Phân Tích Hồi Quy Binary Logistic Với Biến Phụ Thuộc Là Cơn Giật Tăng Cường Hoạt Động Trong Thai Kỳ


Bảng 3.23. Phân tích hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là cơn giật tăng cường hoạt động trong thai kỳ

Yếu tố

Odds Ratio(OR)

Khoảng tin cậy 95%

p

Đa trị liệu

0,71

0,27-1,89

0,49

Tuân thủ điều trị

1,44

0.45-4,61

0,54

Cơn cục bộ

0,46

0.18-1,17

0,101

ĐNĐ bất thường

1,85

0,61-5,61

0,28

Tư vấn trước mang thai

2,86

1,02-8,05

0,046

Số cơn giật/tháng trước mang thai

0,98

0,65-1,48

0,94

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 171 trang tài liệu này.

Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố liên quan của động kinh ở phụ nữ có thai - 12


Nhận xét: Trong phân tích hồi quy Binary Logistic, chỉ có yếu tố tư vấn trước mang thai với OR= 2,86 (CI 95%: l,02-8,05; p=0,046) là yếu tố độc lập liên quan đến cơn giật tăng cường trong thai kỳ.

3.2.2. Một số yếu tố ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ

Để phát hiện các yếu tố ảnh hưởng đến kết cục thai kỳ của người bệnh động kinh; chúng tôi tiến hành so sánh giữa hai nhóm có và không có biến cố xảy ra trong thai kỳ, giữa hai nhóm đẻ mổ và đẻ thường với các biến số về đặc điểm cơn co giật trong thai kỳ (dạng cơn, hoạt động của cơn); về việc điều trị thuốc động kinh trước và trong thai kỳ (đa trị liệu trước và trong thai kỳ, tuân thủ điều trị trước và trong thai kỳ); việc tư vấn về thần kinh trước mang thai và các xét nghiệm cận lâm sàng thần kinh học của người bệnh (có bất thường trên điện não đồ và hình ảnh MRI sọ não).


Bảng 3.24. Phân tích các yếu tố tác động đến biến cố của mẹ và con



Biến số

Có biến cố

(n=18)

Không biến cố

(n=79)


p

OR

(95% CI)

RR

(95% CI)

Tần số cơn trung bình/tháng

2,39±1,88

1,46±1,5

0,026

Số cơn ≥ 2 lần/tháng trong thai kỳ

Không

7

45


0,165

2,08

(0,73-5,93)

1,15

(0,94-1,4)

11

34

Cơn tăng cường trong thai kỳ

Không

8

52


0,092

2,41

(0,85-6,81)

2,06

(0,95-2,48)

10

27


Còn cơn trong thai kỳ

Không

3

30


0,104

3,06

(0,82-11,46)

2,58

(0,8-8,28)

15

49


Cơn ĐK cục bộ

Không

8

48


0,206

1,94

(0,69-5,44)

1,13

(0,92-1,39)

10

31

Cơn ĐK co giật co cứng

Không

6

15


0,182

2,13

(0,69-6,62)

1,81

(0,77-4,25)

12

64

Tư vấn trước mang thai

2

41


0.002

8,63

(1,86-40,05)

6,37

(1,55-26,21)

Không

16

38

Cắt cơn > 1 năm trước mang thai

13

46


0.272

1,87

(0,61-5,74)

1,68

(0,65-4,32)

Không

5

33

Tuân thủ điều trị trong thai kỳ

9

63


0,009

3,94

(1,34-11,53)

2,88

(1,29-6,44)

Không

9

16

Đa trị liệu trong thai kỳ

Không

9

46


0.53

1,39

(0,49-3,89)

1,06

(0,88-1,3)

9

33

Tổn thương não trên MRI

Không

11

55


0,485

1,46

(0,51-4,22)

1,08

(0,87-1,34)

7

24

Điện não đồ bất thường

Không

11

55


0,485

1,46

(0,51-4,22)

1,36

(0,58-3,16)

7

24


Nhận xét:

- Tỷ lệ biến cố xảy ra với mẹ và con: cao gấp 2,06 lần ở nhóm có cơn giật tăng cường trong thai kỳ; gấp 6,37 lần ở nhóm không được tư vấn trước mang thai; gấp 2,88 lần ở nhóm không tuân thủ điều trị so với nhóm tương ứng còn lại.

Từ kết quả của bảng 3.23, có 04 yếu tố được chọn để phân tích mối tương quan với biến phụ thuộc là có biến cố xảy ra mẹ và con trong thai kỳ trong phân tích hồi quy binary logistic gồm: Tuân thủ điều trị khi mang thai, tư vấn trước mang thai, cơn giật tăng cường khi mang thai và tần suất cơn giật trung bình khi mang thai.

Bảng 3.25. Phân tích hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là có biến cố xảy ra với mẹ và con


Yếu tố

Odds Ratio (OR)

Khoảng tin cậy 95%


p

Tuân thủ điều trị

2,23

0.69-7,19

0,18

Tư vấn trước mang thai

6,07

1,21-30,31

0,028

Cơn giật tăng cường trong thai kỳ

1,12

0,25-5,15

0,881

Tần suất cơn giật trung bình

1,08

0,68-17,1

0,749


Nhận xét:

- Yếu tố tư vấn trước mang thai với OR=6,07 (CI 95%:1,21-30,31; p=0,028) là yếu tố độc lập tác động đến biến cố xảy ra với mẹ và con.


Bảng 3.26. Mối liên quan giữa việc kiểm soát cơn co giật của bệnh nhân và phương pháp đẻ


Biến số

Đẻ thường

n= 27

Đẻ mổ

n=63


p

OR

(95% CI)

RR

(95%)

Tần số cơn trong thai kỳ

1,00±1,45

1,84±1,59

p=0,021

Cân nặng TB trẻ sinh ra

2,92±0,34

3,08±0,36

p=0,005

Tư vấn trước mang thai

12

31


0,68

1,21

(0,49-2,99)

1,14

(0,61-2,16)

Không

15

32

Tuân thủ điều trị trong thai kỳ

22

47


0,48

1,5

(0,49-4,61)

1,12

(0,84-1,49)

Không

5

16


Đa trị liệu

Không

16

35


0,745

1,16

(0,47-2,9)

1,11

(0,58-2,12)

11

28

Cắt cơn tối thiểu 1 năm

13

24


0,374

1,51

(0,61-3,75)

1,13

(0,85-1,51)

Không

14

39

Co giật trong thai kỳ

Không

15

17


0,009

3,38

(1,32-8,7)

1,49

(1,05-2,12)

12

46

Co giật tăng cường thai kỳ

Không

23

34


0,008

4,9

(1,52-15,83)

1,47

(1,26-2,79)

4

29


ĐK cục bộ

9

30


0,21

1,82

(0,71-4,66)

1,53

(0,77-3,03)

Không

18

33

ĐK co giật co cứng

Không

5

13


0,818

1,14

(0,36-3,6)

1,04

(0,75-1,44)

22

50

Tần suất ≥ 2 cơn/tháng

Không

21

28


0,004

4,38

(1,56-12,31)

1,49

(1,31-3,06)

6

35

ĐNĐ bất thường

Không

8

21


0,73

1,19

(0,45-3,16)

1,05

(0,79-1,39)

19

42

MRI sọ bất thường

Không

20

41


0,403

1,5

(0,6-4,2)

1,36

(0,65-2,84)

7

22


Nhận xét:

- Tỷ lệ đẻ mổ: cao gấp 1,49 lần ở nhóm còn co giật trong thai kỳ; cao gấp 1,47 lần ở nhóm cơn giật tăng cường trong thai kỳ; gấp 1,49 lần ở nhóm có tần suất cơn giật tối thiểu 2 lần/tháng so với nhóm còn lại tương ứng.

Từ kết quả của bảng 3.26, 02 yếu tố được chọn để phân tích mối tương quan với biến phụ thuộc là mẹ đẻ mổ trong phân tích hồi quy binary logistic là: không giật trong thai kỳ và cân nặng của trẻ. Do yếu tố cơn giật tăng cường trong thai kỳ và tần suất cơn giật tối thiểu 2 lần/tháng có cỡ mẫu còn ít so với 02 biến được lựa chọn nên chúng tôi không đưa vào phân tích hồi quy logistic nhằm tăng độ chính xác của kết quả.

Bảng 3.27. Phân tích hồi quy Binary Logistic với biến phụ thuộc là mẹ đẻ mổ


Yếu tố

Odds Ratio(OR)

Khoảng tin cậy 95%

p

Không giật thai kì

5.21

1,78-15.2

0,003

Cân nặng trẻ

6,98

1,52-31,94

0,012

Nhận xét:

- Yếu tố không co giật trong thai kỳ với OR= 5,21 (CI 95%: l,78-15,2; p=0,003) và cân nặng của trẻ với OR=6,98 (CI 95%:1,52-31,94) là 2 yếu tố độc lập liên quan đến quyết định mổ đẻ của mẹ.


Chương 4 BÀN LUẬN‌


4.1. Đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng của người bệnh động kinh trong quá trình mang thai

4.1.1. Đặc điểm lâm sàng

4.1.1.1. Đặc điểm chung

Tuổi trung bình khi mang thai nhóm nghiên cứu là 26,9 tuổi với tuổi trung bình của nhóm lần đầu mang thai lần đầu là 24,5 tuổi. Thêm nữa, số bệnh nhân mang thai lần đầu chiếm tỷ lệ cao nhất là 52/97 trường hợp (53,6%) và nhóm tuổi hay gặp nhất trong nghiên cứu là 21-30 tuổi (chiếm tỷ lệ 73,2%). Số lần mang thai trung bình của các bệnh nhân trong nghiên cứu là 1,63. Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm bệnh nhân về: tuổi trung bình khi mang thai (p=0,43), số lần mang thai trung bình (p=0,94). Nhìn chung, phụ nữ bị động kinh chịu nhiều mặc cảm nên thường kết hôn muộn hơn so với phụ nữ bình thường khác, thậm chí nhiều người còn lựa chọn không kết hôn.Vì vậy, tuổi trung bình của phụ nữ bị động kinh khi có thai lần đầu thường cao hơn so với tỷ lệ chung. Một vài nghiên cứu cho thấy tỷ lệ vô sinh của phụ nữ bị động kinh dao động từ 33-38% và tỷ lệ này cao hơn nhiều so với quần thể chung [126],[127]. Một số thuốc động kinh có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của phụ nữ đặc biệt là valproat đã được chứng minh làm tăng nguy cơ mắc bệnh buồng trứng đa nang dẫn đến vô sinh. Ngoài ra, việc dùng đa trị liệu thuốc kháng động kinh cũng làm tăng khả năng bị vô sinh ở phụ nữ bị động kinh [126]. Phụ nữ bị động kinh còn mang tâm lý mặc cảm về bệnh, họ lo ngại rằng cơn động kinh cũng như sử dụng thuốc kháng động kinh có thể ảnh hưởng xấu đến thai nhi (gây dị tật bẩm sinh, quá trình mang thai gặp nguy hiểm khi cơn động kinh xảy ra, trẻ đẻ ra bị mắc động kinh như mẹ..) Vì vậy, phụ nữ bị động kinh hạn chế kết hôn và sinh đẻ dẫn đến tỷ lệ kết hôn, tỷ lệ sinh đẻ và số con trung bình của họ thấp hơn so với phụ nữ bình thường [32],[127].


Không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê giữa hai nhóm trong nghiên cứu về các đặc điểm chung khác như: cân nặng, chiều cao và chỉ số BMI trung bình trước khi mang thai, các chỉ số huyết áp tâm thu và tâm trương trung bình của bệnh nhân. Nghiên cứu của chúng tôi đã chủ động loại trừ các bệnh nhân bị động kinh có các yếu tố nguy cơ có thể gây cơn co giật triệu chứng dễ gây nhầm lẫn với cơn động kinh như: tăng huyết áp, bệnh lý nội tiết cấp tính, bệnh lý hệ thống…Nhìn chung, các chỉ số về cân nặng, chiều cao, BMI, huyết áp của bệnh nhân không có sự khác biệt so với quần thể phụ nữ mang thai khỏe mạnh [32].

Trong nghiên cứu này, người bệnh nhóm 1 đến khám lần đầu trong thai kỳ sớm hơn 5,3 tuần so với người bệnh ở nhóm 2 (f=9,237 ANOVA test; p=0,003). Đa số người bệnh ở nhóm được tư vấn đến khám thần kinh theo lịch hẹn của bác sỹ trong quý đầu của thai kì kết hợp với việc theo dõi bác sỹ của chuyên khoa sản; còn nhóm hai đa phần đi khám muộn hơn hoặc cũng có thể là bất kỳ thời điểm nào trong thai kỳ. Nguyên nhân đến khám của nhóm hai thường do cơn co giật xuất hiện trở lại trong thai kỳ (đối với các bệnh nhân không còn cơn trước mang thai nhưng tự ý giảm hoặc bỏ thuốc) hoặc cơn giật tăng tần số xuất hiện khi mang thai. Các bệnh nhân đã được kiểm soát tốt cơn giật trước khi mang thai thường chủ quan nên sẽ tự dùng thuốc và không khám lại cũng như không thông báo về việc mang thai với bác sỹ thần kinh. Chỉ khi có cơn giật tái phát, họ mới đến tái khám. Một số bệnh nhân khác sau khi có thai ngoài dự kiến sẽ đến khám tại cơ sở tuyến dưới và được bác sỹ cắt giảm thuốc kháng động kinh đang dùng (thường là valproat), đồng thời chuyển sang dùng một loại thuốc khác để giảm thiểu nguy cơ mắc dị tật cho thai. Việc dừng thuốc đột ngột đã làm cơn giật của người bệnh xuất hiện trở lại. Đối với tình huống khác như bệnh nhân tự động bỏ thuốc động kinh đang dùng vì sợ tác hại của thuốc đối với thai nhi cũng có thể làm cơn giật quay lại, đôi khi bệnh nhân còn bị trạng thái động kinh nặng nề phải nhập viện điều trị. Như vậy, việc bác sỹ chủ động tiến hành lựa chọn thuốc và chỉnh thuốc về liều tối ưu ngay khi bệnh nhân có kế hoạch thụ thai cũng như tư vấn việc theo dõi khám định kỳ sẽ giúp giảm thiểu những tình huống làm cơn giật hoạt động trở lại hoặc tăng cường như trên [3],[128].


Về bổ sung acid folic trước mang thai, kết quả trong nghiên cứu cho thấy tỷ lệ người bệnh có bổ sung acid folic tối thiểu trước 3 tháng của nhóm được tư vấn (65,1%) cao gấp 2,07 lần so với nhóm không được tư vấn (33,3%); (RR =2,07; CI 95%=1,28-2,36; p=0,002). Bổ sung acid folic trước và trong quá trình mang thai nhằm giảm thiểu nguy cơ mắc các dị tật ống sống cho thai nhi đã được khuyến cáo rộng rãi. Tuy nhiên các nghiên cứu gần đây cho thấy: có ít nhất 30% số trường hợp dị tật ống sống là do các nguyên nhân không liên quan đến sự thiếu hụt acid folic của mẹ. Thật vậy, các con đường chuyển hóa được phát hiện có thể gây ra dị tật ống sống ở các mô hình nghiên cứu thực nghiệm trên chuột bao gồm: con đường di cư tế bào thần kinh, tín hiệu tế bào, chuyển hóa folate ở ti thể và con đường inositol. Điều này góp phần khẳng định dị tật ống sống ở trẻ là hậu quả của nhiều nguyên nhân bệnh học kết hợp [129],[130].

Liều dùng acid folic bổ sung cho các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi là 0,4 mg/ngày. Chúng tôi lựa chọn liều thấp này bởi hai lý do: thuốc điều trị động kinh bệnh nhân của nhóm được tư vấn sử dụng trong nghiên cứu phần lớn đều là thuốc thế hệ mới, không có khuyến cáo phải bổ sung acid liều cao phối hợp như với các thuốc kháng động kinh thế hệ cũ (valprroate, carbamazepine, phenytoin, phenobarbital) và chế độ dinh dưỡng của người Việt Nam có nhiều rau xanh và các loại hạt (lạc, đỗ) nên việc thiếu acid folic ở người bình thường là hiếm gặp. Hiện tại vẫn còn nhiều tranh luận đối với việc bổ sung acid folic và liều dùng bổ sung cho bệnh nhân động kinh khi chuẩn bị mang thai. Tỷ lệ có bổ sung acid folic trước mang thai cho phụ nữ động kinh ở các nghiên cứu phương Tây dao động 60-70% [3], ngược lại, theo nghiên cứu của một số nước châu Á việc bổ sung acid folic là không cần thiết do chế độ ăn của người Châu Á đã có đủ rau xanh và các loại hạt (đậu, đỗ,lạc) là nguồn cung cấp lượng acid folic đầy đủ [131]. Khuyến cáo của Anh và Mỹ cho rằng nên bổ sung acid folic liều cao 4 mg/ngày cho nhóm đối tượng có nguy có cao (phụ nữ có tiền sử đẻ con có khuyết tật ống sống bẩm sinh hoặc có tiền sử gia đình có yếu tố nguy cơ cao…) nhưng không đề nghị bổ sung liều này cho nhóm phụ nữ bị động kinh có dùng thuốc điều trị [149]. Thêm vào đó, Hiệp hội chống động kinh quốc tế (ILAE) năm 2019 cũng chỉ khuyến cáo bổ sung liều thấp 0,4 mg folat

Xem tất cả 171 trang.

Ngày đăng: 20/03/2024
Trang chủ Tài liệu miễn phí