NHTM thực hiện các yêu cầu của khách hàng trong giao dịch, thanh toán, chuyển tiền, thu hộ tư vấn môi giới,…và nhận một khoản thu nhập về việc làm trung gian đó, xu thế hiện nay các ngân hàng tập trung hoàn thiện các hoạt động cũng như dịch vụ của mình nhằm không ngừng tăng nhanh tỷ lệ thu từ các dịch vụ trong tổng nguồn thu của ngân hàng.
Nghiệp vụ ngoại bảng
Là những khoản dùng để phản ánh những tài sản tạm thời để ở Ngân hàng, không thuộc quyền sở hữu của Ngân hàng. Ngoài ra, các khoản này còn phản ánh một số chỉ tiêu kinh tế đã được phản ánh ở các tài khoản trong bảng cân đối kế toán của những đơn vị cần theo dõi để phục vụ yêu cầu quản lý nợ khó đòi đã xử lý, chi tiết ngoại tệ…
Về nguyên tắc, các tài khoản thuộc loại này đều ghi “đơn” tức là chỉ ghi vào bên Nợ hoặc bên Có của tài khoản mà không ghi quan hệ đối ứng hoặc giá quy định trong biên bản giao nhận, trong hóa đơn, chứng từ. Tài sản nhận giữ hộ, tài sản gán nợ, xiết nợ chờ xử lý…
1.2 CÁC HÌNH THỨC HUY ĐỘNG VỐN CỦA NHTM
Do NHTM huy động theo phương thức “đi vay để cho vay” mà vốn tự có của Ngân hàng chỉ chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động. Do vậy, để có thể tồn tại và phát triển, NHTM phải quan tâm tới các hình thức tạo vốn để không ngừng mở rộng, phát triển vốn để cạnh tranh thị trường. Quá trình huy động vốn được thực hiện thông qua các hình thức sau:
1.2.1 Huy động vốn dưới hình thức tiền gửi
1.2.1.1 Tiền gửi thanh toán (TGTT)
Tiền gửi thanh toán của doanh nghiệp hoặc cá nhân: Đây là khoản tiền mà
Có thể bạn quan tâm!
- Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang - 1
- Cơ Cấu Tổ Chức Và Chức Năng Từng Bộ Phận Của Ngân Hàng Tmcp Công Thương – Chi Nhánh Kiên Giang
- Các Nhân Tố Ảnh Hưởng Đến Nghiệp Vụ Kế Toán Huy Động Vốn Của Chi Nhánh
- Chứng Từ Sử Dụng Và Quy Trình Luân Chuyển Chứng Từ
- Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang - 6
- Công tác kế toán huy động vốn tại ngân hàng thương mại cổ phần công thương Việt Nam chi nhánh Kiên Giang - 7
Xem toàn bộ 61 trang tài liệu này.
khách hàng gửi vào Ngân hàng nhờ
Ngân hàng giữ
hộ và thanh toán hộ. Trong
phạm vi số dư cho phép, các nhu cầu chi trả của doanh nghiệp và cá nhân đều được Ngân hàng thực hiện. Các khoản thu của Ngân hàng, cá nhân đều có thể được nhập vào tiền gửi thanh toán theo yêu cầu. Nhìn chung, đây là một khoản huy động có lãi suất thấp vì Ngân hàng không chủ động trong công tác cho vay. Mặt khác, loại tiền gửi thanh toán này Ngân hàng phải thường xuyên thu và chi trả
theo yêu cầu của khách hàng nên tốn kém chi phí và kiểm đếm, bảo quản..., thay vào đó chủ tài khoản được hưởng các dịch vụ Ngân hàng với mức phí thấp.
Mặc dù, đối với TGTT, người gửi có thể rút ra hoặc gửi vào bất cứ lúc nào, song giữa việc gửi và rút ra có sự chênh lệch nhất định về thời gian và số lượng, nên các loại tài khoản này luôn có số dư. Ngân hàng có thể huy động số dư đó làm nguồn vốn tín dụng để cho vay. Một số Ngân hàng kết hợp tài khoản TGTT với tài khoản cho vay như cho vay thấu chi – chi trội trên số dư của tài khoản TGTT. Một số Ngân hàng sử dụng nhiều hình thức “ biến tướng” của tài khoản thanh toán để nâng lãi suất của loại tiền gửi này lên nhằm cạnh tranh với các TCTD khác.
Bên cạnh đó các Ngân hàng có thể huy động vốn thông qua tài khoản tiền gửi thanh toán của các Ngân hàng khác, nhằm mục đích nhờ thanh toán hộ và một số mục đích khác, NHTM có thể gửi tiền tại Ngân hàng khác. Tuy nhiên quy mô của nguồn này thường không lớn.
1.2.1.2 Tiền gửi có kỳ hạn (TGCKH)
Nhiều khoản thu của doanh nghiệp và các tổ chức xã hội sẽ được chi trả sau một khoảng thời gian nhất định. TGTT tuy rất thuận tiện trong hoạt động thanh toán song lãi suất lại thấp, để đáp ứng nhu cầu tăng thu của người gửi tiền Ngân hàng đã đưa ra hình thức tiền gửi có kỳ hạn. Tiền gửi có kỳ hạn là loại tiền gửi được ủy thác vào Ngân hàng trên cơ sở có sự thỏa thuận về thời gian rút tiền giữa khách hàng và Ngân hàng. Như vậy, theo nguyên tắc khách hàng ký thác chỉ được rút tiền ra khi đến hạn đã thỏa thuận. Tuy nhiên trên thực tế do phải cạnh tranh để thu hút tiền gửi, các Ngân hàng thường cho phép khách hàng được rút trước hạn. Trong trường hợp này, có 2 cách để giải quyết: hoặc khách hàng vay tiền của Ngân hàng, sau đó đến hạn rút tiền thì dùng số tiền và lãi thu được để trả nợ (cả gốc và lãi vay Ngân hàng); hoặc là thỏa thuận với khách hàng rút tiền ra trước hạn và nhận lãi suất thấp hơn (đôi khi chỉ được hưởng lãi suất của tiền gửi không kỳ hạn).
Tiền gửi có kỳ hạn là một nguồn vốn tín dụng mang tính chất ổn định, vì mục đích của người gửi tiền là kiếm lợi chứ không phải là để thanh toán. Do đó, khác với loại tiền gửi không kỳ hạn yếu tố lãi suất có tác động rất lớn đến loại nguồn vốn này.
Để tăng cường huy động vốn này, trước hết các Ngân hàng thường đưa ra
nhiều loại thời hạn khác nhau nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng. Thông
thường có các loại kỳ hạn: 1 tháng, 3 tháng, 6 tháng, 9 tháng....Với mỗi loại thời hạn, Ngân hàng áp dụng một lãi suất tương ứng, với nguyên tắc thời hạn càng dài thì lãi suất càng cao.
1.2.2 Huy động vốn dưới hình thứ nhận tiền gửi tiết kiệm của dân cư
1.2.2.1 Tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn (TGTK)
Tiền gửi này chủ yếu là nhàn rỗi của dân cư nhưng do nhu cầu chi tiêu không xác định được trước nên khách hàng chỉ gửi không kỳ hạn, nghĩa là có thể rút ra bất cứ lúc nào.
Loại tiền gửi này lãi suất thấp nguyên nhân giống như tiền gửi không kỳ hạn.
Khi khách hàng đến gửi tiết kiệm không kỳ hạn thì Ngân hàng phải mở sổ theo dõi. Khi khách hàng có nhu cầu chi tiêu có thể rút một phần trên số tiền tiết kiệm, sau khi xuất trình các giấy tờ hợp lệ, Ngân hàng rút số dư trên sổ tiết kiệm không kỳ hạn và trả lại cho khách hàng.
Đối với gửi tiền tiết kiệm không kỳ hạn lãi được nhập vốn và thường tính lãi theo nhóm ngày gửi tiền. Còn đối với tiền gửi thanh toán thì lãi nhập vốn vào cuối tháng dương lịch.
1.2.2.2 Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn (TGTKCKH)
Tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn có thể được phân thành nhiều loại: kỳ hạn 3 tháng, 6 tháng…Khách hàng gửi tiết kiệm định kỳ thì được Ngân hàng cấp sổ tiết kiệm
Về nguyên tắc khách hàng chỉ được rút vốn khi đến hạn. Nếu rút trước hạn phải được sự đồng ý của Ngân hàng và chỉ được hưởng lãi bằng mức lãi suất của tiền gửi tiết kiệm không kỳ hạn hoặc không được hưởng lãi nếu gửi có kỳ hạn mà rút ra chưa được một tháng.
Khi đến kỳ hạn nếu không có ý kiến của khách hàng thì Ngân hàng không được tự động thêm một kỳ mới, trừ trường hợp suốt định kỳ tiếp theo khách hàng cũng không đến rút lãi, rút vốn thì mặc nhiên Ngân hàng phải nhập lãi vào vốn để tính lãi kép cho khách hàng (lãi sinh ra lãi). Vấn đề này được các TCTD vận dụng theo đặc điểm riêng.
Các loại tiền gửi tiết kiệm khác
Ngoài 2 loại tiền gửi thanh toán và tiền gửi tiết kiệm hầu hết các NHTM đều có thể thiết kế những loại tiền gửi tiện ích, tiết kiệm có thưởng, tiết kiệm an khang với nét đặc trưng riêng nhằm làm cho sản phẩm của mình luôn được đổi mới theo yêu cầu của khách hàng và tạo ra rào cản dị biện để chống lại sự bắt chước của các đối thủ cạnh tranh.
1.2.3 Huy động vốn bằng hình thức phát hành giấy tờ có giá
Các giấy tờ có giá là các công cụ do Ngân hàng phát hành để huy động vốn trên thị trường. Thông qua nhiều loại khác nhau.
- Chứng chỉ tiền gửi (CDs):
CDs là công cụ vay nợ do NHTM bán cho người gửi tiền với lãi suất nhất định và được lưu thông khi chưa đến hạn thanh toán. Người sở hữu CDs có thể được hoàn trả hết toàn bộ số tiền gửi cộng với lãi hoặc có thể bán CDs trên thị trường thứ cấp. CDs là công cụ mang lãi suất, lãi suất của nó được tính toán trên cơ sở 360 ngày và được trả theo mệnh giá và thời hạn.
Lãi suất của CDs được tính dựa trên lãi suất của thị trường tiền tệ, tình trạng tài chính của Ngân hàng phát hành ra nó và thời hạn thanh toán CDs. Mức lãi suất của CDs do Ngân hàng có chất lượng cao phát hành thường cao hơn lãi suất của tín phiếu kho bạc, sự chênh lệch này phản ánh mức độ chênh lệch và rủi ro của từng Ngân hàng. Sự phát triển của CDs cùng với sự nhạy cảm của lãi suất giúp các NHTM chủ động trong việc huy động vốn và thích ứng với môi trường cạnh tranh mới.
- Trái phiếu: Là một chứng thư xác nhận một khoản nợ của tổ chức phát hành đối với người sở hữu, trong đó cam kết sẽ hoàn trả nợ kèm lãi trong một thời hạn nhất định. Thông qua phát hành trái phiếu sẽ thu hút được nguồn trung và dài hạn để cho vay mở rộng sản xuất kinh doanh và đầu tư. Việc phát hành trái phiếu sẽ
thu hút được lượng tiền ổn định trong dài hạn do vậy phát hành trái phiếu chỉ
được thực hiện khi Ngân hàng thực sự cần một lượng vốn lớn hoặc khi Ngân hàng đã có kế hoạch sử dụng vốn để cho vay trung và dài hạn.
- Kỳ phiếu: Là chứng chỉ huy động vốn có mục đích, có thời hạn, có lãi suất tương ứng với từng loại kỳ hạn hoặc phương thức trả lãi trước hoặc sau. Đây là
giấy tờ có giá ngắn hạn nghĩa là Ngân hàng sẽ có được nguồn vốn chủ động với tính chất ổn định cao nhưng chi phí mà Ngân hàng bỏ ra cũng lớn. Do vậy, Ngân hàng phải có chính sách huy động vốn linh hoạt để đảm bảo nguồn vốn cho hoạt động kinh doanh trong ngắn hạn cũng như dài hạn.
1.2.4 Huy động vốn bằng các hình thức khác
Vay TCTD khác: Trong quá trình hoạt động Ngân hàng có thể vay TCTD khác thông qua thị trường tiền tệ liên Ngân hàng. Chi phí của nguồn vốn này thường cao và thời gian sử dụng thường ngắn. Các Ngân hàng cho nhau vay dưới các hình thức: vay qua đêm, vay kỳ hạn, hợp đồng gia hạn...
Vay Ngân hàng nhà nước: NHNN cho NHTM vay dưới hình thức chiết khấu giấy tờ có giá. Chi phí của nguồn vốn này cao hay thấp phụ thuộc vào chính sách tiền tệ của NHNN.
Các NHTM có thể huy động các nguồn khác như: Tiền gửi ký quỹ, tiền gửi đảm bảo thanh toán, tiền tạm giữ, tiền đang chuyển, các khoản khác...
Hình thức huy động vốn được khái quát trong sơ đồ sau:
1.3 VAI TRÒ VÀ NHIỆM VỤ CỦA KẾ TOÁN HUY ĐỘNG VỐN Ở
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Vai trò của kế toán nghiệp vụ huy động vốn
Kế toán huy động vốn giữ một vị trí quan trọng trong toàn bộ nghiệp vụ kế toán của Ngân hàng, nó được xác định là nghiệp vụ kế toán phức tạp bởi lẽ trong bảng cân đối cho thấy hoạt động huy động vốn chiếm phần lớn trong tổng tài sản nợ của Ngân hàng nghĩa là kế toán huy động vốn tham gia vào quá trình sử dụng vốn – hoạt động cơ bản của Ngân hàng.
Có thể nói rằng nghiệp vụ huy động là nghiệp vụ cơ bản, quan trọng và là nghiệp vụ hàng đầu của các NHTM. Để cho nghiệp vụ này có hiệu quả, năng suất và chất lượng thì công tác kế toán huy động vốn góp phần không nhỏ qua việc phản ánh một cách rõ ràng, chính xác các nghiệp vụ huy động, đối tượng khách hàng huy động, kỳ hạn huy động và phản ánh rõ ràng chính xác loại tiền gửi để từ đó có thể phục vụ cho vay sinh lãi cho Ngân hàng.
Kế toán huy động vốn phục vụ đắc lực trong công việc chỉ đạo chấp hành
chính sách tiền tệ của Đảng và Nhà nước trong nền kinh tế thị trường, với cơ chế huy động như hiện nay Ngân hàng là cơ quan chuyên môn được giao nhiệm vụ tổ chức thực hiện chính sách tiền tệ, Ngân hàng đã áp dụng mức lãi suất hấp dẫn đối với các thành phần kinh tế góp phần làm bình ổn tình hình tài chính hiện nay. Thực hiện tốt công tác huy động, làm tham mưu đắc lực cho công tác tín dụng để tín dụng thực sự trở thành đòn bẩy cũng như giám đốc bằng tiền với toàn bộ hoạt động trong nền kinh tế.
1.3.2 Nhiệm vụ của kế toán nghiệp vụ huy động vốn
Kế toán huy động là công việc tính toán, ghi chép một cách đầy đủ, chính xác, kịp thời các kỳ hạn huy động, trả lãi, theo dõi loại tiền gửi trên cơ sở đó bảo đảm hiệu quả tài sản nợ của Ngân hàng và cung cấp thông tin cần thiết cho việc quản lí và điều hành nghiệp vụ huy động vốn.
- Nhiệm vụ bảo vệ tài sản của khách hàng đối với kế toán huy động rất nặng nề bởi tài sản huy động chủ yếu dưới dạng tiền tệ, vàng nếu sơ suất trong quá trình huy động sẽ gây ra rủi ro rất lớn, vì vậy kế toán huy động phải thực hiện tốt nhiệm vụ của mình để nâng cao chất lượng nghiệp vụ.
- Kiểm tra và xác định tính hợp pháp, hợp lệ của các chứng từ đảm bảo hình thức huy động vốn là phù hợp.
1.4 NHỮNG VẤN ĐỀ CƠ BẢN CỦA KẾ TOÁN NGHIỆP VỤ HUY ĐỘNG VỐN CỦA CÁC TỔ CHỨC CÁ NHÂN TRONG NƯỚC
1.4.1 Hồ sơ chứng từ huy động vốn của các tổ chức của các tổ chức cá nhân trong nước
Chứng từ kế toán là những giấy tờ đảm bảo về mặt pháp lý các khoản phải trả của Ngân hàng. Mọi sự tranh chấp về các khoản trả nợ đều phải giải quyết trên cơ sở các chứng từ kế toán tiền gửi, đối với thành phần tổ chức kinh tế các nhân trong nước sử dụng các loại chứng từ gốc và chứng từ ghi sổ như sau:
Chứng từ gốc: Là những căn cứ quan trọng để tính toán và hạch toán toàn bộ số tiền gửi và trả lãi cho khách hàng. Bao gồm đơn xin mở tài khoản nếu khách hàng gửi tiền với loại hình tiền gửi thanh toán không kỳ hạn như: Sổ tiết kiệm, giấy CMND hoặc hộ chiếu còn thời hạn hiệu lực, giấy ủy quyền.....
Ngoài ra, còn có các giấy cam kết không rút vốn trước hạn (nếu khách hàng gửi tiền theo loại hình huy động có kỳ hạn có dự thưởng ).
Chứng từ ghi sổ: Là những chứng từ dùng trong thanh toán như: Séc lĩnh tiền mặt, giấy lĩnh tiền mặt, giấy rút tiền kiêm lệnh điều tiền...Các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt như: ủy nhiệm chi, séc thanh toán trong trường hợp gửi tiền bằng chuyển khoản.
Đối với hình thức huy động tiền gửi có kỳ hạn, khi huy động không phải lập giấy đề nghị mở tài khoản chỉ phải ký vào giấy gửi tiền tiết kiệm thì tính pháp lí của các khoản tiền gửi được thể hiện ngay trên chứng từ thu tiền mặt hay chuyển khoản...cũng như hàng tháng tiến hành đối chiếu xác nhận tài sản nợ theo số dư các tài khoản tiền gửi của khách hàng theo hạn mức trên sổ hạch toán chi tiết.
Các giấy tờ trong huy động vốn đòi hỏi phải có đầy đủ tính pháp lí được thể hiện trên các chứng từ kế toán huy động vốn là yếu tố xác định thẩm quyền chủ thể gửi tiền tại Ngân hàng, chỉ rõ người chủ tài khoản tiền gửi và kỳ hạn gửi để từ đó có thể chi trả gốc và lãi theo đúng hạn cho khách hàng.
Cán bộ kế toán huy động vốn là người chịu trách nhiệm thực hiện công việc: kiểm tra hồ sơ gửi tiền theo danh mục quy định, hướng dẫn khách hàng mở tài khoản gửi tiền, làm thủ tục gửi tiền theo lệnh của Tổng Giám Đốc hoặc người
được ủy quyền, hạch toán nghiệp vụ huy động, trả gốc và lãi, lưu giữ hồ sơ theo quy định.
1.4.2 Tài khoản dùng trong kế toán huy động tiền gửi tiết kiệm
1.4.2.1 Tài khoản 42 : Tiền gửi của khách hàng
421: Tiền gửi của khách hàng trong nước bằng VND 4211: TGTT
4212: TGTTCKH
4214: TG vốn chuyên dùng
422: Tiền gửi khách hàng trong nước bằng ngoại tệ 423: TGTK bằng đồng Việt Nam
424: TGTK bằng ngoại tệ và vàng
Các tài khoản trên dùng để phản ánh tiền gửi tiết kiệm bằng VND, bằng ngoại tệ và vàng tại các TCTD.
Nội dung các tài khoản trên:
Số dư Có: Phản ánh số tiền của KH đang gửi tại Ngân hàng
1.4.2.2 Tài khoản 491: Lãi phải trả cho tiền gửi
- Tài khoản này dùng để phản ánh số lãi tính dồn tích trên số tiền của KH đang gửi tại TCTD.
- Việc hạch toán tài khoản này phải thực hiện theo các quy định sau:
- Lãi phải trả cho tiền gửi được ghi nhận trên cơ sở thời gian và lãi suất thực tế từng kỳ.
- Lãi phải trả cho tiền gửi thể hiện số lãi tính dồn tích mà TCTD đã hạch toán vào chi phí nhưng chưa chi trả cho KH.
- Tài khoản 491 có các TK cấp II sau:
o 4911: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng đồng VN
o 4912: Lãi phải trả cho tiền gửi bằng ngoại tệ
o 4913: Lãi phải trả cho tiền gửi TK bằng đồng VN
o 4914: Lãi phải trả cho TGTK bằng ngoại tệ và vàng Nội dung TK 491:
Số dư Có: Phản ánh số tiền lãi phải trả dồn tích chưa thanh toán
1.4.2.3 Tài khoản 1011: Tiền mặt tại quỹ
Tài khoản này dùng để hạch toán số tiền mặt tại quỹ nghiệp vụ TCTD.
Số dư Nợ: Phản ánh số tiền mặ hiện có tại quỹ nghiệp vụ của TCTD
1.4.2.4 Tài khoản 801: Trả lãi tiền gửi
Tài khoản này dùng để phản ánh các khoản chi phí về hoạt động tín dụng tại TCTD.
Nội dung hạch toán:
- Chuyển số dư Nợ cuối năm vào tài khoản lợi nhuận năm nay khi quyết toán
- Số dư Nợ: Phản ánh các khoản chi về hoạt động tín dụng trong năm nay
1.4.3 Trình tự ghi sổ kế toán của nghiệp vụ kế toán huy động vốn
Thực hiện theo quy trình luân chuyển chứng từ kế toán Ngân hàng, đảm bảo nguyên tắc thu tiền trước, ghi sổ sau; ghi nợ trước ghi có sau (nếu là chứng từ chuyển khoản). Quy trình được thực hiện như sau:
- Khách hàng nộp giấy nộp (gửi) tiền kèm sổ tiết kiệm (nếu nộp tiền vào tài khoản tiền gửi tiết kiệm) hoặc khách hàng nhận các chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt từ Ngân Hàng khác chuyển đến như: Bảng kê nộp séc kèm theo tờ séc, chứng từ uỷ nhiệm thu - uỷ nhiệm chi…
- Bộ phận kế toán giữ tài khoản của khách hàng kiểm tra tính hợp lệ, hợp pháp của các yếu tố trên chứng từ sau đó chuyển sang bộ phận kiểm soát viên.
- Kiểm soát viên là kiểm soát tiền mặt (nếu nộp tiền mặt), kiểm soát chuyển khoản (nêu nộp chứng từ chuyển khoản), kiểm soát chứng từ, ký và chuyển sang thủ quỹ (nếu nộp tiền mặt), chuyển sang thủ quỹ hoặc thanh toán viên ghi nợ (nếu thanh toán cùng Ngân hàng) kế toán thanh toán (nếu thanh toán khác Ngân Hàng).
- Thủ quỹ thu tiền vào sổ quỹ, ký tên (đối với chứng từ tiền mặt) thanh toán viên ghi nợ vào tài khoản (nếu chuyển khoản cùng Ngân Hàng) kế toán thanh toán ghi nợ vào tái khoản thích hợp (nếu chuyển khoản khác Ngân Hàng, sau đó chuyển chứng từ sang kiểm soát viên).
- Kiểm soát viên kiểm soát lại chứng từ và chữ ký trên chứng từ sau đó chuyển chứng từ cho thanh toán viên ghi có vào tài khoản tiền gửi.
- Sau khi ghi có vào tài khoản tiền gửi thanh toán viên chuyển chứng từ cho bộ phận kế toán tổng hợp lưu trữ chứng từ. Nếu thực hiện tài khoản trên máy thì toàn bộ quy trình nghiệp vụ được thực hiện trên máy.
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH HUY ĐỘNG VỐN TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM
CHI NHÁNH KIÊN GIANG
2.1 ĐẶC ĐIỂM VỀ TỔ CHỨC, KINH TẾ TẠI NGÂN HÀNG TMCP CÔNG THƯƠNG VIỆT NAM - CHI NHÁNH KIÊN GIANG
2.1.1 Đặc điểm về tổ chức tại Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam Chi nhánh Kiên Giang
2.1.1.1 Sơ lược về Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam – Chi nhánh Kiên Giang
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang là Chi nhánh trực thuộc hệ thống Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam. Ngân hàng được thành lập theo quyết định số 61/NH-TCCB ngày 14/07/1988 của Thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước Việt Nam, trụ sở tại Số D11-5B đường 3 tháng 2, phường Vĩnh Lạc, Tp. Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang.
Khi mới thành lập, Chi nhánh Ngân hàng Công Thương đã gặp nhiều khó khăn bởi hình thành từ Ngân hàng Nhà nước thị xã Rạch Giá, một Ngân hàng hoạt động trong cơ chế bao cấp với số lượng cán bộ công nhân viên là 98 người. Song để hòa nhập với công cuộc đổi mới của đất nước, Ngân hàng đã quyết tâm khắc phục mọi khó khăn, phấn đấu hoàn thành tốt các nhiệm vụ được giao, góp phần phát triển kinh tế địa phương, cùng cả nước tiến vào công cuộc đổi mới. Tháng 07/2009 được đổi tên Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang.
Cùng với hệ thống các Chi nhánh Ngân hàng TMCP Công Thương trên mọi
miền đất nước từ khi thành lập đến nay, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam - Chi nhánh Kiên Giang đã có những bước phát triển vững chắc. Phát huy mạnh mẽ tính chất kinh doanh đa dạng của một ngân hàng thương mại đa năng, không chỉ đáp ứng nguồn vốn của các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, chế biến công nghiệp,…mà nguồn vốn ngân hàng còn vươn đến tận vùng sâu, vùng xa. Bên cạnh những hiệu quả đạt được từ đầu tư tín dụng vào phát triển kinh tế, Ngân