xã hội. Có được sự hoàn thiện này theo chúng tôi là do xuất phát từ chế định sở hữu trong pháp luật của các nước này đi từ sở hữu cá nhân một cách minh bạch, tôn trọng. Trong khi đó ở Việt Nam lại ngược lại đi từ chế độ sở hữu tập thể, nhà nước, toàn dân dẫn đến sự nhập nhằng, thiếu rõ ràng trong các chế độ sở hữu ở nước ta, đặc biệt sở hữu cá nhân cũng mới được công nhận tại Việt Nam. Chính vì vậy luận văn chỉ tập trung nghiên cứu các vấn đề đại diện của vợ chồng ở Việt Nam liên quan đến tài sản chung, riêng của vợ chồng.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu của "Đại diện giữa vợ chồng theo pháp luật hiện hành" là:
- Những vấn đề chung về đại diện trong các quy định của pháp luật
dân sự.
- Những vấn đề chung về đại diện giữa vợ chồng được quy định trong
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000.
- Thực tiễn áp dụng pháp luật về đại diện giữa vợ chồng trong thực tế và những vấn đề đặt ra.
Phạm vi nghiên cứu: Do đề tài là về đại diện giữa vợ chồng theo pháp luật hiện hành nên phạm vi nghiên cứu chủ yếu đề cập đến những vấn đề đại diện của vợ và chồng trong các giao dịch dân sự ở Việt Nam hiện nay.
4. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Có thể bạn quan tâm!
- Đại diện giữa vợ và chồng theo quy định của pháp luật Việt Nam hiện hành - 1
- Bản Chất Và Các Đặc Điểm Pháp Lý Về Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng
- Sơ Lược Lịch Sử Pháp Luật Việt Nam Về Quan Hệ Đại Diện Giữa Vợ Và Chồng
- Thực Trạng Pháp Luật Hiện Hành Về Đại Diện Theo Pháp
Xem toàn bộ 119 trang tài liệu này.
- Mục đích
+ Nghiên cứu các quy định của pháp luật về chế độ đại diện giữa vợ và chồng. Phân tích làm rõ những vấn đề lý luận của quan hệ đại diện giữa vợ và chồng.
+ Nghiên cứu việc áp dụng các quy định pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng trong thực tiễn và phát hiện những vướng mắc, bất cập trong khi áp dụng pháp luật.
+ Từ những nghiên cứu để đưa ra các giải pháp nhằm hoàn thiện pháp luật về vấn đề đại diện giữa vợ và chồng ở nước ta để tăng cường hiệu quả điều chỉnh của pháp luật trong vấn đề này.
- Nhiệm vụ
+ Làm rõ cơ sở lý luận của pháp luật hiện hành về đại diện giữa vợ và chồng.
+ Đánh giá thực trạng của pháp luật hiện hành và thực tiễn áp dụng các quy định của pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng.
+ Đề xuất giải pháp và kiến nghị góp phần hoàn thiện quy định pháp luật về chế độ đại diện giữa vợ và chồng.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Cơ sở phương pháp luận nghiên cứu đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và duy vật lịch sử theo quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Phương pháp cụ thể là: phân tích, tổng hợp, so sánh, hệ thống, kết hợp với các phương pháp khác như phương pháp lịch sử, thống kê, lôgic…
6. Ý nghĩa của việc nghiên cứu đề tài
- Về lý luận làm rõ và có hệ thống hơn cơ sở lý luận của chế định đại diện giữa vợ và chồng.
- Trên cơ sở đánh giá thực trạng pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng, đề xuất những luận cứ khoa học cho việc hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng ở Việt Nam.
- Là công trình khoa học có hệ thống, là tài liệu tham khảo cho giáo viên, sinh viên tại các cơ sở đào tạo, nghiên cứu khoa học cho cán bộ thực hiện pháp luật.
7. Kết cấu của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Những vấn đề lý luận về đại diện giữa vợ và chồng.
Chương 2: Thực trạng pháp luật hiện hành về quan hệ đại diện giữa vợ và chồng ở Việt Nam.
Chương 3: Phương hướng và giải pháp hoàn thiện pháp luật về đại diện giữa vợ và chồng.
Chương 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1.1. KHÁI NIỆM CHUNG VỀ ĐẠI DIỆN VÀ ĐẠI DIỆN GIỮA VỢ VÀ CHỒNG
1.1.1. Khái niệm chung về đại diện
Thông thường , khi tham gia giao dic̣ h dân sự hoăc các giao dic̣ h khác ,
các chủ thể sẽ tự mình xác lập thực hiện giao dịch . Tuy nhiên , chủ thể của
quan hê ̣pháp luât
rất đa daṇ g , mỗi loaị chủ thể có những đăc
điểm khác nhau
và bất cứ ch ủ thể nào của quan hệ pháp luật dân sự cũng đều có sự liên quan đến quan hệ đại diện .
Với mỗi cá nhân , không phải lúc nào cá nhân cũng trưc̣ giao dic̣ h dân sự . Đối với người chưa thành niên , người bi ̣han
tiếp tham gia chế năng lưc
hành vi dân sự , người bi ̣mất năng lưc
hành vi dân sư…
thì người đaị diên
theo pháp luât
của những người này là sự đảm bảo cần thiết để cho viêc
xác
lâp̣ , thưc
hiên
giao dic̣ h dân sự của người đươc
đaị diên
phù hơp
với quy điṇ h
của pháp luật . Đối với các chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự mà quyền lợi
có tính chất cộng đồng (hô ̣gia đình , tổ hơp tác , pháp nhân ) thì chế định đại
diên
là yếu tố không thể thiếu để các chủ thể này tham gia vào giao dic̣ h dân
sự bởi suy cho cùng thì viêc
tham gia giao dic̣ h dân sự vân
phải thông qua
hành vi của con người với sự nhận thức , làm chủ được hành vi của họ .
Vây
đaị diên
là gì ?
Đại diện theo cách hiểu thông thường từ trước tới nay là một hành động, một việc làm của một người mà không nhân danh mình, không nhân danh chính người thực hiện công việc, hành động đó. Các hành vi của một cá nhân hay tổ chức không nhân danh mình đang diễn ra hàng ngày trong xã hội hiện đại như một nhu cầu tất yếu của cuộc sống. Bởi vì, trên thực tế cũng như hoàn cảnh xã hội thì không phải lúc nào bản thân mỗi cá nhân cũng có khả
năng và điều kiện để thực hiện một hay một số hành vi nhất định để thực hiện một công việc nào đó.
Theo cuốn Từ điển tiếng Việt thì "Đại diện là sự thay mặt (cho cá nhân, tập thể) ví dụ: đại diện cho nhà trai phát biểu trước nhà gái trong lễ ăn hỏi, đại diện cho anh em bè bạn đến chúc mừng trong một dịp nào đó; hay còn có nghĩa là người, tổ chức thay mặt ví dụ như: cơ quan cử đại diện ở nước ngoài" [35, tr. 279].
Theo cuốn Từ điển Luật học , thì đại diện là "việc một người, một cơ quan, tổ chức khác xác lập, thực hiện hành vi pháp lý trong phạm vi thẩm quyền đại diện" [36, tr. 225].
Ta thấy rằng, trong quan hệ pháp luật về đại diện thì chủ thể của quan hệ pháp luật này để thực hiện những quan hệ giao dịch nhất định là một người (người đại diện), một tập thể (ban đại diện) hoặc một cơ quan (cơ quan đại diện) được ủy quyền nhân danh chủ thể khác trong quan hệ giao dịch. Quyền đại diện có thể là quyền năng đương nhiên, phát sinh từ việc thực hiện chức năng trong hoàn cảnh hoạt động cụ thể (chẳng hạn nhân viên bán hàng là đại diện của cửa hàng, của công ty trong quan hệ với khách hàng). Quyền đại diện có thể được căn cứ theo luật hoặc các thể thức hành chính nhà nước (chẳng hạn những quy định về người giám hộ). Quyền đại diện cũng có thể căn cứ vào quyền năng được ủy quyền (chẳng hạn đại sứ thay mặt quốc gia trong quan hệ đối ngoại). Hoạt động của đại diện trực tiếp làm phát sinh, thay đổi hoặc chấm dứt các quan hệ về quyền và nghĩa vụ của chủ thể được đại diện. Trong quá trình thực hiện quyền và nghĩa vụ đại diện, người đại diện không được thực hiện các quan hệ thuộc phạm vi chức năng đại diện vì mục đích cá nhân hoặc vì các mục đích khác với quyền lợi của chủ thể được đại diện.
Cụ thể hơn thì đại diện được quy định: "Đại diện là việc một người (sau đây gọi là người đại diện) nhân danh và vì lợi ích của người khác (sau đây gọi là người được đại diện) xác lập, thực hiện giao dịch dân sự trong phạm vi đại diện" [22, Khoản 1, Điều 139].
Như vậy, trong các định nghĩa này đã nêu rõ được về mặt chủ thể của quan hệ pháp luật đại diện sẽ có người đại diện và người được đại diện cùng với bên thứ ba khi người đại diện thực hiện các hành vi trong giao dịch. Người đại diện có thể là cá nhân cũng có thể là tập thể được nhân danh các chủ thể trong giao dịch để thực hiện các hành vi nhất định theo quy định của pháp luật hay nói đúng hơn là trong nội dung được uỷ quyền. Và như vậy trong hoàn cảnh này đây là đại diện theo sự tự nguyện thỏa thuận của các bên, được pháp luật cho phép. Các chủ thể có thể đương nhiên phát sinh quyền đại diện cũng có thể thỏa thuận và trong một số trường hợp thì quyền đại diện sẽ là bắt buộc theo quy định của pháp luật. Hoạt động đại diện làm chấm dứt tư cách chủ thể của chủ thể được đại diện trong giao dịch dân sự và chỉ trong phạm vi ủy quyền hoặc theo quy định của pháp luật với mục đích vì lợi ích của người được đại diện, phát sinh tư cách chủ thể của người đại diện trong giao dịch dân sự với một bên chủ thể còn lại của giao dịch. Người đại diện trong giao dịch dân sự còn có thể là người có thẩm quyền, là người mà pháp luật dân sự cho phép đối với chủ thể khác của quan hệ pháp luật dân sự mà quyền lợi có tính chất cộng đồng như: pháp nhân, hộ gia đình, tổ hợp tác. Các tổ chức này do tính chất của chủ thể đều hoạt động thông qua hành vi của người có thẩm quyền đại diện cho tổ chức đó. Đại diện có ý nghĩa rất lớn trong mọi mặt của đời sống xã hội và trong nhiều mối quan hệ, tuy nhiên, giới hạn phạm vi nghiên cứu của luận văn này chỉ đề cập tới đại diện trong lĩnh vực dân sự, hôn nhân và gia đình chứ không đề cập đến các lĩnh vực khác như đại diện trong hành chính, ngoại giao…
Như vậy đại diện có thể được tiếp cận với các ý nghĩa sau:
- Là một tiểu chế định pháp luật dân sự - hôn nhân và gia đình.
Chế định pháp luật về đại diện ở đây có thể hiểu theo nghĩa hẹp đó là tổng thể các quy phạm pháp luật dân sự và hôn nhân và gia đình điều chỉnh nhóm quan hệ về đại diện giữa những chủ thế pháp luật nhất định, cụ thể. Các
cá nhân, tổ chức tham gia vào quan hệ đại diện bắt buộc phải tuân thủ các quy định pháp luật về đại diện. Các quy phạm pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của các chủ thể khi tham gia quan hệ pháp luật dân sự về đại diện cũng như vợ và chồng đại diện cho nhau khi tham gia giao dịch dân sự, hôn nhân và gia đình. Các quy phạm pháp luật này nằm trong Luật Dân sự, Luật Hôn nhân và gia đình điều chỉnh quan hệ đại diện giữa vợ và chồng.
- Đại diện còn được tiếp cận là một quan hệ pháp luật dân sự - hôn nhân và gia đình
Qua việc xác lập và thực hiện giao dịch dân sự khẳng định đại diện là một quan hệ pháp luật dân sự. Các yếu tố của quan hệ pháp luật dân sự trong trường hợp này bao gồm:
Chủ thể của quan hệ pháp luật này gồm có người đại diện và người được đại diện. Người đại diện là người nhân danh người được đại diện xác lập quan hệ với người thứ ba nhưng khi xác lập quan hệ đại diện này là vì lợi ích của người được đại diện. Người được đại diện là người được tiếp nhận, thụ hưởng các hậu quả pháp lý từ quan hệ do người đại diện xác lập, thực hiện theo đúng thẩm quyền đại diện.
Khách thể của quan hệ đại diện là hành vi tức các quyền và nghĩa vụ mà các bên hướng tới đầu tiên và trực tiếp dưới dạng hành động hoặc không hành động. Có những hành vi được thể hiện dưới dạng vật chất cụ thể có những hành vi không thể hiện dưới dạng vật chất thì khi đó việc vật chất hóa là cần thiết. Suy cho cùng thì việc trực tiếp hay thực hiện đại diện đều nhằm hướng tới một lợi ích vật chất nhất định.
Nội dung của quan hệ đại diện chính là các quyền và nghĩa vụ dân sự của các bên tham gia giao dịch, nhiều khi các quyền và nghĩa vụ này đan xen vào nhau và rất phức tạp. Tuy nhiên, trong từng quan hệ nhỏ thì phân tích quyền và nghĩa vụ rất rõ ràng, quyền của người này chỉ được đáp ứng khi bên kia thực hiện hoặc không thực hiện một hành vi nào đó.
Qua đây ta có thể nhận thấy cơ sở và mục đích của đại diện hướng tới trong các quan hệ giao dịch dân sự chính là các lợi ích nào đó. Đại diện cũng cần có những cơ sở nhất định để hình thành và phát triển dựa trên những nguyên tắc nhất định đó là:
- Xuất phát từ nguyên tắc tôn trọng đảm bảo quyền dân sự, đảm bảo quyền tự do của công dân, đảm bảo các quyền và lợi ích của họ ngay cả khi họ không thể trực tiếp tham gia được các giao dịch dân sự, kinh tế và các quan hệ ngoài xã hội. Đại diện theo đó tồn tại và phát triển để đảm bảo quyền dân sự của chủ thế quan hệ pháp luật được thực hiện đầy đủ, không bị gián đoạn bởi các yếu tố khách quan, bất khả kháng.
- Xuất phát từ nguyên tắc tự do, tự nguyện cam kết thỏa thuận của pháp luật dân sự. Trong khuôn khổ pháp luật các cá nhân có thể tự do thỏa thuận giúp đỡ nhau và thỏa mãn lợi ích của nhau. Các chủ thể tham gia quan hệ đại diện hoàn toàn độc lập với nhau về tư cách pháp lý. Các chủ thể có quyền thể hiện ý chí của mình trong việc có thực hiện hay không việc đại diện. Tuy nhiên đại diện không thể làm thay cho người được đại diện các công việc mang tính sinh hoạt đời thường như ăn, uống…mà các công việc này buộc phải có tính chất pháp lý như giao kết hợp đồng, vay tiền…Tính độc lập của chủ thể thể hiện rõ ở việc chủ thể có quyền và nghĩa vụ nhất định khi tham gia vào quan hệ đại diện. Tự do ý chí của cá nhân trong xác lập, thực hiện và chấm dứt giao dịch. Ở đây khẳng định và làm rõ thêm tính độc lập của các chủ thể trong quan hệ đại diện. Các chủ thể có quyền tự do thể hiện ý chí của mình đối với việc xác lập hay không xác lập quan hệ đại diện. tuy nhiên sự tự do ý chí này sẽ bị hạn chế trong những trường hợp nhất định khi pháp luật buộc những người có liên quan phải thực hiện quan hệ đại diện. Hơn nữa sự tự do này cũng không thể tùy tiện mà buộc phải tuân theo quy định của pháp luật.
- Xuất phát từ nguyên tắc chịu trách nhiệm dân sự: Năng lực chịu trách nhiệm của các chủ thể khi tham gia quan hệ đại diện đảm bảo việc thực