Tiến Bộ Khoa Học Công Nghệ Và Năng Lực Nội Địa Hóa


Khu vực hạ nguồn (gia công, lắp ráp) cũng là một trong những nhân tố ảnh hưởng đến phát triển CNHT, tạo “động lực” thúc đẩy phát triển khu vực thượng nguồn (thường được xem là CNHT) [74]. Khả năng đảm bảo sự tương thích giữa qui mô của các ngành hỗ trợ và khu vực hạ nguồn phải đủ lớn để tạo ra thị trường ổn định phát triển có hiệu quả các ngành hỗ trợ. Nếu khu vực hạ nguồn có qui mô nhỏ, sản xuất những sản phẩm có chủng loại đa dạng và sản lượng không lớn thì khối lượng sản xuất của các ngành hỗ trợ cũng sẽ nhỏ, do đó, giá thành chế tạo sẽ tăng cao. Điều này vấp phải sự từ chối của chính khu vực hạ nguồn trong nước và khó khăn khi muốn xuất khẩu sản phẩm hỗ trợ ra nước ngoài. Yêu cầu của các doanh nghiệp ở khu vực hạ nguồn rất khắt khe (về chủng loại, chất lượng, thời hạn cung ứng các sản phẩm hỗ trợ...), do phải đảm bảo những cam kết với khách hàng, đặc biệt là những đơn hàng xuất khẩu. Việc thiết kế và chế tạo các sản phẩm mới ở khu vực hạ nguồn yêu cầu CNHT phải nghiên cứu và chế tạo những vật liệu, phụ liệu, bộ phận hay chi tiết sản phẩm phù hợp. Từ đó, thúc đẩy CNHT phát triển và mở rộng sản xuất.

2.1.3.5. Dung lượng thị trường

Thị trường là nơi gặp gỡ của tổng cung và tổng cầu. Nó gắn liền với sản xuất và lưu thông, ở đâu có sản xuất thì ở đó có thị trường. Để tham gia vào thị trường, ngành CNHT đòi hỏi phải có một lượng đặt hàng tối thiểu tương đối lớn; vì vậy, dung lượng thị trường lớn đóng vai trò quan trọng đối với CNHT và là lý do để các nhà sản xuất linh phụ kiện cần được đảm bảo trước khi quyết định đầu tư. Khi dung lượng thị trường còn nhỏ, việc áp dụng chính sách khuyến khích ưu đãi trực tiếp cho các doanh nghiệp ngành CNHT khó thực hiện được. Trong trường hợp dung lượng thị trường trong nước hạn hẹp, nhưng lại có thể tìm kiếm được thị trường xuất khẩu, thì CNHT vẫn có thể phát triển.

Thực tế, nhu cầu thị trường, được hình thành khi xuất hiện các doanh nghiệp lớn hoạt động trong khu vực hạ nguồn chuyên sản xuất, chế tạo và lắp ráp. Khi các doanh nghiệp này (chủ yếu là các doanh nghiệp nước ngoài) hợp lý


hóa hoạt động kinh doanh thì họ luôn muốn sử dụng các nguồn lực tại chỗ và sẵn có, đây sẽ là thị trường lớn cho các doanh nghiệp CNHT nội địa. Khả năng liên kết lâu dài giữa các doanh nghiệp lớn và các DNNVV, là yếu tố quan trọng lôi kéo các DNNVV vào hoạt động trong lĩnh vực CNHT. Nếu liên kết này không được đảm bảo lâu dài cũng sẽ hạn chế việc lựa chọn đối tác của các doanh nghiệp lớn, điều đó gây trở ngại cho phát triển thị trưởng. Các doanh nghiệp quan tâm nhất là lợi thế so sánh của chiến lược nội địa hóa và thuê mua ngoài, chủ yếu là lợi thế về chi phí, công nghệ và quy trình sản xuất. Kinh nghiệm của các quốc gia công nghiệp hóa nhanh và thành công như Hàn Quốc, Nhật Bản thì thị trường nội địa được tạo ra bởi các tập đoàn kinh tế ngay trong nội địa, đây là thị trường lớn, nhiều tiềm năng để thu hút đầu tư vào CNHT. Một nhà sản xuất linh kiện ô tô đã nhận định rằng: dù không có chính sách hỗ trợ, chỉ cần dung lượng thị trường đủ lớn, CNHT sẽ phát triển một cách tự nhiên.

2.1.3.6. Tiến bộ khoa học công nghệ và năng lực nội địa hóa

Kỹ thuật - công nghệ, là nhân tố ảnh hưởng mạnh, trực tiếp đến doanh nghiệp. Các yếu tố kỹ thuật, công nghệ thường biểu hiện qua các phương pháp sản xuất mới, kỹ thuật mới, vật liệu mới, thiết bị, dây chuyền, công nghệ sản xuất, các bí quyết, các phát minh, phần mềm ứng dụng... Khi công nghệ phát triển, các doanh nghiệp có điều kiện ứng dụng các thành tựu của công nghệ để tạo ra sản phẩm có chất lượng cao hơn nhằm phát triển sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh. Việc áp dụng thành tựu mới của KH - CN trong các ngành hỗ trợ, ảnh hưởng có tính chất “dẫn dắt” phát triển sản xuất công nghiệp, nhờ tạo ra những chi tiết, bộ phận hoặc vật liệu mới góp phần tạo ra sự thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm.

Quá trình áp dụng tiến bộ KH - CN sẽ giúp các doanh nghiệp ngành CNHT tiết kiệm thời gian, chi phí sản xuất, tăng giá trị gia tăng của sản phẩm, tăng tỷ lệ nội địa hóa, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu, hoặc tương tương với sản phẩm cùng loại của nước ngoài… đáp ứng được yêu cầu của các nhà lắp ráp, thúc đẩy CNH, HĐH đất nước. Việc ứng dụng tiến bộ KH - CN vào sản

Có thể bạn quan tâm!

Xem toàn bộ 201 trang tài liệu này.


xuất cũng sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh cho những sản phẩm hỗ trợ, cũng như

Công nghiệp hỗ trợ trong một số ngành công nghiệp ở Việt Nam - Hà Thị Hương Lan - 7

sản phẩm cuối cùng của một quốc gia.

2.1.3.7. Nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực

Nguồn lực tài chính là nhân tố không thể thiếu khi mở rộng và phát triển bất cứ ngành công nghiệp nào, nhất là đối với ngành CNHT. Khi tiềm lực tài chính eo hẹp, sẽ hạn chế ngành CNHT phát triển; các doanh nghiệp không đầu tư mở rộng sản xuất hay đào tạo nguồn nhân lực... Các yếu tố này rất cần thiết cho phát triển CNHT. Tuy nhiên, nguồn lực đầu tư vào CNHT đòi hỏi vốn lớn, thời gian đầu tư dài, độ rủi ro trong quá trình đầu tư cao, bất lợi hơn so với đầu tư vào sản xuất công nghiệp, khiến các nhà đầu tư còn e ngại đầu tư sản xuất các sản phẩm hỗ trợ. Việc cân đối nguồn lực tài chính cho đầu tư phát triển CNHT và chính sách huy động các nguồn lực tài chính, giải quyết các mối quan hệ giữa CNHT và các ngành sản xuất công nghiệp cũng như mối quan hệ liên kết trong ngành công nghiệp có vai trò hết sức to lớn trong việc thúc đẩy ngành CNHT phát triển hiệu quả và bền vững. Với đặc thù của ngành CNHT thì số lượng, trình độ học vấn, chuyên môn, khả năng sáng tạo... của nguồn nhân lực tác động mạnh đến phát triển CNHT. Quan điểm của doanh nghiệp, nguồn nhân lực còn quan trọng hơn nhiều so với máy móc. Kỹ sư quản lý dây chuyền sản xuất, phải là những người có khả năng quản lý và cải tiến toàn bộ quy trình sản xuất của một nhà máy, chứ không chỉ có một kỹ năng cụ thể. Những kỹ sư khuôn mẫu giàu kinh nghiệm, là những người có thể thiết kế, sản xuất và điều chỉnh những sản phẩm khuôn mẫu đạt đến độ hoàn hảo và có thể cảm nhận sự khác biệt đến từng milimet đối với sản phẩm. Nhiều nước trên thế giới đã có những chính sách phát triển nguồn nhân lực trong nước và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao từ các nước khác. Tại Mỹ, để phát triển nguồn nhân lực cho ngành công nghiệp, Mỹ rất coi trọng môi trường sáng tạo, khuyến khích phát triển, bồi dưỡng và thu hút nhân tài.

2.1.3.8. Hệ thống thông tin

Thông tin có những ảnh hưởng nhất định đến phát triển CNHT. Khi có

một hệ thống thống kê công nghiệp tốt, một cơ sở dữ liệu đầy đủ, cơ chế công


bố và chia sẻ thông tin hiệu quả sẽ giúp cho các ngành CNHT phát huy được tác dụng. Thông tin giúp doanh nghiệp hỗ trợ biết các nhà lắp ráp đang có nhu cầu gì, số lượng, chất lượng sản phẩm như thế nào và các doanh nghiệp lắp ráp biết được doanh nghiệp cung cấp có thể hợp tác ở đâu. Giúp cho các doanh nghiệp ngành CNHT, nắm được tổng quan tình hình phát triển của CNHT, các chính sách ưu đãi, khuyến khích đầu tư, định hướng phát triển của Chính phủ; các thông tin về doanh nghiệp CNHT đang hoạt động. Qua thông tin, thể hiện sự công khai, minh bạch từ các cơ quan quản lý và hoạch định chính sách, các hoạt động xúc tiến đầu tư, thương mại trong và ngoài nước. Việc tìm kiếm các nhà cung cấp có năng lực, sẽ khó khăn, tiêu tốn thời gian, tiền bạc của các doanh nghiệp. Khả năng tiếp cận thông tin và sự sẵn sàng, đầy đủ của các nguồn thông tin chính thống là một trong những nhân tố không thể thiếu khi phát triển CNHT.

2.1.3.9. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Trong xu thế toàn cầu, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển đòi hỏi ngày càng cao về tiêu chuẩn chất lượng; đưa chất lượng sản phẩm vào nội dung quản lý. Sản phẩm CNHT có vai trò quan trọng trong chất lượng của mỗi sản phẩm, nó quyết định giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp. Sự chênh lệch về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm giữa nhà cung cấp nội địa và các doanh nghiệp lắp ráp cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển của CNHT. Các doanh nghiệp lắp ráp thường yêu cầu khắt khe về tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm đối với nhà cung cấp nội địa. Chỉ khi sản phẩm đạt được tiêu chuẩn, quy chuẩn phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế sẽ tạo ra lợi thế cạnh tranh, sản phẩm có khả năng tham gia mạng lưới sản xuất và chuỗi giá trị toàn cầu thuộc các ngành công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp cơ khí, công nghiệp công nghệ thông tin và truyền thông, thúc đẩy phát triển mạnh CNHT.


2.1.4. Tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của công nghiệp hỗ trợ

2.1.4.1. Quy mô doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ

Đây là một trong những tiêu chí đánh giá sự phát triển của CNHT thông qua số lượng doanh nghiệp CNHT tăng lên cũng như mối quan hệ giữa doanh nghiệp CNHT với số lượng doanh nghiệp công nghiệp lắp ráp. Số lượng doanh nghiệp CNHT cao thể hiện sự tham gia của các doanh nghiệp vào lĩnh vực này cao, khả năng cung cấp các yếu tố đầu vào cho các ngành công nghiệp chính phát triển. CNHT phát triển khi tỷ lệ doanh nghiệp CNHT trên số doanh nghiệp lắp ráp ngày càng gia tăng. Mức độ phát triển của CNHT được thể hiện ở ba yếu tố cơ bản: số lao động trung bình, số vốn trung bình, doanh thu trung bình của doanh nghiệp CNHT. Tuy nhiên, khi sử dụng tiêu chí này cần chú ý, không phải quy mô doanh nghiệp lớn hàm ý sự phát triển cao của CNHT. Các DNNVV cũng có những ưu điểm riêng và thích hợp với lĩnh vực CNHT. Đặc thù của ngành CNHT chủ yếu do các DNNVV tham gia nên việc đánh giá quy mô doanh nghiệp CNHT chỉ là việc xem xét khả năng đáp ứng yêu cầu cung cấp linh phụ kiện cho doanh nghiệp lắp ráp.

2.1.4.2. Trình độ công nghệ và tỷ lệ nội địa hóa

Tiêu chí đánh giá sự thay đổi về chất của quá trình phát triển CNHT thông qua việc đáp ứng yêu cầu ngày càng tăng về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Với hệ thống công nghệ hiện đại, các doanh nghiệp CNHT đáp ứng mọi yêu cầu về chất lượng, thời gian giao hàng cho khách hàng và còn thể hiện linh hoạt, sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu của khách hàng khi có sự thay đổi. Đặc biệt, trong bối cảnh toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế, còn giúp cho các doanh nghiệp CNHT nâng cao năng lực cạnh tranh xuất khẩu sản phẩm ra thị trường nước ngoài và tồn tại như một vệ tinh của TNCs và MNCs.

Phát triển CNHT, đồng nghĩa với việc gia tăng tỷ lệ nội địa hoá trong sản phẩm và hệ quả là nhập siêu giảm. Trong xu thế toàn cầu hóa, mỗi doanh nghiệp, quốc gia không tự mình sản xuất mọi loại sản phẩm, linh kiện song nếu tỷ lệ


nhập khẩu cao, đồng nghĩa với sự yếu kém của lĩnh vực CNHT. Nâng cao tỷ lệ nội địa hóa, sẽ tăng tính chủ động trong cung cấp nguyên vật liệu, linh phụ kiện và các sản phẩm trung gian cho ngành lắp ráp và cho nền kinh tế. Có ba hình thức của nội địa hoá: (1) Sản xuất nội bộ của các công ty lắp ráp; (2) Thu mua từ các doanh nghiệp có vốn FDI tại nước sở tại; (3) Thu mua từ các doanh nghiệp nội địa. Nếu chỉ tiêu (1) cao thể hiện năng lực sản xuất của doanh nghiệp, nhưng nếu quá cao cũng sẽ hàm ý sự thiếu chuyên môn hóa ở mức độ cao của doanh nghiệp. Chỉ tiêu (2) cao lại thể hiện sự phụ thuộc vào FDI của lĩnh vực CNHT, chỉ khi nào có sự tác động giữa (2) và (3) tiến tới nâng cao năng lực của các doanh nghiệp trong nước, giảm tỷ trọng mua từ doanh nghiệp FDI và tăng dần tỷ trọng mua của các doanh nghiệp trong nước, thì lĩnh vực CNHT được coi là phát triển.

2.1.4.3. Năng lực cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp hỗ trợ

Thị trường luôn vận động và biến đổi không ngừng làm nảy sinh những nhu cầu mới cao hơn và tạo ra những thách thức đối với ngành CNHT phải năng động, sáng tạo, bám sát các diễn biến của quan hệ cung cầu trên thị trường, xây dựng cơ cấu sản phẩm tối ưu thích ứng với sự linh hoạt của sản phẩm trong các ngành công nghiệp. Hiện nay, thông tin, kiến thức, khối lượng nhân viên có kỹ năng, chuyên môn, nền văn hoá công nghiệp mới là nguồn lực thực sự đem lại sức cạnh tranh. Do đó, một trong những tiêu chí đánh giá mức độ phát triển của CNHT là xem xét năng lực cạnh tranh của sản phẩm CNHT, nghĩa là sản lượng, doanh thu, chất lượng, giá cả, tốc độ cung cấp, dịch vụ đi kèm, uy tín của người bán, thương hiệu, quảng cáo, điều kiện mua bán, khả năng tạo ra năng suất và chất lượng cao hơn đối thủ cạnh tranh và khả năng chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm hỗ trợ đó trên thị trường để tạo ra thu nhập cao và phát triển bền vững cho doanh nghiệp sản xuất ra sản phẩm đó.

Việc nâng cao khả năng cạnh tranh, áp dụng thành tựu KH - CN trong ngành CNHT có tính chất dẫn dắt sự phát triển khu vực hạ nguồn, góp phần thay đổi căn bản trong thiết kế và chế tạo sản phẩm ở khu vực hạ nguồn.


2.1.4.4. Mức độ đáp ứng yêu cầu của ngành công nghiệp hạ nguồn

Như phân tích trên, CNHT được hiểu là các ngành sản xuất nền tảng của các ngành công nghiệp chính. Nó bắt đầu từ việc sản xuất nguyên vật liệu đến gia công chế tạo các sản phẩm phụ tùng, nguyên vật liệu, linh kiện, phụ tùng, các bộ phận chi tiết, bao bì, nhãn mác cung cấp cho việc lắp ráp các sản phẩm cuối cùng. Sự phát triển đến mức độ nhất định khu vực hạ nguồn sẽ tạo thị trường nội địa với quy mô đủ lớn kích thích các ngành CNHT phát triển. Nếu ngành công nghiệp phát triển chậm hoặc mất cân đối giữa lĩnh vực công nghiệp chế tạo, công nghiệp lắp ráp, công nghiệp chế biến... sẽ kìm hãm sự phát triển của CNHT. Để đánh giá mức độ, tiềm năng phát triển của CNHT cần xét đến mức độ, khả năng đáp ứng yêu cầu về số lượng, chất lượng, chủng loại; đặc biệt là tiêu chuẩn kỹ thuật của CNHT đối với ngành công nghiệp chính.

Hiện các hãng Nhật Bản cho rằng, sản phẩm CNHT của Việt Nam chất lượng dưới mức yêu cầu. Điều đó dẫn tới thực trạng, trong khi phía công ty lắp ráp thiếu hụt trầm trọng các loại linh kiện và phải bù đắp bằng cách nhập khẩu thì các nhà sản xuất trong nước lại không dám bỏ vốn đầu tư để mua công nghệ sản xuất linh kiện phụ trợ đạt tiêu chuẩn của công ty lắp ráp vì họ sợ không được đặt hàng một cách ổn định [128].

2.1.4.5. Trình độ nguồn nhân lực

CNHT là khu vực chuyển giao và tiếp nhận mau lẹ công nghệ mới, đòi hỏi trình độ người lao động phải biến đổi theo cho phù hợp; mặt khác, CNHT cũng là khu vực thúc đẩy người lao động có tính sáng tạo trong sản xuất, thành thạo nghề nghiệp, cạnh tranh, chen chân vào chuỗi cung ứng cho các nhà lắp ráp. Vì vậy, khi phân tích sự phát triển toàn diện và bền vững của CNHT, cần phân tích tỷ lệ lao động trình độ cao trong doanh nghiệp, chỉ số về trình độ được đào tạo, khả năng quản lý, sử dụng máy móc, thiết bị kỹ thuật; khả năng sử dụng công nghệ vào sản xuất sản phẩm hỗ trợ và kỹ năng lao động… Đây là những tiêu chí cơ bản đánh giá tiềm năng và lợi thế trong phát triển CNHT nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh và chiếm lĩnh thị phần của sản phẩm CNHT.


2.2. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CÔNG NGHIỆP HỖ TRỢ ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ QUỐC DÂN NÓI CHUNG VÀ NGÀNH CÔNG NGHIỆP NÓI RIÊNG

2.2.1. Mối quan hệ giữa công nghiệp hỗ trợ với ngành công nghiệp

2.2.1.1. Trong phân công lao động

- CNHT ra đời và phát triển là do mối quan hệ và yêu cầu của phân công lao động xã hội. Trên bình diện phân công lao động quốc tế, đó là mối quan hệ giữa nước phát triển sản phẩm chính, sản phẩm mũi nhọn công nghệ cao với nước phát triển sản phẩm hỗ trợ cho sản phẩm chính có công nghệ cao và hiện đại, mang tính chuyên môn hóa cao. Phân công lao động quốc tế nhằm khai thác lợi thế tương đối và lợi thế tuyệt đối của các quốc gia trong quy trình sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh. Về mặt quan hệ sản xuất, thì đó là mối quan hệ giữa người có vốn đầu tư và người cần vốn đầu tư. Người có vốn đầu tư cần đầu tư vào nơi có lợi nhuận và hiệu quả kinh tế cao nhất, môi trường đầu tư tốt, có cơ sở hạ tầng kinh tế kỹ thuật. Do đó, mối liên hệ giữa công nghiệp chính và CNHT là mối quan hệ giữa người có vốn đầu tư và người cần vốn đầu tư; nếu quan hệ này được thực hiện thì cả hai bên cùng có lợi, yếu tố thúc đẩy mối quan hệ này phát triển chính là lợi ích kinh tế. Về lực lượng sản xuất, về mặt kỹ thuật đó là mối liên hệ giữa chi tiết chính và chi tiết phụ của sản phẩm; theo phân công lao động quốc tế thì chi tiết sản phẩm chính thường nằm ở nhà đầu tư, sản phẩm chi tiết thuộc về nơi nhận đầu tư, muốn thu hút đầu tư thì nước nhận đầu tư phải phát triển sản phẩm chi tiết và sản phẩm hỗ trợ.

Trên bình diện quốc gia, quá trình phân công lao động xã hội và phân công lao động trong nội bộ ngành hình thành ngành công nghiệp, đến giai đoạn xã hội hóa sản xuất cao thì phân công lao động trong nội bộ doanh nghiệp tự nó tách thành các cụm, các nhóm doanh nghiệp đảm nhiệm một hoặc một số công đoạn sản xuất có tính trung gian và sản xuất ra các bán thành phẩm có tính tự chủ, độc lập tương đối về mặt tài chính, tạo ra thị trường, thế và lực, đòi hỏi lẫn nhau, thúc đẩy nhau cùng phát triển nhất là khi

Xem tất cả 201 trang.

Ngày đăng: 25/09/2022
Trang chủ Tài liệu miễn phí