Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 28

Điều 55. Nếu cuộc bầu cử bị huỷ bỏ, các cấp nói ở điều 51 báo cho Uỷ ban hành chính cấp dưới biết và ấn định ngày bầu lại. Cuộc bầu cử lại ấy sẽ cũng làm theo cách thức cuộc bầu cử lần đầu.

Chương II.


Bầu cử Uỷ ban hành chính các cấp


Điều 56. Hội đồng nhân dân các cấp sẽ bầu cử Uỷ ban hành chính sau khi cấp trên chính thức tuyên bố kết quả hợp lệ của cuộc bầu cử Hội đồng nhân dân.

Điều 57. ở những cấp có Hội đồng nhân dân (xã, thị trấn, thị xã, châu, tỉnh, thành phố, khu trị) Uỷ ban hành chính cấp nào do Hội đồng nhân dân cấp ấy bầu ra.

Điều 58. ở những cấp không có Hội đồng nhân dân (huyện, quận ngoại thành, khu) Uỷ ban hành chính do các Hội đồng nhân dân cấp dưới một cấp bầu ra.

Việc tổ chức bầu cử Uỷ ban hành chính mới do Uỷ ban hành chính hết nhiệm kz phụ trách.

Điều 59. Khi bầu Uỷ ban hành chính sẽ bầu toàn uỷ ban, uỷ ban sẽ bầu ra chủ tịch và phó chủ tịch.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 272 trang tài liệu này.

Điều 60. Trong cuộc họp bầu Uỷ ban hành chính, ở những cấp có hội đồng nhân dân phải có mặt ít nhất 2/3 tổng số hội viên hội đồng nhân dân, thì cuộc bầu cử mới có giá trị.

ở những cấp không có Hội đồng nhân dân phải có quá nửa tổng số hội viên các Hội đồng nhân dân (cấp dưới một bậc) đi bầu thì cuộc bầu cử mới có giá trị.

Đảng bộ Hà Nội lãnh đạo xây dựng hệ thống tổ chức chính quyền từ 1954 đến 1965 - 28

Nếu cuộc bầu cử lần thứ nhất không đủ só hội viên tối thiểu nói trên thì phải tổ chức cuộc bầu cử thứ 2; lần này dù số hội viên đi bầu không đủ số tối thiểu nói trên, cũng có thể bầu Uỷ ban hành chính được.

Điều 61. Trong cuộc bầu cử Uỷ ban hành chính các cấp, lần đầu ai được quá nửa số phiếu hợp lệ trúng cử, lần thứ hai ai được nhiều phiếu hơn thì trúng cử.

Điều 62. Những cấp có Hội đồng nhân dân, muốn ứng cử vào Uỷ ban hành chính cấp nào thì phải là hội viên của Hội đồng nhân dân cấp ấy.

ở những cấp không có Hội đồng nhân dân, ai có đủ điều kiện đã ghi ở điều 2 trên đây đều có quyền ứng cử vào Uỷ ban hành chính.

ĐIều 63. Uỷ ban hành chính các cấp bầu xong phải được cấp trên công nhận mới được nhận chức.

- Thủ tướng Chính phủ công nhận Uỷ ban hành chính khu, khu tự trị và khu phố trực thuộc Trung ương.

- Bộ Nội vụ công nhận Uỷ ban hành chính tỉnh.

- Uỷ ban hành chính khu công nhận Uỷ ban hành chính huyện, thị xã.

- Uỷ ban hành chính khu tự trị công nhận Uỷ ban hành chính huyện, châu, thị xã (trong khu tự trị).

- Uỷ ban hành chính thành phố công nhận Uỷ ban hành chính quận ngoại thành, xã ngoại thành.

- Uỷ ban hành chính tỉnh (hay là Uỷ ban hành chính khu trong khu tự trị không có cấp tỉnh) công nhận Uỷ ban hành chính xã, thị trấn.

Điều 64. Thể lệ chi tiết về bầu cử Uỷ ban hành chính các cấp do Nghị định Thủ tướng Chính phủ quy định.

Chương III.


Kỷ luật bầu cử


Điều 65. Những người dùng bạo lực, hối lộ hoặc một thủ đoạn khác để phá hoại bầu cử hoặc cản trở công dân tự do sử dụng quyền bầu cử và ứng cử của mình có thể tuz theo tội nhẹ hay là nặng có thể bị phạt tù từ 1 tháng đến 3 năm.

Điều 66. Nhân viên nào trong các Hội đồng bầu cử, Ban bầu cử, tổ bầu cử giả mạo giấy tờ, gian lận phiếu hoặc cố tình báo cáo số phiếu sai sự thật hoặc dùng mọi thủ đoạn khác làm sai lệch kết quả cuộc bầu cử có thể tuz theo tội nhẹ hay nặng bị phạt tù từ 1 tháng đến 3 năm.

Điều 67. Mọi người đều có quyền tố cáo với toà án nhân dân các hành vi phạm pháp trong lúc bầu cử, ai cản trở hoặc trả thù người tố cáo có thể tuz theo tội nhẹ hay nặng bị phạt tù từ 1 tháng đến 3 năm.

Chương IV.


Trường hợp khu Hồng Quảng và khu vực Vĩnh Linh


Điều 68. Việc bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính khu Hồng Quảng và khu Vĩnh Linh tiến hành theo các thể lệ áp dụng cho các tỉnh ở miền xuôi nói trên đây.

Chương V.

Điều khoản thi hành


Điều 69. Những thể lệ đã quy định về bầu cử Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính trái với sắc luật này đều bãi bỏ.

Điều 70. Thủ tướng Chính phủ và Bộ trưởng Bộ Nội vụ quy định chi tiết thi hành sắc luật này.

Hà Nội, ngày 20 tháng 7 năm 1957


Thừa uỷ quyền của Chủ tịch nước Việt Nam DCCH


Thủ tướng Chính phủ


Phạm Văn Đồng

Phụ lục 23


Dự luật


Tổ chức chính quyền địa phương11


Chương thứ nhất


Hệ thống tổ chức


Điều 1:Chính quyền địa phương tổ chức như sau:


Các Khu tự trị, các ngành thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực thuộc tỉnh, thị xã, thị trấn và xã có Hội đồng nhân dân (HĐND) và Uỷ ban hành chính (UHHC)

Các huyện có Uỷ ban hành chính


Các khu phố ở có các thành phố và thị xã lớn có Ban hành chính khu phố. Tổ chức, nhiệm vụ quyền hạn, lề lối làm việc của Ban hành chính khu phố do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Điều 2:- Các thành phố có thể chia thành khu phố có Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính. Điều kiện thành lập khu phố do Hội đồng Chính phủ quy định.

Chương thứ hai


Hội đồng nhân dân các cấp


Mục 1: Tổ chức


Điều 3:- Hội đồng nhân dân các cấp là cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, do nhân dân bầu ra.

Số lượng hội viên Hội đồng nhân dân mỗi cấp và cách thức bầu cử do luật bầu cử quy định.

Điều 4: - Nhiệm kz Hội đồng nhân dân khu tự trị, thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh là 3 năm.



11 Công báo nước Việt Nam dân chủ cộng hoà, số 27, năm 1958

Nhiệm kz Hội đồng nhân dân các cấp khác là 2 năm


Điều 4: - Trong nhiệm kz, nếu hội viên Hội đồng nhân dân các cấp vì l{ do gì không đảm nhiệm được chức vụ hội viên thì cử tri thuộc đơn vị bầu cử đã bầu ra hội viên đó sẽ bầu người thay thế.

Mục 2: nhiệm vụ và quyền hạn


Điều 6: - Trong phạm vi địa phương, căn cứ nhiệm vụ chung của Nhà nước và nhu cầu của địa phương, Hội đồng nhân dân lãnh đạo các ngành công tác, các mặt sinh hoạt và quyết định tất cả công việc Nhà nước trong phạm vi địa phương được phân quyền quản l{, dưới sự lãnh đạo, tập trung và thống nhất của trung ương.

Điều 7: - Trong phạm vi địa phương và trong phạm vi luật lệ quy định, Hội đồng nhân dân khu tự trịm, thành phố trực thuộc trung ương, tỉnh, châu, thành phố trực thuộc tỉnh, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật, pháp lệnh, sắc lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của Chính phủ và nghị quyết của cấp trên.

2. Ra những nghị quyết thi hành trong phạm vi địa phương và trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Những nghị quyết thuộc quyền xét duyệt của cấp trên theo luật lệ quy định phải được cấp có thẩm quyền thông qua trước khi ban hành.

3. Căn cứ vào kế hoạch chung của Nhà nước, quyết định kế hoạch kiến thiết kinh tế, kiến thiết văn hoá, công tác xã hội và sự nghiệp lợi ích công cộng.

4. Thẩm tra và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách


5. Bầu cử uỷ viên Uỷ ban hành chính cấp mình.


6. Thẩm tra các báo cáo công tác cuảe Uỷ ban hành chính cấp mình, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cấp dưới.

Xét duyệt những nghị quyết của Uỷ ban hành chính cấp mình, của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính cấp dưới trong các trường hợp do luật lệ quy định.

8. Bảo vệ tài sản công cộng


9. Bảo vệ trật tự an ninh chung


10. Bảo đảm quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc

Điều 8:- Trong phạm vi địa phương và trong phạm vi luật lệ quy định, Hội đồng nhân dân thị xã, thị trấn, có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:

1. Bảo đảm sự tôn trọng và chấp hành pháp luật, pháp lệnh, sắc lệnh, nghị định, thông tư, quyết định, chỉ thị của Chính phủ và nghị quyết của cấp trên.

2. Ra những nghị quyết thi hành trong phạm vi địa phương và trong phạm vi nhiệm vụ và quyền hạn của mình.

Những nghị quyết thuộc thẩm quyền xét duyệt của cấp trên theo luật lệ quy định phải được cấp có thẩm quyền thông qua trước khi ban hành

3. Quyết định kế hoạch sản xuất nông nghiệp tiểu thủ công nghiệp, quyết định kế hoạch cụ thể về sự nghiệp hợp tác tương trợ và các công tác kinh tế khác.

4. Quyết định kế hoạch thực hành công tác văn hoá, giáo dục, xã hội


5. Quyết định khoa học thực hành công trình lợi ích công cộng


6. Thẩm tra và phê chuẩn dự toán và quyết toán ngân sách


7. Bầu cử uỷ viên Uỷ ban hành chính cấp mình (và Uỷ ban hành chính huyện nếu là các Hội đồng nhân dân xã, thị trấn)

8. Thẩm tra các báo cáo công tác của Uỷ ban hành chính cấp mình


9. Bảo vệ tài sản công cộng


10. Bảo vệ trật tự, an ninh chung


11. Bảo đảm quyền công dân, bảo đảm quyền bình đẳng của các dân tộc


Điều 9:- Hội đồng nhân dân các cấp có quyền bãi miễn uỷ viên Uỷ ban hành chính do mình bầu ra.

Mục 3: Lề lối làm việc


Điều 10:- Hội nghị Hội đồng nhân dân do Uỷ ban hành chính cùng cấp triệu tập


Điều 11:- Hội đồng nhân dân khu tự trị và tỉnh, 6 tháng họp một lần Hội đồng nhân dân thành phố và châu, 3 tháng họp một lần

Hội đồng nhân dân thị xã, thị trấn, xã, ít nhất 3 tháng họp một lần

Điều 12:- Ngoài các khoá họp thường kz nói ở điều 11, Uỷ ban hành chính các cấp có thể triệu tập hội nghị bất thường của Hội đồng nhân dân cấp mình nếu xét thấy cần thiết, hoặc theo chỉ thị của cấp trên, hoặc khi có từ 1/3 tổng số hội viên Hội đồng nhân dân trở lên yêu cầu.

Điều 13:- Mỗi kz họp hội nghị, Hội đồng nhân dân bầu ra Chủ tịch đoàn thể điều khiển hội nghị

Hội nghị có một hay nhiều thư k{ do Chủ tịch đoàn đề cử và Hội đồng nhân dân thông qua.

Điều 14:- Khi họp, hội nghị, Hội đồng nhân dân các cấp có thể lập những tiểu ban cần thiết để tiến hành công tác trong thời gian hội nghị

Điều 15:- Trong hội nghị, hội viên Hội đồng nhân dân, Chủ tịch đoàn và Uỷ ban hành chính cùng cấp đều có thể đề xuất vấn đề kèm dự án nghị quyết. Các dự án này do Chủ tịch đoàn đề nghị hội nghị thảo luận, hoặc giao cho một tiểu ban xét trước rồi đề nghị thảo luận, hoặc giao cho Uỷ ban hành chính nghiên cứu để trình bày trong phiên họp sau của hội đồng.

Điều 16:- Hội đồng nhân dân các cấp phải có quá nửa số hội viên đến họp mới được biểu quyết.

Nghị quyết của Hội đồng nhân dân phải được quá nửa số hội viên có mạt thông qua mới có giá trị.

Đối với Hội đồng nhân dân các cấp trong khu vực có dân tộc thiểu số, khi biểu quyết một vấn đề quan trọng có liên quan đến một dân tộc nào, nhất thiết cần thảo luận đầy đủ với đại biểu của dân tộc ấy.

Điều 17:- Khi Hội đồng nhân dân các cấp họp hội nghị, cán bộ phụ trách các cơ quan chuyên môn cùng cấp có thể được mời tham dự

Những người được mời tới dự có quyền tham gia { kiến, nhưng không có quyền biểu quyết.

Điều 18:- Trừ trường hợp đặc biệt phải họp kín, Hội đồng nhân dân các cấp họp hội nghị công khai, có nhân dân dự thính.

Điều 19:- Trong thời gian Hội đồng nhân dân họp hội nghị, nếu không có sự đồng

{ của Chủ tịch đoàn thì không được bắt và xét hỏi hội viên; nếu xảy ra trường hợp một hội

viên bị giữ vi phạm pháp quả tang, hoặc trường hợp khẩn cấp cần bắt giữ một hội viên, thì cơ quan có trách nhiệm phải lập tức xin Chủ tịch đoàn phê chuẩn.

Điều 20:- Hội viên Hội đồng nhân dân các cấp được hưởng cấp phí đi đường và lưu trú mỗi khi họp hội nghị.


Mục 4: Quan hệ giữa hội viên Hội đồng nhân dân và cử tri


Điều 21:- Hội viên Hội đồng nhân dân các cấp cần phải giữ mối liên hệ mật thiét với cử tri đã bầu ra mình, tuyên truyền, phổ biến luật lệ, chính sách, báo cáo hoạt động của mình với cử tri, đồng thời thu thập và phản ánh { kiến, nguyện vọng của nhân dân cho Hội đồng nhân dân và Uỷ ban hành chính, giúp đỡ Uỷ ban hành chính cấp mình đẩy mạnh công tác.

Hội viên Hội đồng nhân dân cấp trên có thể tham dự hội nghị Hội đồng nhân dân cấp dưới, ở đơn vị bầu cử mình.

Điều 22:- Hội viên Hội đồng nhân dân chịu sự giám sát của cử tri đã bầu ra mình. Cử tri có quyền bãi miễn hội viên Hội đồng nhân dân do mình bầu ra

Việc bãi miễn một hội viên Hội đồng nhân dân phải có quá nửa tổng số cử tri thuộc đơn vị bầu cử đã bầu ra hội viên ấy bỏ phiếu thông qua. Thủ tục bổ phiếu theo như lúc bầu cử.


Chương thứ ba


Uỷ ban hành chính các cấp


Mục 1: tổ chức


Điều 23:- Uỷ ban hành chính các cấp là cơ quan chấp hành của Hội đồng nhân dân cùng cấp, là cơ quan hành chính của Nhà nước ở cấp ấy.

cấp huyện (không có Hội đồng nhân dân) Uỷ ban hành chính là cơ quan hành chính của Nhà nước ở cấp ấy.

Điều 24:- Uỷ ban hành chính các cấp chịu trách nhiệm và báo cáo công tác với Hội đồng nhân dân cùng cấp, với cơ quan hành chính cấp trên trực tiếp và đặt dưới sự lãnh đạo thống nhất của Chính phủ trung ương.

Xem tất cả 272 trang.

Ngày đăng: 24/04/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí