Đặc Điểm Tổn Thương Xâm Nhập Viêm Của Mô Đệm

Tổng

Nhận xét:

100% các trường hợp HXDT có biểu mô quá sản, trong đó biểu mô quá sản vừa và nặng chiếm đa số 83,33% (25/30) trường hợp. Quá sản nhẹ chỉ chiếm 16,67% (5/30) trường hợp.

3.2.2. Mức độ tổn thương của mô đệm

Bảng 3.9. Mức độ tổn thương của mô đệm


Mức độ tổn thương

Số lượng (N=30)

Tỷ lệ (%)

Phù nề

0

0

Xung huyết

0

0

Xơ hoá

25

83.33

Xơ hoá kèm theo có kính hoá

0

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh hạt xơ dây thanh - 6


Nhận xét:

Không có trường hợp nào mô đệm có tổn thương phù nề, xung huyết đơn thuần.

Mô đệm bị xơ hoá chiếm 83,33% (25/30) trường hợp.

3.2.3. Đặc điểm tổn thương xâm nhập viêm của mô đệm

Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương xâm nhập viêm của mô đệm


Đặc điểm xâm nhập viêm

Số trường hợp (N=30)

Tỷ lệ (%)

2

6.67

Không

28

93.33

Tổng

30

100

Nhận xét:

Số trường hợp tổn thương mô đệp có xâm nhập tế bào viêm chiếm tỷ lệ (6.67%) thấp so với số trường hợp không có xâm nhập tế bào viêm (93.33%).

3.2.4. Đặc điểm của màng đáy

Bảng 3.11. Đặc điểm của màng đáy


Đặc điểm

Số lượng (N=30)

Tỷ lệ (%)

Còn nguyên vẹn

30

100

Bị phá huỷ

0

0

Tổng

30

100

Nhận xét:

Trong 30 trường hợp HXDT thì màng đáy đều còn nguyên vẹn, không có trường hợp nào màng đáy bị phá huỷ.


3.2.5. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô

Bảng 3.12. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô


Biểu mô


Mức độ khàn

Quá sản nhẹ

Quá sản vừa và nặng

Tổng

Khàn nhẹ

2 (100%)

0

2

Khàn vừa

3 (11,54%)

23 (88.46%)

26

Khàn nặng

0

2 (100%)

2

Tổng

5

25

30

Nhận xét:

- Các trường hợp khàn tiếng vừa chủ yếu có biểu mô quá sản vừa và nặng chiếm 88.46% (23/26) trường hợp.

- Khàn tiếng nhẹ chủ yếu là tổn thương quá sản nhẹ.

- Khàn tiếng nặng chủ yếu tổn thương quá sản vừa và nặng.

- Sự liên quan giữa mức độ khàn tiếng với mức độ quá sản biểu mô có ý nghĩa thống kê với p<0,05.


CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

4.1. Đặc điểm lâm sàng hạt xơ dây thanh


4.1.1. Đặc điểm về giới


Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu, giới nữ là chủ yếu, không xuất hiện giới nam.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Gia Long [13] có 40 bệnh nhân mắc hạt xơ dây thanh là nữ chiếm 92,5%, nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hòa và Trần Công Hòa có 18% bệnh nhân là nam [29].

Đây là điểm rất khác biệt về giới giữa tỉ lệ mắc HXDT ở nam giới và nữ giới. Sự khác biệt này phù hợp với thực tế lâm sàng là HXDT thường gặp nhất trên 2 đối tượng: nữ giới và trẻ nhỏ [2].

4.1.2. Phân bố theo tuổi


Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu có độ tuổi trung bình là 40,5 ± 10,5 tuổi. Nhỏ nhất là 20 tuổi và cao nhất là 64 tuổi.

Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Khắc Hòa, Trần Công Hòa và cộng tác viên [7] độ tuổi hay gặp nhất trong 315 trường hợp tổn thương lành tính ở dây thanh là 20 - 50 tuổi chiếm 82,5%. Theo Nguyễn Tuyết Xương thì nhóm hay gặp là 30 - 49 tuổi [15]. Đây là nhóm bệnh nhân trong độ tuổi lao động, cần sử dụng giọng nói nhiều (ca sỹ, giáo viên, bán hàng,..) trong công việc hằng ngày, đa số đều do nữ giới đảm nhiệm.

4.1.3. Về địa dư


Trong nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) bệnh nhân mắc HXDT đa số ở vùng nông thôn (23/30 trường hợp). Các nghiên cứu của Tuyết Xương, Nguyễn Gia Long cũng cho thấy tỷ lệ bệnh nhân HXDT sống ở vùng nông thôn cao hơn thành thị. Điều này cũng phù hợp với tỉ lệ phân bố dân số ở vùng nông thôn đông hơn ở vùng thành thị. Do vậy cần có chính sách phát triển mạng lưới y tế hợp lý để có thể chăm sóc tốt sức khoẻ nông nhân, dân cư ở vùng nông thôn.

4.1.4. Phân bố theo yếu tố nguy cơ


4.1.4.1. Phân bố theo nghề nghiệp


Trong 30 bệnh nhân nghiên cứu có 16/30 bệnh nhân chiếm 53.33% có nghề nghiệp cần sử dụng giọng nói nhiều và cao hơn mức độ bình thường. Trong đó nghề nghiệp cần sử dụng giọng nói nhiều (kinh doanh, bán hàng, giáo viên) có 11/30 bệnh nhân chiếm 36,67%. Ngoài yếu tố nghề nghiệp, các

yếu tố liên quan đến môi trường làm việc cũng góp phần thúc đẩy sự hình thành hạt xơ dây thanh. Trong nghiên cứu này có 5/30 bệnh nhân là công nhân mắc HXDT và làm việc trong các công xưởng may, khu công nghiệp có độ ồn ào cao, nên phải nói to và gắng sức hơn bình thường chiếm 16.67%.

Kết quả này phù hợp so với nghiên cứu của của Nguyễn Khắc Hòa và cộng sự với tỷ lệ 47,5% [29], Nguyễn Tuyết Xương với tỷ lệ 74% [37]. Như vậy có thể khẳng định tính chất nghề nghiệp của HXDT liên quan đến việc sử dụng giọng nói hơn mức trung bình.

4.1.4.2. Phân bố theo yếu tố nguy cơ khác


Viêm nhiễm đường hô hấp trên cũng là yếu tố nguy cơ hay gặp ở bệnh


nhân mắc HXDT. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 10/30 bệnh nhân có tiền sử viêm mũi họng: viêm thanh quản, viêm mũi xoang dị ứng, viêm họng mạn tính chiếm 33.33%. Kết quả này thấp hơn so với nghiên cứu của Vũ Toàn Thắng trong 60 ca ULTTQ có 50,0% BN có viêm họng, viêm thanh quản, viêm xoang sau [15]. Nguyên nhân là do bệnh nhân chủ yếu sinh sống tại vùng nông thôn, môi trường ít khói bụi nên vấn đề mắc bệnh viêm mũi, họng mạn tính xảy ra thấp hơn.

Một số nguy cơ ít gặp hơn như: Hội chứng trào ngược dạ dày thực quản, dị ứng và A-VA quá phát. Trong nghiên cứu của chúng tôi có 3/30 bệnh nhân có tiền sử trào ngược dạ dày thực quản chiếm 10%, 1/30 bệnh nhân có tiền sử dị ứng chiếm 3,33% và 0/30 bệnh nhân có hen phế quản, hút thuốc, uống rượu.

Rượu, thuốc lá cũng là nguy cơ gây nên HXDT. Theo nghiên cứu của Heipcke, Pascher và Rohrs có 30/50 trường hợp nghiện rượu và thuốc lá [24].

Tuy nhiên, trong nghiên cứu của chúng tôi, tỷ lệ này là 0%. Điều này là phù hợp do các đối tượng trong nghiên cứu là phụ nữ và trẻ em.

4.1.5. Thời gian mắc bệnh


Dựa vào bảng 3.4 chúng tôi thấy thời gian mắc bệnh từ 6-12 tháng với 21/30 trường hợp chiếm tỷ lệ cao nhất là 70%. Ngoài ra 4/30 bệnh nhân có thời gian mắc bệnh dưới 6 tháng chiếm 13.33% và trên 12 tháng có 5/30 bệnh nhân chiếm 16,67%.

Kết quả này phù hợp so với nghiên cứu của Vũ Toàn Thắng là 41/60 bệnh nhân chiếm tỷ lệ 68,3% có thời gian mắc bệnh dưới 1 năm [15].

Ở người lớn khi bị khàn tiếng bệnh nhân thường chú ý phát hiện ngay do yêu cầu công việc, giao tiếp nên việc đi khám cũng sớm nên thời gian mắc không dài cũng không ngắn.

4.1.6. Triệu chứng cơ năng


Khàn tiếng là triệu chứng gặp ở 100% bệnh nhân đến khám. Kết quả này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (2005) 50/50 bệnh nhân có khàn tiếng chiếm 100% [42]. Theo Lê Văn Lợi về mặt sinh lý khàn tiếng có thể do: các bờ của dây thanh không thẳng hàng, tính đàn hồi của dây thanh không bình thường và khe thanh môn khép không kín [6].

Ngoài ra các triệu chứng hay gặp khác là nói mệt, nói hụt hơi, nói gắng sức. Tỷ lệ bệnh nhân nói mệt là 20/30 bệnh nhân chiếm 66,67%, nói hụt hơi là 9/30 bệnh nhân chiếm 30%, nói gắng sức là 22/30 bệnh nhân chiếm 73.33%. Trong nghiên cứu của Nguyễn Gia Long về HXDT triệu chứng này chiếm 29/40 (72,5%).

Nguyên nhân do trong quá trình phát âm, dây thanh khép không kín làm thoát không khí ra ngoài, dẫn đến bệnh nhân phải gắng sức hơn để dùng nhiều hơi khi nói, do đó nhanh mệt.

Một số triệu chứng ít gặp hơn gồm: đau họng chiếm 20%, khô họng chiếm 20%, ho chiếm 20%, vướng họng chiếm 16,7%và ợ hơi, ợ chua chiếm

6.67%. Các triệu chứng này thường ít gặp do bệnh nhân thường đã điều trị ở tuyến dưới. Khi các triệu chứng này hết nhưng khàn tiếng vẫn còn khiến bệnh nhân phải lên tuyến trên khám.

Chúng tôi còn gặp triệu chứng khó thở nhẹ chiếm 6,67% (2/30) trường hợp ở những người khàn tiếng mức độ nặng, cao tuổi, chức năng hô hấp kém.

4.1.7. Đặc điểm khàn tiếng


Khàn tiếng liên tục tăng dần gặp trong tất cả trường hợp đến khám. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi thấp hơn so với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (2005) là 39/50 trường hợp chiếm 78% do đối tượng nghiên cứu của chúng tôi có tỷ lệ gồm 11/30 bệnh nhân có tính chất nghề nghiệp sử dụng giọng nói nhiều, liên tục chiếm 36,67% [42].

Dấu hiệu khàn tiếng là hậu quả của việc dây thanh khép không kín khi phát do giảm sự rung động của dây thanh mà nguyên nhân do các khối khu lành tính của dây thanh hay một số bệnh lý khác như viêm thanh quản cấp, lao thanh quản, nấm thanh quản,… [19].

4.1.8. Mức độ khàn tiếng


Trong nghiên cứu của chúng tôi, các bệnh nhân có mức độ khàn tiếng trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất là 26/30 bệnh nhân chiếm 86.66%. Kết quả này cao hơn với nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Hà (2005) là 31/50 bệnh nhân chiếm 62% [42].

Nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này là do khi có triệu chứng nhẹ, bệnh nhân đã có thể đi khám rồi nhưng do dịch COVID19 nên khi diễn biến nặng lên, những thay đổi về chất lượng giọng nói bắt đầu ảnh hưởng đến giao tiếp và gây nên các triệu chứng cơ năng liên quan khiến cho bệnh nhân đi khám.

4.2. Đặc điểm mô bệnh học hạt xơ dây thanh

4.2.1. Đặc điểm mô bệnh học


Biểu mô: 100% các trường hợp HXDT có biểu mô quá sản trong đó biểu mô quá sản vừa và nặng chiếm đa số (25/30 trường hợp, 83.33%) do tình trạng nuôi dưỡng kém, mô đệm xơ hoá, nghèo huyết quản. Biểu mô quá sản nhẹ chiếm 5/30 trường hợp (16.67%).

Mô đệm: Trong mẫu nghiên cứu của chúng tôi không gặp trường hợp nào có mô đệm tổn thương ở mức độ phù nề hay xung huyết đơn thuần là mức độ tổn thương hạt xơ còn “non”. Điều đó chứng tỏ các trường hợp HXDT đều đã ở giai đoạn muộn, cần can thiệp. Tất cả 30 trường hợp HXDT, mô đệm đều bị tổn thương xơ hoá là chiếm 80%.

Màng đáy: 100% có dày màng đáy nhưng không có trường hợp nào màng đáy bị phá huỷ cấu trúc. Chứng tỏ HXDT là một tổn thương lành tính.

Như vậy, tổn thương mô bệnh học chính của HXDT trong nghiên cứu của chúng tôi là mô đệm xơ hoá, dày màng đáy còn biểu mô đều quá sản.

Kết quả này hoàn toàn phù hợp với nghiên cứu của Nunes và cộng sự (2013) là HXDT đều dày màng đáy 56/56 chiếm tỷ lệ 100% [12].

Đặc điểm xơ hoá trong hạt xơ dây thanh chiếm tỷ lệ 80%. Kết quả này cao hơn so với nghiên cứu của Nunes và cộng sự (2013) [12]. Nguyên nhân là do độ tuổi, mức độ tổn thương của nhóm nghiên cứu chúng tôi cao hơn so với Nunes.

4.2.2. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô

Bảng 3.12 cho thấy các trường hợp khàn tiếng đều có quá sản biểu mô. Các trường hợp khàn tiếng vừa chủ yếu có biểu mô quá sản mức độ vừa và nặng (23/26 trường hợp chiếm 88,46%) và ít gặp biểu mô quá sản nhẹ (3/26 trường hợp chiếm 11,54%). Các trường hợp khàn tiếng nặng chủ yếu gặp quá sản biểu mô quá sản vừa và nặng (2/2 trường hợp chiếm 100%). Các trường hợp khàn tiếng nhẹ gặp chủ yếu là quá sản biểu mô nhẹ (2/2 trường hợp chiếm 100%).

Xem tất cả 68 trang.

Ngày đăng: 07/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí