Xây Dựng Chương Trình Đào Tạo ( Đơn Vị Tính: Tỉ Lệ %)

Dựa trên qui trình này TTDN đã thành lập 2 tổ giám sát đối với 4 GV của 2 bộ môn nông nghiệp; bộ môn may - tiểu thủ công nghiệp đang trực tiếp giảng dạy ở 4 lớp học bao gồm: 2 lớp kĩ thuật chăn nuôi gà thả vườn: CN1-2012, CN2-2012 ở xã Thanh Sơn và 2 lớp kĩ thuật đan lát ĐL1-2012, ĐL2-2012 ở xã Phú Ngọc. Nội dung giám sát bao gồm: kiểm tra giờ giấc lên lớp, sĩ số, lịch giảng dạy, tài liệu giảng dạy, góp ý về trình diễn kĩ năng và phương pháp giảng dạy, việc cấp phát vật tư dạy nghề. Trong đó, trọng tâm là góp ý về trình diễn kĩ năng và phương pháp giảng dạy. Sau đó tuần tự triển khai các bước phổ biến cho các GV bộ môn, bồi dưỡng kĩ năng giám sát cho các thành viên tham gia giám sát. Khi tiến hành giám sát, các nhóm tuân thủ đầy đủ các bước: hội ý trước khi giám sát; thực hiện giám sát và góp ý cho GV sau giám sát.

+ Giải pháp 4: Quản lí thực hiện nội dung và qui trình thi tốt nghiệp đã đề

ra:

Nghiên cứu sinh cùng phòng đào tạo lấy ý kiến của các 8 trưởng, phó bộ

môn và 8 HV tốt nghiệp 2 nghề chăn nuôi gà thả vườn và đan lát. Qua tham khảo ý kiến nhận thấy đề thi và kiểm tra chưa thật phù hợp với mục tiêu của từng mô đun dạy học; việc kiểm tra giữa kì bằng thi viết gây khó khăn cho các HV có trình độ học vấn thấp, đặc biệt là HV là đồng bào dân tộc thiểu số. Trong thi tốt nghiệp HV chỉ mô tả kĩ năng mà không được thực hành làm một công đoạn hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh. Mặt khác công tác tổ chức thi tốt nghiệp chưa thực sự nghiêm túc, nhiều HV nghĩ quá qui định theo qui chế vẫn được dự thi hoặc nhờ người thi hộ. Vì thế, khó đảm bảo được năng lực, phẩm chất của HV theo chuẩn đầu ra.

Trên cơ sở này, nghiên cứu sinh cùng phòng đào tạo xây dựng lại qui trình kiểm tra và thi tốt nghiệp. Bổ sung thêm các nội dung và các thủ tục như sau:

- Mỗi GV phải ra ít nhất 10 đề kiểm tra bằng trắc nghiệm và 10 đề thi tốt nghiệp (trong đó phần lí thuyết bằng trắc nghiệm và phàn thực hành là một công đoạn hoặc một sản phẩm hoàn chỉnh) có liên quan đến nghề họ đang trực tiếp giảng

dạy. Các đề kiểm tra và thi tốt nghiệp phải phù hợp với mục tiêu của từng mô đun dạy học.

- Phòng đào tạo sẽ lựa chọn ngẫu nhiên trong các bộ đề này để ra đề thi tốt nghiệp. Đề thi được bỏ vào phong bì và niêm phong cẩn thận. Khi bắt đầu thi mới được mở trước sự chứng kiến của các HV lớp học.

- Trước khi kết thúc lớp học một tuần GV trực tiếp giảng dạy phải có báo cáo kết thúc lớp học kèm theo sổ điểm danh có xác nhận của ban cán sự lớp và cán bộ địa phương phụ trách theo dõi lớp học.

- Phòng đào tạo chủ trì cùng bộ môn họp xét tư cách dự thi của từng HV theo đề nghị của GV và có biên bản xét duyệt trình ban giám đốc ra quyết định.

Với qui trình đã được sửa đổi áp dụng cho 4 lớp nghề thử nghiệm nghiên cứu sinh đã tổ chức xét tư cách dự thi cho 106 HV của 4 lớp nghề nêu trên. Kết quả chỉ có 102 HV đủ tư cách dự thi, 4 HV không được dự thi. (vì trong quá trình học đã có 3 HV không tham dự đủ 2/3 thời gian qui định của lớp học và 01 HV xin cho con được dự thi hộ vì bận đi làm thuê ở xa). Quá trình tổ chức thi tốt nghiệp được thực hiện một cách nghiêm túc. Kết quả thi lần 1 chỉ có 87 HV đạt yêu cầu. Sau một tuần tổ chức thi lần 2, lần này có 13 HV đạt yêu cầu, còn lại 2 HV không thể hoàn thành bài thi thực hành.

3.4.1.5. Kết quả thử nghiệm

* Giải pháp 1: Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất:

Kết quả thử nghiệm và đối chứng hiệu quả của việc áp dụng giải pháp “Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất” được đánh giá theo 6 tiêu chí ở bảng 3.10 dưới đây:

Bảng 3.10: Xây dựng chương trình đào tạo (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)


Các yếu tố và đối tượng đánh giá

Mức đánh giá

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 204 trang tài liệu này.

Đảm bảo chất lượng đào tạo của trung tâm dạy nghề công lập vùng Đông Nam bộ - 19


Thực hiện qui trình bổ sung chỉnh sửa CTĐT

GV đề xuất chỉnh sửa, bổ sung chương trình

Chương trình có góp ý của doanh nghiệp

Xây dựng chương trình

ĐTN theo mô đun

Tỉ lệ thực hành nghề đảm bảo từ 70% thời lượng đào tạo trở lên

Mục tiêu chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản

xuất

TTN

STN

4.0

14.0

20.0

54.0

48.0

24.0

28.0

8.0

TTN

20.0

32.0

36.0

12.0

STN

24.0

56.0

14.0

6.0

TTN

4.0

24.0

36.0

36.0

STN

2.0

62.0

32.0

4.0

TTN

30.0

44.0

26.0

0.0

STN

28.0

42.0

22.0

8.0

TTN

24.0

56.0

22.0

0.0

STN

16.0

62.0

16.0

6.0

TTN

15.0

45.0

28.0

12.0

STN

22.0

39.0

25.0

14.0

TTN

18.0

36.0

42.0

2.0

STN

20.0

64.0

14.0

2.0

TTN

10.0

32.0

44.0

14.0

STN

19.0

43.0

27.0

11.0


CBQL&GV CBQL&GV CBQL&GV CBQL&GV CBQL&GV

HV tốt nghiệp


CBQL&GV

HV tốt nghiệp

So sánh mức đánh giá sau khi đã áp dụng thử nghiệm giải pháp (STN) với trước khi thử nghiệm giải pháp (TTN) cho thấy hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức cao hơn. Ngoại trừ các tiêu chí: “Xây dựng chương trình ĐTN theo mô đun” và tiêu chí “Tỉ lệ thực hành nghề đảm bảo từ 70% thời lượng đào tạo trở lên” mức đánh giá tương đối ổn định dao động trong phạm vi trên dưới 2-4%. Còn lại các tiêu chí khác đều có mức đánh giá tăng khá cao. Cao nhất là tiêu chí “Thực hiện qui trình bổ sung và chỉnh sửa chương trình đào tạo” mức đánh giá quan trọng và rất quan trọng tăng từ 24% lên 68%”; tiếp đó là các tiêu chí “Chương trình có góp ý của doanh nghiệp” mức đánh giá quan trọng và rất quan trọng tăng từ 28% lên 64%; tiêu chí “GV đề xuất chỉnh sửa, bổ sung chương trình” mức đánh giá tốt và rất tốt tăng từ 52% lên 80%; đặc biệt là tiêu chí “Mục tiêu chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất” Mức đánh giá phù hợp và rất phù hợp của CBQL, GV tăng từ 54% lên 84% và của mức đánh giá của HV tốt nghiệp tăng từ 42% lên 62%.

Kết quả đối chứng này cho thấy sự cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng giải pháp “Xây dựng chuẩn đầu ra của các chương trình nghề đào tạo phù hợp với yêu cầu của doanh nghiệp và thực tiễn sản xuất” để nâng cao CLĐT.

* Giải pháp 3: Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát giảng dạy:

Bảng 3.11: Hoạt động giảm sát giảng dạy (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)


Các yếu tố và đối tượng đánh giá

Mức đánh giá

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4


Ổn định sĩ số lớp học

CBQL&GV


HV tốt nghiệp

TTN STN TTN

STN

6.0

8.0

8.0

22.0

42.0

58.0

44.0

47.0

34.0

30.0

32.0

23.0

18.0

4.0

16.0

8.0


Chấp hành lịch giảng dạy của GV

CBQL&GV

TTN

STN

28.0

18.0

56.0

70.0

10.0

10.0

6.0

2.0

HV tốt nghiệp

TTN

STN

9.0

22.0

43.0

47.0

38.0

23.0

10.0

8.0

Bài giảng của GV và tài liệu học tập của HV

CBQL&GV

TTN

STN

24.0

26.0

40.0

46.0

24.0

22.0

12.0

6.0

HV tốt nghiệp

TTN

STN

44.0

34.0

26.0

42.0

17.0

15.0

13.0

9.0

Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp

và “cầm tay chỉ việc” của GV

CBQL&GV

TTN

STN

10.0

34.0

28.0

44.0

36.0

18.0

26.0

4.0

HV tốt nghiệp

TTN

STN

19.0

30.0

31.0

46.0

33.0

21.0

17.0

3.0


GV thành thạo kĩ năng nghề đang dạy

CBQL&GV

TTN

STN

10.0

14.0

48.0

64.0

28.0

18.0

14.0

2.0

HV tốt nghiệp

TTN

STN

18.0

17.0

21.0

49.0

46.0

27.0

15.0

7.0

Cung cấp đủ vật tư dạy nghề theo yêu

cầu chương trình cho các lớp nghề

CBQL&GV

TTN

STN

18.0

18.0

62.0

64.0

14.0

18.0

6.0

0.0

HV tốt nghiệp

TTN

STN

17.0

19.0

37.0

38.0

34.0

33.0

11.0

10.0


Kết quả thử nghiệm, đối chứng hiệu quả của việc áp dụng giải pháp “Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát giảng dạy” được đánh giá theo 6 tiêu chí ở bảng 3.11 nêu trên.

Sau khi đã áp dụng giải pháp sau thử nghiệm cho thấy hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức cao hơn so với kết quả khảo sát trước khi thử nghiệm. Ngoại trừ các tiêu chí “Cung cấp đủ vật tư dạy nghề theo yêu cầu chương trình cho các lớp nghề” và tiêu chí “Bài giảng của GV và tài liệu học tập của HV” mức đánh giá đầy đủ và rất đầy đủ của cả CBQL, GV và HV tốt nghiệp tương đối thống nhất dao động trong phạm vi trên dưới 4-8%. Riêng về tiêu chí “Chấp hành lịch giảng dạy của GV” mức đánh giá tốt và rất tốt của HV tốt nghiệp có tăng cao hơn từ 52% lên 69% so với CBQL và GV là từ 74% lên 78%. Còn lại các tiêu chí khác đều có mức đánh giá tăng khá cao. Cao nhất là tiêu chí “Phương pháp dạy học theo hướng tích hợp và “cầm tay chỉ việc” của GV” tăng từ mức 38% lên 78% đối với CBQL, GV và từ 50% lên 76%; kế đến là tiêu chí “Ổn định sĩ số lớp học” mức đánh giá đầy đủ và rất đầy đủ của CBQL, GV tăng từ 48% lên 66%” và mức đánh giá của HV tốt nghiệp tăng từ 52% lên 69%; tiêu chí “GV thành thạo kĩ năng nghề đang dạy” mức đánh giá tốt và rất tốt của CBQL, GV tăng từ 58% lên 78% và HV tốt nghiệp tăng từ 39% lên 66%.

Kết quả đối chứng này đã chứng minh sự cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng giải pháp “Tổ chức thực hiện tốt hoạt động giám sát giảng dạy” để nâng cao CLĐT.


ra:

* Giải pháp 4: Quản lí thực hiện nội dung và qui trình thi tốt nghiệp đã đề


Kết quả thử nghiệm và đối chứng hiệu quả của việc áp dụng giải pháp

“Quản lí thực hiện nội dung và qui trình thi tốt nghiệp đã đề ra” được đánh giá theo 6 tiêu chí ở bảng 3.12 dưới đây:

Bảng 3.12: Năng lực của học viên sau khi tốt nghiệp (Đơn vị tính: Tỉ lệ %)


Các yếu tố và đối tượng đánh giá

Mức đánh giá

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Đề thi và kiểm tra sát hợp với mục tiêu của

từng mô đun dạy học

CBQL&GV

HV tốt nghiệp

TTN STN

TTN

22.0

42.0

28.0

8.0

26.0

52.0

16.0

6.0

12.0

44.0

27.0

17.0




Kiểm tra bằng trắc nghiệm, thi tốt nghiệp bằng sản phẩm thực hành

CBQL&GV

HV tốt nghiệp


Xét duyệt tư cách dự thi của HV

CBQL&GV

HV tốt nghiệp


Thực hiện nghiêm túc qui trình thi tốt nghiệp

CBQL&GV

HV tốt nghiệp

HV có kiến thức, kĩ năng, kỉ luật và tác phong đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp

CBQL&GV

HV tốt nghiệp

HV áp dụng kiến thức, kĩ năng đã học nâng cao năng suất và

chất lượng sản phẩm

CBQL&GV

HV tốt nghiệp

STN

24.0

48.0

24.0

4.0

TTN

20.0

22.0

38.0

20.0

STN

22.0

58.0

16.0

4.0

TTN

16.0

17.0

46.0

21.0

STN

10.0

62.0

26.0

2.0

TTN

18.0

26.0

34.0

22.0

STN

4.0

54.0

36.0

6.0

TTN

9.0

21.0

43.0

17.0

STN

24.0

44.0

24.0

8.0

TTN

24.0

40.0

26.

10.0

STN

12.0

64.0

18.0

6.0

TTN

22.0

17.0

53.0

8.0

STN

24.0

50.0

20.0

6.0

TTN

8.0

42.0

30.0

20.0

STN

14.0

62.0

22.0

2.0

TTN

11.0

37.0

34.0

17.0

STN

16.0

56.0

22.0

6.0

TTN

6.0

40.0

32.0

22.0

STN

6.0

72.0

22.0

0.0

TTN

19.0

33.0

37.0

11.0

STN

16.0

64.0

18.0

2.0


So sánh mức đánh giá sau khi đã áp dụng giải pháp sau thử nghiện cho thấy hầu hết các tiêu chí đều được đánh giá ở mức cao hơn so với kết quả khảo sát trước khi thử nghiệm. Cao nhất là tiêu chí “Kiểm tra bằng trắc nghiệm, thi tốt nghiệp bằng sản phẩm thực hành” mức đánh giá phù hợp và rất phù hợp của CBQL, GV tăng từ 42% lên 80%” và mức đánh giá của HV tốt nghiệp tăng từ 33% lên 72%; kế đến là tiêu chí tiêu chí “HV áp dụng được kiến thức, kĩ năng đã học nâng cao năng suất và chất lượng sản phẩm” mức đánh giá tốt và rất tốt tăng từ mức 46% lên 78% đối với CBQL, GV và từ 52% lên 80% đối với HV tốt nghiệp; tiêu chí “HV có kiến thức, kĩ năng, kỷ luật và tác phong đáp ứng yêu cầu doanh nghiệp” mức đánh giá tốt và rất tốt của CBQL, GV tăng từ 50% lên 76% và HV tốt nghiệp tăng từ 48% lên 72%; tiêu chí “Đề thi và kiểm tra sát hợp với mục tiêu của từng mô đun dạy học” mức đánh giá phù hợp và rất phù hợp của CBQL, GV tăng từ 64% lên 78%”

và mức đánh giá của HV tốt nghiệp tăng từ 56% lên 72%; Riêng 2 tiêu chí mức đánh giá tăng của HV cao hơn nhiều so với mức đánh giá của CBQL và GV. Đó là tiêu chí “Xét duyệt tư cách dự thi của HV” mức đánh giá tốt và rất tốt của CBQL, GV tăng từ 44% lên 58%, trong khi đó mức đánh giá của HV tăng từ 30% lên 68% và tiêu chí “Thực hiện nghiêm túc qui trình thi tốt nghiệp” mức đánh giá tốt và rất tốt của HV tốt nghiệp có tăng cao hơn từ 39% lên 74% so với CBQL và GV là từ 64% lên 74%.

Kết quả đối chứng này thể hiện được sự cần thiết và hiệu quả của việc áp dụng giải pháp “Quản lí thực hiện nội dung và qui trình thi tốt nghiệp đã đề ra” để nâng cao CLĐT ở TTDN.

3.4.1.6. Đánh giá chung về quá trình triển khai và kết quả thử nghiệm

Trong quá trình tham gia thử nghiệm các giải pháp các CBQL, GV và HV tốt nghiệp cũng như các bộ phận, bô môn được giao trách nhiệm tiến hành thử nghiệm đã rất nhiệt tình và thực hiện nghiêm túc qui trình thử nghiệm. Điều này chứng tỏ mọi người rất quan tâm và đồng tình với việc đổi mới quản lí các hoạt động của TTDN công lập theo phương thức QLCL, thực hiện quản lí theo qui trình và đánh giá theo chuẩn mực đã đề ra.

Qua quan sát thực tế và trao đổi với những người điều hành, người thực hiện công việc trong các hoạt động, kết hợp với tổng hợp các ý kiến trả lời phiếu hỏi ở các bảng 3.12, 3.13 và 3.14 cho thấy việc áp dụng thử nghiệm các giải pháp vào hoạt động đã làm thay đổi suy nghĩ về cách thức làm việc, bước đầu tạo ra nhu cầu và phong cách làm việc theo qui trình.

3.4.1.7. Một số kết luận về áp dụng thử nghiệm các giải pháp

- Áp dụng các giải pháp ĐBCL đào tạo theo chuẩn mực và qui trình vào quá trình tổ chức quản lí đào tạo sẽ nâng cao được chất lượng và hiệu quả quản lí cũng như nâng cao được chất lượng các hoạt động đào tạo của TTDN công lập.

- Chuẩn mực và qui trình hóa các hoạt động đào tạo sẽ thuận lợi cho việc

điều hành theo dõi hoạt động. Người quản lí và người thực hiện công việc đều chủ

động và thể hiện rõ trách nhiệm trong công việc của mình, tránh được sự chồng chéo, bị động và bước đầu tạo được thói quen làm việc theo qui trình.

- Các chuẩn mực và qui trình được nghiên cứu sinh xây dựng là phù hợp với tiến trình công việc, chức năng nhiệm vụ của các bộ phận và cá nhân và có thể áp dụng trong thực tiễn để QLCL và nâng cao hiệu quả các hoạt động đào tạo ở TTDN.

Xem tất cả 204 trang.

Ngày đăng: 23/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí