Thực Trạng Về Công Tác Bồi Thường Gpmb Trên Địa Bàn Tỉnh Thái Nguyên


-Căn cứ Nghị định số: 69/2009/NĐ-CP ngày 13/8/2009 của Chính phủ quy định bổ sung về quy hoạch sử dụng đất, giá đất, thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư.

-Căn cứ Nghị định số: 88/2009/NĐ-CP ngày 19/9/2009 của Chính phủ về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất.

-Thông tư số: 14/TT-BTNMT ngày 1/10/2009 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư và trình tự, thủ tục thu hồi đất, giao đất cho thuê đất.

Nghị định số: 123/NĐ-CP ngày 27/7/2007 của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP;

Thông tư số: 145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số: 188/2004/NĐ-CP và Nghị định số: 123/2007/NĐ-CP;

Thông tư liên tịch số: 02/2010/TTLT-BTNMT-BTC ngày 08/01/2010, của Bộ Tài nguyên và Môi trường - Bộ Tài chính, hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành bảng giá đất và điều chỉnh bảng giá đất thuộc thẩm quyền của UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

1.3.2.3. Từ khi có Luật Đất đai 2013

Luật Đất đai năm 2013 được ban hành vừa tiếp tục kế thừa, luật hóa những quy định còn phù hợp đã và đang đi vào cuộc sống của Luật Đất đai năm 2003, nhưng đồng thời đã sửa đổi, bổ sung một số quy định định mới nhằm tháo gỡ những hạn chế, bất cập của Luật Đất đai năm 2003. Nhà nước đã ban hành nhiều các văn bản dưới luật như Nghị định, Thông tư cụ thể hóa các điều luật về giá đất, bồi thường, hỗ trợ và tái định cư, bao gồm:

-Nghị định số 43/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Đất đai;

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 101 trang tài liệu này.


-Nghị định số 44/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về định giá đất;

Đánh giá công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng dự án - đường Bắc Sơn kéo dài đoạn qua địa phận phường Thịnh Đán, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2016-2018 - 5

-Nghị định số 45/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về thu tiền sử dụng đất;

-Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2014 của Chính phủ quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

-Thông tư 23/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;

-Thông tư 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về hồ sơ địa chính;

-Thông tư 25/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2015 của Bộ Tài nguyên và Môi trường về bản đồ địa chính;

-Thông tư số 30/2014/TT-BTNMT ngày 02 tháng 6 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi đất;

-Thông tư số 37/2014/TT-BTNMT ngày 30/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;

Tuy nhiên, cho đến nay vấn đề GPMB diễn ra rất chậm, chưa hiệu quả, còn nhiều sai sót gây bức xúc, khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, triển khai dự án, đồng thời công tác quy hoạch và quản lý xây dựng còn nhiều bất cập ảnh hưởng đến tiến độ của các dự án.

1.4. Thực trạng về công tác bồi thường GPMB trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

1.4.1 Công tác giải phóng mặt bằng tại tỉnh Thái Nguyên

Từ năm 2013 đến nay tỉnh Thái Nguyên đã thực hiện việc GPMB cho các công trình, dự án, diện tích đất thu hồi là trên 2000 ha với số tiền chi trả bồi thường lên tới 2.500,7 tỷ đồng. Có thể kể đến các dự án tiêu biểu được


GPMB như: Dự án Nhà máy điện tử Samsung (Khu công nghiệp Yên Bình), dự án Khu côn nghiệp Điềm Thụy thuộc Phú Bình và Phổ Yên với diện tích được quy hoạch là 350ha; tổ hợp Yên Bình khoảng gần 800ha, trong Đó dự án sân golf 36 lỗ 185ha, khu Đô thị cửa ngõ 100ha, mở rộng khu công nghiệp Yên bình từ 200ha lên 495ha, dự án đường cao tốc Thái Nguyên Bắc Kạn. Tiếp đó là việc GPMB dứt điểm Dự án nhà hát ca múa nhạc dân gian Việt Bắc. Đây cũng là công trình trọng điểm được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch phê duyệt. Thực hiện bàn giao mặt bằng thi công xây dựng, hoàn thành theo tiến độ Dự án xây dựng Quốc lộ 3 mới, Quốc lộ 3 cũ Hà Nội - Thái Nguyên... và nhiều dự án phải thu hồi đất, bồi thường GPMB xây dựng đường giao thông, nông thôn mới...Có được kết quả như trên là do Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các ngành các cấp vào cuộc quyết liệt, công tác chỉ đạo kiểm tra, giám sát giải quyết vướng mắc được thực hiện thường xuyên. Lãnh đạo UBND tỉnh và Thường trực Ban chỉ đạo công tác GPMB và hỗ trợ tái định cư cùng các ngành của tỉnh đã tiến hành nhiều cuộc làm việc trực tiếp với các địa phương, doanh nghiệp chỉ đạo xử lý dứt điểm các tồn tại, tháo gỡ khó khăn, giải quyết kịp thời những kiến nghị, đề nghị của các chủ dự án; tổ chức các cuộc đối thoại trực tiếp với các hộ dân trong vùng dự án nhằm giải đáp những vướng mắc phát sinh trong công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư đẩy nhanh tiến độ bồi thường, GPMB cho các dự án. Việc nắm bắt tâm tư, nguyện vọng, tuyên truyền, vận động nhân dân chấp hành chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước được thực hiện với nhiều hình thức, phương pháp phù hợp. Cộng với sự phấn đấu nhiệt tình của cán bộ làm công tác GPMB và đặc biệt là sự ủng hộ đồng thuận cao của nhân dân đã chấp nhận khó khăn khi di chuyển, tự nguyện hiến đất bàn giao mặt bằng với số l ượng và giá trị lớn trong thời gian ngắn. Cuối năm 2016, tỉnh Thái Nguyên triển khai nhiều dự án hàng nghìn tỷ đồng, điển hình là: dự án khu du lịch tâm linh Hồ Núi Cốc tổng mức đầu tư 15.000 tỷ đồng;


dự án xây dựng cấp bách hệ thống chống lũ lụt sông Cầu kết hợp hoàn thiện hạ tầng đô thị hai bên bờ sông Cầu với hơn 18.000 tỷ đồng; dự án nghĩa trang hiện đại An Lạc Viên Thái Nguyên với tổng mức đầu tư hơn 300 tỷ đồng (Báo Thái Nguyên (năm 2017))[29].

1.4.2. Một số nghiên cứu liên quan đến giải phóng mặt bằng

- Qua nghiên cứu “Đánh giá tác động của công tác giải phóng mặt bằng đến kinh tế, xã hội, môi trường ở một số dự án trên địa bàn thành phố Vĩnh Phúc, tỉnh Vĩnh Phúc” năm 2017 của tác giả Nguyễn Văn Chiến. Từ dự án đường phục vụ du lịch và hạ tầng hai bên đường và dự án quy hoạch đất ở để giao và đấu giá QSD đất khu vực Làng Nung là hai dự án trọng điểm của thành phố Vĩnh Phúc được tỉnh và thành phố rất quan tâm chỉ đạo. Các phương án bồi thường GPMB đã được lập đầy đủ các nội dung và áp giá theo đúng chính sách quy định, có phần hỗ trợ cho người bị thu hồi đất. Qua kết quả phân tích đánh giá tác giả cho thấy dự án đã tác động mạnh mẽ đến dời sống, kinh tế của người dân: Tạo cơ hội tăng thu nhập cho lao động trong ngành phi nông nghiệp. Cụ thể, có 58,0% hộ ở hai dự án có thu nhập sau khi bị thu hồi đất.

- Qua nghiên cứu “Đánh giá Công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện một số dự án trên địa bàn thành phố Lạng Sơn, tỉnh Lạng Sơn năm 2016” tác giả Dương Thị Thu Thủy đã cho thấy công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng trên địa bàn thành phố Lạng Sơn qua dự án nghiên cứu: Dự án Tái định cư khối 2, phường Vĩnh Trại áp dụng thống nhất theo luật; các văn bản dưới luật và Quyết định, quy định của UBND tỉnh. Đồng thời khẳng định tác động dự án đã làm giảm tỷ lệ lao động ngành nông nghiệp giảm đi, tỷ lệ lao động trong ngành phi nông nghiệp và tỷ lệ lao động không có việc làm sau khi bị thu hồi đất cũng tăng. Thu nhập của hộ dân sau khi bị thu hồi đất 1 năm có xu hướng tăng [..].


- Theo Phạm Văn Hùng (2015) cho thấy: Công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa vẫn còn chậm so với tiến độ đề ra với nhiều nguyên nhân. Công tác quản lý Nhà nước về đất đai còn buông lỏng, nhiều vướng mắc còn tồn đọng khá dai dẳng nhưng không kịp thời giải quyết. Không ít các trường hợp Nhà nước phải mặc nhiên công nhận quyền sử dụng đất cho các chủ sử dụng không có giấy tờ về quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật đất đai. Việc điều tra, đo đạc, lập và chỉnh lý hồ sơ địa chính còn nhiều hạn chế. Những hạn chế của công tác này làm ảnh hưởng đến công tác xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất. Những nơi chưa có quy hoạch kế hoạch sử dụng đất, công tác quản lý đất đai yếu kém, số liệu không đảm bảo độ tin cậy, việc khoanh định các loại đất, định hướng sử dụng không sát với thực tế thì ở đó công tác GPMB gặp nhiều khó khăn phức tạp, hiệu quả thấp. Chính quyền các cấp không có đầy đủ hồ sơ quản lý, không cập nhật biến động thường xuyên và không quản lý được những vụ việc mua bán, chuyển nhượng đất đai trái phép. Chính điều này gây khó khăn cho người thi hành đồng thời làm mất lòng tin trong dân. Là nguyên nhân chủ yếu dẫn đến sự chậm trễ, ách tắc trong công tác giải quyết các mối quan hệ đất đai nói chung và GPMB nói riêng.

- Theo ông Lê Anh Quân (2014) cho thấy: Thực tế triển khai GPMB trên địa bàn huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội vẫn gặp một số khó khăn, vướng mắc như sau:

Thứ nhất, về việc thông báo thu hồi đất đến từng hộ dân gây nhiều khó khăn.

Thứ hai, giữa quyết định thu hồi đất và phương án được duyệt phải được thực hiện trong vòng 1 ngày gây nhiều khó khăn cho địa phương.

Thứ ba, GPMB xong mới giao đất cũng nảy sinh nhiều bất cập. Theo chúng tôi nên GPMB đến đâu, giao đất đến đó.

Thứ tư, về quy định cưỡng chế kiểm đếm khá phức tạp, mất nhiều thời gian, vật chất.


Thứ năm, về dự thảo phương án hỗ trợ có thể gây ra khiếu kiện kéo dài nếu có sự điều chỉnh theo hướng giảm.

Thứ sáu, về vấn đề giá đất. Tuy theo chủ trương sát giá thị trường nhưng trên thực tế, người dân không bao giờ thông báo giá thật để tránh nộp thuế thu nhập cá nhân khi chuyển nhượng. Nên quy định giá đất đền bù khi được địa phương báo cao lên dù cao hơn từ 1-2 lần vẫn thấp hơn thực tế rất nhiều, dẫn đến hiện tượng người dân không đồng ý với phương án giá đền bù, gây chậm trễ cho công tác GPMB.

- Theo Hà Thanh Tùng (2013) cho thấy: Công tác GPMB trên địa bàn tỉnh Phú Thọ còn gặp nhiều khó khăn, cụ thể: Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh ban hành để bồi thường giải phóng mặt bằng có giá đất còn thấp hơn giá đất thị trường.

Việc quản lý nhà nước về đất đai ở các địa phương từ những năm trước đây còn chưa chặt chẽ, để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất, sử dụng đất không rõ nguồn gốc, gây nhiều khó khăn cho việc xác định diện tích từng loại đất.

Công tác GPMB liên quan đến quyền lợi trực tiếp, thiết thực của nhiều người dân, trình độ dân trí nhiều nơi còn có hạn, chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư của Nhà nước còn phức tạp, thay đổi nhiều, trong khi công tác tuyên truyền, quán triệt chủ trương chính sách nhiều nơi chưa tốt dẫn đến người dân còn có cách hiểu khác nhau về chính sách của Nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng, có nơi còn xảy ra tình trạng khiếu kiện đông người, gây mất trật tự trị an.

Trong quá trình thực hiện, nhiều hạng mục, nội dung phát sinh, các quy định của Nhà nước chưa điều chỉnh hết, các cấp các ngành phải bàn bạc, thống nhất đề xuất UBND tỉnh xử lý, nên kéo dài thời gian công tác giải phóng mặt bằng;

Một số dự án về giao thông liên quan đến nhiều tỉnh khác nhau, trong khi chính sách bồi thường của các tỉnh chưa đồng nhất, như: Giá đất, chính


sách hỗ trợ... dẫn đến người dân so sánh và có nhiều ý kiến với cơ quan nhà nước làm kéo dài thời gian giải phóng mặt bằng (dự án đường cao tốc Nội Bài

- Lào Cai…).

Chức năng tham mưu tổ chức thực hiện, thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có thay đổi (chuyển từ ngành Tài chính sang ngành Tài nguyên và Môi trường), nhưng hầu hết cán bộ chuyên môn không chuyển giao nên cán bộ ngành Tài nguyên và Môi trường phải đảm nhận thêm nhiệm vụ, trong khi biên chế và tổ chức chưa tương xứng.

Lực lượng cán bộ chuyên môn thực hiện công tác bồi thường hỗ trợ, tái định cư của các cấp, đặc biệt là cấp huyện, xã còn mỏng, chuyên môn nghiệp vụ hạn chế, thực hiện nhiệm vụ kiêm nhiệm nên làm ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ công tác này.

- Theo Lê Minh (2012), Công tác GPMB ở thành phố Đông Hà, tỉnh Quảng Trị còn chậm và gặp nhiều vướng mắc, lý do:

Cơ chế chính sách, pháp luật về đền bù GPMB còn nhiều bất cập và chậm thay đổi. Cụ thể là giá đất đền bù theo quy định thường thấp hơn giá thị trường từ 2 -3 lần, giá bồi thường vật kiến trúc, nhà cửa, cây cối, tài sản trên đất hiện thấp hơn giá thị trường 20%. Chính sách áp giá đền bù không thống nhất giữa các công trình khiến nhiều hộ dân không đồng tình. Các quy định về đền bù, hỗ trợ, cấp đất tái định cư (TĐC) đối với các hộ dân bị thu hồi nhiều đất, hộ gia đình có nhiều thế hệ sinh sống, đông con, hộ gia đình ở vị trí thuận lợi chưa phù hợp, thỏa đáng.

Quá trình lập dự án, đơn vị tư vấn luôn lập dự toán đền bù GPMB thấp hơn so với thực tế nên khi triển khai phải điều chỉnh lại. Sự phối hợp của các cơ quan chức năng, chính quyền địa phương trong GPMB chưa thường xuyên, tích cực và thiếu sự chủ động.

Bên cạnh đó, việc thiếu khu TĐC, các khu TĐC này được thiết kế với vị trí chưa tương xứng với vị trí hiện tại của các hộ dân bị thu hồi đất khiến


nhiều hộ dân không đồng ý bàn giao mặt bằng khiến công tác GPMB thêm phần khó khăn.

Mặt khác, một bộ phận nhân dân thiếu hợp tác, cá biệt có trường hợp lôi kéo các hộ dân khác không đồng tình với chính sách của nhà nước theo ý chí chủ quan của mình. Ngoài ra, đội ngũ cán bộ làm công tác GPMB chưa đảm bảo về số lượng và chất lượng, đặc biệt là thiếu năng lực, kinh nghiệm trong vận động, thuyết phục, đối thoại với nhân dân.

* Đánh giá chung.

Công tác bồi thường, GPMB còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc. Tiến độ thực hiện nhiều dự án còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu đề ra, nhiều dự án kéo dài thời gian làm ảnh hưởng đến các nhà đầu tư và ảnh hưởng đến hiệu quả đầu tư của dự án. Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến công tác giải phóng mặt bằng chậm:

- Chế độ chính sách về bồi thường thường xuyên thay đổi, đặc biệt là các văn bản, Quyết định của Trung ương, cấp tỉnh ban hành còn nhiều mâu thuẫn chưa thống nhất, khó thực hiện.

- Việc xây dựng bảng giá đất, tài sản phục vụ công tác giải phóng mặt bằng chưa phù hợp, không sát với giá thị trường (chỉ bằng 50% đến 70% giá trị trường) cho nên các hộ dân bị ảnh hưởng không chấp nhận, phát sinh nhiều kiến nghị, khiếu nại.

- Nhiều phương án đã được phê duyệt nhưng không thể thực hiện được do chủ đầu tư không bố trí được kinh phí hoặc Chủ đầu tư chậm bố trí kinh phí để chi trả, khi có kinh phí thì giá cả bồi thường thay đổi phải lập lại phương án.....

- Công tác xây dựng các khu tái định cư phục vụ giải phóng mặt bằng phải được thực hiện trước khi lập phương án bồi thường giải phóng mặt bằng, thế nhưng trong thời gian vừa qua, việc chuẩn bị đất tái định cư không đáp ứng được yêu cầu, có nhiều dự án quá trình thực hiện việc giải phóng mặt

Xem toàn bộ nội dung bài viết ᛨ

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 14/11/2023