Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 2

3

- Trần Xuân Quỳnh (2008), Thơ Inrasara, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Đà Lạt.

- Vò Thị Hạnh Thủy (2008), Thế giới nghệ thuật thơ Inrasara, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- Lê Thị Việt Hà (2009), Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.

- Trần Hoài Nam (2010), Inrasara ­ Từ quan niệm đến phong cách, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Hà Nội.

- Nguyễn Thị Thủy (2010), Đặc điểm nghệ thuật thơ Inrasara, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học sư phạm Huế.

- Nguyễn Thùy Dung (2010), Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Quốc gia Hà Nội.

Và hơn 20 khóa luận cử nhân khác cùng hàng trăm bài viết của các nhà nghiên cứu, các nghệ sĩ và các bài phỏng vấn Inrasara trên các báo, tạp chí chuyên ngành như: Tạp chí nhà văn, Tạp chí nghiên cứu văn học,Tạp chí Sông Hương, Báo Văn nghệ (Hội nhà văn Việt Nam), Báo Văn nghệ Thái Nguyên (Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên), Báo Người lao động, Báo Sài Gòn…. cũng như trên các tranh web: Phongdiep.net, Inrasara.com, Vanchuongviet.org, Tienve.org…

Inrasara còn là nhân vật chính trong các phim tài liệu của đài truyền hình, trên các kênh VTV1, VTV3, VCT1, HTV7, VOV1…..Năm 2005, ông được đài truyền hình Việt Nam VTV bầu là nhân vật văn hóa trong năm.

Qua những thống kê trên ta có thể thấy, cuộc đời và văn nghiệp của Inrasara đã thu hút được dư luận và sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình, báo chí, truyền hình và đông đảo độc giả yêu văn chương. Đặc biệt thơ của Inrasara có một sức lan tỏa mạnh trong đời sống văn học dân tộc thiểu số nói riêng và văn học dân tộc đương đại nói chung. Ngay khi tập thơ đầu tiên

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


được xuất bản (Tháp Nắng – 1996), ông đã được dư luận quan tâm và giới nghiên cứu đánh giá như một hiện tượng văn học. Sau này khi năm tập thơ tiếp theo lần lượt được xuất bản, Inrasara đã mang đến một hương vị lạ cho thơ Việt và góp phần không nhỏ vào công cuộc vận động cách tân của thơ Việt Nam đương đại.

Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 2

Thời kì đầu thơ ông đậm bản sắc dân tộc và mang phong cách hậu lãng mạn; sau đó dần dần được đổi mới cách tân theo tinh thần hậu hiện đại, đặc biệt ở phương diện nghệ thuật như việc sử dụng giọng điệu, ngôn ngữ, hình thức thơ, kết cấu văn bản lạ với nhiều thể nghiệm mới mẻ. Các tác giả trong các công trình nghiên cứu của mình đã đi sâu tìm hiểu rất nhiều phương diện trong thơ của Inrasara. Cụ thể là: các phương diện sáng tạo nghệ thuật trong thơ của Inrasara trong sự vận động phát triển thơ ca Việt Nam đương đại (Lê Thị Việt Hà); quan niệm nghệ thuật của Inrasara, các phương diện của cái tôi trữ tình, những đặc sắc nghệ thuật dưới cái nhìn hậu hiện đại trong thơ Inrasara (Vò Thị Hạnh Thủy); cái hay cái mới trong thơ Inrasara xuất phát từ quan niệm nghệ thuật của nhà thơ (Trần Hoài Nam), tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara (Nguyễn Thùy Dung)…

Ở lĩnh vực phê bình, Inrasara cũng được đánh giá là đã tạo được một phong cách riêng độc đáo thể hiện trong giọng điệu, đề tài và phương pháp phê bình: “Inrasara đã thành công khi tạo được cho mình một phong cách phê bình riêng. Điểm nổi bật của nhà phê bình Inrasara là tự tin, dũng cảm, dám nói thẳng, nói thật những điều mình biết, mình nghĩ mà không sợ mất lòng ai” [33]. Quan tâm đến nhiều vấn đề của đời sống văn chương, đặc biệt là văn học thiểu số, Inrasara đã có những bài phê bình thể hiện được tài năng cũng như những suy tư, trăn trở của mình đối với nền văn học nước nhà. Tác giả Trần Hoài Nam cho rằng: “Thưởng thức phê bình Inrasara, người đọc cũng bị hấp dẫn như đọc chính thơ ông vậy. Một chất lí luận vừa khúc triết


vừa cảm xúc. Mỗi bài viết dù dài hay ngắn đều có bố cục chặt chẽ, mạch lạc với sự phân bố hợp lí các luận điểm, luận cứ, luận chứng” [33]. Tiểu thuyết của Inrasara cũng là một sự thể nghiệm hết sức mới mẻ của ông trong hoạt động sáng tạo nghệ thuật và bước đầu nhận được sự quan tâm của dư luận. Những nghiên cứu về tiểu thuyết của Inrasara chúng tôi sẽ làm rò thêm ở phần sau.

Có thể thấy Inrasara đã mang đến một cơn gió lạ cho văn học thiểu số đương đại nói chung và văn học Việt Nam nói riêng. Chính thức bước chân vào văn đàn chưa lâu, nhưng những sản phẩm của quá trình lao động nghệ thuật của ông đều đã tạo được những dấu ấn riêng. Việc tiếp tục tìm hiểu, nghiên cứu sâu thêm về Inrasara và sự nghiệp văn chương của ông là một việc làm cần thiết. Không chỉ là để có cái nhìn rò ràng, đánh giá một cách toàn diện, chính xác về một cây bút dân tộc Chăm nói riêng mà còn để đánh giá, nhận xét một cách toàn diện và đầy đủ hơn về thành tựu và hạn chế của văn học dân tộc thiểu số đương đại nói chung trong tiến trình phát triển của văn học dân tộc.

2.2. Tình hình nghiên cứu tiểu thuyết của Inrasara

Tiểu thuyết Chân dung cát (2006) và Hàng mã kí ức (2011) của Inrasara sau khi được ra mắt độc giả đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo dư luận và tạo được hiệu ứng trong đời sống văn chương. Hai cuốn tiểu thuyết “là nỗ lực mới của ông trong việc khắc họa diện mạo Chăm và cố gắng chinh phục thể loại, để có một ý niệm “tiểu thuyết” của riêng mình” [14, 5]. Tiểu thuyết của Inrasara xuất bản chưa lâu; mặt khác chúng lại là sự thể nghiệm của ông theo lối hậu hiện đại, một điều rất mới mẻ trong văn xuôi (tiểu thuyết) dân tộc thiểu số. Vì vậy mà các nghiên cứu, tìm hiểu về nó chưa nhiều. Chủ yếu là các bài viết của các nhà nghiên cứu, phê bình, các bài phỏng vấn, các bài viết nhỏ, đăng rải rác trên các phương tiện thông tin đại

6

chúng. Tuy vậy, một số phương diện trong đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara cũng đã được các tác giả phát hiện và đề cập đến.

Về cảm hứng sáng tác:

Bất kì một tác phẩm nào cũng được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa nội dung hiện thực với cảm hứng sáng tác của nhà văn. Tiểu thuyết của Inrasara cũng vậy. Phương diện được nhiều tác giả chú ý đến nhất trong cảm hứng sáng tác của Inrasara là cảm hứng về con người. Trong lời giới thiệu Chân dung cát, Khánh Phương đã nêu nhận định khái quát về con người trong tiểu thuyết của Inrasara: “Có thể gặp những câu chuyện éo le, bí ẩn về những thân phận dường như phải gánh chịu nỗi bi thương, cái phi lí, khát vọng và sự bế tắc khủng khiếp của con người” [42]. Tác giả đã nhận thấy và chỉ ra những phức cảm tính cách của con người Chăm trong tiểu thuyết của Inrasara. Đó là những con người Chăm bí ẩn, không thuần nhất, đầy mâu thuẫn mà đặc biệt nhất là ở họ luôn ẩn chứa một nỗi buồn khó hiểu: “Con người Chăm mạnh mẽ, bản lĩnh văn hóa nhưng “buồn đến muốn tìm gò mối lủi vào”” [42]. Chung quan điểm này với Khánh Phương, Trần Vũ trong lời giới thiệu nhân dịp xuất bản cuốn tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara cũng khẳng định: “Nỗi buồn Chăm, bí ẩn Chăm, có lẽ đó là điều mỗi bạn đọc có thể hướng tới và sẻ chia với tác giả Chân dung cát” [14, 8].

Các tác giả cũng nhận thấy trong Hàng mã kí ức, cảm hứng đậm nét nhất trong sáng tác của Inrasara là cảm hứng về con người: “Inrasara rủ rỉ câu chuyện, như lời tâm tình, về cuộc đời mình, về bạn bè, về làng xóm…” (47). Từ những câu chuyện đó mà số phận của con người hiện lên một cách vừa cụ thể lại vừa có gì đó khó hiểu mà Trần Can gọi đó là một “dấu chấm hỏi”: “Hàng mã kí ức chỉ là một câu chuyện kể, những buồn vui của một phận người hay nhiều phận người trong xã hội Chăm nhỏ bé trong một quãng thời gian lịch sử được vẽ nên như những dấu chấm hỏi” [2]. Đó là những con

7

người có nguyên mẫu thật trong đời sống nhưng được Inrasara tái hiện lại trong một cuốn tiểu thuyết mang tính chất hư cấu. Tuy nhiên, theo như Th.S Lê Thị Việt Hà đánh giá thì ở đó “Inrasara không ngại phơi trần bản chất thật của con người như nó vốn có, đặc biệt trong cuộc sống xô bồ hiện tại” [8]. Tác giả Đinh Trần Toán còn chỉ ra cảm hứng về con người trong sáng tác của Inrasara là xuất phát từ cội nguồn văn hóa của dân tộc. Vì thế mà qua tiểu thuyết “Ông vẽ gương mặt cha ông mình, thông qua đó vẽ gương mặt văn hóa của dân tộc mình” [45].

Bên cạnh cảm hứng về con người, các tác giả cũng đã đề cập và chỉ ra trong tiểu thuyết của Inrasara còn chứa đựng cảm hứng về dân tộc, văn hóa Chăm. Trong Chân dung cát, Khánh Phương nhận định: “Có thể bắt gặp những truyền thuyết xưa cũ vừa hào hùng vừa cay đắng của một cộng đồng mạnh mẽ, có bề dày văn hóa và trí tưởng tượng mãnh liệt trong chặng đường dài vươn mình huy hoàng và tàn lụi” [42]. PGS.TS Đào Thủy Nguyên và TS Dương Thu Hằng trong bài viết Văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam trên hành trình hội nhập cũng chỉ ra có một Minh triết Chăm tồn tại đậm nét trong Hàng mã kí ức và Inrasara đang tìm trở lại trong quá khứ để vẽ lại diện mạo của nó như vai trò một “phu phục sử” (Đinh Trần Toán). Vũ Xuân Tửu cũng nhận thấy có một “nền văn hóa tộc người Chăm Nam Trung Bộ” và “những vỉa tầng văn hóa Chăm” [47] trong Hàng mã kí ức của Inrasara. Tác giả cho rằng thông qua cảm hứng về văn hóa, cộng đồng dân tộc ấy Inrasara muốn gửi một bức thông điệp theo cách của mình: “Không ai tìm về quá khứ, chỉ để chơi như một thứ cổ vật, Hàng mã kí ức muốn gửi một thông điệp,về phát triển văn hóa Chăm trong thời hiện đại” [47].

Có thể thấy, các tác giả đã quan tâm và chỉ ra được hai cảm hứng lớn trong tiểu thuyết của Inrasara. Tuy nhiên sự tìm hiểu còn chưa được kĩ lưỡng, chưa thật sâu và chưa có tính tổng hợp, khái quát. Một số nhận định

8

mang tính chất cảm xúc, cảm nghĩ cá nhân. Cảm hứng về văn hóa chỉ được nhắc đến thoáng qua, sơ sài. Vì thế trong công trình này, chúng tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu một cách cụ thể, toàn diện, tổng hợp và khái quát cảm hứng về con người và văn hóa Chăm trong tiểu thuyết của Inrasara. Phần nào đó làm sáng tỏ nét khác biệt mang màu sắc dân tộc trong cảm hứng về con người và văn hóa dân tộc trong tiểu thuyết của Inrasara so với các cây bút dân tộc thiểu số ở các vùng miền khác, đặc biệt là ở miền núi phía Bắc (Cao Duy Sơn, Vi Hồng).

Một phương diện khác trong cảm hứng sáng tác của Inrasara ở thể loại tiểu thuyết là cảm hứng về thiên nhiên thì gần như chưa có một công trình, một bài nghiên cứu, bài viết nào đề cập đến. Ở đề tài này chúng tôi sẽ tìm hiểu, nghiên cứu phương diện này, giúp người đọc không chỉ nhận diện, có thêm kiến thức về dải đất Nam Trung Bộ mà qua đó còn thấy được cuộc sống ở các plây Chăm và tâm hồn con người Chăm qua cảm hứng về thiên nhiên miền duyên hải trong tiểu thuyết của Inrasara.

Về phương diện nghệ thuật:

Các phương diện nghệ thuật cơ bản trong tiểu thuyết của Inrasara được các tác giả chú ý và nghiên cứu là: nhân vật, cốt truyện, ngôn ngữ và giọng điệu.

Về nghệ thuật xây dựng nhân vật: Các tác giả đã chỉ ra những thủ pháp mà Inrasara sử dụng để xây dựng nhân vật trong tiểu thuyết của mình. Tác giả Trần Vũ kết luận: Trong Chân dung cát, Inrasara “Không tập trung vào những biểu hiện cụ thể của tiến trình, của sự kiện đời sống, tính cách, thân phận…Inrasara khắc học chân dung Chăm bằng lát cắt bén ngọt: khắc họa tinh thần Chăm. Mỗi chân dung hiện lên chủ yếu trên góc độ tinh thần; để làm nên một diện mạo “lập thể” tinh thần Chăm. Cái nhìn hóm hỉnh, châm biếm thực sự đắc dụng trong trường hợp này” [14, 5]. Vì thế hầu hết các nhân


vật trong Chân dung cát theo ông là những “chân dung hoạt kê, châm biếm nhưng lại đượm nét đằm thắm, sâu lắng – đó là nét duyên riêng của Chân dung cát” [14, 7]. TS Phạm Duy Nghĩa trong công trình nghiên cứu Văn xuôi Việt Nam hiện đại về dân tộc và miền núi cũng đồng tình với quan điểm trên. Ông cho rằng tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara đã xây dựng nhân vật bằng cách sử dụng “yếu tố nghịch dị (grotesque) và bỡn cợt (humour)…” có tác dụng “góp phần làm giảm bớt không khí trang nghiêm, quan phương, thiếu vắng chất hài khá lâu trong văn học” [39, 144].

Tác giả Hoài Nam trong bài viết Tản mạn từ Chân dung cát cũng phân tích và chỉ ra rằng: nhân vật của tác phẩm này được xây dựng dựa theo cảm thức dân tộc của Inrasara. “Chân dung cát là một tập hợp các chân dung Chăm, thì cũng rất cần phải nói một cách rò ràng, đây là kết quả nghiên cứu dân tộc tính dài lâu của Inrasara” [32]. Vì vậy mà những góc độ, diện mạo tinh thần của các nhân vật đều được “Inrasara lí giải từ chiều sâu lịch sử văn hóa xã hội Chăm...và bởi thế, nó mở rộng tối đa khả năng trầm tư mặc tưởng, đi sâu vào thế giới siêu hình và nghệ thuật, nhưng đòng thời cũng thu hẹp tối đa khả năng chiếm lĩnh đời sống thực tế” [42].

Về cốt truyện: Các tác giả thống nhất ở cùng quan điểm cho rằng Inrasara đã sử dụng những kĩ thuật viết hậu hiện đại trong việc xây dựng cốt truyện. Phạm Duy Nghĩa nhận định: “Tiểu thuyết Chân dung cát của Inrasara là trường hợp vận dụng triệt để thao tác “cắt dán”, ghép mảnh của hậu hiện đại đến mức khai tử cốt truyện, triệt tiêu sự kết nối thời gian và quá trình diễn biến sự kiện, tước bỏ thắt nút – mở nút…” [39, 126]. Các tác giả khác ( Trần Vũ, Khánh Phương, Phương Thủy, Như Hà, Hoài Nam…) cũng khẳng định tiểu thuyết của Inrasara có một hình thức tổ chức cốt truyện mới lạ. Tác giả Như Hà trong bài viết Truy tìm Chân dung cát đã nhận xét về cách thức tổ chức, xây dựng cốt truyện của tác phẩm này: “Điều đặc biệt trong bút pháp


của Chân dung cát mà bất kì độc giả nào cũng nhận ra là sự xáo trộn về cột mốc thời gian, xáo trộn về sự thật với hư cấu; và cắt dán những “bản tin” có sẵn từ các sách, các báo vào phần sáng tác” [9]. PGS.TS Đào Thủy Nguyên và TS Dương Thu Hằng trong bài viết Văn xuôi dân tộc thiểu số Việt Nam trên hành trình hội nhập cũng đã khẳng định điểm mới mẻ trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện của Chân dung cát Hàng mã kí ức là “truyện không có cốt truyện, truyện lồng trong truyện, thơ trong truyện và truyện trong thơ...cái chết của thời gian – không gian, nhân vật và không nhân vật…” [40].

Về ngôn ngữ, giọng điệu: Đây là một phương diện nghệ thuật góp phần tạo nên nét khác lạ trong tiểu thuyết của Inrasara. Nhìn nhận về phương diện này trong tiểu thuyết Chân dung cát có những quan điểm có vẻ trái ngược nhau. Tác giả Phương Thủy trong bài viết Chân dung cát- chân dung Chăm thời hiện đại cho rằng: “Giọng điệu trong Chân dung cát là một sáng tạo phong phú và hấp dẫn. Trong một tác phẩm chứa đựng kiến thức văn hóa sâu rộng, Inrasara vẫn sử dụng thành công ngôn ngữ văn học hài hước, châm biếm mà đậm chất thơ” [50]. Nhưng TS Phạm Duy Nghĩa lại cho rằng ngôn ngữ trong tiểu thuyết Chân dung cát chưa đạt được hiệu quả nghệ thuật cao. Điều này được ông đề cập đến trong thế so sánh với cách sử dụng ngôn ngữ của các cây bút tiểu thuyết dân tộc thiểu số hiện đại và nhận thấy: “Chân dung cát của Inrasara có sự cách tân về ngôn ngữ một cách cực đoan. Ngoài ngôn ngữ nghệ thuật, một lượng không nhỏ từ ngữ thuộc các phong cách ngôn ngữ khác được đưa vào trang viết khiến cho văn bản được gọi là tiểu thuyết này mang dáng dấp một công trình nghiên cứu xã hội khô khan, tính khái niệm lấn át hình tượng” [39, 136]. Nó gần giống sản phẩm tiểu thuyết của một nhà thơ, một nhà nghiên cứu.

Ngôn ngữ, giọng điệu trong Hàng mã kí ức theo Th.S Lê Thị Việt Hà đánh giá là: “giàu màu sắc uy- mua, giọng văn khinh khoái với cái nhìn đa

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí