Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 1

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI KHOA LUẬT


LÊ THẾ PHÚC


ĐĂNG KÝ KINH DOANH THEO LUẬT DOANH NGHIỆP VIỆT NAM – THỰC TRẠNG VÀ MỘT VÀI KIẾN NGHỊ


CHUYÊN NGÀNH: LUẬT KINH TẾ MÃ SỐ : 60 38 50


TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC


HÀ NỘI - NĂM 2006

Công trình được hoàn thành tại: Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.


NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. Nguyễn Thị

Lan Hương


Phản biện 1: ...........................................................


Phản biện 2:............................................................


Luận văn sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận văn thạc sĩ họp tại:..................................................

................................................................................

vào hồi......giờ........ngày......tháng.......năm 200


Có thể tìm hiểu luận văn tại thư viện: Trung tâm Thông tin Thư viện - Đại học Quốc gia Hà Nội


1 2


MỤC LỤC

Trang

Trang phụ bìa 1

Lời cam đoan 2

Lời cảm ơn 3

Mục lục 4

Danh mục các ký hiệu và chữ viết tắt 7

Danh mục các bảng 8

Mở đầu 9

Chương 1. Cơ sở lý luận của đăng ký kinh doanh và pháp luật về Đăng ký kinh doanh 15

1.1. Đăng ký kinh doanh một phương thức thực hiện quyền tự do kinh doanh 15

1.2. Vài nét về lịch sử pháp luật đăng ký kinh doanh ở Việt Nam 16

1.3. Khái niệm đăng ký kinh doanh và pháp luật đăng ký kinh doanh 18

1.3.1. Khái niệm đăng ký kinh doanh 18

1.3.2. Khái niệm pháp luật về đăng ký kinh doanh 20

1.4. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về đăng ký kinh doanh 22

1.4.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh 22

1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh 22

1.4.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch 23

1.4.4. Nguyên tắc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm 24

1.4.5. Nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường 25

1.5. Đặc điểm của pháp luật về đăng ký kinh doanh 26

1.5.1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang tính chất lãnh thổ sâu sắc 26

1.5.2. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang đặc điểm của thủ tục hành chính 26

1.5.3. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang bản chất tư pháp 27

1.5.4. Pháp luật về đăng ký kinh doanh vì mục đích kinh tế 27

1.5.5. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang đặc trưng xã hội 28

1.6. Mục đích và ý nghĩa của pháp luật về đăng ký kinh doanh 28

1.6.1. Mục đích của pháp luật về đăng ký kinh doanh 28

1.6.2. ý nghĩa của pháp luật về đăng ký kinh doanh 31

Chương 2. Thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp ở Việt Nam hiện nay 34

2.1. Khái quát nội dung pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay ở Việt Nam 34

2.1.1. Cơ quan đăng ký kinh doanh 37

2.1.2. Điều kiện đăng ký kinh doanh 39

2.1.3. Trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh 43

2.1.4. Giải quyết các tranh chấp về đăng ký kinh doanh 44

2.2. Những thành tựu đạt được của pháp luật về đăng ký kinh doanh 45

2.2.1. Những đổi mới mang tính tiên phong của Luật doanh nghiệp năm 1999 46

2.2.2. Tiếp tục ghi nhận những đổi mới tích cực trong Luật doanh nghiệp năm 2005 48

2.3. Một số vấn đề bất cập phát sinh trong quá trình xây dựng và thực thi pháp luật về đăng ký kinh doanh hiện nay 50

2.3.1. Về địa điểm đăng ký kinh doanh 51

2.3.2. Về nội dung đăng ký kinh doanh 54

2.3.3. Về chủ thể đăng ký kinh doanh 62

2.3.4. Về hồ sơ đăng ký kinh doanh 65

2.3.5. Về trình tự, thủ tục đăng ký kinh doanh 66

2.3.6. Về giấy phép và điều kiện kinh doanh 70

2.3.7. Về cơ quan đăng ký kinh doanh 72

2.1.8. Giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh 76

2.4. Những nhân tố tác động tới thực trạng pháp luật về đăng ký kinh doanh ở Việt Nam hiện nay 79

2.4.1. Nền tảng chính trị chưa thực sự ủng hộ cho doanh nghiệp dân doanh 79

2.4.2. Nền kinh tế kém phát triển và chưa ổn định 80

2.4.3. Đặc trưng văn hoá kìm hãm doanh nghiệp ra đời và phát triển 80

2.4.4. Hệ thống pháp luật thiếu đồng bộ và còn nhiều bất cập 82

2.4.5. Năng lực bộ máy, con người còn nhiều yếu kém 83

Chương 3. Một vài kiền nghị nhằm hoàn thiện pháp luật về đăng ký kinh doanh trong điều kiện hiện nay ở Việt Nam 85

3.1 Từ những hạn chế của pháp luật về đăng ký kinh doanh đến việc hoàn thiện chính sách và pháp luật 85

3.2. Kiến nghị về Cơ quan đăng ký kinh doanh 87

3.3. Kiến nghị về chủ thể đăng ký kinh doanh 91

3.4. Kiến nghị về thủ tục đăng ký kinh doanh 91

3.5. Kiến nghị về giấy phép và điều kiện kinh doanh 94

3.6. Kiến nghị về cơ chế giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh 96

Kết Luận 98

tài liệu tham khảO 101

DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT

DNNN Doanh nghiệp nhà nước DNTN Doanh nghiệp tư nhân ĐKKD Đăng ký kinh doanh LDN Luật doanh nghiệp TNHH Trách nhiệm hữu hạn




DANH MỤC CÁC BẢNG




Trang

Bảng 2.1.

Cơ quan đăng ký kinh doanh

37

Bảng 2.2.

Điều kiện chung về đăng ký kinh doanh

40

Bảng 2.3.

Những chủ thể không được đăng ký kinh doanh

40

Bảng 2.4.

Điều kiện về hồ sơ đăng ký kinh doanh

41

Bảng 2.5.

Điều kiện về địa điểm đăng ký kinh doanh

42

Bảng 2.6.

Điều kiện về nội dung đăng ký kinh doanh

43

Bảng 2.7.

Thủ tục chung về đăng ký kinh doanh

44

Bảng 2.8.

Đăng ký kinh doanh kiểu hành doanh nghiệp

52

Bảng 2.9.

Tên doanh nghiệp, sao khó thế!

54

Bảng 2.10.

Tên doanh nghiệp và truyền thống

58

Bảng 2.11.

Doanh nghiệp và quyền tự do kinh doanh

60

Bảng 2.12.

Thuế môn bài, rào cản mới đối với tinh thần kinh doanh

64

Bảng 2.13.

Lỗ hổng hậu đăng ký kinh doanh

74

Bảng 2.14.

Giải quyết tranh chấp về đăng ký kinh doanh

77

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.

Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 1


MỞ ĐẦU


1. Tính cấp thiết của đề tài

Đăng ký kinh doanh là một chế định quan trọng của Luật doanh nghiệp (LDN), các chủ thể kinh doanh muốn được kinh doanh dưới các hình thức pháp lý quy định trong LDN thì phải tiến hành đăng ký kinh doanh (ĐKKD) theo quy định của LDN. Trên cơ sở các quy định của LDN, hoạt động ĐKKD đã được tiến hành khá nhanh chóng về thủ tục, thông thoáng về điều kiện thành lập. Cùng với việc đơn giản hoá thủ tục là việc giảm chi phí để thành lập mới một doanh nghiệp, bãi bỏ những điều kiện mà doanh nghiệp khó đáp ứng, đồng thời nâng cao yêu cầu và trách nhiệm của cơ quan nhà nước với các doanh nghiệp. Do vậy, hiện nay để thành lập mới một doanh nghiệp theo quy định của LDN về mặt lý thuyết là rất đơn giản.

Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đã đạt được, thực tế áp dụng các quy định về ĐKKD đôi lúc mang lại những kết quả trái ngược, trong đó có những kết quả không mong muốn, trái với mục đích của LDN. Những quy định liên quan đến ĐKKD và thực tế hoạt động ĐKKD trên cả nước trong thời gian qua đã bắt đầu nảy sinh nhiều vấn đề thể hiện ở các mặt như: buông lỏng quản lý hoạt động ĐKKD; thủ tục ĐKKD và điều kiện kinh doanh đôi lúc còn chưa rõ ràng và thiếu nhất quán; doanh nhân kinh doanh mà không ĐKKD; hoạt động kinh doanh sai giấy phép kinh doanh; đặc biệt là nhiều địa phương, ban ngành còn đặt ra nhiều rào cản khắt khe cho việc gia nhập thị trường đối với doanh nhân thông qua việc ban hành các loại giấy phép kinh doanh, chứng chỉ hành nghề kinh doanh… như là một yêu cầu bổ sung cho điều kiện kinh doanh áp dụng cho một số ngành nghề, dịch vụ. Việc kéo dài những hiện tượng này trong nền kinh tế nước ta đã khiến cho nhiều doanh nhân khó tiếp cận hoạt động kinh doanh một cách chính thức và công bằng.


Trước thực tế phát sinh trong hoạt động ĐKKD thời gian vừa qua đòi hỏi cần có những nghiên cứu thật sự sâu sắc và toàn diện về bản chất của hoạt động ĐKKD nói chung cũng như nội dung pháp luật điều chỉnh vấn đề này nói riêng để từ đó có thể đưa ra những kiến giải cả về mặt cơ sở lý luận, cả về mặt đáp ứng những đòi hỏi của thực tiễn.

Kết quả thu được từ những nghiên cứu toàn diện và có hệ thống về hoạt động ĐKKD trên cả bình diện lý thuyết và thực tiễn sẽ đem lại những kết luận đúng đắn về nhiều vấn đề như: bản chất của ĐKKD là gì? Tại sao doanh nhân phải ĐKKD? Pháp luật về ĐKKD nên được hoàn thiện như thế nào để đáp ứng được nhu cầu khuyến khích toàn dân kinh doanh? Cần phải có những giải pháp gì để cải thiện hơn nữa chất lượng các quy định của pháp luật về ĐKKD cũng như hiệu quả việc áp dụng các quy định này trên thực tế?

Mặt khác, trong khuôn khổ của chương trình đào tạo thạc sĩ luật học – Chuyên ngành luật kinh tế. Tác giả nhận thấy việc lựa chọn đề tài “Đăng ký kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp Việt Nam – Thực trạng và một vài kiến nghị” là phù hợp với mã ngành Luật kinh tế và hoàn toàn có thể giành cho một học viên cao học thực hiện và hoàn thành trong thời gian nghiên cứu khoảng sáu tháng.

Trên đây là những lý do thôi thúc tác giả lựa chọn nội dung nêu trên làm đề tài nghiên cứu trong luận văn cao học của mình.


2. Tình hình nghiên cứu đề tài

Nhìn chung hoạt động ĐKKD nói chung và pháp luật về ĐKKD nói riêng đã được nghiên cứu và thực hiện từ trước khi ban hành LDN. Rất nhiều các chương trình khảo sát các hoạt động khởi nghiệp của các doanh nhân cũng như những hoạt động quản lý doanh nghiệp của các cơ quan nhà nước cũng đã được tiến hành. Đặc biệt, sau sáu năm thi hành LDN đã có rất nhiều

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024