Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 15


được” khi mà thấy ở xã hội Chăm “chả có lấy mống nào ra hồn để gửi gắm ý tưởng. Trọn ổ bọn chút tài còm đổ xô đi làm chuyện trời ơi. Sao cái ông trời thiên vị không nhỏ vào tâm linh Chăm lấy một giọt tế bào thực tế do thái hay khôn ngoan tàu khi nặn ra thứ giống nòi này?” [14, 120]. Anh ta làm như mình có ý tưởng to tát, siêu đẳng để rồi ảo tưởng mình là nhất: “Nhưng dù sao đi nữa cũng phải cố lần chót. Ba năm nữa không rục rịch gì tao cũng chuồn, đi trước, như Chế Khan bày thế…- Mầy biết tao sẽ đi đâu không? Qua Campuchia mà làm bộ trưởng giáo dục bên đó” [14, 121]. Người đọc có thể thấy buồn cười nhưng với Inrasara, bên trong cái cười lại chứa đựng nỗi buồn và cảm thương cho những nhân vật của mình. Những khát vọng, những phát kiến, những ước mơ đâu có phải là cái đáng lên án ngay cả khi nó chưa thành hiện thực. Con người vẫn có quyền hi vọng. Cái sa đọa, cái dị biệt cả cái cố tỏ ra to tát của Cao Xuân Hoang cũng là cái trăn trở của tác giả, qua nhân vật này gửi gắm dụng ý của ông về sự hỏng chân (thiếu thực tế). Hay ngay cả cái hành vi tình dục của giáo sư Trần Hùng vốn đâu phải là cái đồi bại. Đời sống có tốt có xấu, con người có thiện có ác, có lí trí có bản năng. Điều đó là thường tình. Vì thế mà Inrasara vẫn sử dụng thành công giọng điệu giễu nhại, phi nghiêm cẩn ngay trong một tác phẩm chứa đựng kiến thức văn hóa, lịch sử mà không làm mất đi tính nghiêm túc của nó. Bởi lẽ đằng sau tiếng cười khoái hoạt ấy, sau giọng điệu giễu nhại, phi nghiêm cẩn như không có gì trầm trọng ấy là nỗi niềm suy tư trắc ẩn, buồn thương cho những định mệnh con người trong cơn lốc của xã hội đương thời. Đó cũng là cách để tác giả muốn thông qua đó gửi tới độc giả của mình rằng: Chúng ta đọc được gì từ những thân phận kia? Chia sẻ được gì? Chúng ta nhìn nhận cuộc sống như thế nào?...Nó“buộc chúng ta học nhìn mình từ bên ngoài, châm chọc cho ta biết mở trí xem nhẹ mình. Chức tước hay tên tuổi. Ria mép hay mụn nhọt. Mái tranh với lâu đài. Cốc bia ngoại hay rượu nội…” [15, 7] để tìm sự thanh thản,


cái giá trị đích thực của mình trong muôn nỗi của cuộc người hôm nay. Nó không chỉ giới hạn riêng cho Chăm mà vươn ra toàn đất nước Việt Nam và thậm chí là của thế giới.

Tuy nhiên, giọng điệu giễu nhại, trào lộng, hài hước, phi nghiêm cẩn của Inrasara đôi chỗ chưa tạo được hiệu quả thẩm mĩ và sự đồng tình của độc giả. Đó là khi tác giả viết về lễ Đih Swa – một nghi lễ của người Chăm có từ nhiều thế kỉ nay. Nó vốn là một nghi lễ thoát tục, tẩy uế những vướng bẩn của trần tục nhưng qua giọng điệu hài hước, phi nghiêm cẩn của Inrasara, người ta dường như nhận thấy có một sự hiểu sai lệch. Ông như đang làm thay đổi ý nghĩa của lễ Đih Swa, thay đổi hành vi linh thánh của lễ (ông chủ lễ với bà Rija đắp chăn ngủ trong tối) thành một “tai nạn nghề nghiệp” khiến bà Rija “mang bầu” [14, 48]. Hay khi viết về sự sụp đổ của vương quốc Champa dưới thời vua Po Rome. Theo lịch sử ghi chép thì thất bại đó là hoàn toàn do chiến lược Nam Tiến của nhà Nguyễn. Nhưng ở tiểu thuyết tác giả viết: “ Po Rome vì mê cô vợ Việt (Bi Ut) nên vương triều Champa bị tan rã” [14, 131]. Hay trường hợp nữa khi tác giả nói một số tác phẩm cổ của văn học Chăm có tính chất càn, phản động… Nhưng chúng ta cũng cần xác định, đây không phải một cuốn sách chép sử mà là tiểu thuyết. Bản thân thể loại này đã là một sự hư cấu. Và Inrasara cũng từng nói: “con người là bất toàn, sự thật qua cái thấy, cái biết của con người thì càng bất toàn, huống hồ sự thật kia bị khúc xạ qua ngôn ngữ đầy bất toàn của hắn. Đó là chưa kể đến tính vụ lợi của người kể kia cố ý bóp méo, xuyên tạc nó” [1]. Nên những câu chuyện của ông trong Chân dung cát hay kí ức được kể lại trong Hàng mã kí ức dù tác giả cố gắng thành thật vẫn là một thứ hàng mã và các sự kiện, các nhân vật dưới sự sắp đặt của ông vẫn là sự kiện, nhân vật của tiểu thuyết. Ngôn ngữ và giọng điệu giễu nhại, trào lộng, hài hước, phi nghiêm cẩn, vì vậy, chính là một thể nghiệm góp phần chuyển tải nội dung tư tưởng tiểu thuyết của Inrasara: tinh thần giải thiêng . Những vấn đề nghiêm túc lại


được thể hiện bằng văn phong không có gì nghiêm trọng. Tiểu thuyết của Inrasara, vì lẽ đó, đòi hỏi ta tiếp nhận các “sự thật” bằng con mắt mở lớn, con mắt “tự thức và đẫm tình người” (Inrasara).

*Tiểu kết: Có thể thấy, những dấu hiệu của chủ nghĩa hậu hiện đại trong tiểu thuyết của Inrasara thể hiện trong hầu hết các phương diện nghệ thuật cơ bản: xây dựng nhân vật, tổ chức cốt truyện và sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu. Nhân vật trong tiểu thuyết của Inrasara vừa được khắc họa qua yếu tố ngoại hình vừa được xây dựng trên tâm thức dân tộc và cảm quan hậu hiện đại. Nên nhân vật dưới con mắt của tác giả vừa chứa đựng những nét đẹp đặc Chăm, mang trong mình cốt cách dân tộc lại vừa chứa đựng tâm thế hậu hiện đại.

Cốt truyện và ngôn ngữ, giọng điệu của Inrasara được xây dựng theo một lối mới, trong đó những nguyên tắc cơ bản của chủ nghĩa hậu hiện đại về xây dựng cốt truyện đều được thể hiện ở mức tối đa: phá vỡ, dẫn đến triệt tiêu cốt truyện, sự phân mảnh, cắt dán nhiều thể loại trong một cuốn tiểu thuyết, mở rộng không – thời gian về nhiều chiều kích nhằm tăng biên độ nhận thức của người đọc và chuyển tải những tư tưởng nghệ thuật có chủ đích của mình. Ngôn ngữ đa dạng về sắc thái; giọng điệu giễu nhại, trào lộng, hài hước, phi nghiêm cẩn là chủ đạo.

Đây là bước đầu thể nghiệm nên không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Trong nghệ thuật xây dựng cốt truyện và sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu, tuy có sự phá cách và mới mẻ nhưng kĩ thuật hậu hiện đại chưa thật sự được sử dụng một cách nhuần nhuyễn, đôi chỗ còn chưa hợp lí, bị rối và thừa. Tuy vậy, chúng ta ghi nhận nỗ lực, bản lĩnh của Inrasara trong việc tìm tòi cho tiểu thuyết của mình một hình thức kết cấu và ngôn ngữ, giọng điệu mới lạ, xây dựng một ý niệm tiểu thuyết theo cách riêng của người nghệ sĩ có cá tính, không lặp lại ai mà cũng không lặp lại mình.

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 133 trang tài liệu này.


KẾT LUẬN

Đặc điểm tiểu thuyết của Inrasara - 15


1. Inrasara là cây bút dân tộc thiểu số hiện đại tiêu biểu của khu vực Nam Trung Bộ. Dù không được đào tạo bài bản nhưng với nỗ lực của bản thân và tấm lòng dành cho dân tộc Chăm, ông đã tự vươn lên và khẳng định mình trong con đường lao động, sáng tạo nghệ thuật. Công sức, sự cố gắng và tài năng của ông đã được ghi nhận qua những giải thưởng cao quý. Thành danh ở nhiều lĩnh vực (nghiên cứu văn hóa, phê bình, thơ ca) nhưng với khát vọng sáng tạo, Inrasara luôn chấp nhận thách thức ở những thể loại mới. Tiểu thuyết là một thể nghiệm như thế. Ở ông chúng ta thấy một khát vọng cống hiến hết mình cho nghệ thuật, cho dân tộc; một thái độ làm việc nghiêm túc, say mê, công tâm của người nghệ sĩ tâm huyết; một sự trăn trở, suy tư, tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ cho sáng tạo nghệ thuật. Chính nhân cách ấy của ông làm chúng ta khâm phục và trân quý. Ông là nhà văn có quan điểm sáng tác tiến bộ, theo xu thế hậu hiện đại và đang nỗ lực bằng những sáng tác của mình làm cho nền văn học dân tộc thiểu số hòa nhập được vào dòng chảy chung của văn học dân tộc và tiếp cận với văn chương thế giới.

2. Cảm hứng trong tiểu thuyết của Inrasara được bắt nguồn từ mạch ngầm văn hóa dân tộc, và qua tiểu thuyết nó được cụ thể qua nhiều phương diện: cảm hứng về con người Chăm, cảm hứng về văn hóa Chăm, cảm hứng về thiên nhiên miền duyên hải Nam Trung Bộ. Inrasara đã và đang ở xứ sở quê mình lục tìm trong quá khứ, hiện tại, trong di sản văn hóa cha ông và trong chính sự từng trải của bản thân để ghi nhận, để xác định bản thể, cốt cách, tâm hồn dân tộc mình qua rất nhiều những chân dung Chăm. Hơn thế nữa trong vai trò của kẻ “lưu giữ văn hóa Chăm” ông đã dựng lại cả một kho tàng văn hóa truyền thống đáng tự hào của cha ông cùng lời thức tỉnh thế hệ trẻ Chăm hôm nay hãy biết trân trọng và giữ gìn nó. Đồng thời cũng xem đó là động lực để phấn đấu, để sáng tạo làm cho nó giàu sang hơn nữa. Thiên


nhiên vùng duyên hải Nam Trung Bộ khắc nghiệt, phôi pha, nhưng cũng không kém vẻ hấp dẫn, bí ẩn với những phong tục tập quán lâu đời của dân tộc Chăm cũng được Inrasara khai thác một cách khá triệt để trong tiểu thuyết của mình. Thiên nhiên hiện lên một cách chân thực với cái khắc nghiệt, phôi pha, hanh mù gió cát…như minh chứng về một dải đất miền Trung còn nhiều khó khăn, lạc hậu, đang chuyển mình đầy khó nhọc trong cơn lốc toàn cầu hóa. Cũng có khi thiên nhiên mang vẻ đẹp mộc mạc, có quan hệ gắn bó với con người và là một trong những nhân tố góp phần hình thành cốt cách, tâm hồn dân tộc Chăm.

3. Trên con đường sáng tạo nghệ thuật của mình, Inrasara đã cố gắng tìm tòi cho mình những hướng đi mới mẻ, không lặp lại. Ông tiếp thu và chịu ảnh hưởng của chủ nghĩa hậu hiện đại. Để chuyển tải những tư tưởng nghệ thuật của mình vào tác phẩm, Inrasara sử dụng tối đa những kĩ thuật của hậu hiện đại để làm mới diện mạo và hình thức nghệ thuật cho tiểu thuyết của mình. Điều này được thể hiện ở phương diện xây dựng nhân vật, cốt truyện và sử dụng ngôn ngữ, giọng điệu trong tiểu thuyết của ông. Nhân vật của Inrasara chủ yếu được xây dựng ở góc độ tinh thần, được xây dựng dựa trên tâm thức dân tộc và cảm quan hậu hiện đại. Cốt truyện của ông là kiểu cắt dán, lắp ghép, hỗn hợp, đan xen nhiều thể loại. Xóa bỏ thời gian tuyến tính, nới rộng không – thời gian về nhiều chiều kích để tối đa hóa điểm nhìn trần thuật và mở rộng biên độ nhận thức cho người đọc. Ngôn ngữ và giọng điệu được sử dụng linh hoạt, mang nhiều sắc thái mới mẻ. Ngôn ngữ đời thường vừa bình dân, mộc mạc, sống sít, thông tục vừa sâu lắng, triết lí, bàng bạc chất thơ; giọng điệu giễu nhại, trào lộng, phi nghiêm cẩn được sử dụng triệt để để thể hiện nội dung tư tưởng. Nhiều chỗ ngôn ngữ bị đẩy lên đến chỗ cực đoan, sử dụng quá tay ngôn ngữ mang tính chất nghiên cứu nhằm phô diễn kiến thức văn hóa, lịch sử làm tính hình tượng và nghệ thuật của ngôn ngữ giảm đi. Việc kết hợp ngôn ngữ Việt- Chăm chưa thật sự tạo được hiệu quả nghệ thuật cao.


Như vậy, thể nghiệm của Inrasara ở thể loại tiểu thuyết bên cạnh những yếu tố khả thủ thì vẫn còn những hạn chế nhất định. Nhưng những nỗ lực của Inrasara trong việc tạo cho tác phẩm của mình một hình thức thể hiện và ngôn ngữ mới mẻ so với tiểu thuyết truyền thống là điều không thể phủ nhận.

4. Cho đến thời điểm này, tuy sáng tác của Inrasara ở thể loại tiểu thuyết chưa nhiều nhưng chỉ qua hai cuốn tiểu thuyết đã phần nào phản ánh được diện mạo của tiểu thuyết dân tộc thiểu số đương đại ở vùng Nam Trung Bộ. Inrasara so với các cây bút dân tộc thiểu số ở các vùng miền khác cũng đã tạo được một dấu ấn riêng, độc đáo. Tiểu thuyết của Inrasara đã đóng góp thêm một mảng màu mới mẻ cho tiểu thuyết đương đại nói chung và tiểu thuyết dân tộc thiểu số nói riêng. Nó cũng có thể được xem là bước khởi đầu, có tác dụng thúc đẩy cho sự ra đời và phát triển tiếp theo của thể loại tiểu thuyết ở khu vực Nam Trung Bộ. Chắc chắn văn xuôi nói chung và văn học dân tộc thiểu số nói riêng sẽ khác đi nhiều khi có sự xuất hiện của Inrasara với mong muốn xóa bỏ bức tường ngoại vi văn học giữa các vùng miền và văn học trong nước với văn học thế giới.

Khi chúng tôi kết thúc luận văn này cũng là lúc Inrasara vừa hoàn thành xong một cuốn tiểu thuyết mới nữa có nhan đề là Tcherfunith (chữ viết tắt của kết từ Tchernobyl + Fukushima + Ninh Thuận). Cuốn tiểu thuyết khá dày dặn, gồm 06 chương, khoảng 40 nghìn chữ, là một cách bày tỏ thái độ của tác giả, phác họa tâm sự chung của người dân trước hiểm họa điện hạt nhân. Tcherfunith được viết theo lối hợp chất hư cấu, nguồn tư liệu phong phú, pha trộn nhiều thể loại, cả văn xuôi, cả thơ và nhật kí… Vì vậy nếu đề tài được tiếp tục phát triển thì cùng với cuốn tiểu thuyết với những ưu tư và thể nghiệm nghệ thuật mới này chúng ta sẽ có điều kiện nghiên cứu, tìm hiểu diện mạo tiểu thuyết của Inrasara một cách sâu rộng, triệt để hơn nữa ở cả phương diện nội dung tư tưởng và hình thức nghệ thuật.


TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Văn Bẩy (2001), Inrasara, Báo thể thao- văn hóa, tháng 5/2011.

2. Trần Can (2011), Hàng mã kí ức cảm tác, http: www//Inrasara.com.

3. Nguyễn Văn Dân (2011), Chủ nghĩa hậu hiện đại – tồn tại hay không tồn tại, http:www.vanvn.net.

4.Trương Đăng Dung (2011), Khoa học văn học hiện đại, hậu hiện đại, http:www/Lyluanvanhoc.com

5.Nguyễn Thùy Dung (2010), Tinh thần hậu hiện đại trong thơ Inrasara, Luận văn thạc sĩ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Hà Minh Đức (chủ biên, 2001), Lí luận văn học, NXB Giáo dục, H.

7. Lê Thị Việt Hà (2009), Hành trình cách tân thơ của Inrasara, Luận văn thạc sĩ, Trường Đại học Vinh.

8. Lê Thị Việt Hà (2009), Cảm nhận khi đọc bản thảo Thằng Trạm mát, http: www//Inrasara.com.

9. Như Hà (2006), Truy tìm Chân dung cát, Báo Người lao động, 20/09/2006.

10. Lê Bá Hán (chủ biên, 2000), Từ điển thuật ngữ văn học, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, H.

11. Dương Thu Hằng (2011), Đôi điều về tiếp nhận tiểu thuyết Chăm đương đại, Báo Văn nghệ Thái Nguyên, Hội văn học nghệ thuật tỉnh Thái Nguyên, số 25.

12. Hội văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam (2007), Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số thời kì đổi mới, NXB Văn hóa dân tộc, H.

13. Vi Hồng (1980), Bước phát triển mới của văn học các dân tộc ít người Việt Nam: con đường trữ tình đến văn xuôi kịch bản, Tạp chí văn học số 5.

14. Inrasara (2006), Chân dung cát, NXB Hội nhà văn, H.

15. Inrasara (2011), Hàng mã Kí ức, NXB Văn học, H.


16. Inrasara (1999), Các vấn đề văn hóa – xã hội Chăm, NXB Văn hóa dân tộc,H.

17. Inrasara ( 1995), Văn học Chăm – trường ca , NXB Văn hóa dân tộc,H.

18. Inrasara ( 2006), Chưa đủ cô đơn cho sáng tạo- tiểu luận- phê bình, NXB Văn nghệ,H.

19. Inrasara (2008), Song thoại với cái mới- tiểu luận, NXB Hội nhà văn & Nhà sách Kiến thức, H.

20. Inrasara (chủ biên, 2011), Tagalau 12, NXB Văn học, H.

21. Inrasara (2008), Lịch sử và tự sự hay để hiểu Chân dung cát, Hoinhavanvietnam.

22. Inrasara ( 2011), Chú giải ngắn về hậu hiện đại, Tạp chí Sông hương, số 7, 2011.

23. Inrasara (2008), Phê bình như là lập biên bản tinh thần, Tạp chí Văn hóa dân tộc, số 7.

24. Inrasara (1999), Hành hương em, NXB Trẻ, TPHCM.

25. Inrasara (2002), Lễ tẩy trần tháng Tư, NXB Hội nhà văn, H.

26. Inrasara (1997), Sinh nhật cây xương rồng, NXB Văn hóa dân tộc, H

27. Inrasara (1996),Tháp nắng, NXB Thanh niên, H.

28. Inrasara (2006), Chuyện 40 năm mới kể và 18 bài thơ tân hình thức, NXB Hội nhà văn, H.

29. Inrasara (2010), Minh triết Chăm, http: www//Inrasara.com

30. Ngọc Lan ( 2006), Inrasara, viết như một công dân thế giới, Báo Thể thao văn hóa, số 83, 14/07/2006.

31. Phong Lê (1998), Nhà văn các dân tộc thiểu số Việt Nam, Tạp chí Sông Hương, số 7.

32. Trần Hoài Nam (2007), Tản mạn từ Chân dung cát, Tạp chí Văn nghệ quân đội, số 666, tháng 03/ 2007.

Xem tất cả 133 trang.

Ngày đăng: 04/08/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí