Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 1


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ


LƯU THẾ VINH


CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN Ở PHÚ THỌ


LUẬN VĂN THẠC SĨ


Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 134 trang tài liệu này.

Hà Nội - 2008


Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ - 1

MỤC LỤC

1. Tính cấp thiết của đề tài 4

2. Tình hình nghiên cứu 5

3. Mục đích nghiên cứu 7

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 7

5. Phương pháp nghiên cứu 7

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn 7

7. Bố cục của luận văn 8

CHƯƠNG 1 9

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ CÔNG NGHIỆP HOÁ, 9

HIỆN ĐẠI HOÁ NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN 9

1.1. Quan niệm về công nghiệp hoá, hiện đại hoá và công nghiệp hoá,

hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 9

1.1.1. Quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa 9

1.1.2. Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 15

1.2. Sự cần thiết của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 18

1.3. Nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn24

1.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng sản xuất hàng hoá lớn, hiện đại 24

1.3.2. ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong sản xuất nông nghiệp 28

1.3.3. Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn 30

1.3.4. Phát triển nguồn nhân lực cho công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 31

1.3.5. Xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật – xã hội hiện đại ở nông thôn, đưa nông thôn phát triển ngày càng văn minh, hiện đại 33

1.4. Kinh nghiệm quốc tế và một số địa phương 34

1.4.1. Kinh nghiệm quốc tế 34

1.4.1.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 34

1.4.1.2. Kinh nghiệm của Đài Loan 36

1.4.2. Kinh nghiệm trong nước 38

1.4.2.1. Kinh nghiệm của Vĩnh Phúc 38

1.4.2.2. Kinh nghiệm của Hà Tây 39

1.4.3. Bài học kinh nghiệm 40

CHƯƠNG 2 43

THỰC TRẠNG CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 43

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 43

2.1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ 43

2.1.1. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên 43

2.1.2. Điều kiện kinh tế – xã hội 46

2.2. Nhận thức và công tác lãnh chỉ đạo của các cấp ủy đảng và chính quyền tỉnh Phú Thọ trong việc vận dụng các Nghị quyết của Đảng về

công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 49

2.2.1. Về nhận thức của các cấp uỷ đảng và chính quyền 49

2.2.2. Về công tác lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp uỷ đảng và chính quyền tỉnh trong việc vận dụng Nghị quyết của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 53

2.3. Tình hình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Phú Thọ từ năm 1997 đến nay 55

2.3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn 55

2.3.2. ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp, nông thôn 63

2.3.3. Xây dựng cơ sở hạ tầng nông nghiệp, nông thôn 67

2.3.4. Phát triển công nghiệp nông thôn và ngành nghề ở nông thôn 70

2.3.5. Phát triển nguồn nhân lực phục vụ công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 74

2.4. Đánh giá chung về quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ những năm qua 76

2.4.1. Một số thành tựu và nguyên nhân 76

2.4.2. Những tồn tại và nguyên nhân 78

2.4.3. Một số bài học kinh nghiệm rút ra 81

CHƯƠNG 3 87

PHƯƠNG HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY 87

CÔNG NGHIỆP HOÁ, HIỆN ĐẠI HOÁ 87

NÔNG NGHIỆP, NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ 87

3.1. Những quan điểm và mục tiêu cơ bản thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ 87

3.1.1. Quan điểm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ 87

3.1.2. Những mục tiêu cơ bản 90

3.2. Một số giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ 95

3.2.1. Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý nhà nước trong quá trình phát triển 95

3.2.2. Phát triển các thành phần kinh tế, đa dạng hoá nguồn vốn trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn 97

3.2.3. Đẩy mạnh nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học – công nghệ trong nông nghiệp, nông thôn 101

3.2.4. Xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn theo hướng hiện đại 104

3.2.5. Phát triển nguồn nhân lực, giải quyết việc làm cho người lao động

............................................................................................................... 106

3.2.6. Các giải pháp và điều kiện hỗ trợ khác 108

3.2.6.1. Chính sách tài chính 108

3.2.6.2. Chính sách ruộng đất 110

3.2.6.3. Phát triển các làng nghề truyền thống, các làng nghề mới, xây dựng và hình thành các cụm công nghiệp làng nghề ở nông thôn 110

3.2.6.4. Củng cố và hoàn thiện mô hình hợp tác xã nông nghiệp 112

3.2.6.5. Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, thương mại và tiêu thụ sản phẩm 113

KẾT LUẬN 115

DANH MỤC BẢNG BIỂU 117

Tài liệu tham khảo 118


1. Tính cấp thiết của đề tài

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nói chung và công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói riêng là một quá trình tất yếu để chuyển một nền kinh tế lạc hậu thành một nền kinh tế hiện đại, đặc biệt là những nước đang trong thời kỳ đầu phát triển …

Đối với Việt Nam, một nước trong thời kỳ chuyển đổi và đang phát triển ở trình độ thấp, thì công nghiệp hoá và hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn lại càng có vai trò hết sức quan trọng. Từ Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ III (1960) của Đảng Lao động Việt Nam, công nghiệp hoá đã được khẳng định “là nhiệm vụ trung tâm trong suốt thời kỳ quá độ”. Tuy nhiên, hoàn cảnh điều kiện trong nước cũng như quốc tế hiện nay đã có nhiều thay đổi so với những năm đầu của công cuộc đổi mới. Sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, xu hướng toàn cầu hóa, khu vực hóa nền kinh tế thế giới và sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế tri thức... đã làm thay đổi lôgic của tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Sự thay đổi đó đặt ra nhiều vấn đề cả về lý luận và thực tiễn đòi hỏi phải có sự nhận thức lại quan niệm về công nghiệp hóa, hiện đại hóa và công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn. Đây không phải chỉ là vấn đề thuần túy lý thuyết mà nó còn có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định con đường, bước đi và các giải pháp chiến lược trong việc thực hiện nhiệm vụ đầy khó khăn này.

Tại Đại hội lần thứ VIII (1996), Đảng ta đã xác định mục tiêu chính của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá trong thời gian tới là phấn đấu đến năm 2020 đưa nước ta "cơ bản trở thành một nước công nghiệp", đồng thời huy động tất cả các nguồn lực cần thiết để đẩy nhanh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, giải quyết đồng bộ các vấn đề nông nghiệp, nông thôn và nông dân, đưa nông nghiệp lên một trình độ mới. Quá trình này đã được tiến hành trên cả nước, đã thu được nhiều thành công bước đầu, song


cũng đang còn nhiều bất cập và đặt ra một số vấn đề mới, cả về lý luận, lẫn thực tế chưa có lời giải thỏa đáng…

Phú Thọ là một tỉnh thuộc Trung du miền núi phía Bắc, nằm ở đỉnh tam giác châu thổ sông Hồng, cách Thủ đô Hà Nội khoảng 80km, trong hành lang kinh tế Hải Phòng - Hà Nội - Lào Cai (Việt Nam) - Hà Khẩu - Côn Minh (Trung Quốc), nên Phú Thọ có nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế và giao lưu văn hoá. Tuy vậy, Phú Thọ hiện vẫn là một tỉnh nghèo, kinh tế vẫn chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp là chính. Trong những năm vừa qua cùng với những chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển nông nghiệp, nông thôn, tỉnh Phú Thọ đã có nhiều chính sách và biện pháp tác động thúc đẩy công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn và đạt được những thành tựu đáng kể. Song kinh tế Phú Thọ phát triển chưa thật vững chắc, chất lượng tăng trưởng và sức cạnh tranh thấp, chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp và nông thôn đều đang phải đối diện với nhiều vấn đề bức xúc cần được nhận diện đầy đủ và giải quyết một cách kịp thời, hiệu quả, đặc biệt trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế…Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có đề tài nghiên cứu nào về vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ. Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn ở Phú Thọ" làm đề tài nghiên cứu luận văn thạc sĩ của mình.

2. Tình hình nghiên cứu

Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn nói chung là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đầu trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, do vậy, đã có một số công trình khoa học đề cập về vấn đề này, tiêu biểu như:

- GS.TS. Nguyễn Kế Tuấn (2006), "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Việt Nam con đường và bước đi", NXB Chính trị Quốc


gia, Hà Nội.

- TS. Mai Thị Thanh Xuân (2004), "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn ở Bắc Trung bộ", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- GS.TS. Đỗ Hoài Nam (2004), "Một số vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam", NXB Khoa học xã hội, Hà Nội.

- GS.TS. Nguyễn Trọng Chuẩn, PGS.TS. Nguyễn Thế Nghĩa, PGS.TS. Đặng Hữu Toàn (2002) "Công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam lý luận và thực tiễn", NXB Chính trị Quốc gia, Hà Nội.

- TS. Đặng Kim Sơn (2001), “Công nghiệp hoá từ nông nghiệp, lý luận thực tiễn và triển vọng áp dụng ở Việt Nam", NXB Nông nghiệp, Hà Nội.

Nhìn chung, các công trình đều tập trung nghiên cứu những vấn đề lý luận chung, vai trò, sự cần thiết, các yếu tố tác động, và nội dung của công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn trong nền kinh tế quốc dân. Tuy vậy, mỗi tác giả có cách tiếp cận và luận giải khác nhau về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn. Về Phú Thọ, đã có một vài công trình khảo cứu, giới thiệu về địa phương như:

- Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ (2007), "Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020"

- Ths. Phạm Ngọc Thước: "Một số kết quả ban đầu và phương hướng nhiệm vụ trong thời gian tới về chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá", Báo Phú Thọ xuân 2006.

- Tỉnh uỷ Phú Thọ (2000), "Phú Thọ vào thế kỷ 21".

Song cho đến nay, cả ở cấp Trung ương cũng như địa phương chưa có một công trình nào đề cập trực tiếp, chuyên sâu đến vấn đề công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ, nhất là theo quá trình lịch sử từ năm 1997 đến nay.


3. Mục đích nghiên cứu

Trên cơ sở hệ thống hoá một số vấn đề lý luận cơ bản về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn, luận văn tập trung phân tích, làm rõ thực trạng, thành công và những bất cập trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn Phú Thọ thời gian qua. Từ đó, mạnh dạn đề xuất và làm rõ một số định hướng và giải pháp cơ bản nhằm thúc đẩy quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ.

4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

- Luận văn nghiên cứu một số vấn đề lý luận chung và quan điểm của Đảng về công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn.

- Tập trung vào những nội dung cơ bản về thực trạng, phương hướng và giải pháp của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn tỉnh Phú Thọ:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn

+ ứng dụng khoa học công nghệ, kỹ thuật hiện đại trong nông nghiệp, nông thôn

+ Xây dựng kết cấu hạ tầng nông nghiệp, nông thôn

+ Phát triển công nghiệp và dịch vụ nông nghiệp, nông thôn

Những vấn đề trên được giới hạn trong khoảng thời gian từ năm 1997 đến nay (từ khi tỉnh Phú Thọ được tái thành lập).

5. Phương pháp nghiên cứu

Trên quan điểm biện chứng và lịch sử, luận văn sử dụng đồng bộ, linh hoạt các phương pháp và công cụ nghiên cứu cơ bản truyền thống, nhất là phân tích, tổng hợp, thống kê, so sánh, kế thừa khoa học và phương pháp chuyên gia...

6. Dự kiến đóng góp mới của luận văn

- Luận văn góp phần làm rõ tính tất yếu khách quan và các nội dung cơ

Xem tất cả 134 trang.

Ngày đăng: 30/09/2023
Trang chủ Tài liệu miễn phí