Định Hướng Hoàn Thiện Pháp Luật Về Đại Diện Của Doanh Nghiệp

nghiệp. Tuy nhiên đi vào từng quy định cụ thể về chức danh người đại diện, thẩm quyền của người đại diện với đường lối xử lí các giao dịch vượt quá thẩm quyền lại thấy các quy phạm riêng lẻ không tạo thành một thể thống nhất, bảo vệ quyền lợi của bên thứ ba triệt để như pháp luật Pháp . Đó là chưa nhắc đến sự khác biệt cơ bản với mô hình đại diện trong pháp luật các nước Anh, Mỹ vốn dựa trên quan hệ ủy thác. Chính sự không thống nhất từ lý thuyết bản chất doanh nghiệp, đến lý thuyết quản trị doanh nghiệp hiện đại dẫn tới thưc tế pháp luật Việt Nam có mô hình riêng không giống các quốc gia trên.

Bối cảnh kinh tế chính trị xã hội của Việt Nam trước đây và hiện tại ít nhiều có ảnh hưởng đến những hạn chế trong pháp luật Việt Nam hiện nay cũng như thực tiễn thực hiện pháp luật. Sự ảnh hưởng của pháp luật Xô Viết về quan niệm quản lí của các cơ quan nhà nước đối với các tổ chức, doanh nghiệp, mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung trong quá khứ tạo nhân thức sâu sắc về vai trò độc tôn, tối cao của người đứng đầu doanh nghiệp. Quan điểm xây dựng pháp luật doanh nghiệp dù có những bước đầu khá ấn tượng về trao quyền tự do kinh doanh cho doanh nghiệp nhưng vẫn chưa mạnh dạn để doanh nghiệp tự chủ trong quản trị doanh nghiệp. Cơ quan quản lý nhà nước vẫn có tâm lý thực hiện việc quản lí hành chính nhà nước theo thủ tục, chưa nghiêng về cơ chế hậu kiểm sau đăng ký của doanh nghiệp. Khuyến khích doanh nghiệp hoạt động mà chưa đưa ra các quy định chặt chẽ liên quan đến trách nhiệm của doanh nghiệp, giám sát doanh nghiệp từ góc độ uy tín. Thêm vào đó, các doanh nghiệp thuộc sở hữu tư nhân phát triển với tốc độ nhanh, quy mô lớn dần song kinh nghiệm quản trị chưa nhiều bởi ít nhiều phân cấp quyền lực trong doanh nghiệp có sự chi phối của yếu tố gia đình. Các doanh nghiệp nhỏ và vừa ở Việt Nam và một số lượng các doanh nghiệp lớn vẫn mang tính chất công ty gia đình, nơi các thành viên lãnh đạo và sở hữu chủ yếu là các thành viên trong gia đình. Đặc điểm này đã, đang và sẽ tồn tại lâu dài theo doanh nghiệp Việt Nam. Chỉ khi nào các doanh nghiệp có sự phân tách rò ràng giữa chủ sở hữu doanh nghiệp với những người đại diện đồng thời nắm giữ quyền quản lý doanh nghiệp thì quản trị doanh nghiệp hiện đại với sự phân cấp quyền lực và kiểm soát chặt chẽ mới được chú trọng đúng mức và hoàn thiện hơn. Cùng với điều đó, nhận thức của doanh nhân, đội ngũ luật sư tư vấn đối với vấn đề quản trị doanh nghiệp sẽ được nâng cao đúng tầm quan trọng của nó.

Một nguyên nhân không thể không nhắc đến là việc áp dụng pháp luật của đội ngũ cán bộ xét xử của Tòa án còn chưa đồng đều. Việc áp dụng nguyên tắc công bằng trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người thứ ba cần được ưu tiên dù trong nhiều trường hợp, dựa vào quy định của pháp luật trong BLDS còn chưa nhất quán và rò ràng. Điều này đòi hỏi đội ngũ cán bộ tư pháp phải có trình độ chuyên môn cao và có bản lĩnh nghề nghiệp.

Mặt khác, trình độ chuyên môn của đội ngũ chuyên viên pháp lý của doanh nghiệp và luật sư tư vấn doanh nghiệp trong việc thiết kế quy định trong ĐIều lệ doanh nghiệp cần được nâng cao. Vai trò điều lệ quan trọng vô cùng trong việc thiết lập các nguyên tắc phân cấp, phân quyền, nguyên tắc kiểm soát quyền lực trong doanh nghiệp nhằm đảm bảo sự vận hành thuận lợi. Song đáng tiếc, có nhiều Điều lệ của các doanh nghiệp nhỏ và vừa được tư vấn thành lập theo hướng dựa trên các điều luật của LDN để xây dựng mà chưa thiết lập được mô hình quản trị phù hợp và cơ chế giải quyết tranh chấp nội bộ phù hợp.

Các nguyên nhân trên cần được xem xét, lý giải trong tổng thể sự tác động của các yếu tố để tìm ra các giải pháp nhằm khắc phục hạn chế trên.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Hệ thống đại diện của doanh nghiệp cho phép doanh nghiệp tham gia vào các hoạt động thương mại, nhận được các lợi ích của kinh doanh và đảm bảo sự tiện lợi và an toàn của giao dịch.

Các quy định của pháp luật về người ĐDTPL của doanh nghiệp Việt Nam hiện nay vẫn còn không ít bất cập, cần được nghiên cứu, sửa đổi, bổ sung, cụ thể là:

1. Mô hình ĐDTPL của doanh nghiệp của Việt Nam còn hạn chế khi duy trì chức danh người đại diện độc lập với người quản lý, chưa phù hợp với cơ cấu quản trị doanh nghiệp và dựa trên một lí thuyết pháp luật phù hợp.

2. Các yếu tố liên quan đến mô hình đại diện như điều kiện, quy định về bổ nhiệm, miễn nhiệm người ĐDTPL của doanh nghiệp; phân định thẩm quyền đại diện và quyền, nghĩa vụ của người đại diện còn có điểm hạn chế, chưa bảo vệ được quyền và lợi ích hợp pháp của các bên trong quan hệ đại diện. Các quy định của pháp luật và thực tiễn áp dụng pháp luật về xem xét trách nhiệm của người ĐDTPL đối với việc bảo toàn tài sản của doanh nghiệp khi lâm vào tình trạng phá sản chưa thực hiện tốt.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 207 trang tài liệu này.

3. Nhận thức của doanh nghiệp về vị trí, vai trò, cơ chế giám sát người ĐDTPL chưa tốt. Ở nhiều nơi có nhiều tranh chấp phát sinh nhưng việc giải quyết tranh chấp không thống nhất do cách hiểu và vận dụng pháp luật khác nhau.

Chương 4

Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp theo pháp luật doanh nghiệp Việt Nam hiện nay - 19

ĐỊNH HƯỚNG, GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT VỀ ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT CỦA DOANH NGHIỆP


4.1. Định hướng hoàn thiện pháp luật về đại diện của doanh nghiệp

4.1.1. Thiết lập được các nguyên tắc, tiêu chí định hướng cho quan hệ đại diện của doanh nghiệp

Chế định đại diện là một trong những nội dung quan trọng trong hệ thống pháp luật dân sự, kinh doanh, thương mại mà bất cứ quốc gia nào có nền kinh tế thị trường phát triển đều quan tâm hoàn thiện. Quan hệ đại diện là một mắt xích quan trọng giúp các chủ thể trong xã hội kết nối với nhau xác lập, thực hiện giao dịch dân sự, kinh doanh, thương mại từ đơn giản đến phức tạp, giúp cho các chủ thể tận dụng được nguồn lực xã hội một cách tích cực nhất trong bối cảnh có sự phân công và chuyên môn hóa. Đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp càng có vai trò quan trọng hơn bởi doanh nghiệp không thể tồn tại và vận hành bình

thường nếu thiếu chế định đại diện. Do đó, việc hoàn thiện quy định pháp lý về đại diện của doanh nghiệp sẽ góp phần hoàn thiện hành lang pháp lý thúc đẩy doanh nghiệp phát triển bền vững.

Chế định về ĐDTPL của doanh nghiệp cần được sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hơn bởi cùng với sự phát triển của nền kinh tế, những vướng mắc trong pháp luật hiện hành về đại diện ngày càng bộc lộ rò. Mô hình đại diện cho doanh nghiệp chưa hoàn thiện, trong đó có các yếu tố quan trọng như:

Thứ nhất, chưa hình thành một mô hình đại diện hoàn hảo với sự phân bố quyền đại diện, quyền quản lý, quyền kiểm soát hợp lý dẫn tới chưa phát huy được sự linh hoạt cho doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Việc phân tách người đại diện nắm giữ quyền đại diện độc lập với các chức danh được chỉ định cụ thể thể hiện việc không trao quyền tự chủ cho doanh nghiệp trong việc quyết định thẩm quyền đại diện, tạo nên việc tập trung quyền lực vào tay người quản lý cấp cao. Mặt khác, quy định phân định thẩm quyền trong Điều lệ đặt trong bối cảnh trách nhiệm chứng minh thuộc về người thứ ba trong giao dịch vượt

quá thẩm quyền, không có thẩm quyền gây nhiều khó khăn cho các đối tác của doanh nghiệp khi phải thẩm định thẩm quyền. Bất cập này cũng làm cho việc tiến hành các giao dịch với các doanh nghiệp tốn kém về thời gian và chưa đáp ứng được yêu cầu chính đáng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các bên.

Thứ hai, chưa làm rò được quyền và nghĩa vụ các bên trong quan hệ đại diện này: người đại diện và doanh nghiệp hoặc người đại diện với các cổ đông (người sở hữu). Nguyên nhân sâu xa của hạn chế này là bởi pháp luật Việt Nam chưa thể hiện rò cơ sở lý thuyết pháp lý về bản chất doanh nghiệp cơ bản nào mà pháp luật đang theo đuổi. Do đó, sự chi phối của lý thuyết pháp lý tới việc xây dựng quy phạm chi tiết không thống nhất. Điều này thể hiện rò nhất qua sự chồng chéo thẩm quyền của người ĐDTPL và người quản lý trong doanh nghiệp.

Thứ ba, chưa có một cơ chế giám sát hữu hiệu từ nội bộ doanh nghiệp đối với người đại diện và và việc truy cứu trách nhiệm pháp lý đối với người ĐDTPL khi có hành vi vi phạm nghĩa vụ từ cả ba góc độ: trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự và trách nhiệm hình sự.

Trong bối cảnh chung đó, chế định ĐDTPL của doanh nghiệp cần được hoàn thiện theo định hướng tạo ra những nguyên tắc, tiêu chuẩn cho quan hệ đại diện trong doanh nghiệp. Cụ thế:

* Hệ thống quy định của pháp luật doanh nghiệp về ĐDTPL phải được thiết kế hoàn thiện dựa trên cơ sở lý thuyết pháp lý chủ đạo nhất quán, phù hợp với lý thuyết pháp lý quản trị doanh nghiệp hiện đại. Với hai trường phái chủ yếu là nhóm lý thuyết giả tưởng (Fiction Theory) và nhóm lý thuyết hiện thực (Realistic Theory), cách tiếp cận vấn đề về đại diện và quản trị doanh nghiệp có sự khác nhau. Như đã phân tích tại Chương 2 của Luận án về ảnh hưởng của các trường phái này tới việc xác lập các nguyên tắc pháp lí chi phối việc thiết kế quy phạm pháp luật về đại diện trong doanh nghiệp, Việt Nam cần tiếp cận và lựa chọn lý thuyết chủ đạo làm kim chỉ nam. Theo quan điểm của tác giả, việc lựa chọn lý thuyết hiện thực với lý thuyết tổ chức (Organic Theory) theo đó, trao quyền đại diện và quyền quản lí cho HĐQT, chỉ cần quy định chế độ giám sát chặt chẽ và quy định rò lợi ích chung HĐQT cần hướng tới và bảo vệ trong LDN sẽ phù hợp với định hướng nâng cao quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc lựa chọn một lý thuyết chủ đạo không có nghĩa không

tham khảo những ưu điểm của các lý thuyết pháp lí khác, đơn cử như những ưu điểm của lý thuyết các bên liên quan (Stakeholder theory – lý thuyết quản trị dựa trên nền tảng lý thuyết giả tưởng (Fiction Theory), theo đó, HĐQT cần lưu ý đến lợi ích của các bên liên quan (người lao động, nhà đầu tư, người tiêu dùng…) khi quyết định và thực hiện chính sách của mình. Tiêu chí cân bằng giữa lợi ích tư của doanh nghiệp và lợi ích công của cộng đồng được xem là căn cứ giải quyết tranh chấp nội bộ doanh nghiệp hoặc tranh chấp với bên thứ ba phải do LDN quy định chứ không thể chuyển giao nội dung đó cho doanh nghiệp tự quy định trong Điều lệ.

Mặt khác, từ góc độ lý luận, dựa trên bản chất mối quan hệ đại diện giữa người đại diện và người được đại diện, nên cần xác định rò người được đại diện là doanh nghiệp hay là các cổ đông/ thành viên sở hữu công ty. Từ đó, đảm bảo yêu cầu người đại diện hành động vì lợi ích của người được đại diện và có thể xác lập cơ chế giám sát người đại diện hiệu quả. Lúc này việc ủy quyền lại cho người thứ ba thực hiện giao dịch nhân danh doanh nghiệp mới có căn cứ để xác định sự đồng ý của người được đại diện.

* Quy định của pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp phải hướng tới đảm bảo lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, nhất là đảm bảo quyền tự do kinh doanh, quyền tự quyết, tạo sự tối ưu trong cơ chế quản trị của doanh nghiệp. Trong bối cảnh môi trường kinh doanh rộng mở với nhiều ngành nghề, quy mô doanh nghiệp khác nhau và tổ chức hoạt động trong các lĩnh vực đặc thù, tiêu chí đảm bảo quyền tự quyết là điều tất yếu. Vai trò của pháp luật doanh nghiệp nên quy định ở mức độ nào để vừa đảm bảo yêu cầu quản lý nhà nước và đảm bảo quyền tự do kinh doanh của doanh nghiệp là ranh giới cần xác định. Nếu quy định mô hình đại diện với chức danh độc lập, cứng nhắc sẽ tạo nên sự tập trung quyền đại diện và quyền quản lý vào tay một cá nhân..

* Quy định của pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp phải đảm bảo được quyền lợi ích hợp pháp của đối tác tham gia giao dịch. Trong quá trình kinh doanh của công ty, giao kết hợp đồng là một hoạt động vô cùng quan trọng, có tác dụng đảm bảo nguồn nguyên vật liệu sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và cung ứng dịch vụ hỗ trợ cho quá trình sản xuất, kinh doanh của công ty. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp vẫn chưa chú trọng thẩm định thẩm quyền đại diện

của đối tác. Điều này dẫn tới nhiều giao dịch không minh bạch về tài chính cũng như rủi ro khi đối tác làm ăn phủ nhận nội dung hợp đồng và đề nghị tuyên bố hợp đồng vô hiệu; từ đó gây bất lợi cho doanh nghiệp. Do đó, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bên thứ ba ngay tình trong mối quan hệ giữa doanh nghiệp với người ĐDTPL được xem là nguyên tắc chi phối việc thiết kế các quy định của pháp luật cụ thể. Việc bảo vệ ở đây cần được xem xét ở góc độ: thiết lập các căn cứ rò ràng (ví dụ như tiêu chí lỗi) để phân tách các trường hợp mà người thứ ba buộc phải chịu trách nhiệm hoặc ngược lại là doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm. Bên cạnh đó, cần xác lập mô hình công bố thông tin của doanh nghiệp hiệu quả giúp cho việc tìm hiểu thẩm quyền đại diện trở nên dễ dàng hơn đối với người thứ ba trong thực tiễn kinh doanh.

* Quy định của pháp luật về ĐDTPL của doanh nghiệp cần đảm bảo hài hòa quyền và lợi ích của doanh nghiệp trong mối quan hệ với bảo vệ quyền và lợi ích của người thứ ba và các bên có liên quan. Lợi ích của người thứ ba và các bên liên quan ở đây được hiểu là những lợi thế/giá trị mà doanh nghiệp có thể mang lại cho xã hội. Quy định về nghĩa vụ của người đại diện cần gắn với các trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như: bảo vệ môi trường; bảo đảm an toàn và lợi ích cho người tiêu dùng; lợi ích hợp pháp cho cổ đông và người lao động trong doanh nghiệp. Với vai trò ĐDTPL của doanh nghiệp, người đại diện có các lợi thế về thông tin và sự thuận lợi trong việc xác lập và thúc đẩy các cam kết về trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Thực tế, vai trò của người đại diện chưa được phát huy đúng mức khi ngày càng có nhiều doanh nghiệp có các hành vi gian lận trong kinh doanh, báo cáo tài chính, không bảo đảm an toàn lao động, sản xuất, kinh doanh hàng kém chất lượng, cố ý gây ô nhiễm môi trường.

Nhìn chung, phạm vi các văn bản pháp luật điều chỉnh vấn đề ĐDTPL rất rộng và có sự kiên kết khá chặt chẽ, xuất phát từ BLDS với quy định nền tảng về pháp nhân và đại diện. Trên cơ sở đó, LDN với hệ thống các quy phạm pháp luật điều chỉnh về cơ cấu quản trị, phân bổ quyền lực cho các cơ quan trong doanh nghiệp với quyền và nghĩa vụ cụ thể trực tiếp điều chỉnh vấn đề này. Luật phá sản quy định về phương thức chấm dứt sự tồn tại của doanh nghiệp, do đó được xếp trong phạm vi pháp luật doanh nghiệp. Do đó, tất cả các quy phạm pháp luật cần có sự tương thích về tư duy pháp lý xuyên suốt về vấn đề này. Ví dụ như, tiêu chí bổ nhiệm người đại diện không

đi ngược điều kiên chung của BLDS, LDN và phải đáp ứng điều kiện riêng biệt tại các văn bản luật chuyên ngành. Đi kèm là chế độ chịu trách nhiệm pháp lý của người đại diện. Sự thống nhất sẽ là điểm mạnh phát huy hoạt động linh hoạt của doanh nghiệp. Nếu không đảm bảo tiêu chuẩn này, rất khó truy cứu trách nhiệm pháp lý cá nhân những người lãnh đạo doanh nghiệp trong bối cảnh cần có sự tách bạch rò ràng: trách nhiệm của doanh nghiệp, trách nhiệm của những người đại diện, trách nhiệm của người giám sát đối với bên thứ ba.

4.1.2. Hoàn thiện quy định của pháp luật phải dựa trên tiêu chuẩn tính hiệu quả của việc thực hiện pháp luật về đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp Một trong các tiêu chuẩn để đánh giá mức độ hoàn thiện pháp luật nói

chung cũng như các quy định của pháp luật về đại diện nói riêng là đảm bảo tính hiệu quả và tính phù hợp của các quy định của pháp luật. Tính phù hợp ở đây được hiểu là sự tương thích của quy định về đại diện trong pháp luật doanh nghiệp phù hợp với điều kiện, trình độ phát triển kinh tế của xã hội cũng như chính sách pháp luật trong lĩnh vực này. Bên cạnh đó, quy định của pháp luật về đại diện của doanh nghiệp không lạc hậu so với quan hệ xã hội mà nó điều chỉnh. Từ việc nghiên cứu mô hình đại diện cho doanh nghiệp của các quốc gia trên thế giới cho thấy bên cạnh những điểm tương đồng, có nhiều quy định khác nhau và xét ở góc độ lí luận, có thể tiếp thu một số kinh nghiệm pháp luật các quốc gia này vào quy định của pháp luật Việt Nam. Song cần thống nhất một nguyên tắc là việc tham khảo kinh nghiệm pháp luật nước ngoài xử lý các vấn đề liên quan đến ĐDTPL không có nghĩa là sao chép máy móc giải pháp trong pháp luật doanh nghiệp các nước mà cần phù hợp lí luận, nguyên tắc trong hệ thống pháp lý. Những sửa đổi cần đồng bộ và phù hợp với thực tế Việt Nam. Hiện nay, “quá trình lưu chuyển con người, lưu chuyển dòng vốn, lưu chuyển hàng hóa, dịch vụ mang tính quốc tế luôn đi kèm với việc nhà đầu tư, người lao động, cư dân các nước so sánh, tìm hiểu, đánh giá về môi trường pháp lý của đất nước mà mình có quan hệ. Bởi vậy, thiết kế ra một hệ thống pháp luật quá riêng biệt không phải là lựa chọn khôn ngoan để thu hút đầu tư quốc tế” [11, tr265]. Đây là vấn đề quan trọng trong hoạt động của doanh nghiệp, do đó, càng cần lưu ý sự phù hợp của chế định đại diện của doanh nghiệp. Từ sự phù hợp mới có căn cứ để quy định của pháp luật có tính khả thi. Qua các vụ việc tranh

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 13/07/2022