Đánh giá công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 - 2


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 3.1: Thực trạng phát triển kinh tế của huyện Vân Đồn (2015-2017) 35

Bảng 3.2: Kết quả tổng điều tra về dân số và nhà ở năm 2017 36

Bảng 3.3: Dân số và mật độ dân số phân theo xã năm 2017 37

Bảng 3.4: Tình hình lao động huyện Vân Đồn năm 2017 38

Bảng 3.5: Kết quả cấp GCNQSD đất (lần đầu) giai đoạn 2015 - 2017 43

Bảng 3.6: Hiên trạng sử dụng đất của huyện Vân Đồn năm 2017 44

Bảng 3.7: Tổng hợp kết quả chuyển nhượng QSDÐ của 12 đơn vị hành

chính trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 46

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 115 trang tài liệu này.

Bảng 3.8: Tổng hợp kết quả thừa kế QSDÐ của 12 đơn vị hành chính trên

địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 47

Đánh giá công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 - 2

Bảng 3.9: Tổng hợp kết quả tặng cho QSDÐ của 12 đơn vị hành chính trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 49

Bảng 3.10: So sánh kết quả chuyển nhượng QSDÐ của 11 xã và 01 trấn trên

địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 51

Bảng 3.11: So sánh kết quả thừa kế QSDÐ của 11 xã và 01 trấn trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 54

Bảng 3.12: So sánh kết quả tặng cho QSDÐ của 11 xã và 01 trấn trên địa bàn huyện Vân Đồn tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 56

Bảng 3.13: Đánh giá thực trạng công tác chuyển nhượng QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 58

Bảng 3.14: Đánh giá thực trạng công tác thừa kế QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 59

Bảng 3.15: Đánh giá thực trạng công tác tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn giai đoạn 2015 - 2017 60

Bảng 3.16: Kết quả chuyển nhượng QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh

Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 theo mức độ hoàn thành 62

Bảng 3.17: Kết quả thừa kế QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 theo mức độ hoàn thành 64

Bảng 3.18: Kết quả tặng cho QSDÐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015 - 2017 theo mức độ hoàn thành 65

Bảng 3.19: Ðánh giá kết quả điều tra cán bộ địa chính, cán bộ VPĐKQSD đất và cán bộ Phòng Tài nguyên và Môi trường về công tác

chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ các xã, thị trấn điểm... 66 Bảng 3.20: Ðánh giá giá kết quả điều tra các gia đình, cá nhân có thực

hiện công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ tại các

xã, thị trấn điểm 70


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 3.1: Vị trí địa lý huyện Vân Đồn (Khu kinh tế Vân Đồn) 34

Hình 3.2: Sơ đồ quy trình chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ theo quy định của pháp luật đất đai 2013 76


MỞ ĐẦU


1. Đặt vấn đề

Đất đai được xác định là tài sản đặc biệt của Quốc gia, là nguồn nội lực quan trọng, nguồn vốn to lớn của đất nước và là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng không thể thay thế, có ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, lao động của mọi người trong xã hội. Ngay từ khi xuất hiện con người đã biết lấy đất đai làm nơi trú ngụ, sinh tồn và phát triển. Ngày nay, cùng với sự phát triển của tiến bộ xã hội, đất đai ngày càng phát huy được nhiều giá trị to lớn. Đặc biệt trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam, đất đai được xác định là tài sản vô giá của quốc gia, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là địa bàn phân bổ các khu dân cư, các ngành kinh tế, là bộ phận cơ bản của lãnh thổ quốc gia, là thành phần quan trọng bậc nhất của môi trường sống.

Hiện nay, hoạt động chuyển quyền sử dụng đất giữa các chủ sử dụng đất diễn ra mạnh mẽ trên phạm vi cả nước, nhất là tại các khu vực thành thị, khu vực đất đai có giá tri chuyển nhượng cao, đòi hỏi chúng ta phải quản lý tốt hoạt động này. Bên cạnh những thành tích đã đạt được, công tác quản lý hoạt động chuyển quyền sử dụng đất theo Luật đất đai 2013 còn gặp nhiều khó khăn đặc biệt là việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất, nghĩa vụ về tài chính và thuế trong chuyển quyền sử dụng đất.

Vân Đồn là một quần đảo vòng quanh phía Đông và Đông Bắc vịnh Bái Tử Long, nhưng lại nằm ở phía Đông và Đông Nam của tỉnh Quảng Ninh. Nó gồm 600 hòn đảo lớn nhỏ. Nền kinh tế của Vân Ðồn chủ yếu là kinh tế biển và khai thác khoáng sản bao gồm: nuôi trồng và đánh bắt hải sản, trồng và khai thác lâm nghiệp, dịch vụ du lịch biển, khai thác than, đá vôi, cát trắng, sắt, vàng sa khoáng. Nông nghiệp trồng trọt thì nhỏ bé. Kinh tế lâm


nghiệp suy giảm do khai thác cạn kiệt, tốc độ trồng lại rừng không theo kịp tốc độ khai thác.Trong những năm qua, công tác quản lý đất đai nói chung, trong đó có lĩnh vực quản lý hoạt động chuyển quyền sử dụng đất đã đạt được những kết quả đáng khen ngợi, song còn không ít những khó khăn trong việc thực hiện Luật đất đai 2013. Do nhu cầu về quyền sử dụng đất cho yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội nên các hoạt động thực hiện các quyền sử dụng đất có xu hướng ngày càng gia tăng. Việc đăng ký tại các cơ quan Nhà nước theo quy định pháp luật khi thực hiện các quyền của người sử dụng đất ngày càng tăng, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập trong việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Để đảm bảo được lợi ích tối đa của người dân khi thực hiện các quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất theo đúng quy định của pháp luật, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, tôi tiến hành thực hiện đề tài: "Ðánh giá công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai doạn 2015 - 2017" là cần thiết trong thời điểm hiện nay.

2. Mục đích của đề tài

Điều tra tổng hợp kết quả chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSD đất đai trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2015-2017.

Đánh giá chung về công tác quản lý việc thực hiện quy trình chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh.

Đánh giá được những khó khăn, tồn tại trong chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho quyền QSDÐ, đề xuất một số nguyên nhân và giải pháp khắc phục để hoàn thiện và phát triển quyền chuyển nhượng, thừa kế,


tặng cho QSDĐ trên địa bàn huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh theo quy định của pháp luật.

3. Ý nghĩa của đề tài

- Ý nghĩa trong học tập và nghiên cứu: Bổ sung những kiến thức đã học trên lớp, học hỏi, tiếp cận những kiến thức, kinh nghiệm thực tế nhằm hiểu rõ hơn về công tác quản lý Nhà nước về đất đai, cụ thể là công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho.

- Ý nghĩa trong thực tiễn: Từ quá trình nghiên cứu đề tài giúp tìm ra được những thuận lợi, khó khăn trong công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho tại huyện Vân Đồn, tỉnh Quảng Ninh để từ đó rút ra những giải pháp khắc phục, góp phần đẩy nhanh thực hiện tốt công tác chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho ở địa phương.


Chương 1

TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU


1.1. Cơ sở khoa học của đề tài

1.1.1. Cơ sở lý luận

Về mặt pháp lý, không có khái niệm mua bán đất đai, mà chỉ có khái niệm chuyển QSDĐ theo quy định của pháp luật tại BLDS 2005, Luật Kinh doanh BĐS năm 2006, Luật Đất đai 2013. QSDĐ là một loại quyền về tài sản đặc biệt phát sinh trong quan hệ sử dụng đất. Chuyển QSDĐ là một loại giao dịch dân sự đặc thù, có điều kiện. Quá trình thị trường hóa QSDĐ ngày càng rõ nét. Quá trình này đã làm cho quan hệ đất đai hòa nhập vào nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, tạo sự đồng bộ về các loại thị trường trong nền kinh tế quốc dân ở nước ta, trong đó vai trò của thị trường QSDĐ, thị trường BĐS là rất quan trọng.

Có nhiều hình thức chuyển QSDĐ: chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế, tặng cho; góp vốn… trong đó, hình thức chuyển nhượng đất là hình thức phổ biến. Trong giai đoạn hiện nay, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ là đòi hỏi tất yếu, khách quan trong nền kinh tế thị trường nhằm bảo đảm quyền tự do kinh doanh và tự do cư trú của công dân.

Việc pháp luật đất đai ghi nhận quyền chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ đã thực sự đáp ứng được nhu cầu của đại đa số người dân khi có nhu cầu về đất; tạo cơ sở pháp lý cho người sử dụng đất ở chủ động đầu tư, năng động hơn trong sử dụng đất, đồng thời cũng tăng được nguồn thu cho ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện, quyền này còn một số tồn tại như chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDĐ xảy ra khi không đủ điều kiện chuyển quyền; chuyển nhượng QSDĐ không đúng với quy định của pháp luật (không đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền); hiểu biết về thủ tục, trình tự chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho


của đại bộ phận dân cư và một số cán bộ còn hạn chế; thị trường BĐS chính quy mới hoạt động ở dạng sơ khai nên thị trường phi chính quy (thị trường ngầm) hoạt động mạnh với việc “mua bán trao tay” dưới nhiều hình thức, nằm ngoài sự kiểm soát của Nhà nước. Sự tồn tại kéo dài của thị trường BĐS trong đó có đất ở phi chính quy tác động xấu đến thị trường BĐS, ảnh hưởng đến việc quản lý, sử dụng đất đai, gây lãng phí cho Nhà nước và nhân dân, làm thất thoát nguồn thu ngân sách nhà nước. Vì thế, nghiên cứu các vấn đề pháp lý bảo đảm sự vận hành bình thường, lành mạnh của thị trường BĐS, chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho đất đai là đòi hỏi của thực tế cuộc sống. Cũng như các loại tài sản dân sự khác, việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Ðể thấy được thực trạng việc chuyển nhượng, thừa kế, tặng cho QSDÐ thì cần phải đánh giá công tác chuyển nhượng thừa kế, tặng cho QSDĐ.

1.1.2. Cơ sở pháp lý

1.1.2.1. Luật

Luật Đất đai sửa đổi năm 2013, có hiệu lực từ ngày 01/07/2014; Bộ Luật Dân sự số 91/2015/QH3 ngày 24/11/2015;

Luật Công chứng số 53/2014/QH3 ngày 20/06/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015;

Luật thuế thu nhập Cá nhân số 04/2007/QH12 ngày 21/11/2007, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2009;

Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các luật về thuế số 71/2014/QH3 ngày 26/11/2014, có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2015;

1.1.2.2. Các văn bản dưới Luật

Thông tư số 28/2011/TT-BTC ngày 28 tháng 2 năm 2011 Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản lý thuế, hướng dẫn thi hành

Xem tất cả 115 trang.

Ngày đăng: 08/11/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí