Tình Hình Hoạt Động Kinh Doanh Của Chi Nhánh Tth Giai Đoạn 2010  2012


- Thực hiện nghiêm túc chế độ quản lý kho quỹ được ban hành trong hệ thống NHPT, quản lý tiền mặt theo đúng chế độ quy định cùng tham gia bộ phận thu nợ khi có yêu cầu.

* Phòng Hành chính quản lý nhân sự:

- Có chức năng tham mưu giúp Giám đốc tổ chức quản lý thực hiện công tác hành chính tổng hợp, thi đua, công tác văn thư quản trị, xây dựng và kiện toàn bộ máy, bố trí sắp xếp và quản lý đội ngũ cán bộ, công tác lao động tiền lương, đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ cán bộ viên chức trong cơ quan.

- Thực hiện công tác nhận xét, đánh giá cán bộ theo quy định, lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ, chính trị. Quản lý hồ sơ cán bộ đúng quy định phân cấp của NHPT.

* Phòng Kiểm tra:

- Tổ chức triển khai thực hiện kiểm tra, giám sát toàn diện các hoạt động nghiệp vụ phát sinh tại Chi nhánh.

- Tổ chức thực hiện công tác pháp chế, định kỳ báo cáo tình hình thực hiện công tác pháp chế tại Chi nhánh, giải quyết khiếu nại tố cáo, phòng chống tham nhũng, phòng chống rửa tiền theo quy định của NHPT.

2.1.4. Tình hình hoạt động kinh doanh của Chi nhánh TTH giai đoạn 20102012

Trong những năm qua, cụ thể là từ 20102012 tình hình KT-XH trên địa bàn tỉnh TTH đã có nhiều chuyến biến tích cực, một số ngành, lĩnh vực phục hồi, cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực: dịch vụ, du lịch chiếm 48% trong GDP; Công nghiệp-xây dựng: 38%; Nông-lâm-ngư nghiệp: 14%. Giá trị xuất khẩu năm 2012 đạt trên 460 triệu USD, tăng 21% so với năm 2011, các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu như dệt may, dăm gỗ, thủy sản… tăng 9,5%, một số sản phẩm tăng khá như xỉ titan, bia Huđa, sợi, điện sản xuất… Tổng thu ngân sách nhà nước đạt 5.862 tỷ đồng, bằng 116% kế hoạch. Tổng vốn đầu tư trên địa bàn đạt 12.500 tỷ đồng, tăng 13,6% so với năm 2011. Bên cạnh những kết quả đạt được, do ảnh hưởng khó khăn chung của nền kinh tế, sức mua yếu, lãi suất cao… nên nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn. Đối với ngành ngân hàng nói chúng, đây là một năm có nhiều biến động, hoạt động trong điều kiện thanh khoản căng thẳng, cạnh tranh huy động vốn gay gắt, nợ xấu gia tăng.


Và hoạt động của Chi nhánh cũng không nằm ngoài ảnh hưởng chung đó. Tuy nhiên, nhờ sự chỉ đạo, quan tâm giúp đỡ của NHPTVN, lãnh đạo tỉnh, các ban ngành, doanh nghiệp cùng với sự nỗ lực phấn đấu hoàn thành nhiệm vụ của toàn thể CBVC và sự chỉ đạo của Ban Giám đốc, Chi nhánh đã đạt được những kết quả như sau:

Bảng 1.2. Tình hình hoạt động kinh doanh của NHPT - Chi nhánh TTH năm 20102012

Đvt: triệu đồng



Nội dung

Năm 2010

Năm 2011

Năm 2012

1

Huy động vốn





Số dư bình quân huy động vốn

135.000

300.000

65.000

2

Cho vay tín dụng đầu tư





Giải ngân

750.000

750.000

450.000


Thu nợ gốc

85.000

140.000

210.000


Thu nợ lãi

90.000

250.000

250.000


Dư nợ

2.500.000

2.900.000

3.000.000


Nợ quá hạn

25.000

24.000

20.000


Lãi treo

6.000

13.000

18.000

3

Cho vay tín dụng xuất khẩu





Thu nợ lãi

0

0,2

0


Dư nợ

0

2

0

4

Vốn ODA





Giải ngân

13.000

6.500

14.000


Thu nợ gốc (USD)

115.000

60.000

120.000


Thu lãi, phí (USD)

20.000

9.000

21.000


Dư nợ (VNĐ)

95.000

45.000

97.000


Nợ quá hạn

0

0

0


Lãi treo

0

0

0

5

Hỗ trợ sau đầu tư

2.400

1.750

2.000

6

Công tác bảo lãnh

20.000

17.000

0

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 104 trang tài liệu này.

Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước tại ngân hàng phát triển Việt Nam chi nhánh Thừa Thiên Huế - 3

(Nguồn: báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ 20102012 chi nhánh TTH)


2.1.4.1. Công tác huy động vốn

Trong 3 năm qua, tình hình huy động vốn của Chi nhánh TTH có nhiều biến động. Cụ thể là năm 2010, doanh số huy động vốn đạt 135.000 triệu đồng. Đến năm 2011 thì tăng mạnh đạt 300.000 triệu đồng tăng 122% so với năm 2010. Sở dĩ vốn huy động tăng mạnh là do Chi nhánh đã tập trung huy động vốn từ khách hàng truyền thống là chủ yếu đồng thời kết hợp với việc huy động tối đa vốn tự có của các chủ đầu tư tham gia dự án. Chi nhánh cũng đã đề nghị Quỹ phát triển nhà ở của tỉnh mở tài khoản và huy động được 30.000 triệu đồng tiền gửi không kỳ hạn.

Nhưng đến năm 2012 thì công tác huy động vốn giảm đáng kể từ 300.000 triệu đồng xuống còn 65.000 triệu đồng so với năm 2011 tức là giảm 78% . Nguyên nhân chính là do từ đầu năm 2012, các chủ đầu tư đã rút vốn chủ sở hữu để giải ngân cho dự án. Bên cạnh đó việc tìm kiếm các khách hàng mới là rất khó khăn, một phần do lãi suất huy động của NHPT (6%/năm kỳ hạn 1 tháng) chỉ bằng 60% - 70% lãi suất của NHTM cùng kỳ hạn (9 - 10%/năm). Mặt khác, do các doanh nghiệp trên địa bàn cũng đang gặp khó khăn về vốn sản xuất kinh doanh, nên không có vốn nhàn rỗi làm cho việc huy động vốn tại Chi nhánh giảm mạnh.

2.1.4.2. Tình hình cho vay thu nợ tín dụng đầu tư

a) Công tác thẩm định

Bảng 1.3. Tình hình thẩm định và tiếp nhận dự án mới tại chi nhánh giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Chỉ tiêu

2010

2011

2012

1

Số dự án tiếp nhận và hướng dẫn

30

28

10

2

Thẩm định quyết định cho vay tại CN

10

5

3

3

Thẩm định quyết định cho vay tại HSC

5

8

2

4

Số dự án từ chối

15

15

5

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH) Năm 2010 Chi nhánh đã tiếp cận 30 dự án. Trong đó, quyết định cho vay tại Chi nhánh là 10 dự án và dự án Nhà ở thu nhập thấp Bãi Dâu là dự án nhà ở thu nhập thấp


đầu tiên trong hệ thống được thẩm định cho vay và đã giải ngân vốn; Thẩm định trình HSC quyết định cho vay bổ sung 5 dự án: Dự án thủy điện Hương Điền (cho vay 350 tỷ), Dự án thủy điện Bình Điền (cho vay 60 tỷ)… và từ chối 15 dự án vì không đảm bảo điều kiện vay vốn.

Đến năm 2011 thì Chi nhánh đã tập trung tiếp nhận 28 dự án, giảm 2 dự án so với năm 2010. Chi nhánh đã đồng ý cho vay 5 dự án, HSC cho vay 8 dự án và thẩm định từ chối cho vay 15 dự án do lãi suất vay vốn cao, dự án không đáp ứng điều kiện vay vốn.

Năm 2012 thì Chi nhánh đã tập trung nghiên cứu các chương trình kinh tế trọng điểm của tỉnh giai đoạn 2011 - 2015 để có kế hoạch tiếp cận các dự án và hướng dẫn khách hàng về cơ chế, hồ sơ vay vốn. Tiếp tục rà soát các dự án tăng tổng mức đầu tư, thay đổi cơ cấu nguồn vốn, chậm tiến độ và đánh giá lại hiệu quả đầu tư. Kết quả là đã tiếp cận và hướng dẫn hồ sơ vay vốn cho 10 dự án, quyết định cho vay tại Chi nhánh là 3 dự án, tại HSC là 2 dự án và từ chối 5 dự án vì không đáp ứng điều kiện vay vốn.

b) Công tác giải ngân

Bảng 1.4. Tình hình công tác giải ngân tại chi nhánh TTH giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Nội dung

2010

2011

2012

1

Số dự án giải ngân

12

8

4

2

Tổng số giải ngân

750.000

750.000

450.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH)

Năm 2010 Chi nhánh đã giải ngân cho 12 dự án. Tổng số giải ngân đạt 750.000 triệu đồng bằng 138,7% so với năm 2009. Đây là năm có số lượng dự án và giá trị giải ngân lớn nhất từ khi thành lập Chi nhánh đến nay.

Năm 2011 thì công tác giải ngân cũng đạt 750.000 triệu đồng, đúng bằng tổng số giải ngân năm 2010. Chi nhánh đã giải ngân cho 8 dự án chuyển tiếp. Mặc dù KHGN năm 2011 có cắt giảm so với nhu cầu giải ngân của các dự án đăng ký từ đầu năm,


nhưng nhìn chung đã đáp ứng nhu cầu vốn theo tiến độ, tạo điều kiện để đẩy nhanh việc đưa dự án sớm đi vào hoạt động.

Đến năm 2012 thì Chi nhánh giải ngân cho 4 dự án, công tác giải ngân đạt

450.000 triệu đồng, giảm 300.000 triệu đồng so với năm 2010 và 2011 tức là giảm 40%. Sở dĩ là do toàn hệ thống Chi nhánh đang ở trong tình trạng khó khăn về nguồn vốn, KHGN năm 2012 bị cắt giảm và thông báo chậm so với nhu cầu giải ngân của các dự án.

c) Công tác thu hồi nợ vay

Bảng 1.5. Kết quả thu hồi nợ vay tại chi nhánh TTH giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Nội dung

2010

2011

2012

1

Thu nợ gốc

85.000

140.000

210.000

2

Thu nợ lãi

90.000

250.000

250.000

3

Dư nợ

2.500.000

2.900.000

3.000.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH)

Kết quả đạt được tại Chi nhánh năm 2010 là thu nợ gốc đạt 85.000 triệu đồng, thu nợ lãi đạt 90.000 triệu đồng, dự nợ đạt 2.500.000 triệu đồng. Đến năm 2011 thì thu nợ gốc đạt 140.000 triệu đồng tăng 55.000 triệu đồng so với năm 2010 tức là tăng 65%. Thu nợ lãi đạt 250.000 tăng 160.000 triệu đồng so với năm 2010 tức là tăng 178%. Dư nợ đạt 2.900.000 triệu đồng tăng 400.000 triệu đồng so với năm 2010 tức là tăng 16%. Nguyên nhân là do trong năm 2011 Chi nhánh đã giao trách nhiệm thu nợ cho từng cán bộ chuyên quản, nắm tình hình sản lượng, doanh thu của một số dự án có kế hoạch trả nợ lớn trong năm để có phương án thu nợ, lãi thích hợp; CN cũng đã rà soát kế hoạch thu nợ từng dự án để đôn đốc kịp thời, bên cạnh đó là các dự án đã cho vay trong các năm trước đã đi vào hoạt động và phát huy hiệu quả đặc biệt là các dự án thủy điện.

Năm 2012 thì thu nợ gốc đạt 210.000 triệu đồng tăng 70.000 triệu đồng so với năm 2011 tức là tăng 50%. Thu nợ lãi đạt 250.000 đúng bằng năm 2011. Dư nợ đạt


3.000.000 triệu đồng tăng 100.000 triệu đồng so với năm 2011 tức là tăng 3%. Nguyên nhân chính là do đầu năm CN đã lập tổ công tác đặc biệt có nhiệm vụ thu nợ, phân tích báo cáo tài chính và dự kiến, đề xuất các biện pháp tháo gỡ khó khăn và làm việc với các dự án có kế hoạch thu nợ lớn và các dự án có khó khăn. Bên cạnh đó, CN cũng đã thực hiện các chính sách hỗ trợ các đơn vị phối hợp với CN trong công tác thu hồi nợ đã được NHPT cho phép để đẩy mạnh công tác thu hồi nợ.

d) Chất lượng tín dụng đầu tư

Bảng 1.6. Kết quả chất lượng tín dụng đầu tư tại Chi nhánh giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Nội dung

2010

2011

2012

1

Nợ quá hạn

25.000

24.000

20.000

2

Lãi treo

6.000

13.000

11.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH)

Năm 2010 nợ quá hạn chiếm 1% dư nợ. Tức là đạt được 25.000 triệu đồng, còn lãi treo tại Chi nhánh đạt 6.000 triệu đồng. Đến năm 2011 thì nợ quá hạn đạt 24.000 triệu đồng giảm 1.000 triệu đồng so với 2010 tức là giảm 4%, còn lãi treo đạt 13.000 triệu đồng tăng 7.000 triệu đồng tức là tăng 117%. Năm 2012 thì nợ quá hạn đạt

20.000 triệu đồng giảm 4.000 triệu đồng so với 2011 tức là giảm 17%, còn lãi treo đạt

11.000 triệu đồng giảm 2.000 triệu đồng tức là giảm 15%. Nhìn chung nợ quá hạn và lãi treo là của các dự án dự án thuộc diện phá sản đang thực hiện thanh lý tài sản và các dự án ngừng hoạt động đang xử lý tài sản.

2.1.4.3. Tình hình cho vay thu nợ TDXK

Bảng 1.7. Tình hình công tác cho vay thu nợ TDXK tại CN giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Nội dung

2010

2011

2012

1

Dư nợ bình quân TDXK

0

2

0

2

Thu nợ lãi TDXK

0

0,2

0

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH)


Trong năm 2010 trên địa bàn tỉnh không có khách hàng đáp ứng điều kiện vay vốn nên Chi nhánh điều chỉnh hạn mức bằng 0. Như vậy, năm 2010 Chi nhánh không thực hiện cho vay TDXK, không có dư nợ. Đến năm 2011 thì dư nợ bình quân TDXK tăng 2 triệu đồng, thu nợ lãi cũng tăng 0,2 triệu đồng so với năm 2010. Năm 2012 thì Chi nhánh không phát sinh nghiệp vụ này vì thế dư nợ bình quân TDXK và thu nợ lãi TDXK bằng 0 do các nhóm hàng xuất khẩu đạt giá trị cao của tỉnh không thuộc đối tượng hỗ trợ vốn theo Nghị định 75/2011/NĐ-CP của Chính phủ, trong khi đó các doanh nghiệp xuất khẩu đối với các sản phẩm thuộc đối tượng thì không đáp ứng điều kiện của NHPT về quy mô kim ngạch xuất khẩu và năng lực tài chính.

2.1.4.4. Tình hình cho vay thu nợ vốn ODA, Qũy quay vòng

Đây là nguồn vốn mà Chi nhánh tiếp nhận từ các nước viện trợ vốn ODA cho Việt Nam. Chi nhánh đã quản lý số vốn này và cho vay lại các doanh nghiệp có dự án thuộc đối tượng sử dụng vốn ODA theo quy định. Hiện nay, số vốn ODA cho vay lại đang được sử dụng cho Qũy Quay Vòng và Qũy Uỷ Thác.

Bảng 1.8. Tình hình cho vay thu nợ vốn ODA, Qũy quay vòng tại CN giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Nội dung

2010

2011

2012

1

Số dự án cho vay

2

1

2

2

Giải ngân

13.000

6.500

14.000

3

Thu nợ gốc (USD)

115.000

60.000

120.000

4

Thu lãi phí (USD)

20.000

9.000

21.000

5

Dư nợ (VNĐ)

95.000

45.000

97.000

6

Nợ quá hạn

0

0

0

7

Lãi treo

0

0

0

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH)

Năm 2010 Chi nhánh đang quản lý cho vay các dự án sử dụng vốn ODA đó là Dự án năng lượng nông thôn II và Dự án cải thiện môi trường đô thị miền Trung. Cụ thể là Chi nhánh đã giải ngân 13.000 triệu đồng, thu nợ gốc đạt 115.000 triệu USD, thu


lãi phí đạt 20.000 triệu USD và dư nợ đạt 95.000 triệu đồng. Các dự án vay vốn ODA năm này không phát sinh nợ quá hạn và lãi treo.

Đến năm 2011 thì Chi nhánh đã hướng dẫn chủ đầu tư hoàn chỉnh hồ sơ dự án cấp nước tỉnh Thừa Thiên Huế để vay vốn của ADB (Tổng mức đầu tư 105 triệu USD, vay ADB 85 triệu USD, lãi suất vay dự kiến 4,7%/năm, thời gian vay 25 năm). Cụ thể Chi nhánh đã giải ngân được 6.500 triệu đồng giảm 6.500 triệu đồng so với năm 2010 tức là giảm 50%, Thu nợ gốc giảm 55.000 triệu USD so với năm 2010 tức giảm 48%, thu lãi phí đạt 9.000 triệu USD giảm 11.000 triệu USD so với 2010 tức giảm 55% và dư nợ cũng giảm xuống còn 45.000 triệu đồng tức giảm 53% so với năm 2010. Năm này các dự án vay vốn ODA cũng không phát sinh nợ quá hạn và lãi treo.

Trong năm 2012 thì Chi nhánh đã giải ngân cho 2 dự án. Cụ thể Chi nhánh đã giải ngân được 14.000 triệu đồng tăng 7.500 triệu đồng so với năm 2011 tức là tăng 115%, Thu nợ gốc tăng 60.000 triệu USD so với năm 2011 tức tăng 100%, thu lãi phí đạt 21.000 triệu USD tăng 12.000 triệu USD so với 2011 tức tăng 133% và dư nợ cũng tăng lên 52.000 triệu đồng tức tăng 116% so với năm 2011. Các dự án vay vốn ODA năm này cũng không có nợ quá hạn, lãi treo.

2.1.4.5. Tình hình cấp phát HTLSSĐT và cấp phát ủy thác

Đây là một hoạt động mà Chính phủ giao cho Chi nhánh nhằm thực hiện hỗ trợ cho các dự án vay vốn NHTM đã đi vào hoạt động và đã trả được nợ vay.

Bảng 1.9. Tình hình cấp phát HTLSSĐT và cấp phát ủy thác tại CN giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Nội dung

2010

2011

2012

1

Số dự án cấp phát HTLSSĐT và cấp phát ủy

thác

11

9

10

2

Hỗ trợ sau đầu tư

2.400

1.750

2.000

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH)


Năm 2010 Chi nhánh đang thực hiện hỗ trợ lãi suất cho 11 dự án của 11 khách hàng trên địa bàn tỉnh. Việc HTLS đã phần nào góp phần giảm chi phí lãi vay cho các doanh nghiệp trong điều kiện lãi suất vay vốn ở mức khá cao từ 14 - 16%/năm. Chi nhánh không thực hiện cấp phát vốn ủy thác mà phối hợp với Điện lực TTH để hoàn chỉnh hồ sơ, tất toán vốn cấp phát ủy thác ngành điện tại Chi nhánh để bàn giao hồ sơ sang Ngân hàng TMCP An Bình theo yêu cầu của ngành điện. Trong năm này Chi nhánh đã tích cực làm việc với Quỹ Phát triển nhà ở tỉnh TTH để cho vay vốn ủy thác của Quỹ đối với dự án Nhà ở thu nhập thấp Bãi Dâu của Công ty CP Kinh doanh Nhà TTH. Hỗ trợ sau đầu tư năm 2010 đạt 2.400 triệu đồng.

Đến năm 2011 thì Chi nhánh đã hỗ trợ sau đầu tư đạt 1.750 triệu đồng giảm 650 triệu đồng so với năm 2010 tức giảm 27%. Trong năm này Chi nhánh đã thực hiện cấp HTSĐT cho 9 dự án.

Trong năm 2012, Chi nhánh thực hiện cấp HTSĐT cho 10 dự án và đã đạt 2.000 triệu đồng, tức là tăng 250 triệu đồng so với năm 2011 tăng 14%.

2.1.4.6. Tình hình bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM

Bảo lãnh là một trong những nghiệp vụ cơ bản của NHPT. Theo đó Chi nhánh đã đứng ra bảo lãnh cho một doanh nghiệp nào đó và chịu trách nhiệm thanh toán khoản nợ thay cho doanh nghiệp trong phạm vi số vốn đã cam kết.

Bảng 1.10. Tình hình bảo lãnh cho doanh nghiệp vay vốn NHTM tại CN giai đoạn 20102012

Đvt: Triệu đồng


TT

Nội dung

2010

2011

2012

1

Số dự án/phương án tiếp nhận đề nghị bảo lãnh

5

3

0

2

Số dự án/phương án từ chối

1

0

0

3

Công tác bảo lãnh

20.000

17.000

0

(Nguồn: Báo cáo thường niên của NHPT chi nhánh TTH) Năm 2010 Chi nhánh đã tiếp nhận đề nghị bảo lãnh 3 phương án và 2 dự án. Chi nhánh đã từ chối bảo lãnh 1 dự án và đã có văn bản trả lời từ chối bảo lãnh. Công tác bảo lãnh của Chi nhánh đạt 20.000 triệu đồng. Đến năm 2011 thì Chi nhánh đang thực hiện bảo lãnh cho 3 dự án. Công tác bảo lãnh năm này đạt 17.000 triệu đồng giảm


3.000 triệu đồng so với năm 2010 tức giảm 15%. Đến 31/12/2012 thì Chi nhánh không có phát sinh thêm các dự án/phương án mới đề nghị bảo lãnh, không phát sinh các khoản nhận nợ bắt buộc.

2.2. Thực trạng Công tác thẩm định dự án vay vốn Tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại NHPTVN – Chi nhánh Thừa Thiên Huế giai đoạn 20102012

2.2.1. Vai trò và yêu cầu đối với công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.1.1. Vai trò của công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế

- Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thường là các chương trình hay dự án phát triển của các ngành quan trọng của đất nước vì vậy nó đòi hỏi vốn đầu tư lớn và thời gian thu hồi vốn lâu nên rủi ro xảy ra là rất lớn. Do đó, cần phải tiến hành thẩm định lựa chọn dự án có hiệu quả và bác bỏ dự án không khả thi. Công tác thẩm định các chương trình, dự án đầu tư này nhằm thẩm định tính hiệu quả, sự cần thiết của dự án. Từ đó có quyết định cho vay vốn đối với dự án có hiệu quả cao và cần thiết cho sự phát triển của nền kinh tế nói chung và phát triển ngành nói riêng.

- Các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước là nhằm phục vụ phát triển cơ sở hạ tầng của đất nước. Vì thế, công tác thẩm định các dự án này đóng vai trò rất quan trọng trong việc lựa chọn dự án có hiệu quả, phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế, đảm bảo vốn đầu tư được sử dụng hiệu quả cao, tránh hiện tượng cho dự án không khả thi vay dẫn đến khả năng không thu hồi được vốn vay.

- Công tác thẩm định các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước giúp cho việc đảm bảo dự án đầu tư tuân thủ theo pháp luật. Thông qua kiểm tra, kiểm soát, công tác thẩm định dự án sẽ xác định rõ những nội dung cần thực hiện, cần điều chỉnh của dự án cho phù hợp với định hướng phát triển của nền kinh tế. Mặc khác, qua đó cũng góp phần phân định rõ trách nhiệm, quyền hạn và phối hợp hài hòa giữa các bên tham gia dự án, đảm bảo việc chuẩn bị, thực hiện và vận hành dự án được thuận lợi. Bên cạnh đó, công tác thẩm định dự án còn giúp cho các chủ thể tham gia dự án đầu tư tuân thủ pháp luật.


2.2.1.2. Yêu cầu đối với Công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế

- Vì dự án đầu tư nằm trong môi trường động, nó tác động đến các chủ thể xung quanh nó do đó khi tiến hành thẩm định các dự án đầu tư nói chung và các dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước nói riêng phải đứng trên quan điểm của các chủ thể bị dự án tác động để xem xét, đánh giá dự án nhằm đảm bảo dự án đầu tư không chỉ mang lại lợi ích cho chủ đầu tư mà còn mang lại lợi ích cho toàn xã hội, đảm bảo tính toàn diện của công tác thẩm định dự án đầu tư.

- Việc thẩm định lựa chọn DAĐT cho vay vốn tín dụng Nhà nước phải dựa trên ý kiến của hội đồng thẩm định chứ không phụ thuộc vào ý muốn chủ quan của một cá nhân nào cả. Đảm bảo tính khách quan khi tiến hành thẩm định dự án đầu tư.

- Người tiến hành thẩm định phải nắm vững các quy hoạch, kế hoạch, chiến lược phát triển KT-XH, chiến lược phát triển ngành, các quy định về quản lý kinh tế-đầu tư và xây dựng hiện hành.

- Các DAĐT sử dụng nguồn vốn tín dụng Nhà nước thường với khối lượng lớn và thời gian thu hồi vốn chậm. Nên công tác thẩm định cần phải dựa trên các phương pháp, quy trình thẩm định khoa học nhằm lựa chọn cho vay đối với các DAĐT có hiệu quả cao. Đảm bảo các nguồn lực xã hội cần thiết cho dự án được sử dụng có hiệu quả.

Sau đây là một số dự án lớn tiêu biểu trong những năm qua mà Chi nhánh đã thẩm định và quyết định cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước trên địa bàn tỉnh TTH:


Bảng 1.11. Một số dự án lớn tiêu biểu vay vốn tín dụng đầu tư Nhà nước trên địa bàn TTH

Đơn vị tính: Tỷ đồng


TT

TÊN DỰ ÁN

CÔNG SUẤT

TMĐT

VỐN VAY VDB

1

Nhà máy thủy điện A Lưới

170 MW

3.224

1.656

2

Nhà máy thủy điện Hương Điền

81 MW

1.696

850

3

Nhà máy thủy điện Bình Điền

44 MW

1.072

520

4

Nhà máy kéo sợi chất lượng cao

30 vạn cọc

523

243

5

Nhà máy thủy điện Tả Trạch

21 MW

306

235

6

Kiên cố hóa kênh mương

-

-

180

7

Bệnh viện Quốc Tế Huế

300 giường

200

140

8

Cơ sở hạ tầng khu Chân Mây

-

-

100

9

Khu du lịch sinh thái Vedana

17 bugalow

60

36

10

Nhà máy nước Quảng Tế II

82.500m3/ngày

64

20

11

Hệ thống cấp nước sạch TTH

169.000m3/ngày

2.160

1.687

12

Năng lượng Nông thôn II

-

145

124

13

Cải thiện môi trường đô thị MT

-

320

50

…………………………..

-

-

-

(Nguồn: Sổ tay của NHPTVN – Chi nhánh TTH)

2.2.2. Thực trạng công tác thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

2.2.2.1. Quy trình thẩm định dự án vay vốn tín dụng Đầu tư Phát triển của Nhà nước tại Ngân hàng Phát triển - Chi nhánh Thừa Thiên Huế

Công tác thẩm định các dự án vay vốn tín dụng ĐTPT của Nhà nước tại Chi nhánh Thừa Thiên Huế được thực hiện thông qua một quy trình bao gồm các bước:

A. Tiếp nhận và luân chuyển hồ sơ vay vốn

- Tiếp nhận hồ sơ vay vốn

Sau khi nhận được hồ sơ vay vốn của chủ đầu tư, đơn vị tiếp nhận hồ sơ phải vào sổ và đóng dấu công văn đến và kiểm tra danh mục hồ sơ vay vốn:

..... Xem trang tiếp theo?
⇦ Trang trước - Trang tiếp theo ⇨

Ngày đăng: 18/04/2022