DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Air Bone Gap Khoảng cách khí cốt đạo | |
KHVM | Khe hở vòm miệng |
KHVM±M | Khe hở vòm miệng có hoặc không kết hợp khe hở môi |
MN | Màng nhĩ |
OTK | Ống thông khí |
PTA | Pure Tone Average Ngưỡng nghe trung bình đường khí |
PT | Phẫu thuật |
SD | Standard Deviation Độ lệch chuẩn |
TB | Trung bình |
THVM | Tạo hình vòm miệng |
VTG | Viêm tai giữa |
VTGCT | Viêm tai giữa cấp tính |
VTGMT | Viêm tai giữa mạn tính |
VTGƯD | Viêm tai giữa ứ dịch |
Có thể bạn quan tâm!
- Đánh giá chức năng tai giữa trên bệnh nhân khe hở vòm miệng - 1
- Nghiên Cứu Về Chức Năng Tai Giữa Trên Bệnh Nhân Khe Hở Vòm Miệng
- Áp Lực Khí Riêng Phần Trong Hòm Nhĩ Và Niêm Mạc Tai Giữa
- Bệnh Lý Tai Giữa Trên Bệnh Nhân Khe Hở Vòm Miệng
Xem toàn bộ 188 trang tài liệu này.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1 Phân bố về nhóm tuổi và giới 61
Bảng 3.2 Các bệnh lý tai mũi họng kèm theo (N=106) 62
Bảng 3.3 Phân loại khe hở vòm miệng 62
Bảng 3.4 Phân bố số bên tai bị bệnh 63
Bảng 3.5 Mối liên quan giữa số tai bị bệnh với đặc điểm khe hở vòm miệng63 Bảng 3.6 Hình thái màng nhĩ 64
Bảng 3.7 Các thể viêm tai giữa ứ dịch 66
Bảng 3.8 Đặc điểm xẹp nhĩ 66
Bảng 3.9 Mối liên quan giữa bệnh lý tai giữa với đặc điểm khe hở vòm miệng 68 Bảng 3.10 Hình thái nhĩ lượng đồ theo Nguyễn Tấn Phong (N=209) 69
Bảng 3.11 Mối liên quan giữa dạng nhĩ đồ với thể viêm tai giữa ứ dịch và độ xẹp nhĩ 71
Bảng 3.12 Đặc điểm về hình dạng thính lực đồ và mức độ nghe kém 72
Bảng 3.13 Mối liên quan giữa đặc điểm thính lực đồ với bệnh lý tai giữa 73
Bảng 3.14 So sánh chỉ số PTA và ABG với bệnh lý tai giữa 74
Bảng 3.15 Kết quả phẫu thuật tạo hình vòm miệng sau 6 tháng 75
Bảng 3.16 Đặc điểm bệnh lý tai giữa được đặt ống thông khí 76
Bảng 3.17 Tình trạng dịch hòm nhĩ khi chích rạch 76
Bảng 3.18 Đặc điểm nhĩ lượng đồ 77
Bảng 3.19 Đặc điểm thính lực đồ 77
Bảng 3.20 Hình thái màng nhĩ sau phẫu thuật 79
Bảng 3.21 Diễn biến tình trạng tai giữa sau phẫu thuật theo tình trạng ống thông khí 80
Bảng 3.22 Diễn biến tình trạng tai của các bệnh lý tai giữa 81
Bảng 3.23 Mối liên quan giữa viêm tai giữa tái diễn với kết quả phẫu thuật vòm miệng 82
Bảng 3.24 Mối liên quan giữa viêm tai giữa tái diễn với thời gian lưu ống... 83 Bảng 3.25 Mối liên quan giữa viêm tai giữa tái diễn với dạng nhĩ lượng đồ . 85 Bảng 3.26 Hình thái thính lực đồ sau phẫu thuật 86
Bảng 3.27 Thay đổi PTA và ABG trung bình sau phẫu thuật 87
Bảng 3.28 Thay đổi PTA và ABG trung bình theo bệnh lý tai giữa 87
Bảng 3.29 Thay đổi PTA và ABG theo tình trạng viêm tai giữa tái diễn 88
Bảng 3.30 Biến chứng sau phẫu thuật 88
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1 Phân bố bệnh lý tai giữa (N=212) 65
Biểu đồ 3.2 Mối liên quan giữa bệnh lý tai giữa với nhóm tuổi 67
Biểu đồ 3.3 Dạng nhĩ lượng đồ theo Jerger (N=209) 68
Biểu đồ 3.4 Mối liên quan giữa dạng nhĩ lượng đồ với bệnh lý tai giữa 70
Biểu đồ 3.5 Tình trạng ống thông khí sau phẫu thuật 78
Biểu đồ 3.6 Dạng nhĩ lượng đồ sau phẫu thuật 84
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1 Những tổn thương tai giữa do rối loạn chức năng vòi nhĩ trên bệnh nhân khe hở vòm miệng 28
Sơ đồ 1.2 Diễn biến bệnh lý tai giữa do rối loạn chức năng vòi nhĩ 29
Sơ đồ 2.1 Sơ đồ chọn đối tượng nghiên cứu 40
DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1 Giải phẫu vòi nhĩ 9
Hình 1.2 Giải phẫu vòm miệng 11
Hình 1.3 Áp lực khí riêng phần trong hòm nhĩ và niêm mạc tai giữa 14
Hình 1.4 Sự đóng mở của vòi nhĩ 15
Hình 1.5 Hình thái biến động nhĩ đồ theo Nguyễn Tấn Phong 18
Hình 1.6 Phân loại khe hở vòm miệng theo Kernahan 23
Hình 1.7: So sánh vòm miệng bình thường và khe hở vòm miệng 26
Hình 1.8 Ống thông khí hòm nhĩ 35
Ảnh 2.1 Khám tai mũi họng 51
Ảnh 2.2 Đo nhĩ lượng 51
Ảnh 2.3 Đo thính lực đơn âm tại ngưỡng 52
Ảnh 2.4 Các bước đặt ống thông khí hòm nhĩ 55
Ảnh 2.5 Bộ dụng cụ khám nội soi tai mũi họng 57
Ảnh 2.6 Bộ dụng cụ phẫu thuật đặt ống thông khí 57
Ảnh 2.7 Máy đo nhĩ lượng Interacoustics AT235 57
Ảnh 2.8 Máy đo thính lực Interacoustics AD226 57
ĐẶT VẤN ĐỀ
Khe hở vòm miệng (KHVM) là dị tật bẩm sinh trong đó vòm miệng không được đóng kín, gặp khoảng 0,1-0,2% tại Việt Nam.1Rối loạn chức năng vòi nhĩ mạn tính do những bất thường về bám tận của cơ nâng màn hầu và cơ căng màn hầu cùng với viêm nhiễm vùng vòm mũi họng do thiếu hụt khẩu cái làm tỷ lệ bệnh lý tai giữa ở trẻ KHVM lên tới 94%.2Viêm tai giữa (VTG) ở trẻ KHVM thường diễn biến âm thầm, chủ yếu là VTG màng nhĩ đóng kín, có sự chuyển hóa lẫn nhau như viêm tai giữa ứ dịch (VTGƯD) – viêm tai giữa cấp tính (VTGCT) tái diễn - xẹp nhĩ – xơ nhĩ,3có thể tạo thành cholesteatoma.4Quá trình viêm kéo dài ảnh hưởng đến sức nghe trong “giai đoạn vàng” phát triển ngôn ngữ của trẻ KHVM, gây khó khăn trong giao tiếp và học tập5.
Phát hiện sớm và theo dõi tình trạng tai giữa giúp hạn chế ảnh hưởng của rối loạn chức năng vòi nhĩ tới trẻ KHVM. Do có biểu hiện lâm sàng kín đáo nên cần thiết phối hợp khám nội soi và đánh giá chức năng tai giữa qua đo nhĩ lượng và đo thính lực để phát hiện, chẩn đoán bệnh lý tai giữa ở trẻ KHVM. Đây là những phương pháp có thể triển khai rộng rãi, cung cấp các thông tin giá trị về chức năng nghe, chức năng vòi nhĩ, sự hiện diện của dịch trong hòm tai và độ di động của hệ màng nhĩ xương con.6,7
Theo Paradise,8 điều trị nội khoa không giúp cải thiện tình trạng rối loạn chức năng vòi nhĩ và các tổn thương mạn tính trong KHVM. Sau khi được phẫu thuật tạo hình vòm miệng (THVM), dù đã được tạo hình cơ màn hầu trực tiếp, tái tạo lại điểm bám của cơ nâng màn hầu và cơ căng màn hầu, tỷ lệ VTG ở trẻ KHVM vẫn còn cao, lên tới 85,7%.3,9,10 Ống thông khí hòm nhĩ (OTK) có vai trò như một vòi nhĩ nhân tạo, giúp thông khí và dẫn lưu
niêm dịch, cải thiện sức nghe và hạn chế biến chứng trong các bệnh lý tai giữa trên bệnh nhân KHVM.11Theo Klockars,12kết hợp đặt OTK cùng với THVM giúp phục hồi chức năng vòi nhĩ tốt hơn. Chính vì vậy, phẫu thuật đặt OTK được Hội Ngôn ngữ - Lời nói và Thính học Hoa Kỳ - ASHA khuyến cáo thực hiện sớm với VTG ở trẻ KHVM.13
Theo dõi bệnh lý tai giữa nằm trong chiến lược điều trị đa chuyên khoa với KHVM, đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới.14,15 Sự phối chặt chẽ giữa các chuyên ngành Tai Mũi Họng, Phẫu thuật Hàm mặt và Phẫu thuật Tạo hình giúp chẩn đoán và điều trị bệnh lý tai giữa ở trẻ KHVM hiệu quả hơn.16,17 Tiến hành nghiên cứu về các đặc điểm lâm sàng, chức năng tai giữa trong bệnh lý khe hở vòm miệng; đồng thời phối hợp phẫu thuật đặt OTK và phẫu thuật THVM để nâng cao chất lượng điều trị, dự phòng các biến chứng của VTG là rất cần thiết và có ý nghĩa thực tiễn. Tại Việt Nam, điều trị toàn diện cho trẻ KHVM vẫn chưa được quan tâm đầy đủ, những nghiên cứu về bệnh lý tai giữa còn ít, có cỡ mẫu nhỏ, thời gian theo dõi ngắn.18,19
Xuất phát từ tính cấp thiết của các vấn đề nêu trên, chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Đánh giá chức năng tai giữa trên bệnh nhân khe hở vòm miệng” nhằm hai mục tiêu:
1. Đánh giá chức năng tai giữa trên bệnh nhân khe hở vòm miệng qua nội soi, thính lực và nhĩ lượng.
2. Đánh giá sự cải thiện chức năng tai giữa sau đặt ống thông khí và phẫu thuật tạo hình khe hở vòm miệng.