Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh hạt xơ dây thanh - 2

4.1.4.1. Phân bố theo nghề nghiệp 31

4.1.4.2. Phân bố theo nguy cơ khác… 31

4.1.5. Thời gian mắc bệnh 32

4.1.6. Triệu chứng cơ năng 32

4.1.7. Đặc điểm khàn tiếng 33

4.1.8. Mức độ khàn tiếng 33

4.2. Đặc điểm mô bệnh học… 34

4.2.1. Đặc điểm mô bệnh học… 34

4.2.2. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô 35

KẾT LUẬN 36

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 68 trang tài liệu này.

KIẾN

NGHỊ 37

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC 1: BỆNH ÁN NGHIÊN CỨU PHỤ LỤC 2: DANH SÁCH BỆNH NHÂN


DANH MỤC CÁC BẢNG VÀ BIỂU ĐỒ

BẢNG

Bảng 3. 1. Phân bố theo giới 22

Bảng 3. 2. Phân bố địa dư 23

Bảng 3. 3. Yếu tố nguy cơ……………………..

.............................................23

Bảng 3. 4. Phân bố nghề nghiệp 24

Bảng 3. 5. Thời gian mắc bệnh

........................................................................25

Bảng 3.6. Triệu chứng cơ năng

………………………………………..……..25

Bảng 3.7. Đặc điểm khàn tiếng

………………………………………...…….26

Bảng 3.8 Mức độ tổn thương của lớp biểu mô

……………………………….27

Bảng 3.9 Mức độ tổn thương của mô đệm 27

Bảng 3.10. Đặc điểm tổn thương xâm nhập viêm của mô đệm… 28

Bảng 3.11. Đặc điểm của màng đáy 28

Bảng 3.12. Mối liên quan mức độ khàn tiếng với quá sản biểu mô 29

BIỂU ĐỒ

Biểu đồ 3.1. Phân bố theo tuổi 22

Biểu đồ 3.2. Mức độ khàn tiếng 26


DANH MỤC HÌNH ẢNH

Hình 1.1. Sụn thanh quản [16] 3

Hình 1.2. Phẫu tích mặt bên các cơ thanh quản [17] 5

Hình 1.3. Thanh quản [19] 6

Hình 1.4. Cấu trúc vi thể của dây thanh [27] 8

Hình 1.5. Chu kỳ di động của dây thanh [27] 10

Hình 1.6. Biểu mô quá sản vừa, mô đệm xơ hoá [42] 17

Hình 1.7. Máy nội soi: màn hình, nguồn sáng, camera [8] 20

Hình 1.8. Máy nội soi ống mềm [8] 21


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BN: Bệnh nhân

HXDT: Hạt xơ dây thanh

ULTTQ: U lành tính thanh quản


ĐẶT VẤN ĐỀ


Hạt xơ dây thanh (HXDT) là tổn thương lành tính tại vị trí tiếp nối giữa 1/3 trước và 2/3 sau của bờ tự do, hình tròn hoặc nhọn, có tính chất đối xứng hai bên [1], [2].

HXDT có thể gặp ở mọi giới, cả người lớn và trẻ em, nhưng hay gặp ở giới nữ và những người lạm dụng giọng nói nhiều như: giáo viên, ca sĩ, kinh doanh, bán hàng [2]. Ngoài ra các yếu tố viêm nhiễm ở mũi họng như: viêm mũi xoang mạn tính, viêm họng mạn tính [3] hay tiền sử mắc hội chứng trào ngược dạ dày – thực quản, dị ứng [4], [5] cũng đóng góp vai trò trong việc hình thành HXDT. Đây là một trong những bệnh lý thanh quản hay gặp và tỷ lệ mắc khá cao. Theo thống kê của Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung Ương mỗi năm có khoảng 1000 ca đến khám và điều trị [6].

Ảnh hưởng chất lượng giọng nói là triệu chứng chính của HXDT. Bệnh biểu hiện: khàn tiếng, rối loạn âm sắc, có thể dẫn đến mất tiếng [7], [8]. Những triệu chứng này không chỉ gây khó khăn trong giao tiếp mà còn ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống người bệnh.

Hiện nay, việc chẩn đoán HXDT thường dựa vào lâm sàng và các phương pháp chẩn đoán hình ảnh như: nội soi thanh quản ống cứng gắn optic, nội soi hoạt nghiệm thanh quản. Các phương pháp này giúp bác sĩ đánh giá được vị trí tổn thương, hình thái đại thể, hoạt động chức năng của dây thanh. Tuy nhiên, kết quả giải phẫu bệnh mới là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán xác định HXDT.

Nhằm góp phần bổ sung kiến thức về HXDT, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Đặc điểm lâm sàng và giải phẫu bệnh hạt xơ dây thanh” với hai mục tiêu:

1. Mô tả đặc điểm lâm sàng của hạt xơ dây thanh.

2. Mô tả đặc điểm giải phẫu bệnh của hạt xơ dây thanh.



1.1. Lịch sử nghiên cứu

1.1.1. Trên thế giới

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN


Hạt xơ dây thanh (HXDT) là tổn thương lành tính ở dây thanh, được mô tả lần đầu tiên bởi Tuker (1868) và sau đó được nhiều tác giả của nhiều nước nghiên cứu như: Ch. Jackson, Tarneaud, Mayoux, Giraad, Feankel,….

Những năm gần đây, một số tác giả tiêu biểu như: Hirano, Bouchayer, Mosallam… đã đi sâu vào nghiên cứu HXDT trên cơ sở những hiểu biết mới về cấu trúc mô học của dây thanh, sinh lý phát âm, cơ chế bệnh sinh của HXDT kết hợp với các kỹ thuật chẩn đoán hiện đại.

Năm 1975, Silverman E.M và Zimmer C. nghiên cứu tỷ lệ khàn giọng mạn tính ở trẻ em lứa tuổi đi học [9].

Năm 1991, Gray nghiên cứu mô bệnh học của bệnh nhân bị HXDT kéo dài trên 6 tháng, không đáp ứng với điều trị bảo tồn [10].

Năm 2010, Martins nghiên cứu hình thái học và hoá mô miễn dịch HXDT [11].

Năm 2013, Nunes nghiên cứu về chẩn đoán lâm sàng và phân tích mô bệnh học HXDT và polyp dây thanh [12].

1.1.2. Việt Nam

Năm 2000, Nguyễn Giang Long thấy rằng tổn thương mô bệnh học của HXDT là quá sản biểu mô vảy và tăng sinh xơ tại khu vực màng đáy [13].

Năm 2003, Nguyễn Duy Dương nghiên cứu ảnh hưởng của một số bệnh thanh quản trong đó có HXDT và thấy rằng bệnh lý này làm thay đổi tần số cơ bản của một số thanh điệu tiếng Việt [14].

Năm 2009, Vũ Toàn Thắng nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, mô bệnh học một số u lành tính của dây thanh [15].


1.2. Sơ lược giải phẫu và sinh lý thanh quản

1.2.1. Giải phẫu thanh quản


Cấu tạo của thanh quản gồm các mảnh sụn liên kết với nhau bởi các khớp, dây chằng và màng, được vận động bởi một số cơ thanh quản [16].

1.2.1.1. Các sụn thanh quản

Sụn thanh quản tạo nên hình dạng của thanh quản và điều tiết hoạt động của dây thanh.

Thanh quản gồm năm sụn chính [6]:

- Sụn nhẫn: giống như hình chiếc nhẫn quay mặt về sau.

- Sụn giáp: giống như hình quyển sách mở dựng đứng, gáy nhìn về phía

trước.


nhẫn. chêm.

- Hai sụn phễu: hình tam giác, giống như cái kim tự tháp đặt trên sụn

Trên mỗi sụn phễu còn có các sụn con phụ mang tên là sụn sừng và sụn Sụn thanh thiệt: là sụn đơn hình chiếc lá mà cuống lá dính vào góc giữa

hai màng sụn giáp.


Hình 1 1 Sụn thanh quản 16 Tất cả sụn này trừ sụn phễu đều được củng 1

Hình 1.1. Sụn thanh quản[16].

Tất cả sụn này (trừ sụn phễu) đều được củng cố thêm bằng một lớp xơ đàn hồi, dính chặt vào màng sụn.


1.2.1.2. Các cơ thanh quản

Các cơ thanh quản bám, bao bọc ở mặt ngoài và mặt trong khung sụn thanh quản. Thanh quản gồm có chín cơ và được xếp ra làm ba loại: cơ căng, cơ mở và cơ khép [6].

a) Cơ căng

Cơ nhẫn giáp kéo sụn giáp về phía trước và phía dưới, làm cho dây thanh bị kéo căng về phía trước. Mỗi bên thanh quản có một cơ nhẫn giáp.

b) Cơ mở

Cơ nhẫn phễu sau đi từ mặt sau cảu sụn nhẫn đến mấu cơ của sụn phễu.

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 07/03/2024