Đối Với Các Cơ Quan Xây Dựng Và Hoạch Định Chính Sách


trình tổ chức hoạt động công tác xã hội nhóm chưa đảm bảo đúng tiến trình. Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra việc các cơ sở tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm nhưng chưa thực hiện theo các bước. Chính vì vậy, hiệu quả can thiệp chưa đạt được kết quả.

1.5. Thực nghiệm tiến trình công tác xã hội nhóm đối với nhóm trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em Birla Hà Nội về hoạt động hướng nghiệp được tổ chức trong thời gian 7 tháng cho 7 thành viên là trẻ em mồ côi đều gặp khó khăn trong việc định hướng nghề nghiệp cho bản thân. Quá trình thực nghiệm hướng tới thực hiện 3 mục tiêu cơ bản: 1) Khám phá điểm mạnh, năng lực, sở thích của bản thân thông qua vận dụng của sổ Johari trong thời gian 10 tuần; 2) Đánh giá mối quan hệ giữa năng lực, sở thích và nhu cầu của thị trường lao động trong thời gian 10 tuần; 3) Giúp trẻ lựa chọn được nghề nghiệp cho mình trong thời gian 10 tuần. Với mỗi mục tiêu nhóm thực hiện từ 2-3 hoạt động. Kết thúc quá trình thực nghiệm các mục tiêu đề ra đã hoàn thành và đạt kết quả tốt khi mà 7/7 thành viên khám phá ra năng lực, sở thích của bản thân, hiểu về thị trường lao động cũng như lựa chọn được ngành nghề phù hợp với mình. Không chỉ dừng lại ở việc hoàn thành mục tiêu thực nghiệm mà tác giả và nhóm thực hiện một số hoạt động vượt so với mục tiêu ban đầu đề ra là đã kết nối được cho 02 thành viên trong nhóm được tham gia học nghề miễn phí ngay khi các em còn đang ngồi trên ghế nhà trường. Chính điều này khích lệ các em nỗ lực hơn trong học tập cũng như tạo được tính lan tỏa tới các thành viên khác trong nhóm và trong Làng trẻ. Do đó, tác giả có thể khẳng định kết quả nghiên cứu hoàn toàn phù hợp với giả thuyết đã nêu trong luận án và các nhiệm vụ của đề tài đã được giải quyết.

2. Khuyến nghị

2.1. Đối với các cơ quan xây dựng và hoạch định chính sách

- Đối với Bộ lao động thương binh và xã hội: mặc dù hiện nay đội ngũ cán bộ, nhân viên công tác xã hội đã có phụ cấp, tuy nhiên nó vẫn chưa tương xứng với thời gian, công sức mà họ bỏ ra để chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ em mồ côi. Vì vậy, Bộ cần sửa đổi chính sách liên quan tới tiền lương nhằm tăng thêm phụ cấp làm ngoài giờ cho nhân viên công tác xã hội.

- Đối với Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội: cần tạo điều kiện và có nguồn kinh phí hỗ trợ cho nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở chăm sóc trẻ em được


157


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 233 trang tài liệu này.

tham gia các khóa tập huấn miễn phí, giúp giảm bớt phần nào gánh nặng về tài chính đào tạo mới và đào tạo lại cho các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi.

2.2. Đối với cán bộ quản lý các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi

Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn các cơ sở chăm sóc trẻ em tại thành phố Hà Nội - 22

Thứ nhất, các cơ sở chăm sóc trẻ em cần có chiến lược và kế hoạch dài hơi về phát triển các hoạt động can thiệp công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi;

Thứ hai, sàng lọc và tuyển chọn đội ngũ nhân viên công tác xã hội có trình độ chuyên môn công tác xã hội vào làm việc tại cơ sở cũng như trực tiếp tham gia hỗ trợ cho các nhóm trẻ em mồ côi;

Thứ ba, cử cán bộ, nhân viên công tác xã hội tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn về công tác xã hội nhóm nhằm nâng cao kiến thức, kỹ năng khi làm việc với các nhóm trẻ em mồ côi;

Thứ tư, có các khóa tập huấn trực tiếp và riêng biệt dành cho các mẹ, các dì đang làm việc tại Làng trẻ em SOS và Làng trẻ em Birla. Bởi lẽ, các mẹ, các dì vào làm việc tại các Làng trẻ nhưng họ không có kiến thức về công tác xã hội nói chung và công tác xã hội nhóm nói riêng. Hơn nữa, họ lại là những người gần gũi và tương tác với trẻ em mồ côi nhiều nhất. Họ cũng là người dễ phát hiện những trẻ có khó khăn cần trợ giúp.

Thứ năm, mời chuyên gia về công tác xã hội nhóm về tại cơ sở chia sẻ, tập huấn cho cán bộ, nhân viên công tác xã hội. Trong các buổi tập huấn đó, nhân viên công tác xã hội thực hành can thiệp công tác xã hội nhóm và có sự giám sát, đánh giá và hỗ trợ của chuyên gia về công tác xã hội nhóm.

Thứ sáu, với mỗi cơ sở có thể cử 1 đến 2 nhân viên công tác xã hội chuyên trách, phụ trách việc kết nối, phát hiện những trẻ có khó khăn, từ đó phối hợp cùng với đội ngũ nhân viên công tác xã hội khác của cơ sở cùng lên kế hoạch can thiệp;

Thứ bảy, mỗi cơ sở cần có một phòng tham vấn hướng nghiệp. Bởi lẽ, trẻ em mồ côi là đối tượng gặp nhiều khó khăn trong học tập cũng như trong hoạt động hướng nghiệp. Các em hơn bao giờ hết cần được định hướng nghề nghiệp sớm và phù hợp vì sau khi tốt nghiệp phổ thông, các em sẽ phải tự nuôi sống bản thân mà không có sự hỗ trợ của gia đình. Vì vậy, nếu mỗi cơ sở làm tốt hoạt động hướng nghiệp, sẽ là cơ sở giúp trẻ tự nuôi sống bản thân khi trưởng thành.

Thứ tám, các cơ sở cần tổ chức các buổi hội thảo nhỏ, simina tại cơ sở có mời các chuyên gia về công tác xã hội nhóm, nhân viên công tác xã hội của các cơ


158


sở khác tới dự nhằm trao đổi, chia sẻ và học hỏi kiến thức về công tác xã hội nhóm cũng như những kỹ năng xử lý các tình huống khi tổ chức hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi.

Thứ bảy, cần bố trí sắp xếp về cơ sở vật chất để có các phòng can thiệp công tác xã hội nhóm. Các phòng này được bố trí phù hợp để có thể tổ chức các hoạt động nhóm.

2.3. Đối với nhân viên công tác xã hội của các cơ sở

Thứ nhất, về kiến thức: tiếp tục tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn và dài hạn nhằm nâng cao kiến thức chuyên sâu về công tác xã hội nhóm cũng như các kiến thức liên quan tới đặc điểm tâm sinh lý của trẻ em mồ côi để vận dụng vào quá trình can thiệp theo phương pháp công tác xã hội nhóm một cách hiệu quả.

Thứ hai, thường xuyên trao đổi kiến thức về công tác xã hội nhóm với đồng nghiệp trong cơ sở cũng như những đồng nghiệp ở các cơ sở để có cơ hội học hỏi lẫn nhau cũng như chia sẻ những kinh nghiệm khi vận dụng phương pháp công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi được hiệu quả hơn.

Thứ ba, rèn luyện các kỹ năng làm việc với trẻ em mồ côi nhất là các kỹ năng liên quan tới tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm cho trẻ em mồ côi.

Thứ tư, Thường xuyên nghiên cứu, nắm chắc hệ thống văn bản chính sách pháp luật liên quan tới trẻ em mồ côi, từ đó có những hướng hỗ trợ, biện hộ cho trẻ em mồ côi được tốt hơn.

Thứ năm, cần chủ động, sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi để các hoạt động được hiệu quả

Thứ sáu, nhân viên công tác xã hội cần nhiệt huyết, say mê với nghề hơn, nhất là trong việc vận dụng các phương pháp của công tác xã hội vào can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em mồ côi, trong đó có phương pháp công tác xã hội nhóm.

Thứ bảy, mạnh dạn đề xuất những ý kiến, quan điểm tới các cấp quản lý nhằm cải thiện hoạt động chăm sóc trẻ em mồ côi nhất là việc tổ chức các hoạt động can thiệp theo phương pháp công tác xã hội nhóm được hiệu quả.

3. Các giải pháp để thực hiện khuyến nghị

- Tham mưu với Bộ lao động – Thương binh và Xã hội trình các cấp có thẩm quyền nghiên cứu và điều chỉnh, bổ sung, sửa đổi các chính sách có liên quan tới chế độ đãi ngộ cho nhân viên công tác xã hội đang làm việc tại các cơ sở chăm sóc


trẻ em mồ côi. Khi đội ngũ nhân viên công tác xã hội được đãi ngộ tương xứng hơn, họ sẽ tâm huyết hơn trong các hoạt động can thiệp, hỗ trợ cho trẻ em mồ côi.

- Phối hợp với cán bộ quản lý các cơ sở kết nối với và mời các chuyên gia về lĩnh vực công tác xã hội nhóm tiến hành triển khai các khóa tập huấn ngắn hạn về công tác xã hội nhóm cho đội ngũ nhân viên công tác xã hội tại các cơ sở chăm sóc trẻ em.

- Kết nối các cơ sở giúp đội ngũ nhân viên công tác xã hội được học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm với nhau trong hoạt động chăm sóc, hỗ trợ cho trẻ em mồ côi.

- Với kết quả nghiên cứu của luận án, tác giả đề nghị được ứng dụng trong hoạt động của các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi tại địa bàn thành phố Hà Nội nói riêng và trong cả nước nói chung.


DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN LUẬN ÁN CỦA TÁC GIẢ‌

1. Nguyễn Thị Liên (12/2016), Giáo dục kỹ năng sống và tư vấn hướng nghiệp cho thanh thiếu niên là trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em mồ côi, Kỷ yếu Hội thảo: Công tác xã hội với thanh thiếu niên ở Việt Nam trong điều kiện hội nhập và phát triển, Nxb Thanh Niên, tr.331-338.

2. Nguyễn Thị Liên (1/2017), Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em Birla Hà Nội, Tạp chí Thiết bị Giáo dục số 143, tr.57-59.

3. Nguyễn Thị Liên (1/2018), Từ thực trạng tới mô hình hỗ trợ trẻ em mồ côi lao động sớm tại xã Thượng Cửu, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế: Dịch vụ công tác xã hội với lao động trẻ em và trẻ em bị mua bán, xâm hại, Số 43/QĐ-NXBLĐXH, Nxb Lao động xã hội, tr59-66.

4. Nguyễn Thị Liên (3/2018), Sự cần thiết trong ứng dụng phương pháp can thiệp công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại các cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nôi, Tạp chí Giáo dục và xã hội – Số 84, tr.52-57.

5. Nguyễn Thị Liên (5/2018) Ứng dụng phương pháp công tác xã hội nhóm trong giáo dục kỹ năng sống cho trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em SOS Hà Nội, Tạp chí Giáo dục – Số đặc biệt, kỳ 2 năm 2018, tr.122-126.

6. Nguyễn Thị Liên (5/2018), Lý luận về phương pháp công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi – góc nhìn từ công tác xã hội, Tạp chí Giáo dục và xã hội, số đặc biệt kỳ 1 tháng 5/2018, tr.279-284.

7. Nguyễn Thị Liên (10/2018), Thực trạng các hoạt động công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi tại một số cơ sở chăm sóc trẻ em trên địa bàn thành phố Hà Nội, Tạp chí Giáo dục – Số đặc biệt, kỳ 2 năm 2018, tr.9-15.

8. Nguyễn Thị Liên (10/2018), Thực nghiệm mô hình công tác xã hội nhóm trong hoạt động hướng nghiệp cho nhóm trẻ em mồ côi tại Làng trẻ em Birla Hà Nội, Tạp chí Giáo dục – Số đặc biệt, kỳ 2 năm 2018, tr.16-23.


9. Nguyễn Thị Liên (8/2019), Các yếu tố ảnh hưởng tới công tác xã hội nhóm tại các cơ sở chăm sóc trẻ em, Tạp chí Giáo dục và xã hội – Số đặc biệt tháng 8 năm 2019, tr. 298-303.

10. Nguyễn Thị Liên, Nông Thị Lý (6/2020), Từ thực trạng tới mô hình hỗ trợ trẻ em mồ côi bị rối loạn học tập tại Làng trẻ em SOS Phú Thọ, Tạp chí Giáo dục và xã hội – Số đặc biệt tháng 6 năm 2020, tr. 341-346.

11. Nguyễn Thị Liên (2020), Công tác xã hội nhóm trong can thiệp cho trẻ em mồ côi tại một số cơ sở chăm sóc trẻ em, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp cơ sở, Trường Đại học Hùng Vương.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Tài liệu tiếng Việt

1. Nguyễn Trọng An, Dr Luke Talikowski (2016), Dịch vụ chăm sóc thay thế theo hình thức nhận nuôi đỡ đầu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc tế Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em – kinh nghiệm của một số quốc gia, Nxb Giáo dục Việt Nam.

2. Nguyễn Thị Lan Anh (2014), Mô hình công tác xã hội nhóm với trẻ em mồ côi hòa nhập cộng đồng (Nghiên cứu trường hợp tại Làng trẻ S0S Hà Nộ), Luận văn Thạc sĩ, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn.

3. Báo cáo tổng kết và kế hoạch hoạt động năm 2019 (tháng 12/2018), Làng trẻ em SOS Hà Nội

4. Báo cáo tổng kết và kế hoạch hoạt động năm 2019 (tháng 12/2018), Làng trẻ em Birla Hà Nội

5. Báo cáo tổng kết và kế hoạch hoạt động năm 2019 (tháng 12/2018), Trung tâm Bảo trợ xã hội 4.

6. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội – Unicef (2009), Xây dựng mô hình bảo vệ trẻ em Việt Nam: Đánh giá pháp luật và chính sách bảo vệ trẻ em, đặc biệt là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt ở Việt Nam.

7. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Hướng dẫn triển khai Đề án Phát triển nghề công tác xã hội và số liệu về công tác xã hội năm 2011.

8. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2011), Hệ thống văn bản và tài liệu kỹ thuật: Hướng dẫn bảo vệ môi trường trong các cơ sở bảo trợ xã hội.

9. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Báo cáo rà soát các cơ sở bảo trợ xã hội tại Hà Nội.

10. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2014), Báo cáo tóm tắt – Đánh giá kết quả thực hiện Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2014.

11. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2015), Báo cáo tổng hợp các cơ sở xã hội trong trong cả nước.

12. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2015), Hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nxb Thống kê.

13. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2016), Báo cáo đánh giá tác động của chính sách - Xây dựng luật nghề công tác xã hội.


14. Bộ Lao động Thương binh và Xã hội (2016), Báo cáo đánh giá cho nhận con nuôi tại Việt Nam giai đoạn 2011-2015.

15. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội (2016), Tài liệu tập huấn Chính sách, pháp luật, nghiệp vụ về Công tác xã hội.

16. Hà Đình Bốn (2016), Báo cáo tham luận: Đề xuất xây dựng luật công tác xã hội, Hội thảo Khoa học Quốc tế - Công tác xã hội với phụ nữ và trẻ em: kinh nghiệm của một số quốc gia, tr. 9-18.

17. Vũ Nhi Công (2008), Vai trò của nhân viên xã hội trong tiến trình giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn hội nhập cuộc sống, Kỷ yếu Hội thảo – Đào tạo và phát triển công tác xã hội ở Việt Nam: Thách thức và triển vọng.

18. Cục Bảo trợ xã hội (2011), Kinh nghiệm tìm gia đình thay thế cho trẻ và cung cấp các kiến thức cho các gia đình thay thế về chăm sóc trẻ em mồ côi, trẻ em bị bỏ rơi.

19. Cục Bảo trợ xã hội (2011), Báo cáo tổng hợp phân tích thông tin: Số liệu nghiên cứu tình hình chăm sóc trẻ em mồ côi, khuyết tật và bị bỏ rơi.

20. Cục Bảo trợ xã hội (2011), Hệ thống các cơ sở Bảo trợ xã hội, Nxb Thông tin và Truyền thông.

21. Cục Bảo trợ xã hội (2011), Cẩm nang hướng dẫn thực hiện Mô hình nhận nuôi dưỡng có thời hạn cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn.

22. Cục Bảo trợ xã hội (2011), Định hướng chính sách và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật: Trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Nxb Thông tin và Truyền thông.

23. Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (2017), Các văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em giai đoạn 2011-2015, Nxb Y học, Hà Nội.

24. Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (2017), Báo cáo tổng kết công tác năm 2016, phương hướng, nhiệm vụ năm 2017 của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

25. Cục Bảo vệ, Chăm sóc trẻ em (2019), Báo cáo tổng kết công tác năm 2018, phương hướng, nhiệm vụ năm 2019 của Cục bảo vệ, chăm sóc trẻ em.

26. Trần Thị Khánh Dung (2015), Công tác xã hội nhóm đối với trẻ em mồ côi từ thực tiễn Làng trẻ em SOS thành phố Vinh tỉnh Nghệ An, Luận văn Thạc sĩ Công tác xã hội, Học viện Khoa học Xã hội.

Ngày đăng: 20/10/2022