Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk - 4


Tháng 12

25,2

0,0

18,6

8,4

Bình quân

cả năm

1.824,2

2.035,6

1.763,6

2.028,7

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 126 trang tài liệu này.

Đánh giá ảnh hưởng biến đổi khí hậu đến an ninh sinh kế cộng đồng dân tộc thiểu số tại Đăk Lăk - 4

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Đắk Lắk 2011)

Các yếu tố khí hậu khác

Độ ẩm không khí: trung bình năm khoảng 82%, tháng có độ ẩm cao nhất là tháng 9 trung bình 90% tháng có độ ẩm thấp nhất là tháng 3 trung bình 70%.

Lượng bốc hơi: lượng bốc hơi các tháng 2,3,4 đạt từ 150 -200 mm. Tổng lượng bốc hơi trung bình năm 1300 -1500mm bằng 70% lượng mưa năm chủ yếu vào mùa khô.

Chế độ nắng: tổng số giờ nắng bình quân hàng năm khá cao khoảng 2139 giờ, năm cao nhất 2323 giờ, năm thấp nhất khoảng 1991 giờ. Trong đó mùa khô số giờ nắng trung bình cao hơn (1.167 giờ) so với mùa mưa (972 giờ).

Chế độ gió: có 2 hướng gió chính theo 2 mùa, mùa mưa gió Tây Nam thịnh hành thường thổi nhẹ khoảng cấp 2, cấp 3. Mùa khô gió Đông Bắc thịnh hành thường thổi mạnh cấp 3, cấp 4 có lúc gió mạnh lên cấp 6, cấp 7. Mùa khô gió tốc độ lớn thường gây khô hạn.

Tóm lại khí hậu Đắk Lắk vừa mang nét chung của khí hậu nhiệt đới gió mùa

vừa chịu ảnh hưởng của khí hậu vùng cao nguyên nên phù hợp với nhiều loại cây trồng. Tuy nhiên do chế độ thời tiết có 2 mùa rỏ rệt, mùa khô thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt, mùa mưa lượn g mưa lớn tập trung gây lũ lụt một số vùng. Lượng mưa lớn cũng gây xói mòn và rửa trôi đất đai.

1.1.2 Điều kiện kinh tế - xã hội


1.1.2.1 Kinh tế

Tổng kết tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển KT-XH năm 2012, nền kinh tế tỉnh tăng trưởng với tốc độ ước đạt 9,37%, cao hơn tốc độ phát triển chung của cả nước là 5,2%, trong đó có 9/18 chỉ tiêu chủ yếu đạt và vượt kế hoạch đề ra. Trong năm qua, tình hình thời tiết diễn biến phức tạp, thiên tai dịch bệnh xảy ra nhiều nơi khiến



ngành nông nghiệp Đắk Lắk gặp không ít khó khăn. Mặc dù vậy, ngành vẫn giữ được sự phát triển ổn định, giữ vững vai trò quan trọng trong phát triển đời sống người dân nông thôn, góp phần chủ yếu trong việc duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh. Tổng giá trị sản xuất của ngành nông – lâm - thủy sản trong năm ước đạt

14.434 tỷ đồng, tăng 6,41% so với năm trước. Trong sản xuất nông nghiệp, ngành trồng trọt vẫn duy trì tầm quan trọng, các loại cây trồng chủ lực đều vượt kế hoạch về diện tích, năng suất và sản lượng. Trong đó, tổng sản lượng lương thực cây có hạt ước đạt 1.078.448 tấn, tăng 40.448 tấn, đạt 104% so với kế hoạch. Sản lượng cà phê nhân ước đạt 465.000 tấn, tăng 33.000 tấn, đạt 108% kế hoạch. Các loại cây trồng khác như cao su, hồ tiêu, ca cao… đều tăng khá.

Trên lĩnh vực công nghiệp, mặc dù gặp nhiều khó khăn, không đạt kế hoạch đề ra nhưng vẫn duy trì mức tăng trưởng ổn định. Giá trị sản xuất công nghiệp trên địa bàn trong năm qua ước đạt 4.937,7 tỷ đồng, tăng 11,4% so với năm 2011. Một số mặt hàng có mức tăng trưởng khá là khai thác penspat, đá ốp lát, cà phê bột, cà phê hòa tan… Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục ổn định với tổng mức lưu chuyển hàng hóa ước đạt 37.000 tỷ đồng, tăng 11,93% so với năm 2011 và tăng 8,82% so với kế hoạch. Huy động vốn đầu tư toàn xã hội trong năm ước đạt 12.400 tỷ đồng, tăng 19,63% so với năm 2011. Hoạt động xuất khẩu tăng 4,29% so với kế hoạch với tổng kim ngạch thực hiện trong năm ước đạt 730 triệu USD. Tổng thu nhập bình quân đầu người trong năm qua theo giá thực tế ước khoảng 25,05 triệu đồng, tăng 11,37% so với năm 2011.

Đối với hoạt động xúc tiến đầu tư và kinh tế đối ngoại, trong năm qua Dak Lak đã thu hút được 37 dự án đầu tư với tổng số vốn đăng ký 980 tỷ đồng. Công tác vận động tài trợ vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện tích cực và đạt những kết quả quan trọng. Trong năm qua, Đắk Lắk đã vận động được 7 dự án ODA với tổng vốn đầu tư 8,25 triệu USD; tiếp nhận 5 dự án do các bộ, ngành Trung ương chủ quản. Trong năm qua, tỉnh cũng đã phê duyệt mới 11 khoản viện trợ NGO với tổng vốn

984.000 USD, tỷ lệ giải ngân các dự án NGO đạt khoảng 95%.



Tổng sản phẩm xã hội (theo giá so sánh 1994) ước đạt 8.161 tỷ đồng, bằng 48,06% kế hoạch, tăng 5,47% so với cùng kỳ năm trước (kế hoạch 2013 khoảng 16,980 tỷ đồng, tăng trưởng kinh tế 11% trở lên so với cùng kỳ năm 2012), trong đó:

Ngành nông, lâm, ngư nghiệp ước đạt 3.835 tỷ đồng, bằng 52,04% kế hoạch, tăng 3,17% (kế hoạch 2013 khoảng 7.370 tỷ đồng, tăng 4-5%).

Ngành công nghiệp – xây dựng ước đạt 1.201 tỷ đồng, bằng 40,85% kế hoạch, tăng 2,56%. Trong đó: công nghiệp ước đạt 899 tỷ đồng.

Ngành dịch vụ ước đạt 3.125 tỷ đồng, bằng 46,85% kế hoạch, tăng 9,65%.

Thu nhập bình quân đầu người theo giá thực tế là 12,9 triệu đồng, tăng 4% so với cùng kỳ năm 2012.

Huy động vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 5.946 tỷ đồng, bằng 39,64% kế hoạch, chiếm 25,19% so GDP.

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng ước đạt 21.277 tỷ đồng, tăng 15,35% so với cùng kỳ năm trước và đạt 49,48% kế hoạch.

Kim ngạch xuất khẩu ước thực hiện 314 triệu USD, đạt 41,87% kế hoạch, giảm 25% so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch nhập khẩu ước đạt 7,2 triệu USD, đạt 36% kế hoạch năm.

Thu ngân sách nhà nước trên địa bàn thực hiện 1.700 tỷ đồng, đạt 42% dự toán Trung ương giao và đạt 40,5% dự toán Tỉnh giao, đạt 88,5% so với cùng kỳ năm 2012.

Phát triển hạ tầng: thủy lợi bảo đảm chủ động cho 74% diện tích có nhu cầu nước tưới; cải tạo, nâng cấp nhựa hoặc bê tông hóa 87% các tuyến đường tỉnh, 59,1% hệ thống đường huyện, 33,8% đường xã và liên xã; 97,2% thôn, buôn có điện, trong đó 91,7% số hộ được dùng điện.[6]

Bảng 1.3 Tình hình kinh tế tỉnh Đắk Lắk 6 tháng đầu năm 2013[6]


STT

Chỉ tiêu

ĐVT

Thực hiện

2012

Kế hoạch

2013

Ước thực

hiện 6

So với kế

hoạch







tháng đầu

năm 2013

năm 2013

(%)


1

Giá trị tổng sản phẩm (giá so sánh

1994)

Tỷ đồng


14.984


16.980


8.161


48.06


Tốc độ tăng trưởng kinh tế

(%)



7,92


11,00




Phân theo ngành kinh tế


Nông, lâm, ngư

nghiệp

Tỷ

đồng

6.908

7.370

3.835



Công nghiệp –

xây dựng

Tỷ

đồng

2.665

2.940

1.201

40,85


Trong đó:







Công nghiệp



2.320

899

38,75


Dịch vụ

Tỷ

đồng

5.411

6.670

3.125

46,85


2

GDP bình quân đầu người (giá

hiện hành)

Triệu đồng


24,9


28,2


12,9


3

Huy động vốn

đầu tư toàn xã hội

Tỷ

đồng

11.219

15.000

5.946

39.64

4

Tổng mức lưu

chuyển hàng hóa

Tỷ

đồng

33.903

43.000

21.277

49,48


5

Giá trị kim ngạch xuất khẩu trên địa

bàn

Triệu USD


751,1


750


314


41,87

Giá trị kim ngạch

Triệu

20,1

20

7,2

36



nhập khẩu trên

địa bàn

USD






6

Tổng thu cân đối ngân sách nhà

nước

Tỷ đồng


3.736


4.200


1.726


41,1

Tổng chi ngân

sách địa phương

Tỷ

đồng

9.594

8.947

4.527

50,6


7

Phát triển cơ sở

hạ tầng






Tỷ lệ đảm bảo tưới cho cây trồng

dùng nước


%


73


75


74


Tỷ lệ nhựa hoặc bê tông hóa

đường tỉnh


%


84,4


89,3


87


Tỷ lệ nhựa hoặc

bê tông hóa đường huyện


%


62


67


59,1


Tỷ lệ nhựa hoặc bê tông hóa

đường xã, liên xã


%


33


38


33,8


Tỷ lệ thông, buôn

có điện

%

96,4

97,6

97,2


Tỷ lệ hộ được

dùng điện

%

96,6

97,4

97,1



1.1.2.2 Văn hóa - Xã hội

Theo số liệu tổng điều tra dân số ngày 01/4/2009, dân số tỉnh Đắk Lắk là

1.728.380 người. Trong đó, dân số đô thị chiếm 22,5%, còn lại chủ yếu là dân số



nông thôn chiếm 77,5%. Cộng đồng dân cư Đắk Lắk gồm 44 dân tộc. Trong đó, người Kinh chiếm trên 70%; các dân tộc thiểu số như Ê Đê, M'nông, Thái, Tày, Nùng,.. chiếm gần 30% dân số toàn tỉnh. Với ưu thế đất đai màu mỡ, tỉnh là trung tâm sản xuất các mặt hàn g cà phê, hạt điều, cacao, tiêu và các loại cây công nghiệp khác.

Mật độ dân số trung bình toàn tỉnh là 132 người/km2, nhưng phân bố không đều. Các dân tộc thiểu số sinh sống ở 125/170 xã trên địa bàn tỉnh, nhưng phần lớn tập trung ở các xã vùng cao, vùng xa. Ngoài các dân tộc thiểu số tại chỗ còn có số đông khác dân di cư từ các tỉnh phía Bắc và miền Trung đến Đắk Lắk sinh cơ lập nghiệp.

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên trung bình hàng năm giảm từ 24,4% năm 2000 xuống còn 14,2% vào năm 2008. Trong những năm gần đây, dân số của Đắk Lắk có biến động do tăng cơ học, chủ yếu là di dân tự do, điều này đã gây nên sức ép lớn cho tỉnh về giải quyết đất ở, đất sản xuất và các vấn đề đời sống xã hội, an ninh trật tự và môi trường sinh thái.

Đắk Lắk là tỉnh có nhiều dân tộ c cùng chung sống, mỗi dân tộc có những nét đẹp văn hoá riêng. Đặc biệt là văn hoá truyền thống của các dân tộc Ê Đê, M'Nông, Gia Rai, v.v… với những lễ hội cồng chiêng, đâm trâu, đua voi mùa xuân; kiến trúc nhà sàn, nhà rông; các nhạc cụ lâu đời nổi tiếng như các bộ cồng chiêng, đàn đá, đàn T'rưng; các bản trường ca Tây Nguyên... là những sản phẩm văn hoá vật thể và phi vật thể quý giá, trong đó Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên đã được tổ chức UNESCO công nhận là kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại. Tất cả các truyền thống văn hóa tốt đẹp của các dân tộc tạo nên sự đa dạng, phong phú về văn hóa của Đắk Lắk.

Bảng 1.4 Tăng trưởng dân số của tỉnh Đắk Lắk, 2000-2008



Dân số

Tỷ lệ gia tăng (%/năm)

2001

2006

2010

99 -

’09

06 –

10

01 –

10


Đô thị

343.978

371.335

421.335

1,6

3,2

2,3

Nông thôn

1.204.47

6

1.306.00

8

1.333.055

1,6

0,5

1,1

Tổng

1.457.45

4

1.677.84

9

1.754.390

2,9

1,1

2,1

Tỷ lệ đô thị hóa

(%)

23,6

22,2

24,0

-

-

-

(Nguồn: Niêm giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2010 .)

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia đạt 26,5%; có 90,8% thôn, buôn có trường lớp mẫu giáo. Mức giảm tỷ lệ sinh khoảng 0.3‰, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 1,18‰. Dân strung bình 1.829 ngàn người. Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế (theo tiêu chuẩn mới) dự kiến đạt 40,2%. Tạo việc làm mới cho 12.380 lao động. Tỷ lệ lao động qua đào tạo so với tổng số lao động xã hội 42%, trong đó đào tạo nghề 34%. Có 94% buôn có nhà sinh hoạt cộng đồng.


STT


Chỉ tiêu


ĐVT


Thực hiện 2012


Kế hoạch 2013

Ước thực hiện 6 tháng đầu

năm 2013

So với kế hoạch năm 2013

(%)

1

Tỷ lệ trường học

đạt chuẩn quốc gia

%

26

28

26,5



2

Tỷ lệ thôn, buôn có

trường hoặc lớp mẫu giáo


%


90,23


93


90,8


3

Dân số trung bình

Nghìn

người

1.796,6

1.810

1.829

101,05

4

Tốc độ tăng dân số

tự nhiên

%

1,2

1,19

1,18


5

Mức giảm tỷ lệ

0.68

0,5-0,6

0,3




sinh







6

Tỷ lệ số xã hội đạt

Bộ tiêu chí quốc gia về y tế


%


35,3


40,2


40,2



7

Số lao động được

giải quyết việc làm trong năm

Nghìn người


25,680


12,83


12,83


49,35


8

Tỷ lệ lao động

được đào tạo so với tổng số lao động


%


41


42


,42


9

Tỷ lệ lao động qua

đào tạo nghề

%

33

34

34


(Nguồn: Niêm giám Thống kê tỉnh Đắk Lắk năm 2010 .)

1.2 Hiện trạng môi trường


Các kết quả đo đạc, phân tích về hiện trạng môi trường tỉnh Đắk Lắk được tham khảo từ các tài liệu của UBND tỉnh Đắk Lắk [7]. Kết quả phân tích chất lượng không khí xung quanh ở khu vực tỉnh Đăk Lăk năm 2011 và 2012 được trình bày cụ thể như sau

1.2.1 Hiện trạng môi trường không khí


1.2.1.1 Chất lượng không khí xung quanh

Tiếng ồn

Năm 2012, ô nhiễm do tiếng ồn ở mức độ trung bình, hầu hết đều nằm trong giá trị giới hạn cho phép của QCVN 26:2010/BTNMT (khu vực thông thường từ 6 - 21 h độ ồn là 70 dBA), một số điểm vượt quy chuẩn như: ngã ba Duy Hòa, ngã b a Hòa Bình, đường vành đai phường Thành Nhất, khu vực nhà máy bia Sài Gòn, thị trấn Phước An, thị xã Buôn Hồ, trung tâm huyện Ea Sup, trung tâm huyện M’Đrăk,

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 30/05/2022