớp với nhau. Đây là đặc điểm nổi bật và quan trọng của thanh toán không dùng tiền mặt.

Đánh giá công tác kế toán thanh toán không dùng tiền mặt tại ngân hàng tmcp ngoại thương Việt Nam - chi nhánh Huế - 2

- Vật trung gian thanh toán (tiền mặt) không xuất hiện trực tiếp mà chỉ xuất hiện dưới dạng tiền kế toán hay tiền ghi sổ và được ghi chép trên các chứng từ sổ sách kế toán.

- Trong thanh toán không dùng tiền mặt, có sự tham gia ít nhất của một ngân hàng. Các bên tham gia thanh toán đều phải mở tài khoản tại ngân hàng và với những nguyên tắc chuyên môn riêng, chỉ có ngân hàng mới có quyền trích tài khoản cũng như quản lý tài khoản tiền gửi của khách hàng. Do vậy, ngân hàng trở thành trung tâm thanh toán như “người thứ ba” không thể thiếu. Vì thế, vai trò của ngân hàng là rất quan trọng, vừa là người tổ chức, người thực hiện và là người kết thúc.


1.3. Vai trò

Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt đã ra đời và phổ biến ở nhiều quốc gia có nền kinh tế phát triển và cho đến nay, nó đã chứng tỏ được vai trò quan trọng và thiết yếu của mình trong quá trình thanh toán như:

- Thúc đẩy nhanh tốc độ chu chuyển vốn, rút ngắn chu kỳ sản xuất và gia tăng tốc độ thanh toán trong nền kinh tế. Bên cạnh đó, giúp đẩy nhanh tái sản xuất và tác động trực tiếp đến nền kinh tế quốc dân. Với một chu kỳ sản xuất thông thường, việc luân chuyển vốn càng nhanh và kịp thời sẽ là yếu tố thuận lợi và mang lại những hiệu quả thiết thực trong việc đầu tư và tái sản xuất. Hiện nay, sự thành công và những bước phát triển vượt bậc của công nghệ thông tin cũng như những cố gắng đổi mới và mở rộng các phương thức thanh toán sẽ tạo điều kiện nhanh chóng cho việc giao dịch và nâng cao hiệu quả sử dụng của đồng vốn trong nền kinh tế.

- Giúp cho ngân hàng tập trung được nguồn vốn trong xã hội, giảm tỷ trọng tiền mặt, tiết kiệm chi phí lưu thông, in ấn, vận chuyển, phát hành, bảo quản.

- Thanh toán không dùng tiền mặt tạo điều kiện cho NHTM thực hiện chức năng tạo tiền. Sử dụng tiền ghi sổ và thực hiện thanh toán bằng cách trích tài khoản người phải trả sang tài khoản người thụ hưởng hoặc bù trừ giữa các ngân hàng với nhau sẽ góp phần giảm lượng tiền mặt lưu thông, tạo ra lượng tiền nhàn rỗi để ngân hàng có thể sử dụng cho vay. Đây là cơ sở để ngân hàng có thể thực hiện chức năng tạo tiền của mình.

- Thanh toán không dùng tiền mặt còn có vai trò quan trọng và nổi bật so với thanh toán dùng tiền mặt là hạn chế những rủi ro gặp phải trong lưu thông. Ví dụ như mất mát, bị đánh cắp hay rách, bẩn,… làm mất đi giá trị của tiền.

- Tạo tiền đề thuận lợi để ngân hàng kiểm soát các hoạt động kinh tế về các tác nhân kinh tế với mục đích củng cố kỷ luật thanh toán, đảm bảo nguyên tắc thu chi tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn. Thu chi bằng tiền thể hiện trên tài khoản thanh toán ở ngân hàng, phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, làm căn cứ cho vay hay thu hồi nợ.

- Về mặt vĩ mô, thanh toán không dùng tiền mặt còn tạo điều kiện cho Nhà nước quản lý, kiểm soát về mặt tài chính, tiền tệ trong xã hội được dễ dàng. Với những thông


tin do ngân hàng cung cấp, Nhà nước nắm bắt được chính xác hơn lượng tiền lưu thông trong xã hội, từ đó có những chính sách, kế hoạch ổn định giá trị của đồng tiền.

Và như vậy, rõ ràng thanh toán không dùng tiền mặt giữ một vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tác nhân trong nền kinh tế, nó phản ánh trình độ phát triển khoa học kỹ thuật, trình độ dân trí của một nước nói chung và bộ mặt của ngành nói riêng. Vì thế, muốn đáp ứng được nhu cầu phát triển của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập như hiện nay thì điều kiện cần thiết là phải đẩy mạnh phát triển và không ngừng đổi mới các phương thức thanh toán không dùng tiền mặt và đi kèm với nó là các nghiệp vụ kế toán phản ánh quá trình thanh toán đó phải trở nên hoàn thiện, đầy đủ, kịp thời và chính xác để góp phần ổn định và phát triển hệ thống tài chính quốc gia, đẩy mạnh quá trình hội nhập quốc tế.

1.4. Sự cần thiết khách quan của thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán bằng tiền mặt từ lâu đã đi vào cuộc sống bởi là phương thức thanh toán đơn giản, thuận tiện và được sử dụng khá phổ biến trong quan hệ thương mại mua bán hàng hóa. Tuy vậy, nó chỉ phù hợp với những giao dịch kinh tế có quy mô nhỏ, phạm vi nhỏ hẹp. Khi mà nền sản xuất hàng hóa càng phát triển thì nhu cầu của con người ngày càng cao và hàng hóa, dịch vụ ngày càng đa dạng cả về số lượng lẫn chất lượng, các quan hệ thương mại được mở rộng trên phạm vi quốc tế đòi hỏi một hình thức thanh toán phù hợp với điều kiện thực tiễn. Việc thanh toán bằng tiền mặt bây giờ gặp nhiều trở ngại và bộc lộ những hạn chế nhất định. Thanh toán bằng tiền mặt làm gia tăng khối lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế, tạo sức ép về tiền, từ đó tác động mạnh đến giá cả hàng hóa và gia tăng lạm phát làm đồng tiền mất giá, ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế cũng như nhiều tác động xấu đến đời sống xã hội. Với một nền kinh tế phát triển, khối lượng sản xuất, lưu thông hàng hóa ngày càng cao, trao đổi thanh toán ngày càng mở rộng thì thanh toán bằng tiền mặt không còn đáp ứng được kịp thời mọi nhu cầu thanh toán.

Từ thực tế khách quan này, đòi hỏi phải có những hình thức thanh toán mới ra đời, tiên tiến hơn, hiện đại và an toàn hơn đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của hoạt động sản xuất và lưu thông hàng hóa. Hình thức thanh toán không dùng tiền mặt ra đời đã khắc phục được những nhược điểm của thanh toán tiền mặt, và hơn thế nữa


nó đã trở thành một công cụ thanh toán hiện đại, phù hợp với nhu cầu và định hướng phát triển chung của nền kinh tế.

1.5. Các quy định mang tính nguyên tắc trong thanh toán không dùng tiền mặt

Thanh toán không dùng tiền mặt phản ánh mối quan hệ kinh tế pháp lý trong giao nhận và thanh toán tiền hàng hóa, dịch vụ nên trong quá trình thực hiện thanh toán các bên tham gia phải tuân thủ những quy định mang tính nguyên tắc sau:

Thứ nhất, các chủ thể tham gia thanh toán (kể cả pháp nhân và thể nhân) đều phải mở tài khoản thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán và được quyền lựa chọn tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán để mở tài khoản. Khi tiến hành thanh toán phải thực hiện thanh toán thông qua tài khoản đã mở theo đúng chế độ quy định và phải trả phí thanh toán theo quy định của ngân hàng và tổ chức làm dịch vụ thanh toán. Trường hợp đồng tiền thanh toán là ngoại tệ thì phải tuân thủ quy chế quản lý ngoại hối của nhà nước.

Thứ hai, số tiền thanh toán giữa người chi trả và người thụ hưởng phải dựa trên cơ sở lượng hàng hóa, dịch vụ đã giao giữa người mua và người bán. Người mua phải chuẩn bị đầy đủ phương tiện thanh toán (số dư trên tài khoản tiền gửi thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoặc hạn mức thấu chi nếu có) để đáp ứng yêu cầu thanh toán đầy đủ, kịp thời khi xuất hiện yêu cầu thanh toán.

Nếu người mua chậm trễ thanh toán, hoặc vi phạm chế độ thanh toán thì phải chịu phạt theo chế độ thanh toán hiện hành.

Thứ ba, người bán hay người cung cấp dịch vụ là người được hưởng số tiền do người chi trả chuyển vào tài khoản của mình nên phải có trách nhiệm giao hàng hay cung cấp dịch vụ kịp thời và đúng với lượng giá trị mà người mua đã thanh toán. Đồng thời phải kiểm soát kỹ càng các chứng từ phát sinh trong quá trình thanh toán.

Thứ tư, là trung gian thanh toán giữa người mua và người bán, các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải thực hiện đúng vai trò trung gian thanh toán:

- Chỉ trích tiền từ tài khoản của người chi trả chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng khi có lệnh của người chi trả (thể hiện trên các chứng từ thanh toán). Trường hợp không cần có lệnh của người chi trả (không cần có chữ ký của chủ tài khoản trên


chứng từ) chỉ áp dụng đối với một số hình thức thanh toán như ủy nhiệm thu hay lệnh của Tòa án kinh tế.

- Các tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ khách hàng mở tài khoản, sử dụng các công cụ thanh toán phù hợp với đặc điểm sản xuất kinh doanh, phương thức giao nhận, vận chuyển hàng hóa. Cung cấp đầy đủ các chứng từ sử dụng trong quá trình thanh toán cho khách hàng.

- Tổ chức hạch toán, chuyển chứng từ thanh toán một cách nhanh chóng, chính xác, an toàn tài sản. Nếu để chậm trễ hay hạch toán thiếu chính xác gây thiệt hại cho khách hàng trong quá trình thanh toán thì phải chịu phạt để bồi thường cho khách hàng theo chế tài chung

1.6. Các hình thức thanh toán không dùng tiền mặt

Theo các văn bản pháp lý do Chính phủ và Ngân hàng nhà nước quy định thì hiện nay ở Việt Nam có 5 hình thức thanh toán không dùng tiền mặt chủ yếu được sử dụng để thanh toán giữa các tổ chức, cá nhân trong nền kinh tế:

- Sec thanh toán

- Ủy nhiệm chi

- Ủy nhiệm thu

- Thẻ thanh toán

- Thư tín dụng (L/C)

Do phạm vi nghiên cứu của đề tài chỉ giới hạn ở hai hình thức thanh toán KDTM là thanh toán bằng Sec và Ủy nhiệm chi nên ở phần cơ sở khoa học này em chỉ xin trình bày cơ sở lý luận về hai hình thức này.

1.6.1. Thanh toán bằng Sec

Sec là một lệnh trả tiền của chủ tài khoản ký phát để yêu cầu đơn vị thanh toán một số tiền từ tài khoản tiền gửi thanh toán của mình để trả cho người thụ hưởng có tên ghi trên Sec hoặc người cầm Sec.

Theo Nghị định 159/2003/NĐ-CP ngày 10/12/2003 về cung ứng và sử dụng Sec:

“Sec là phương tiện thanh toán do người ký phát lập dưới hình thức chứng từ theo mẫu in sẵn, lệnh cho người thực hiện thanh toán trả không điều kiện một số tiền nhất định cho người thu hưởng”.


Thời hạn hiệu lực thanh toán của Sec được quy định cho mỗi nước và tùy theo từng loại Sec riêng biệt. Theo điều 28, nghị định 159/2003/NĐ-CP, thời hạn xuất trình của tờ Sec là 30 ngày kể từ ngày ký phát. Tức là từ ngày phát hành Sec đến khi người thụ hưởng nộp Sec vào ngân hàng xin thanh toán, tính cả ngày lễ và chủ nhật. Người thực hiện thanh toán có trách nhiệm thanh toán trong ngày xuất trình hoặc ngày làm việc tiếp theo sau ngày xuất trình đó nếu ngày hết hạn rơi vào ngày nghỉ.

Theo tính chất thanh toán thì hiện nay có:

- Sec lĩnh tiền mặt

- Sec chuyển khoản

- Sec bảo chi

Trong giới hạn đề tài chỉ tập trung nghiên cứu Sec chuyển khoản và Sec bảo chi là 2 loại được sử dụng phổ biến hiện nay

1.6.1.1. Sec chuyển khoản

Sec chuyển khoản là tờ Sec do chủ tài khoản ký phát hành và trực tiếp giao cho người thụ hưởng khi nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng để thực hiện nghĩa vụ thanh toán của mình. Là hình thức thanh toán đơn giản, không đòi hỏi phải mở riêng tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán. Do vậy, Sec chuyển khoản thường dùng trong trường hợp 2 bên tín nhiệm nhau trong thanh toán, có quan hệ mua bán lâu dài và thường xuyên. Bên cạnh đó để đảm bảo thanh toán không vượt quá số dư tài khoản thì đơn vị chịu trách nhiệm thanh toán phải thực hiện nguyên tắc ghi Nợ trước, ghi Có sau.

Khi người thụ hưởng nộp tờ Sec vào ngân hàng thì có 2 trường hợp như sau:

- Người ký phát và người thụ hưởng cùng mở tài khoản tại một tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán (sau đây gọi là ngân hàng).

- Người ký phát và người thụ hưởng mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau nhưng có tham gia thanh toán bù trừ.


Thanh toán giữa người ký phát và người thụ hưởng khi mở tài khoản tại cùng một ngân hàng

(1)

Người ký phát (Người mua)

Người thụ hưởng (Người bán)

- Quy trình thanh toán:


(3)

Ngân hàng phục vụ chung

(2)

(4)

Sơ đồ 1.1: Sơ đồ luân chuyển chứng từ sec chuyển khoản cùng ngân hàng

(1) Người mua ký phát hành Sec chuyển khoản và giao trực tiếp cho người thụ hưởng (người bán) sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng.

(2) Người thụ hưởng (người bán) tiếp nhận Sec, kiểm tra và lập bảng kê nộp Sec cùng với các tờ Sec chuyển khoản nộp vào ngân hàng đề nghị thanh toán.

(3) Ngân hàng phục vụ chung sẽ kiểm tra các tờ Sec và các chứng từ liên quan, nếu đáp ứng đủ điều kiện thì tiến hành trích tài khoản tiền gửi của người ký phát (người mua), hạch toán ghi Nợ cho người ký phát.

(4) Ngân hàng ghi Có vào tài khoản cho người thụ hưởng

Thanh toán giữa người ký phát và người thụ hưởng khi mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau

- Quy trình thanh toán:

Người ký phát (Người mua)

(1)

Người thụ hưởng (Người bán)

(4)

(2)

(6)

(5)

Ngân hàng phục vụ người ký phát

(3)

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng


Sơ đồ 1.2: Sơ đồ luân chuyển chứng từ sec chuyển khoản 2 ngân hàng khác nhau


(1) Người mua ký phát hành Sec chuyển khoản và giao trực tiếp cho người thụ hưởng (người bán) sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng.

(2) Người thụ hưởng (người bán) tiếp nhận Sec, kiểm tra và lập bảng kê nộp Sec cùng với các tờ Sec chuyển khoản nộp vào ngân hàng phục vụ mình đề nghị thanh toán.

(3) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng sẽ kiểm tra các tờ Sec và các chứng từ liên quan, sau đó chuyển các tờ Sec và bảng kê nộp Sec cho ngân hàng phục vụ người ký phát.

(4) Ngân hàng phục vụ người ký phát kiểm tra chứng từ và số dư tài khoản tiền gửi của chủ tài khoản và tiến hành trích tài khoản tiền gửi, ghi Nợ và báo Nợ cho họ.

(5) Ngân hàng phục vụ người ký phát kiểm tra chứng từ, dùng các liên bảng kê nộp Sec lập chứng từ thanh toán bù trừ và chuyển cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng để thanh toán.

(6) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng tiếp nhận bảng kê nộp Sec và ghi Có vào tài khoản và báo Có cho họ.

1.6.1.2. Sec bảo chi

Sec bảo chi là một loại Sec chuyển khoản được ngân hàng xác nhận khả năng thanh toán, bảo đảm chi trả cho từng tờ Sec trên cơ sở tiền mà người ký phát đã lưu ký nên không để xảy ra tình trạng phát hành quá số dư. Do vậy, Sec bảo chi là tờ Sec đã được bảo đảm khả năng chi trả nên nó được dùng trong trường hợp 2 bên mua bán không tín nhiệm nhau trong thanh toán.

Để phát hành Sec bảo chi, người ký phát phải đến ngân hàng phục vụ làm thủ tục bảo chi cho tờ Sec đó thì mới có thể trao cho người thụ hưởng. Tờ Sec sẽ được đóng dấu “Bảo chi” và ghi kí hiệu mật.


Thanh toán Sec bảo chi cùng tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán

(2)

Người ký phát (Người mua)

Người thụ hưởng (Người bán)

(4)

- Quy trình thanh toán:


Ngân hàng phục vụ chung

(3)

(1)

(5)

Sơ đồ 1.3: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Sec bảo chi cùng ngân hàng

(1) Người ký phát đến ngân hàng làm thủ tục bảo chi Sec, ngân hàng đối chiếu yêu cầu và số dư của chủ tài khoản, nếu đủ điều kiện thì tiến hành hoàn thành thủ tục bảo chi. Tiến hành trích tiền từ tài khoản tiền gửi chuyển vào tài khoản đảm bảo thanh toán Sec.

(2) Người ký phát giao Sec cho người thụ hưởng để nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng.

(3) Người thụ hưởng lập bảng kê nộp Sec kèm các tờ Sec nộp vào ngân hàng xin thanh toán.

(4) Ngân hàng kiểm tra đầy đủ các yếu tố cần thiết, nếu chấp nhận thì tiến hành ghi Có tài khoản người thụ hưởng và báo có cho họ.

(5) Ngân hàng tất toán tài khoản đảm bảo thanh toán Sec


Thanh toán bảo chi Sec giữa hai ngân hàng khác nhau nhưng cùng hệ thống


(3)

Người thụ hưởng (Người bán)

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng

Quy trình thanh toán


(2)

(5)

(1)

Ngân hàng phục vụ

người ký phát

(4a)

(6)

Người ký phát (Người mua)


(4b)

Sơ đồ 1.4: Sơ đồ luân chuyển chứng từ Sec bảo chi thanh toán giữa 2 ngân hàng cùng hệ thống

(1) Người ký phát đến ngân hàng phục vụ mình làm thủ tục bảo chi. Lập giấy yêu cầu bảo chi Sec kèm tờ Sec, đồng thời lập ủy nhiệm chi xin trích tài khoản tiền gửi thanh toán để ký quỹ vào tài khoản tiền gửi đảm bảo thanh toán Sec bảo chi. Ngân hàng kiểm tra các thủ tục và chứng từ hợp lệ để tiến hành bảo chi Sec.

(2) Người mua ký phát Sec và giao cho người bán khi nhận hàng hóa, dịch vụ cung ứng.

(3) Người thụ hưởng nộp bảng kê nộp Sec và Sec bảo chi cho ngân hàng phục vụ mình.

(4) Ngân hàng tiếp nhận và kiểm tra chứng từ liên quan.

(4a) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng gửi lệnh chuyển nợ sang ngân hàng phục vụ người ký phát

(4b) Ghi Có tài khoản cho người thụ hưởng

(5) Ngân hàng nhận được lệnh chuyển nợ và ghi Nợ tài khoản cho người ký phát.

(6) Thanh toán bù trừ giữa hai ngân hàng

Trường hợp người mua và người bán mở tài khoản tại hai ngân hàng khác hệ thống cũng có thể thanh toán với nhau bằng Sec bảo chi nếu hai ngân hàng đã có thỏa thuận trước trên cơ sở phương thức thanh toán vốn do hai ngân hàng tự lựa chọn và ký kết với nhau. Vì vậy sẽ có quy trình thanh toán khác nhau


1.6.2. Thanh toán bằng Ủy nhiệm chi

Ủy nhiệm chi (nhờ chi) là lệnh của chủ tài khoản, lập theo mẫu của ngân hàng để ủy nhiệm cho ngân hàng, yêu cầu ngân hàng phục vụ mình trích tiền từ tài khoản của người lập chuyển vào tài khoản của người thụ hưởng.

Với ưu điểm đơn giản khi phát hành và sử dụng, thủ tục nhanh gọn mà đảm bảo an toàn cho cả ngân hàng và khách hàng, vì thế Ủy nhiệm chi được sử dụng khá phổ biến và chiếm tỷ trọng cao nhất trong thanh toán hiện nay.

(1)

(2)

(3)

Người chi trả (Người mua)

Thanh toán Ủy nhiệm chi giữa 2 khách hàng cùng mở tài khoản tại một ngân hàng


Người thụ hưởng (Người bán)

(4)

Ngân hàng phục vụ chung


Sơ đồ 1.5: Sơ đồ luân chuyển UNC giữa 2 khách hàng mở tài khoản cùng một ngân hàng


(1) Người bán cung ứng hàng hóa, dịch vụ cho người mua theo hợp đồng

(2) Người mua sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ lập ủy nhiệm chi gửi cho ngân hàng để đề nghị thanh toán cho người bán (người thụ hưởng)

(3) Ngân hàng kiểm tra tính ủy nhiệm chi và số dư trên tài khoản người mua, ghi Nợ tài khoản và báo Nợ cho họ.

(4) Ghi Có tài khoản của người bán và báo Có cho họ.


Thanh toán Ủy nhiệm chi giữa hai khách hàng mở tài khoản tại hai ngân hàng khác nhau


(5)


(2) (3)

- Quy trình thanh toán


(1)

Người chi trả (Người mua)

Người thụ hưởng (Người bán)



(4)

Ngân hàng phục vụ người chi trả

Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng


Sơ đồ 1.6: Sơ đồ luân chuyển chứng từ giữa 2 khách hàng mở tài khoản tại 2 ngân hàng khác nhau


(1) Người thụ hưởng (người bán) giao hàng hóa, dịch vụ cho người chi trả (người mua).

(2) Người chi trả sau khi nhận hàng hóa, dịch vụ sẽ lập Ủy nhiệm chi gửi vào ngân hàng phục vụ mình để đề nghị chuyển trả tiền cho người thụ hưởng.

(3) Căn cứ vào ủy nhiệm chi, ngân hàng phục vụ người chi trả kiểm tra chứng từ, số dư trên tài khoản, nếu đủ điều kiện thì ghi Nợ tài khoản tiền gửi và báo nợ cho người mua.

(4) Ngân hàng phục vụ người chi trả chuyển lệnh chuyển Có cho ngân hàng phục vụ người thụ hưởng.

(5) Ngân hàng phục vụ người thụ hưởng căn cứ lệnh chuyển Có, ghi Có tài khoản tiền gửi và báo có cho người thụ hưởng.

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 20/04/2022