Vai Trò Có Tính Hai Mặt Của Phát Triển Công Nghiệp Hỗ Trợ


sản xuất đã đạt đến trình độ tích tụ cao, hình thành công ty mẹ - con vừa là quan hệ kỹ thuật, công nghệ vừa là quan hệ thị trường cho nhau dưới ba dạng: thị trường ruột, thị trường hợp đồng có kỳ hạn và thị trường tự do. Qua phân tích thấy, phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất được thể hiện trong mối liên hệ chặt chẽ của quá trình sản xuất sản phẩm chính thuộc ngành công nghiệp chính và sản phẩm linh phụ kiện trung gian thuộc ngành CNHT. Mối quan hệ giữa bộ phận, sản phẩm chính với những bộ phận chi tiết sản phẩm hỗ trợ là mối liên hệ tất yếu, bền vững, lặp đi lặp lại tạo động lực và quyết định tính hiệu quả trong quá trình sản xuất.

- CNHT là một khâu quan trọng trong hệ thống phân công lao động của doanh nghiệp được tách rời ra. Ngày nay hầu hết các nhà sản xuất lớn trên thế giới, nhất là các tập đoàn đa quốc gia đã thay đổi chiến lược quản lý sản xuất. Theo đó, họ chỉ nắm giữ các hoạt động chính, như nghiên cứu và phát triển, lắp ráp tại chỗ hay xúc tiến thương mại; phần gia công cung cấp cục bộ, các công đoạn sản xuất - công việc trước đây nằm trong dây chuyền sản xuất hoàn chỉnh, được giao cho các công ty vệ tinh. Việc phân chia này sẽ làm tăng khả năng cạnh tranh về giá cho sản phẩm của họ; thay vì sản xuất tất cả các bộ phận chi tiết, các công đoạn, sản phẩm sẽ được chuyên môn hoá thành từng phần và mỗi ngành, đơn vị chịu trách nhiệm một phần của sản phẩm hoặc một phần công đoạn sản xuất ra sản phẩm đó.

Phân tích chuỗi giá trị trong ngành công nghiệp, mỗi ngành công nghiệp có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn gồm các công đoạn nghiên cứu - triển khai, thiết kế, sản xuất các bộ phận linh kiện chính; trung nguồn gồm tiếp thị, xây dựng mạng lưới lưu thông, khai thác và tiếp cận thị trường; hạ nguồn gồm công đoạn lắp ráp, gia công (Sơ đồ 2.4). Rất ít doanh nghiệp bao trọn cấu trúc của một ngành công nghiệp, vì các khâu đều được phân công theo các mối quan hệ kinh tế gắn kết với nhau. Doanh nghiệp nào có lợi thế về vốn, KH - CN, nguồn nhân lực trình độ cao thường có xu hướng di chuyển lên phía thượng


nguồn của chuỗi giá trị [74]. Các doanh nghiệp không có lợi thế bằng sẽ tham

gia vào phần hạ nguồn của chuỗi giá trị bằng những “liên kết phía sau”.


Sơ đồ 2.4: Chuỗi giá trị trong một ngành công nghiệp


Giá trị gia tăng

A

B

C

D

E

B: Thiết kế

D: Lắp ráp

F

A: Nghiên cứu, triển khai

C: Sản xuất bộ phận, linh kiện

E: Khai thác thị trường, tiếp thị

F: Chiến lược thương hiệu


Nguồn: [74]


Trong chuỗi giá trị của sản phẩm công nghiệp, sự tách rời một bộ phận sản xuất của ngành công nghiệp thành CNHT tạo điều kiện để ngành này phục vụ được nhiều loại doanh nghiệp khác nhau; giúp các doanh nghiệp không phải thực hiện mọi khâu trong quá trình sản xuất; các nhà lắp ráp hay sản xuất sản phẩm cuối cùng không phải lo nhập khẩu hoặc sản xuất các yếu tố hỗ trợ cấu thành sản phẩm chính mà họ có thể mua ngay trong nước. Phát triển và hoàn thiện của CNHT đòi hỏi các doanh nghiệp này phải phù hợp với yêu cầu về chất lượng, kỹ thuật theo các tiêu chuẩn quốc tế mà các công ty mẹ đại diện thì nó mới có thể tồn tại như một vệ tinh của TNCs.

2.2.1.2. Trong mối quan hệ phụ thuộc

- CNHT phụ thuộc vào sự phát triển của các ngành công nghiệp chính. Khi ngành công chính phát triển, đồng nghĩa với việc ngành CNHT đã mở rộng và phát triển theo chiều sâu, cung cấp đầy đủ các linh kiện, phụ tùng và tạo cấu trúc


nền tảng bền vững cho các ngành công nghiệp chính, cân đối và không phụ thuộc vào nguyên phụ liệu nhập khẩu, tăng năng lực cạnh tranh trên thị trường. Ở một số nước công nghiệp phát triển, CNHT thường phát triển trước, làm cơ sở để ngành công nghiệp chính như: ô tô, xe máy, điện tử, dệt may, giày da, viễn thông... phát triển. Cũng có quốc gia, hệ thống CNHT và công nghiệp chính phát triển song song. CNHT phát triển sẽ tạo điều kiện cho ngành công nghiệp chính phát triển và ngược lại ngành công nghiệp chính phát triển, sẽ kích thích ngành CNHT tăng tốc theo. Nghiên cứu của GS. Trần Văn Thọ, Đại học Waseda Nhật Bản, mỗi ngành công nghiệp có thể chia thành ba giai đoạn chính: thượng nguồn (up-stream), trung nguồn (mid-stream), hạ nguồn (down-stream), trong đó khu vực thượng nguồn chính là công đoạn của các ngành CNHT [74], nghĩa là CNHT dù quan trọng đến đâu thì cũng chỉ nằm hàng thứ hai trong ba công đoạn sản xuất sản phẩm chính, nó ra đời để phục vụ quá trình sản xuất sản phẩm chính nên sự phát triển của nó phụ thuộc vào ngành công nghiệp chính. CNHT được gọi là một ngành công nghiệp nhưng không phân loại như các ngành công nghiệp điện tử, ô tô, dệt may... mà là ngành kinh tế kỹ thuật đặc thù, có tính độc lập, quá trình phát triển phụ thuộc vào sự phát triển của ngành công nghiệp chính. Sự liên kết chặt chẽ và gắn liền về mặt kinh tế, kỹ thuật với hoạt động của các doanh nghiệp lắp ráp thuộc ngành công nghiệp chính, sự phát triển của ngành công nghiệp chính sẽ tạo điều kiện mở rộng thị trường, tạo nhu cầu và định hướng cho CNHT phát triển.

- Các ngành công nghiệp chính thúc đẩy sự phát triển của CNHT. CNHT có vai trò hỗ trợ cho việc sản xuất các thành phần chính; gồm hệ thống các công nghệ và cơ sở sản xuất chuyên đảm nhiệm cung cấp đầu vào phục vụ lắp ráp đồng bộ các sản phẩm cuối cùng. Sự phát triển của CNHT hoàn thiện với công nghệ kỹ thuật cao đạt chuẩn quốc tế đảm bảo cho doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp dễ dàng cung cấp sản phẩm hỗ trợ có tính tương đồng cho các ngành công nghiệp hạ nguồn trong nước cũng như nước ngoài; đồng thời, phát triển CNHT bảo đảm doanh nghiệp trong các ngành công


nghiệp phát triển nhanh sản phẩm mới, mở rộng sản xuất và tăng sản lượng. Thực tế, trong nhiều trường hợp CNHT quyết định sự tồn tại và phát triển, mở rộng hay thu hẹp của các ngành công nghiệp chính. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả hoạt động, khả năng sản xuất, doanh số của các nhà lắp ráp trong các ngành công nghiệp chính. Đây là thực tế khó tránh khỏi, Hộp

2.1 cho ta thấy một trường hợp như vậy.


Hộp 2.1: Ngành chế tạo ôtô: sau động đất, sóng thần 11/3/2011 tại Nhật Bản

Ngành công nghiệp chế tạo ôtô của Nhật, theo đánh giá của các chuyên gia, mức bị ảnh hưởng không quá nặng nề như người ta lo ngại từ ngày đầu tiên sau động đất; nhiều nhà máy sản xuất ôtô hàng đầu của Nhật phải đóng cửa, tiếp đó là những hãng ôtô quốc tế như General Motors, Renault, Volvo bắt buộc phải cắt giảm số lượng sản xuất vì không đủ phụ tùng (do nguồn phụ tùng cung cấp cho họ chủ yếu đến từ Nhật). Hãng chế tạo ôtô hàng đầu thế giới Toyota Motors phải chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Trong khi nhà máy sản xuất của các công ty ôtô khác của Nhật lại nằm chủ yếu tại khu vực miền Nam, không bị ảnh hưởng bởi động đất và sóng thần. Cho dù Toyota đã phục hồi lại một phần sản xuất, nhưng theo đánh giá của giới chuyên gia, hãng này trong thời gian tới sẽ đánh mất vị trí số 1 trên thị trường sản xuất ôtô thế giới.

Theo kịch bản bi quan nhất, phải mất 3 tháng mới có thể khôi phục lại đầy đủ năng lực sản xuất của ngành công nghiệp ôtô Nhật Bản - đồng nghĩa với số lượng ôtô chế tạo sụt giảm khoảng 2,5 triệu chiếc, với tổn thất chung trong lĩnh vực này gần 25 tỉ USD. Trong lĩnh vực chế tạo máy hạng nặng, chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ thảm họa thiên nhiên tại Nhật lại là Tập đoàn Boeing của Mỹ. Các nhà thầu Nhật Bản hiện đang cung cấp gần 35% phụ tùng cho một trong những dự án lớn nhất của tập đoàn này là chiếc Dreamliner 787, vốn đã bị chậm trễ tới 3 năm theo kế hoạch ngay từ trước khi có thảm họa trên.

Nguồn: [155]


2.2.1.3. Trong mối quan hệ phát triển

CNHT ra đời phục vụ sản xuất sản phẩm công nghiệp hoàn chỉnh, CNHT chỉ phát triển khi ngành công nghiệp chính phát triển. Bởi trong quá trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh, ngành công nghiệp chính luôn đặt ra những yêu cầu tiêu chuẩn kỹ thuật, mẫu mã, chỉ số kỹ thuật, trình độ công nghệ, nhu cầu thị trường... định hướng và thúc đẩy CNHT phát triển phục vụ ngày càng tốt hơn quá trình lắp ráp sản phẩm hoàn chỉnh. Thúc đẩy CNHT phát triển, nghĩa là xây dựng năng lực sản xuất và khả năng tham gia phân công lao động quốc tế của nền công nghiệp quốc gia vào hệ thống phân công lao động quốc tế, hay để phát triển CNHT mỗi ngành công nghiệp các quốc gia nên đặt mình vào sân chơi chung, trở thành một mắt xích trong mạng lưới sản xuất (MLSX) toàn cầu. MLSX sẽ trở thành “mạng lưới sản xuất quốc tế” khi sự phân bổ và điều phối các hoạt động sản xuất của tập đoàn vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia. MLSX ngày càng có nhiều liên kết không sở hữu, trong đó có các công ty độc lập: các công ty con của tập đoàn, các nhà cung ứng, nhà sản xuất, kể cả các nhà bán lẻ... Họ liên kết với nhau thông qua các mối quan hệ đa dạng như hoạt động thầu phụ, cấp phép đăng ký sản xuất, hợp đồng marketing, các tiêu chuẩn kỹ thuật, chia sẻ các sản phẩm. Một công ty có thể tham gia nhiều mạng lưới [112: 8-12]. Điều này sẽ giúp nền công nghiệp trưởng thành từ nền sản xuất lắp ráp đơn giản theo đặt hàng của nước ngoài thành một đối tác không thể thay thế trong MLSX toàn cầu. Nó cũng giải quyết vấn đề phụ thuộc giữa quốc gia kém phát triển với quốc gia phát triển. Sự phụ thuộc này không còn ở quan hệ một chiều, mà trở thành quan hệ hợp tác hai chiều bình đẳng, bởi lẽ chính các nhà sản xuất lắp ráp cũng sẽ phụ thuộc vào quốc gia đang sản xuất tích hợp cho họ.

Trong quá trình phát triển của ngành công nghiệp cần xây dựng và hình thành nên các khu, cụm công nghiệp tạo môi trường và dẫn dắt CNHT phát triển. Sự lớn mạnh của cụm công nghiệp thường kéo theo sự gia tăng và phát triển bền vững của các doanh nghiệp trong CNHT. Điều này sẽ tạo ra điều kiện lý tưởng


cho sự phát triển của các doanh nghiệp vệ tinh, hình thành ngành CNHT trong khu vực và ngược lại. Như vậy, việc phát triển CNHT ở mức độ nào đó sẽ phụ thuộc rất lớn vào chiến lược phát triển công nghiệp của quốc gia đang ở giai đoạn nào, mức độ nào và nằm ở đâu trong MLSX toàn cầu.

2.2.2. Vai trò có tính hai mặt của phát triển công nghiệp hỗ trợ

Phát triển CNHT đem lại những thành tựu lớn cho nền kinh tế nói chung và nền công nghiệp nói riêng. Vai trò tích cực của phát triển CNHT được thể hiện ở các khía cạnh sau:

- Phát triển CNHT là cơ sở quan trọng thực hiện hiệu quả quá trình xây dựng và phát triển nền kinh tế thị trường. Các sản phẩm của ngành công nghiệp chính muốn phát triển cần dựa vào sự phát triển của ngành CNHT và CNHT sẽ là thúc đẩy nền kinh tế hoạt động lành mạnh, tăng khả năng cạnh tranh, hướng đến xây dựng và phát triển kinh tế thị trường. Khi CNHT không phát triển, các ngành công nghiệp chính sẽ kém phát triển, phụ thuộc rất lớn vào nhập khẩu. Các ngành công nghiệp lắp ráp nội địa chỉ đóng vai trò gia công, lắp ráp đơn thuần, với chi phí cao, giá trị gia tăng thấp và giảm khả năng cạnh tranh trong hội nhập kinh tế quốc tế. Do đó, CNHT phải được ưu tiên phát triển trước, tạo cơ sở, động lực cho ngành công nghiệp chính phát triển. Những lợi thế tĩnh (giá nhân công rẻ, tài nguyên sẵn có, vị trí địa lý thuận lợi...) sẽ dần không còn phù hợp, nhất là dưới tác động của tiến bộ KH - CN và toàn cầu hóa. Vì vậy, cần phải tạo được lợi thế động (công nghệ, năng lực quản lý, khả năng khai thác thị trường, sáng tạo và CNHT...) tham gia chủ động, tích cực vào hội nhập kinh tế quốc tế mới có thể thâm nhập vào mạng lưới sản xuất toàn cầu.

- Phát triển CNHT góp phần hình thành cơ cấu kinh tế quốc dân theo hướng hợp lý, hiện đại. Các quốc gia trên thế giới đều lựa chọn cơ cấu nền kinh tế “hai tầng”, tầng trên là các tập đoàn kinh tế lớn đảm nhiệm việc nghiên cứu, phát minh các sản phẩm mới; tầng dưới là hệ thống các DNNVV đóng vai trò là khu chế tạo, gia công cho toàn nền kinh tế. Nhiều quốc gia, số lượng DNNVV


chiếm tỷ trọng khá lớn. Ưu thế quan trọng của DNNVV là việc ứng dụng công nghệ mới vào sản xuất kinh doanh và phát triển DNNVV còn là một biện pháp hữu hiệu đối phó với khủng hoảng kinh tế, đối trọng để cân bằng với các tập đoàn kinh tế khổng lồ hay bị tác động mạnh trong khủng hoảng kinh tế toàn cầu. Khuyến khích DNNVV phát triển là một biện pháp tối ưu nhằm tận dụng tối đa và có hiệu quả các nguồn lực trong nước cho phát triển kinh tế. Phát triển DNNVV sẽ thúc đẩy CNHT phát triển và phát triển CNHT cũng góp phần thúc đẩy DNNVV phát triển, đây là mối quan hệ gắn bó chặt chẽ, tạo nền tảng phát triển bền vững, thúc đẩy quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế tăng tỷ trọng ngành công nghiệp và tỷ trọng lao động công nghệ cao trong nền kinh tế quốc dân.

- Phát triển CNHT góp phần hạn chế nhập siêu, đảm bảo tính chủ động cho nền kinh tế. Việc phát triển CNHT sẽ giải quyết căn bản tình trạng nhập siêu, giảm sự phụ thuộc vào các nước, đảm bảo cân bằng cán cân xuất nhập khẩu, bởi nó giúp các ngành sản xuất chủ động được nguồn nguyên vật liệu đầu vào, không phải nhập khẩu nguyên liệu và các linh kiện, phụ tùng cho sản xuất lắp ráp, chủ động lựa chọn được nhà cung cấp, cắt giảm chi phí sản xuất, giảm giá thành, tăng năng lực cạnh tranh. Mặt khác, việc cung ứng nguyên vật liệu, linh kiện phụ tùng ngay trong nội địa, làm cho nền kinh tế chủ động, không bị lệ thuộc nhiều vào nước ngoài và các biến động của nền kinh tế toàn cầu.

- Phát triển CNHT góp phần làm tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp và của cả nền kinh tế. Trong hội nhập kinh tế quốc tế, năng lực cạnh tranh là yếu tố then chốt quyết định sự phát triển của doanh nghiệp, của cả quốc gia. Thực tế khả năng cạnh tranh của sản phẩm phụ thuộc vào 3 yếu tố cơ bản: chi phí, chất lượng và thời gian; trong đó, chi phí là nhân tố hàng đầu. Đối với sản phẩm công nghiệp, chi phí về nguyên vật liệu đầu vào, linh kiện, phụ tùng là lớn nhất. Theo chuyên gia kinh tế UNIDO, Junichi Mori đối với sản phẩm điện tử chi phí của linh kiện chiếm khoảng 70%, chi chí chế tạo 18%, chi phí hậu cần 2 % và chi phí lao động khoảng 10% (Sơ đồ 2.5). Vì vậy, cắt giảm chi phí lao động không


có ý nghĩa nhiều so với việc cắt giảm chi phí linh phụ kiện trong sản xuất, ngay khi những sản phẩm này được nhập khẩu giá rẻ từ nước ngoài thì chi phí vận chuyển, bảo hiểm, lưu kho cũng làm tăng chi phí đầu vào của doanh nghiệp.[142]

Sơ đồ 2.5: Cấu trúc chuỗi giá trị giữa linh kiện và lao động


Chi phí Logistics 2%


Chi phí lắp ráp 18%

Chi phí lao động 10%


Chi phí linh kiện 70%

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 8

Nguồn: [142]


Khả năng cung cấp linh kiện phụ tùng có tính chất quyết định đến thành quả kinh doanh, năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp nói riêng và ngành công nghiệp nói chung. CNHT phát triển hợp lý, cân đối sẽ tạo ra các sản phẩm đặc thù của quốc gia, có sức canh tranh hơn các sản phẩm được lắp ráp bởi các linh kiện và nguồn cung ứng toàn cầu. Tuy phát triển CNHT không phải là nhân tố trực tiếp mà là gián tiếp tác động đến năng lực cạnh tranh của các ngành công nghiệp chính, song thông qua vai trò hỗ trợ và tỷ lệ của nó trong sản xuất sản phẩm công nghiệp, vấn đề cốt lõi của việc nâng cao sức cạnh tranh trong sản phẩm công nghiệp chính là việc có một hệ thống CNHT phát triển hoàn chỉnh.

- Phát triển công nghiệp hỗ trợ thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu lao động và đẩy nhanh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Ở các nước, phát triển CNHT luôn được ưu tiên đầu tư phát triển trước, làm cơ sở cho các ngành công nghiệp chính phát triển và là con đường ngắn nhất giúp các nước này trở thành nước công nghiệp phát triển. Đối với các nhà sản xuất lắp ráp sản phẩm cuối cùng, tập trung vào sản xuất sản phẩm chính, không phải lo các yếu tố đầu vào, vì CNHT phát triển sẽ tạo ra hệ thống các sản phẩm hỗ trợ luôn sẵn sàng đáp

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí