Những Nguyên Tắc Cơ Bản Của Pháp Luật Về Đăng Ký Kinh Doanh


ĐKKD. Đối với chủ thể muốn kinh doanh, ĐKKD được hiểu là đăng ký để được kinh doanh nhằm mục đích thu lợi nhuận theo quy định của pháp luật, để được hưởng các quyền lợi hay để thực hiện các nghĩa vụ. Đối với các cơ quan nhà nước, ĐKKD là việc thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của mình để thiết lập nên và quản lý một chủ thể pháp lý có mục đích kinh doanh. Để thành lập một chủ thể pháp lý có chức năng kinh doanh theo quy định của LDN, chủ thể ĐKKD phải đáp ứng được các điều kiện ĐKKD, hoàn chỉnh hồ sơ ĐKKD, có nội dung ĐKKD phù hợp và thực hiện các trình tự, thủ tục ĐKKD. Các cơ quan nhà nước có trách nhiệm kiểm tra các điều kiện ĐKKD, hồ sơ ĐKKD, nội dung ĐKKD và hướng dẫn các chủ thể ĐKKD thực hiện các trình tự, thủ tục theo quy định để có căn cứ cho phép hay không cho phép ĐKKD. Do đó, ĐKKD có thể được hiểu là:

“Đăng ký kinh doanh là việc cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các yêu cầu về điều kiện, nội dung và trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật nhằm thiết lập nên một chủ thể pháp lý (công cụ pháp lý) có chức năng kinh doanh.”

Trong phạm vi khái niệm này, các chủ thể tiến hành ĐKKD có thể là cá nhân, tổ chức muốn ĐKKD hoặc là các công chức, cơ quan nhà nước có trách nhiệm tiến hành ĐKKD. Chủ thể kinh doanh chỉ được hình thành hoặc được thay đổi nội dung đã ĐKKD khi đáp ứng được các điều kiện về hồ sơ, nội dung và thực hiện đầy đủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật về ĐKKD.

Khái niệm ĐKKD nêu trên không được dùng với mục đích duy nhất để hình thành một doanh nghiệp bởi theo quy định của pháp luật hiện hành thì ĐKKD không chỉ tạo ra doanh nghiệp hoạt động theo LDN mà còn tạo ra các chủ thể kinh doanh khác không hoạt động theo LDN và không phải là một


loại hình doanh nghiệp như các hộ kinh doanh, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã.

Thuật ngữ ĐKKD sẽ không bị giới hạn bởi quy mô và hình thức ĐKKD, có nghĩa là ĐKKD sẽ không chỉ được thực hiện đối với các doanh nghiệp mà còn được thực hiện cả khi ĐKKD hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, hộ kinh doanh.

ĐKKD thành lập mới một doanh nghiệp, chủ thể ĐKKD sẽ được cấp giấy chứng nhận ĐKKD, giấy chứng nhận ĐKKD chính là sự ghi nhận của Nhà nước về việc chủ thể kinh doanh đã ĐKKD và cam kết với Nhà nước về việc sẽ hoàn thành các nghĩa vụ mà pháp luật quy định.

Giấy chứng nhận ĐKKD có bản chất khác với giấy phép kinh doanh, giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh, chứng chỉ hành nghề, chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp, chứng nhận về vốn pháp định… (gọi chung là điều kiện kinh doanh). Về mặt chủ thể cấp thì giấy chứng nhận ĐKKD được cấp thống nhất bởi các Cơ quan nhà nước về ĐKKD (ví dụ như các Phòng ĐKKD cấp tỉnh và cấp huyện). Tuỳ theo từng ngành nghề, lĩnh vực mà điều kiện kinh doanh được thực hiện bởi các cơ quan khác nhau dưới hình thức cấp phép hoặc thẩm định mà không nhất thiết phải do Cơ quan ĐKKD thực hiện.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 114 trang tài liệu này.


1.3.2. Khái niệm pháp luật về đăng ký kinh doanh

Đăng ký kinh doanh theo Luật doanh nghiệp Việt Nam - Thực trạng và một vài kiến nghị - 3

ĐKKD và pháp luật về ĐKKD về mặt nội dung có nội hàm khá giống nhau. Khi nói đến ĐKKD là nói đến những nội dung, hoạt động, thủ tục của các chủ thể liên quan nhằm thiết lập nên một chủ thể pháp lý có chức năng kinh doanh hoặc thực hiện các thủ tục hành chính khác liên quan đến tư cách pháp lý của doanh nghiệp trước Nhà nước và pháp luật. ĐKKD về bản chất là những hoạt động nhằm mục đích tạo nên mối quan hệ pháp lý giữa một chủ


thể kinh doanh và Nhà nước thông qua các quy phạm pháp luật. Trong khi đó pháp luật về ĐKKD có nội dung là những quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động ĐKKD của các chủ thể. Do đó, trong thực tiễn ĐKKD sẽ có những hoạt động nhằm mục đích thực hiện ĐKKD nhưng lại chưa được pháp luật về ĐKKD điều chỉnh. Pháp luật về ĐKKD có thể được hiểu là:

“Pháp luật về đăng ký kinh doanh là tổng thể các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành hoặc thừa nhận bắt buộc áp dụng và đảm bảo thực hiện nhằm điều chỉnh những vấn đề về điều kiện, nội dung và trình tự thủ tục đăng ký kinh doanh.”

Theo khái niệm này pháp luật về ĐKKD sẽ không chỉ giới hạn trong các quy định về ĐKKD theo LDN mà sẽ bao gồm cả những quy phạm pháp luật về ĐKKD được ban hành tại các văn bản pháp luật khác như Luật DNNN, Luật đầu tư, Luật hợp tác xã... Tuy vậy, trong phạm vi luận văn này các quy định pháp luật được nghiên cứu chủ yếu là các quy định về ĐKKD theo LDN và một số văn bản có liên quan.

Pháp luật về ĐKKD là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh giữa cơ quan Nhà nước có thẩm quyền về ĐKKD với cá nhân, tổ chức có liên quan về việc đăng ký, thay đổi nội dung ĐKKD tại Việt Nam. Các quy định của pháp luật về ĐKKD chủ yếu được điều chỉnh đối với các tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài có hoạt động kinh doanh tại Việt Nam. Pháp luật về ĐKKD theo nghĩa rộng cũng điều chỉnh hoạt động kinh doanh và ĐKKD ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân, tuy vậy trong phạm vi luận văn này tác giả không đi sâu nghiên cứu các quy định pháp luật về ĐKKD ra nước ngoài mà chỉ tập trung nghiên cứu các quy định về ĐKKD theo LDN.


1.4. Những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về đăng ký kinh doanh‌

1.4.1. Nguyên tắc đảm bảo quyền tự do kinh doanh

Quyền tự do kinh doanh là quyền dân sự – kinh tế quan trọng của mỗi con người, chúng bắt nguồn từ quyền cơ bản của con người và được coi là nền tảng cho sự phát triển của xã hội. Nhà nước Việt Nam đã ghi nhận quyền này tại Điều 57 của Hiến pháp năm 1992 “công dân có quyền tự do kinh doanh theo quy định của pháp luật”. LDN năm 1999 và LDN năm 2005 đã cụ thể hoá quyền tự do kinh doanh trong nội dung của Luật. Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế có quyền tự do kinh doanh các ngành, nghề mà pháp luật không cấm (khoản 1 Điều 7 của LDN năm 2005); có quyền tự chủ và phải tự trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh; được lựa chọn, thay đổi hình thức tổ chức quản lý nội bộ, hình thức đầu tư – kinh doanh phù hợp và được Nhà nước bảo hộ (Điều 8 của LDN năm 2005). Nhà nước tôn trọng quyền tự chủ kinh doanh hợp pháp của doanh nghiệp, áp dụng phổ biến chế độ đăng ký thay cho cấp phép, xoá bỏ những quy định xin cho, phê duyệt, chấp thuận bất hợp lý gây phiền hà cho doanh nghiệp.


1.4.2. Nguyên tắc đảm bảo quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh

Quyền bình đẳng giữa các chủ thể kinh doanh có cơ sở từ đặc điểm phổ quát của pháp luật đó là pháp luật có giá trị áp dụng như nhau đối với mọi đối tượng chịu sự điều chỉnh mà không có sự phân biệt. Mọi chủ thể kinh doanh hoạt động trong cùng một môi trường pháp lý sẽ có các quyền và nghĩa vụ như nhau mà không có sự phân biệt doanh nghiệp lớn hay nhỏ, DNNN hay doanh nghiệp dân doanh.


Thể chế hoá sâu sắc đường lối đổi mới và các chủ trương chính sách đã được khẳng định tại Đại hội lần thứ IX của Đảng và các Hội nghị của ban chấp hành Trung ương đảng; nhất là chính sách phát triển nền kinh tế nhiều thành phần, coi các thành phần kinh tế đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế thị trường, định hướng xã hội chủ nghĩa, chính sách phát huy tối đa nội lực và chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. LDN năm 2005 đã thể chế hoá mạnh mẽ các nội dung trong các văn kiện nêu trên. Khoản 1 Điều 5 của LDN năm 2005 quy định “Nhà nước công nhận sự tồn tại lâu dài và phát triển của các loại hình doanh nghiệp được quy định trong luật này; bảo đảm sự bình đẳng trước pháp luật của các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu và thành phần kinh tế; thừa nhận tính sinh lợi hợp pháp của hoạt động kinh doanh”.


1.4.3. Nguyên tắc công khai, minh bạch

Trong các văn bản pháp luật quốc tế mà Việt Nam đã ký kết hoặc là thành viên nguyên tắc công khai, minh bạch là những yêu cầu bắt buộc đối với các cán bộ, công chức và các cơ quan nhà nước. Đối với pháp luật trong nước nguyên tắc công khai, minh bạch đang dần trở thành một nguyên tắc cơ bản của cả hệ thống pháp luật Việt Nam. Pháp luật về ĐKKD là một lĩnh vực pháp luật vừa liên quan đến doanh nghiệp vừa liên quan đến thủ tục hành chính. Do vậy, việc áp dụng nguyên tắc công khai, minh bạch đối với các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước cũng đang là những yêu cầu cấp bách nhằm nâng cao hiệu quả của pháp luật về ĐKKD. Nguyên tắc công khai minh bạch yêu cầu các doanh nghiệp trung thực trong việc ĐKKD, công khai hoá và minh bạch hoá các hoạt động liên quan đến ĐKKD đặc biệt là khi thay đổi các nội dung đã ĐKKD. Đối với các công chức, cơ quan nhà nước nguyên tắc này yêu cầu phải công khai tất cả những luật và quy định liên quan tới


ĐKKD, công khai hoá các thủ tục và điều kiện phải thực hiện khi ĐKKD. Các quy định và thủ tục về ĐKKD phải được người dân tiếp cận một cách dễ dàng. Bên cạnh đó, các quy định, thủ tục và chính sách có ảnh hưởng và tác động đến các doanh nghiệp cần phải tham vấn các doanh nghiệp một cách công khai trước khi được ban hành và có hiệu lực và chỉ những quy định và thủ tục được tham vấn như vậy mới có hiệu lực. Doanh nghiệp và người dân có quyền giám sát, đánh giá hoạt động của công chức cũng như của các cơ quan nhà nước và có quyền thông tin lại cho các cơ quan có thẩm quyền đối với những hành vi vi phạm pháp luật. Ngoài ra, cần phải có cơ chế tài phán hiệu quả để xử lý những hành vi lạm quyền của các cán bộ, công chức.


1.4.4. Nguyên tắc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm

Để tạo cho doanh nghiệp môi trường tự do kinh doanh thì việc can thiệp của công quyền vào doanh nghiệp càng ngày càng phải được giảm bớt. Bên cạnh việc giảm bớt những rào cản khắt khe khi gia nhập thị trường cho doanh nghiệp, phải đồng thời tăng cường trách nhiệm hậu kiểm của các chủ thể liên quan. Bên cạnh trách nhiệm hậu kiểm của các cơ quan ĐKKD nói riêng và các cơ quan quản lý nhà nước nói chung, trách nhiệm hậu kiểm còn thuộc về xã hội, đối thủ cạnh tranh, người tiêu dùng, hiệp hội người tiên dùng, các hiệp hội ngành nghề và các chủ nợ [44, tr 100]. Ngoài ra, chức năng kiểm soát nội bộ của doanh nghiệp cũng đóng góp tích cực vào cơ chế hậu kiểm. Việc chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm là nhu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường vì cơ chế tiền kiểm vừa hạn chế quyền tự do kinh doanh, vừa mang lại môi trường tiêu cực khi thực hiện. Cơ chế hậu kiểm coi việc khuyến khích, trợ giúp là một trong những chức năng chính của từng công chức và cơ quan nhà nước. Quy chế này coi nhà đầu tư, doanh nghiệp là đối tượng phục vụ của cơ quan hành chính Nhà nước. Trách nhiệm giám sát doanh nghiệp không chỉ


là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước mà còn là trách nhiệm của toàn xã hội, do đó cần có cơ chế và biện pháp khuyến khích các cơ chế hậu kiểm ngoài nhà nước hoạt động có hiệu quả. Điều này muốn thực hiện được phải thay đổi cơ bản phong cách làm việc của từng công chức và từng cơ quan nhà nước cũng như những quy định và chính sách đối với doanh nghiệp.


1.4.5. Nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường

Nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường là một nguyên tắc quan trọng của pháp luật về doanh nghiệp và pháp luật về ĐKKD. Nguyên tắc này yêu cầu các quy định của pháp luật về ĐKKD nói riêng cũng như các quy định pháp luật về gia nhập thị trường của doanh nghiệp nói chung phải giảm đến mức thấp nhất chi phí cho doanh nghiệp khi doanh nghiệp ra nhập thị trường. Điều này sẽ rất có ý nghĩa đối với các doanh nghiệp mới lần đầu bước vào thị trường kinh doanh, đang còn nhiều khó khăn. Thực hiện tốt được nguyên tắc này sẽ bảo đảm cho việc thành lập doanh nghiệp nhanh chóng với chi phí thấp, tạo thuận lợi hơn cho gia nhập thị trường. Tuy vậy, nguyên tắc giảm chi phí gia nhập thị trường chỉ có thể được thực hiện có hiệu quả khi được thực hiện đồng bộ trên tất cả các quy định về gia nhập thị trường. Giảm chi phí nếu chỉ được thực hiện trong các quy định về ĐKKD thì sẽ chỉ có ý nghĩa giảm chi phí ở khâu ĐKKD mà không có nhiều ý nghĩa đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Giảm chi phí gia nhập thị trường, chi phí ĐKKD cần phải được cân nhắc trong mối tương quan với các điều kiện về ĐKKD và yêu cầu về vốn tối thiểu khi ĐKKD. Mặc dù yêu cầu về vốn tối thiểu và các yêu cầu về điều kiện ĐKKD không ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí ĐKKD nhưng chúng lại có những ảnh hưởng gián tiếp qua việc bảo đảm an toàn pháp lý cho thị trường khi ĐKKD. Do đó việc giảm chi phí gia nhập


thị trường phải đảm bảo được các doanh nghiệp mới thành lập sẽ vẫn an toàn cho thị trường và cho những chủ nợ.‌



sắc

1.5. Đặc điểm của pháp luật về đăng ký kinh doanh

1.5.1. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang tính chất lãnh thổ sâu


Đặc điểm quan trọng của pháp luật về ĐKKD đó là pháp luật về ĐKKD

luôn thể hiện tính chất lãnh thổ sâu sắc. Tổ chức, cá nhân nước ngoài muốn kinh doanh tại Việt Nam bắt buộc phải tiến hành ĐKKD theo luật Việt Nam và ngược lại tổ chức, cá nhân Việt Nam muốn kinh doanh ở nước ngoài phải ĐKKD theo pháp luật của nước sở tại. Tại các quốc gia khác nhau thủ tục ĐKKD và đăng ký đầu tư sẽ được tiến hành rất khác nhau và pháp luật mỗi quốc gia đều khai sinh ra những doanh nghiệp có quốc tịch tại chính quốc gia đó. Do đó, doanh nghiệp và quốc tịch của doanh nghiệp luôn gắn liền với hệ thống pháp luật về ĐKKD của mỗi một quốc gia. Pháp luật quốc tế thông thường vẫn thừa nhận công ty hay doanh nghiệp của các quốc gia nhưng việc thành lập chủ thể kinh doanh của công ty hay doanh nghiệp đó tại quốc gia mình phải được thực hiện từ đầu theo pháp luật quốc gia của nước sở tại.


1.5.2. Pháp luật về đăng ký kinh doanh mang đặc điểm của thủ tục hành chính

Pháp luật về ĐKKD có đặc điểm là một thủ tục hành chính bắt buộc, trong đó người đại diện doanh nghiệp phải khai trình với cơ quan Nhà nước và giới kinh doanh về hoạt động kinh doanh của mình. Đăng ký kinh doanh nhìn ở góc độ quản lý Nhà nước là một hoạt động mang tính chất hành chính, từ đó Nhà nước ghi nhận cho chủ thể đăng ký được chính thức hưởng các quyền lợi hay thực hiện nghĩa vụ của một tổ chức kinh doanh. Do đó, để hoạt

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/03/2024